You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI VĂN CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN THƠ ( HOẶC BÀI THƠ )

Hướng dẫn lập dàn ý :


A. Mở bài: ( Viết 1 đoạn văn )
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu khái quát nội dung đoạn thơ ( hoặc bài thơ ) và ấn tượng, cảm xúc chung.
B. Thân bài:
Ý 1: Khái quát. (Viết 1 đoạn văn )
- Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (Nếu biết ) ( được ra đời năm mấy... vv )
- Ra đời trong hoàn cảnh đó, bài thơ thể hiện được cảm xúc gì
Ý 2: Cảm nhận
* Cảm nhận khổ 1 hay câu 1
* Cảm nhận khổ 2 hay câu 2…vv
Ý 3: Đánh giá khái quá về nghệ thuật và nội dung bài thơ, tài năng, tấm lòng tác
giả …. (Viết đoạn văn tiếp theo )
(Lưu ý :
- Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc , những nội dung cơ bản.
- Đánh giá về tác giả : Thể hiện tài năng nghệ thuật qua việc sáng tác đoạn thơ (hay
bài thơ ) ví dụ như có tâm hồn tinh tế nhạy cảm, yêu thiên nhiên...vvv
C. Kết bài: (Viết 1 đoạn văn tiếp theo )
- Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ (hay bài thơ ) , ấn tượng sâu sắc về đoạn thơ
(hay bài thơ )
- Bài học kĩ năng sống hay liên hệ thực tế .
Đề minh họa
Cảm nhận tám câu thơ mở đầu ( khổ thơ 1, 2 ) bài thơ “Quê hương” của nhà
thơ Tế Hanh
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,


Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Hướng dẫn lập dàn ý :


A. Mở bài: ( Viết 1 đoạn văn )
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1
+ Tế Hanh là nhà thơ tiêu biểu có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối với
những vần thơ trĩu nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết. Và cũng chính từ
tình cảm sâu nặng đó, từ lâu quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt chảy
suốt đời thơ Tế Hanh không bao giờ cạn. Bài thơ Quê hương là sáng tác đầu tay của
ông, cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài quê hương của ông. Bài
thơ đã khắc hoạ một bức tranh quê hương làng chài bình dị, thân thuộc mà ấm áp, thể
hiện rõ nỗi nhớ quê tình yêu quê hương thiết tha, sâu nặng của tác giả.
- Giới thiệu khái quát nội dung đoạn thơ ( hoặc bài thơ ) và ấn tượng, cảm xúc
chung.
Đọc tám câu thơ mở đầu của bài thơ Quê hương, ta vô cùng ấn tượng với vẻ đẹp
quê hương qua lời giới thiệu về làng chài và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá :
"Làng tôi ở... thâu góp gió" ( Trích dẫn tám câu thơ đầu )
B. Thân bài:
Ý 1: Khái quát. (Viết 1 đoạn văn )
- Về hoàn cảnh sáng tác, bài thơ được ra đời vào năm 1936, lúc ông đang phải sống
xa quê hương. Nỗi nhớ quê đã giúp nhà thơ khắc họa thành công hình ảnh quê hương
trong nỗi nhớ, trong tâm tưởng.
- Khái quát : Qua bài thơ, Tế Hanh đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của làng
chài quê hương ông. Tám câu thơ đầu đã góp phần thể hiện điều đó.
Ý 2: Cảm nhận
* Trước hết đến với đoạn thơ ta thấy vẻ đẹp bức tranh quê hương bộc lộ qua lời
giới thiệu về miền quê làng chài yêu dấu. (Viết đoạn văn tiếp theo )
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"
- Làng tôi là cách gọi giản dị mà đầy thương yêu, trìu mến.
- Nhà thơ cũng giới thiệu về nghề nghiệp chính của làng: "nghề chài lưới" – nghề
gắn với biển, với cuộc sống lao động bình dị, đời thường.
- Câu thơ thứ hai nói vê vị trí của làng chài: "cách biển nửa ngày sông" - cách giới
thiệu gợi ra dáng hình của quê hương với đặc điểm địa hình đặc biệt “nước bao vây”,
tựa như một cù lao nổi lên giữa sóng nước mênh mông, và khoảng cách địa lý được
đo đếm bằng thời gian “cách biển nửa ngày sông”, là cách diễn đạt của người vùng
sông nước.
⇒ Qua cách giới thiệu, người đọc có thể hình dung về vẻ đẹp của một bức tranh làng
chài cụ thể, qua đó, Tế Hanh bộc lộ niềm nhớ thương, trân trọng, tự hào.

2
* Sau lời giới thiệu khái quát về quê hương, tác giả mở ra trước mắt người đọc
hình ảnh buổi ban mai thật đẹp đẽ bình yên và hình ảnh con người qua hai câu
thơ tiếp theo. (Viết đoạn văn tiếp theo )
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
- Chỉ với ba hình ảnh: “trời trong”, “gió nhẹ”, “sớm mai hồng”, nhà thơ đã gợi tả
được một khung cảnh thiên nhiên vào buổi ban mai tuyệt đẹp. Một khung cảnh có bầu
trời bao la trong xanh với làn gió mơn man nhẹ thổi, với ánh nắng I bình minh tười
hồng.
- Biện pháp liệt kê với những hình ảnh tươi sáng, cách sử dụng một loạt tính từ:
“trong”, “nhẹ”, “hồng” đã gợi tả được một khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, vừa
trong trẻo, rực rỡ, tươi sáng lại vừa yên ả, thanh bình. Khung cảnh ấy đã gợi ra một
buổi ra khơi đánh cá thuận lợi, là cái phông nền tuyệt đẹp cho sự xuất hiện của những
người dân đánh cá.
“Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
- Dân chài lưới là những trai tráng trẻ trung, khoẻ khoắn và tràn đầy sức sống. Họ
đang điều khiển những chiếc thuyền để ra khơi đánh cá.
* Trong kí ức của nhà thơ thì hình ảnh chiếc thuyền ra khơi cũng thật sinh động
và không kém phần hấp dẫn. (Viết đoạn văn tiếp theo )
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang ”
- Biện pháp nhân hoá kết hợp với so sánh: “hăng như con tuấn mã” làm cho hình ảnh
chiếc thuyền trở nên sinh động và có hồn hơn bao giờ hết. Nó ẩn chứa trong đó cả
tinh thần lao động hăng hái, say sưa và cả những sức mạnh to lớn của người dân chài.
- Động từ “phăng”, “vượt” cùng với các tính từ “hăng”, “mạnh mẽ” gợi tả được
những động tác nhanh, mạnh mẽ, dứt khoát với tư thế hào hùng của những người dân
chài sóng gió để chinh phục sông dài biển rộng.
-> Đằng sau vẻ đẹp của chiếc thuyền, đằng sau những câu thơ ca ngợi vẻ đẹp của
những người dân chài, đằng sau âm hưởng hào hùng sôi nổi là cả một tấm lòng yêu
mến, trân trọng tự hào của tác giả đối với những người dân chài quê hương.
* Ấn tượng mạnh mẽ nhất để lại trong lòng nhà thơ về bức tranh đoàn thuyền
ra khơi đó chính là hình ảnh cánh buồm.
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
- Như mọi người đều biết thì hình ảnh cánh buồm không còn là hình ảnh mới trong
thơ ca. Trước và sau Tế Hanh đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn viết hay về cánh buồm.
3
Tuy nhiên, cách nói của Tế Hanh vẫn mang một nét độc đáo riêng, một cách diễn đạt
riêng. Hình ảnh "cánh buồm" được so sánh với "mảnh hồn làng", một cách so sánh
độc đáo. Nhà thơ đã dùng một vật hữu hình để so sánh với một vật vô hình để làm nổi
bật ý nghĩa của cách buồm mang hơi thở, sự sống và linh hồn quê hương.
- Cánh buồm đã được nhân hoá. Nó cũng cố gắng rướn mình lên để thu góp được
nhiều gió, để đẩy thuyền đi nhanh hơn. Hình ảnh cánh buồm trở nên thật gần gũi và
thân thiết với con người.
- Hình ảnh cánh buồm dưới cái nhìn tinh tế của Tế Hanh thì nó đã không còn là một
vật vô tri vô giác mà trở thành một sinh thể có hồn. Đó chính là linh hồn của những
người dân làng chài.
-> Cánh buồm là một ẩn dụ tuyệt đẹp biểu tượng cho linh hồn của người dân làng
chài. Nó chứa đựng trong đó sức mạnh to lớn của gười dân làng chài, chứa đựng niềm
mơ ước về một cuộc sống no đủ, bình yên, chứa đựng khát vọng chinh phục tự nhiên
và chứa đựng cả tâm hồn mạnh mẽ và phóng đạt của người dân làng chài. Tế Hanh đã
viết thật hay, thật đẹp bằng cả một trái tim đầy yêu mến.
Ý 3: Đánh giá về nghệ thuật nội dung và đánh giá về tác giả . (Viết đoạn văn tiếp
theo )
- Đoạn thơ thành công về nghệ thuật với thể thơ 8 chữ, hình ảnh thơ sinh động,
ngôn ngữ lời thơ giản dị, giọng điệu khoẻ khoắn và sự kết hợp hài hoà, độc đáo của
những biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, các hình ảnh liên tưởng đã giúp
Tế Hanh thành công tạo nên bức tranh quê đẹp, trong sáng. Nổi bật trong bức tranh ấy
là lời giới thiệu đầy tự hào về quê hương làng biển, là vẻ đẹp của bức tranh thiên
nhiên trong sáng mộng mơ, là cuộc sống con người gắn với ba hình ảnh: dân chài
lưới, cánh buồm, con thuyền. Hình ảnh nào cũng đẹp, sắc nét, phóng khoáng đầy sức
sống, đậm đà hương vị biển. Qua đó ta cũng thấy được tình cảm đằm thắm của tác giả
dành cho làng chài ven biển – một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng, một biểu hiện cụ
thể của tình yêu quê hương đất nước. Đó có có thể coi là nét riêng, là tâm hồn quê
hương mà nhà thơ khắc khoải nhớ lúc đi xa. Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu quê hương
tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ.
C. Kết bài: (Viết 1 đoạn văn tiếp theo )
- Hai khổ thơ cũng như cả bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm
dịu ngọt mà sâu lắng, để ta biết thêm yêu quê hương, biết trân trọng những tình cảm
của Tế Hanh.
- Bài thơ “ Quê hương ” không chỉ là thành công lớn trong sự ngiệp thơ Tế Hanh,
mà còn thể hiện tình cảm yêu thương, nỗi lòng sâu sắc của tác giả đối với quê hương
của mình.
4
- Hãy luôn hướng lòng mình về quê hương như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã khẳng
định:
“ Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”

You might also like