You are on page 1of 5

ẨN DỤ

- Khái niệm: là gọi tên sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật,
hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm
- Ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau
 Ẩn dụ hình thức: người viết hoặc người nói giấu đi một phần ý
nghĩa
 Ẩn dụ cách thức: thể hiện 1 vấn đề bằng nhiều cách, giúp ng
diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
 Ẩn dụ phẩm chất: thay thế phầm chất của sv, ht này bằng phẩm
chất của sv, ht khác có nét tương đồng
 Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc
điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại
được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

VÍ DỤ
a. Ẩn dụ hình thức
“Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.”

-Về thăm nhà Bác-

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.


b. Ẩn dụ cách thức
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

-Tục ngữ dân gian-

=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra
thành quả lao động.

=> Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ
ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

c. Ẩn dụ phẩm chất
“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

-Đêm nay Bác không ngủ-

=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất, tình yêu thương,
sự chăm sóc chu đáo ân cần của bác đối với các anh chiến sĩ

d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác


“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
-Mùa xuân nhỏ nhỏ-

=> “Giọt long lanh rơi” có phải gi, ọt sương, giọt nắng, giọt mưa, chính là giọt âm
thanh của tiếng chim chiền chiện đã ngưng đọng thành hình, thành khối, thành sức
sống mùa xuân có sắc màu lóng lánh.
=>Âm thanh tiếng chim vô hình, vô ảnh vốn được cảm nhận bằng thính giác đã
được hữu hình, hữu ảnh thành vật thể được cảm nhận bằng thị giác và xúc giác.
SO SÁNH ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ

- Giống nhau: Đều dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng
tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
- Khác nhau:

Ẩn dụ Hoán dụ
Quan hệ tương đồng Quan hệ gần gũi (tương cận)
- Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị
Tương đồng về hình thức, về cách chứa đựng
thức, phẩm chất, về chuyển đổi - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự
cảm giác. vật,
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu
tượng.

LUYỆN TẬP
Bài 1: Tìm phép ẩn dụ trong các câu thơ sau
a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

 Hình ảnh mặt trời trong câu thứ hai là một ẩn dụ. Tác giả đã dùng từ mặt trời để
chỉ Bác Hồ- vị lãnh tụ dân tộc. Bác như một mặt trời soi sáng, dẫn đường chỉ
lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tối tăm đi tới tương lai độc lập, tự
do, hạnh phúc.
b. Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

 Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: sự trung thủy, vẹn nguyên, quá khứ
ân tình của thiên nhiên , quê hương.

Bài 2:

Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta thường nói:

-Nói ngọt lọt đến xương.

-Nói nặng quá

...

Đây là ẩn dụ thuộc kiểu nào?

Hãy tìm thêm một số ví dụ tương tự?

 - Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – lấy những từ chỉ cảm giác của giác
quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác, ngọt (vị giác suy ra thính giác)

Có thể lấy thêm các ví dụ khác như:

+ giọng chua, giọng ấm,...

+ Nói nhẹ, nói đau,...

+ màu nóng, màu lạnh,...

You might also like