You are on page 1of 3

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

(Nguyễn Tuân)
I. MỞ BÀI:
( Kiến trúc có thể gọi là “Vũ khúc của đá”, vũ đạo là “âm nhạc của cơ
thể”, âm nhạc là “kiến trúc của âm thanh”, hội họa là “khúc biến tấu của
màu sắc”. Một tác phẩm văn học có thể coi là bàn yến tiệc của ngôn từ và
cảm xúc. Còn nhà văn, nói như cách của Nguyễn Ngọc Tư, là người vẫn
còn mang vết thương lại đi chữa lành những vết thương cho người khác. Và
có một bàn yến tiệc của cảm xúc của ngôn từ rất thịnh soạn, đầy dư vị được
nhà văn Nguyễn Tuân dọn sẵn chờ người đọc thưởng thức với tất cả say mê
đó là tác phẩm Người lái đò Sông Đà. )
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông cũng
là một nghệ sĩ tài hoa uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác
nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tùy bút. Tác phẩm này được in
trong tập tùy bút Sông Đà, xuất bản lần đầu 1960, tất cả gồm 15 bài tùy bút.
Đây là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến
chống Pháp. Đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế 1958. Thực tiễn xây
dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại cho tác giả nguồn cảm hứng
sáng tạo để viết nên thiên tùy bút đặc sắc này nhằm ca ngợi những người
lao động mới đang cống hiến cho công cuộc tái thiết, dựng xây đất nước.
Đặc biệt đoạn trích sau: “…”. miêu tả…

NGHỆ THUẬT:
Đoạn trích trên nói riêng và tác phẩm Người lái đò Sông Đà nói chung
không chỉ hay về nội dung mà còn thành công về mặt nghệ thuật. Với sự
quan sát tinh tường, trí tưởng tượng phong phú, những liên tưởng, so sánh
bất ngờ, độc đáo kết hợp cùng vốn kiến thức uyên bác, ngòi bút tài hoa và
những cảm xúc dạt dào, say đắm thiết tha dành cho đất nước, Nguyễn Tuân
đã tạo nên một áng văn tuyệt vời ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên
nhiên Tây Bắc trong những ngày mới dựng xây.
ĐỀ: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích sau:
… Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần
mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như
là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó
rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu
rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với
đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy
sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai
phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở
quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt
sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào
trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt
nước chỗ này.
( Trích tùy bút Sông Đà - Nguyễn Tuân )
Bài làm
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông cũng
là một nghệ sĩ tài hoa uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác
nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tùy bút. Tác phẩm này được in
trong tập tùy bút Sông Đà, xuất bản lần đầu 1960, tất cả gồm 15 bài tùy bút.
Đây là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kì kháng chiến
chống Pháp. Đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế 1958. Thực tiễn xây
dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại cho tác giả nguồn cảm hứng
sáng tạo để viết nên thiên tùy bút đặc sắc này nhằm ca ngợi những người
lao động mới đang cống hiến cho công cuộc tái thiết, dựng xây đất nước.
Đặc biệt đoạn trích sau mang vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên Tây Bắc
cũng như ngòi bút xuất sắc của Nguyễn Tuân: “Còn xa lắm....mặt nước chỗ
này.”
Nhân vật SĐ in đậm bản ngã văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân. Ngòi
bút của ông đã hòa trộn 2 vẻ đẹp chủ quan của tâm hồn và khách quan của
dòng sông để tái hiện một Đà giang như là một sinh thể có hoạt động, biết
trị giác, cảm giác và có cá tính, tâm trạng.
Nhân vật SĐ dưới quyền năng sáng tạo của nhà văn lấp lánh 2 nét tính cách
hung bạo và trữ tình. Lúc hung bạo, con SĐ là kẻ thù số 1 của con người.
Lúc trữ tình, dòng chảy ấy lại tràn đầy, sóng sánh chất thơ và thân thiết với
con người như một cố nhân xa thì nhớ nhung lưu luyến.
Trong văn chương VN, sông nước quê hương đã thành những hình tượng
đẹp. Đấy là dòng sông Bạch Đằng trong thơ Nguyễn Trãi, Trương Hán
Siêu. Nhưng với SĐ, trong cái nhìn nghệ thuật của NT, dòng trôi này không
tĩnh lặng mà rất động, một sự chuyển động đầy náo động đúng như bản
chất của nó. Hình tượng con SĐ được NT dồn hết tâm ý mà xây đắp. Sự
hung bạo của dòng sông này, vì thế mà nổi hẳn lên thành hình khối và
thành hình tượng âm thanh gào thét dữ dội.
Đoạn văn trên tả về thác nước và đá ở sông Đà ( hay còn gọi là thạch thuỷ
trận) với nghệ thuật so sánh « thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là
van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo », Miêu tả âm
thanh của tiếng nước thác bằng những từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ, tâm
trạng của con người . « oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế
nhạo..., rống lên, mai phục, nhổm cả dậy, ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn
nhúm méo mó » Nghệ thuật nhân hóa đã khiến thác nước sông Đà thực sự
trở thành một sinh thể sống đang giận dữ, gầm gào, đe dọa con người ngay
cả khi nó chưa xuất hiện, gợi hình ảnh con sông Đà hùng vĩ, dữ dội. Dùng
hệ thống những từ ngữ miêu tả âm thanh theo những cung bậc tăng dần cả
về sắc thái cảm xúc và âm lượng để vừa miêu tả sống động sự đe dọa hung
bạo của dòng sông, vừa miêu tả khoảng cách ngắn dần của người quan sát
của thác đá sông Đà, nhằm tăng dần cảm giác hãi hùng, hồi hộp, kì thú. Với
cách miêu tả của Nguyễn Tuân, SĐ không còn là con sống bình thường,
Sông Đà như có linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm. Qua đó, ta thấy được
phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.
Sử dụng thuật ngữ của quân sự, Nguyễn Tuân đã gợi dậy cái sự bí ẩn và
hiểm ác của đá sông Đà trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên Thác đá sông
Đà thực sự trở thành một chiến trường với những trận hỗn chiến ác liệt giữa
con người với thiên nhiên. Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, sử dụng nhiều
động từ mạnh, nhịp văn chắc khỏe, kết hợp với thủ pháp nghệ thuật so
sánh, nhân hóa, trùng điệp Sông Đà hiện lên như một “đứa con ngỗ
ngược của bà mẹ thiên nhiên Tây Bắc” và “mang diện mạo tâm địa
một thứ kẻ thù số một”. Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ
của thiên nhiên đất nước. Nguyễn Tuân quả thật là bậc kì tài trong lĩnh vực
sử dụng ngôn từ.
Đoạn trích trên nói riêng và tác phẩm Người lái đò Sông Đà nói chung
không chỉ hay về nội dung mà còn thành công về mặt nghệ thuật. Với sự
quan sát tinh tường, trí tưởng tượng phong phú, những liên tưởng, so sánh
bất ngờ, độc đáo kết hợp cùng vốn kiến thức uyên bác, ngòi bút tài hoa và
những cảm xúc dạt dào, say đắm thiết tha dành cho đất nước, Nguyễn Tuân
đã tạo nên một áng văn tuyệt vời ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên
nhiên Tây Bắc trong những ngày mới dựng xây.

You might also like