You are on page 1of 5

KHÁI QUÁT VĂN HỌC 12

Người lái đò sông đà – Nguyễn Tuân


- 1910-1987
- Là một trong 9 nhà văn tiêu biểu của VHHDVN
- Phong cách sáng tác: tài hoa uyên bác, thích những thứ phi
thường, mãnh liệt, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng việt
- Phong cách nghệ thuật: một chữ ‘ngông’ rất độc đáo và đặc
sắc
- Có sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực, vốn ngôn
từ giàu có
Tác giả - tp chính: vang bóng một thời, một chuyến đi, sông đà
- đề tài chủ yếu: “chủ nghĩa xê dịch”, “vẻ đẹp vang bóng một
thời”, “đời sống truỵ lạc”
- nhận định ngắn về tác giả:
+ Nguyễn Tuân - người đến được với cái đẹp và cái thật
+ “Đây là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật”, tự
nhận mình là “người sinh ra để thờ nghệ thuật với hai chữ
viết hoa””

- in trong tập sông đà (1960) gồm 15 tuỳ bút


- là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc
- “thứ vàng mười đã qua thử lửa, thứ vàng mười của tâm
hồn con người Tây Bắc”
- Nội dung: khắc hoạ những nét hùng vĩ, hung bạo nhưng
cũng rất đỗi trữ tình, thơ mông của thiên nhiên TB, ca ngợi
chất nghệ sĩ, tài hoa trí dũng của con người lao động mới

- Giá trị nội dung:


+ vẻ đẹp của con sông đà hùng vĩ, “hung bạo với những
tác phẩm
thánh vách, hút nước, hút đá”
+ vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của con sông
 Tạo nên vẻ đẹp núi rừng TB, sông đà không chỉ là “một
thế giới sống mà còn là một thế giới biết nói”
+ hình tượng ng lái đò sông Đà: như một người nghệ sĩ tài
hoa trong từng động tác, điêu luyện như vẽ một đường cọ
trên bức tranh thiên nhiên sông nước
- Giá trị nghệ thuật
+ ngôn ngữ sống động đa dạng tổng hợp trên nhiều
phương diện về tri thức văn hóa khác nhau từ hội hoạ,
điện ảnh đến quân sự
+ Là bậc thầy sử dụng bút tô đậm cái thường gây cảm giác
mãnh liệt dữ dội lòng yêu thiên nhiên Tổ Quốc qua trang
văn
+ Là người nhạy cảm về hình thức
+ Biện pháp nghệ thuật: so sánh nhân hóa liên tưởng
tưởng tượng …

Ai đã đặt tên cho dòng sông –Hoàng Phủ Ngọc Tường


- 1937, Huế
- Là nhà văn chuyên về bút kí ( chuyên trị tuỳ bút )
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ và trữ tình, nghị
luận sắc bén và tư duy đa chiều được tổng hợp từ
nhiều phương diện ( triết, văn, sử, địa… )
- Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa
Tác giả - Tác phẩm chính: ai đã đặt tên cho dòng sông, trong
mắt tôi, miền cỏ thơm
- Quê ở quảng trị nhưng sinh sống và học tập ở Huế
hơn nửa đời người nên ông đã từng khẳng định chính
sông Hương và xứ Huế đã nuôi dưỡng mạch văn
chương trong người ông

- Viết tại Huế (1981) in trong tập cùng tên 1986


 Là bút kí xuất sắc, thể hiện phong cách tài hoa
uyên bác, giàu chất thơ của HPNT
- Vẻ đẹp của dòng sông đa dạng, êm ả trữ tình;phóng
khoáng man dại…. được miêu tả bằng tình yêu Huế
tha thiết và vốn văn học phong phú cùng ngôn từ giàu
có và đậm chất thơ
- Nhận định về tác giả: “kí của HPNT có nhiều ánh lửa”-
Tác phẩm Nguyễn Tuân
+ ánh lửa: tình yêu, lòng tự hào của con người xứ Huế
cho quê hương
+ niềm say mê của tg cho sự nghiệp cầm bút

Giá trị nội dung


- Hình ảnh sông Hương đầy thơ mộng, trữ tình
- Sông Hương như một người con gái đi gặp người
mình yêu, khi thì trữ tình êm ả, khi thì phóng khoáng
man dại
- Niềm tự hào, tình yêu tha thiết mà HPNT dành cho
sông Hương, xứ Huế, tổ quốc

Giá trị nghệ thuật


- Lối hành văn hướng nội tinh tế, tài hoa
- Vốn hiểu biết phong phú trên nhiều phương diện

Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài


- Là người có vốn sống phong phú, luôn mang đến cho
người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về cuộc đời
- Sở trường: truyện phong tục và hồi kí
- Trước cmt8: viết về nông dân nghèo
- Sau cmt8: viết về nông thôn (chủ yếu là TB)
- Là nhà văn đạt kỉ lục trong VHVN về số lượng tác
phẩm đồ sộ ( 200)
Tác giả
- Hiểu biết phong phú, sâu sắc về nhiều vùng miền,
phong tục tập quán
- Tp chính: dế mèn phiêu lưu kí, truyện TB, o chuột …
- “ viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật.
đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập
vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” – Tô Hoài

- Là kết quả của 8 tháng chung sống với đồng bào TB


khi tham gia chiến dịch giải phóng TB ( 1952)
- Tình huống chuyện: mở đầu là hình ảnh đau khổ về
cuộc sống của Mị. Khi cô rơi vào tận cùng tuyệt vọng
thì A Phủ xuất hiện. Thương người cùng cảnh ngộ lại
lên sức sống, sức phản kháng mãnh liệt luôn tiềm
tàng, Mị và A Phủ đã cùng nhau bỏ chạy, chạy khỏi
nanh vuốt của cha con nhà thống lí, của cường quyền,
Tác phẩm
thần quyền.
 Phơi bày sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi
thể hiện khát vọng sống, sức phản kháng

Giá trị nội dung


- Giá trị hiên thực:
+ chế độ thực dân với nhiều hủ tục, thần tục lạc hậu
chi phối cuộc đời, số phận con người
+ số phận đau khổ, bất hạnh của những người lao
động nghèo
- Giá trị nhân đạo: tố cáo xã hội thực dân phong kiến
đẩy con người vào bước đường cùng
+ niềm cảm thông, xót xa của Tô Hoài khi chứng kiến
khát vọng, nhân quyền của con người bị chà đạp
+ ca ngợi sức sống, sức phản kháng tiềm tàng mạnh
mẽ của con người khi rời vào bế tắc ( khát vọng tự do,
tình yêu )
+ con đường giải thoát cho nhân vật chính là đi theo
cách mạng

Giá trị nghệ thuật


- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, rõ nét
- Ngòi bút tả cảnh đặc sắc mang đậm dấu ấn TB
- Nghệ thuật trần thuật với giọng kể trầm lắng, hoà vào
dòng tâm tư của nhân vật
- Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, giàu tạo hình và
chất thơ

Vợ nhặt – Kim Lân


- “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, tuy trong cả sự nghiệp
văn chương của mình, kim lân chỉ sáng tác ba tác
phẩm nhưng đều tạo ra tiếng vang, gây ấn tượng cho
người đọc và cho ông một chỗ đứng vững trãi trong
nên VHVN
- Chủ đề: không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn
Tác giả VN và cuộc sống lam lũ của người dân nghèo khổ
nhưng vẫn yêu đời, tài hoa
- Ông đã viết về cuộc sống và con người bằng cả tình
cảm, tâm hồn của một ng vốn sinh ra ở đồng ruộng
- Tham gia diễn xuất và kịch đều tạo ấn tượng
- Tp chính: nên vợ nên chồng, làng, vợ nhặt

- Tiền thân: xóm ngụ cư


- Viết ngay sau cmt8 nhưng bị mất bản thảo
- Sau 1954, Kim Lân dựa vào cốt truyện cũ viết tiếp, in
Tác phẩm
trong tập con chó xấu xí, khốn khổ trong nạn đói ất
dậu 1945 nhưng vẫn luôn khát khao tình yêu thương,
hướng tới tương lai tươi sáng, hạnh phúc
- Tình huống truyện
+ thể hiện ngay ở tác phẩm nhan đề: trang nghèo xấu
xí, đói khát và thô kệch nhưng lại lấy được vợ
 Thúc đẩy câu chuyện tiếp tục phát triển, làm nổi
bật tính cách nhân vật

Giá trị nội dung


- Giá trị hiện thực
+ tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn
đói
+ là hệ quả của thực dân pháp và phát xít nhật
- Giá trị nhân đạo:
+ tố cáo tội ác của td pháp, phát xít
+ niềm cảm thương, chia sẻ với những mất mát
+ ca ngợi sức sống mãnh liệt, khát khao được yêu
thương và hạnh phúc
+ cách mạnh chính là con đường giải thoát khỏi khốn
cùng

Giá trị nghệ thuật


- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đầy éo le nhưng
lại là cơ hội để các nhận vật bộc lộ hết những phẩm
chất tốt đẹp của mình
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, không quá kịch tính
nhưng gây được sự hứng thú
- Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, thế giới nội tâm tinh
tế
- Ngôn ngữ gần gũi, giản dị mang đậm phong cách sáng
tác của tác giả

You might also like