You are on page 1of 2

MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CÁCH CHUYỂN Ý TRONG BÀI ĐẤT NƯỚC VÀ NGƯỜI LÁI

ĐÒ SÔNG ĐÀ

1. ĐẤT NƯỚC

Đề bài : 9 câu đầu bài Đất Nước

- Chuyển ý sau khi đã MB, giới thiệu chung

Trong đoạn thơ, NKĐ đã đưa đến một cách cảm nhận vừa mới mẻ, vừa thấm thía xúc
động về Đất Nước trong mối quan hệ với cuộc sống Nhân Dân, trong đó, những khái niệm
trừu tượng , những tiêu chí thiêng liêng định hình nên Đất Nước đã được nhà thơ thể hiện
qua những hình ảnh cụ thể và bình dị, quen thuộc và gợi cảm, những hình ảnh luôn thường
xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của Nhân Dân. Câu thơ mở đầu đã đưa đến một cảm
nhận ấm áp về sự hiện hữu của Đất Nước đối với mỗi con người: KHi ta lớn lên...

Đề bài cảm nhận đoạn thơ từ câu: Em ơi em

Hãy nhìn rất ra

.............................................................................................

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Chuyển ý như sau:

Sau những phát hiện mới mẻ và độc đáo về sự đóng góp của Nhân Dân để làm nên những
không gian hữu hình của Đất Nước, nhân vật trữ tình thể hiện giọng điệu tâm tình thiết tha
với người con gái yêu thương thể hiện cái nhìn đầy suy tư và hoài niệm khi nhìn vào dòng
chảy xa xăm, sâu thẳm, vô hình của bốn nghìn năm Đất Nước, để chiêm nghiệm vê công
sức của nhân dân với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Đề bài: cảm nhận đoạn kết bài Đất Nứớc

NKĐ đã đưa ra một định nghĩa giản dị, bất ngờ về Đất nước . Đất nước của ca dao thần thoại
nhưng vẫn thể hiện những phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, của dân
tộc : Thật đắm say trong tình yêu, biết quí trọng tình nghĩa và cũng thật quyết liệt trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm .
Những câu thơ khép lại tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương với một tâm hồn lạc
quan phơi phới .
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Đề bài: Pt hình tượng sông Đà:

Chuyển ý trong phần đầu thân bài:

- Qua ngòi bút của một nhà văn luôn khám phá thế giới ở phương diện văn hóa, thẩm mỹ,
trong bài tùy bút NGười lái đò sông Đà, dòng sông của mảnh đất Tây bắc đã hiện lên như
một công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời của tạo hóa với hai nét ấn tượng sâu đậm: dữ dằn,
hung bạo và thơ mộng, trữ tình.

( Đoạn này bắt đầu vào pt nét hung bạo của sông Đà)- Là nhà văn của những cảm giác
mãnh liệt luôn có hứng thú đặc biệt với núi cao, rừng thiêng, với gió bão và thác ghềnh dữ
dội, ngòi bút của Nguyễn Tuân tung hoành sảng khoái giữa dòng thác ngôn từ. Nhà văn
tào hoa khiến ngôn từ dựng lên ghềnh thác, với nghệ thuật so sánh, nhân hóa dẫn người
đọc đến với con sông hung bạo....

Sau khi pt xong sông Đà hung bạo, nhớ đánh giá về sông đà

( Đoạn này bắt đầu vào pt nét trữ tình của sông Đà)- chuyển ý như sau:

Cảm hứng lãng mạn luôn có xu hướng tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ bởi sự tương phản.
Trong tùy bút NLĐSĐ, sự tương phản đó thể hiện trong khám phá của nhà văn về một
dòng sông Đà rất đỗi trữ tình. Làm nên nét trữ tình đầu tiên là hình ảnh con sông Đà tuôn
dài tuôn dài....
Tham khảo nhận định về sông Đà
… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh
thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ
bản đối lập nhau như tác giả nói – “hung bạo và trữ tình…”.
(Nguyễn Đăng Mạnh)

Đề bài: Pt hình tượng người lái sông Đà:

Chuyển ý: Có thể nói ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vĩ và tuyệt vời thơ mộng, Nguyễn
Tuân còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được
thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”
   Qua tác phẩm đặc sắc “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với một tấm lòng tự hào của mình đã
khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con
sông Đà hung bạo nhưng có lúc lại hết sức trữ tình. Đồng thời, nhà văn dường như cũng phát hiện và ca
ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới đó chính là chất vàng mười đã qua thử
lửa của đất nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua hình ảnh người lái đò sông Đà.

You might also like