You are on page 1of 2

Dàn bài chi tiết số 3

I. Mở bài:
 Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới nó. Văn ông không thiếu những con người, những hoàn cảnh đẹp
đến hoàn bích mà cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là ví dụ điển hình.
 Trong tác phẩm Chữ người tử tù thì cảnh cho chữ chính là trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật, nó vừa khắc họa chân dung
người tử tù hiên ngang, thi vị lại vừa thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc.
 Cảnh cho chữ là một áng văn "xưa nay chưa từng có"
II. Thân bài
1. Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ
 Người tù Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân. Ông
còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ gìn thiên lương trong sáng. Huấn Cao cũng có nguyên tắc
riêng của mình, ông viết chữ nổi tiếng nhưng chỉ cho những người ông quý, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và
đồng tiền.
 Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. Khao khát
được chữ của Huấn Cao treo trong nhà là khao khát lớn đời ông.
 Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.
 Trong bối cảnh giữa một người tù và một tên quản ngục, ban đầu Huấn Cao không nhận ra tấm lòng của viên quản ngục
nhưng sau đó người tử tù không thể từ chối mong muốn chính đáng của một người biệt nhỡn liên tài.
2. Diễn biến cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
 Thời gian: Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một
con người tài hoa.
 Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất
ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…
 Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin
chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.
3. Giải thích tại sao Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
 Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng
này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.
 Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông,
xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.
 Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không
cho chữ.
4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
 Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục
 Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.
 Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.
III. Kết bài
 Khái quát lại vấn đề

Dàn ý chi tiết số 2


1) Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
 Thạch Lam là một nhà văn lớn của khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, khai thác thế giới nô ̣i
tâm của nhân vâ ̣t với những cảm xúc mong manh, mơ hồ.
 Truyện ngắn Hai đứa trẻ dù không có cốt truyện đặc biệt nhưng thông qua tiếng nói nội tâm của nhân vật Liên, từng mảnh
đời bất hạnh hiện lên và mang đến cho tác phẩm thật nhiều cảm xúc.
- Khái quát chung về cảnh đợi tàu: Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên là kết tinh của những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ
của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.

2) Thân bài
* Luận điểm 1: Lý do hai chị em Liên cố thức đợi tàu
- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:
 Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng
 Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa
 Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya -> Thực chất để thay đổi cảm
giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày.
=> Sự thức tỉnh cái tôi, khao khát, khắc khoải muốn nhìn thấy những gì khác với cuộc sống của chính mình.

* Luận điểm 2: Hai chị em trước khi tàu đến


 Mi mắt An sắp sửa rơi xuống, vẫn cố dă ̣n chị gọi dậy khi tàu đến
 Chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi -> Niềm mong ngóng, chờ đợi,
háo hức.
 Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu
 Tiếng gọi em của Liên: cuống quýt, giục giã -> lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp, sẽ bỏ lỡ.
 An “nhỏm dậy”, “lấy tay giụi mắt” cho tỉnh hẳn -> hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương.
=> Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm của hai chị em như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ
nhạt thường ngày.

* Luận điểm 3: Cảnh đoàn tàu đến


 Khi đoàn tàu đến, Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua
 Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” -> Liên thấy
một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị.
 Câu hỏi cảm thán của An: “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ?” -> Có thể ngày nào hai chị em cũng ngóng tàu.
 Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em -> Trong tâm hồn Liên lúc này cơn xúc động vẫn chưa
lắng xuống.
 Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy
càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.
 Tàu đến khiến hai chị em sống với quá khứ tươi đẹp và được sống trong một thế giới mới tốt hơn, sáng hơn, rực rỡ, vui
tươi hơn cuộc sống thường ngày.
=> Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng.

* Luận điểm 4: Hai chị em khi tàu đi


 Phố huyện với từng ấy người “trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống”, trong đó có cả Liên và An
 Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn treo trên toa cuối cùng
 Khi tàu đi, Liên và An trở về với tâm trạng buồn tẻ, chán ngán cuộc sống thường ngày, niềm vui của hai chị em chỉ lóe
sáng rồi vụt tắt.
 Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên.
=> Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo.

* Ý nghĩa của cảnh đợi tàu


 Thương cảm với cảnh sống nghèo khó, vô danh, vô nghĩa: Ước mơ rất đỗi bình thường và nhỏ bé, chỉ là một đoàn tàu vụt
qua trong đêm tối.
 Thể hiện cái nhìn lạc quan về con người: Họ còn sự gắn bó, muốn thay đổi trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều biết ước
mơ, mong mỏi thay đổi nào đó, dù rất mơ hồ, rời rạc. Điều đó chứng tỏ, ngày dù tàn, cảnh cũng tàn nhưng lòng và đời của
họ không tàn, nhất là với đứa trẻ như chị em Liên.
* Đặc sắc nghệ thuật
 Lối viết không có cốt truyện
 Bút pháp lãng mạn xen hiện thực
 Nghệ thuật miêu tả nội tâm
 Ngôn ngữ đơn giản, súc tính, giàu tính tạo hình.
3) Kết bài
 Khái quát ý nghĩa của cảnh đợi tàu.
 Nêu cảm nhận của bản thân.

You might also like