You are on page 1of 2

Trần Hoàng Bình Nguyên

12D2

KTTX LẦN 1

NGỮ VĂN: KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 2


- “Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một
tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những
gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận
cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (“Nhà thơ Việt Nam hiện
đại”)
- “Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ
bạn đọc. Sóng không chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguội
yên. Sóng còn là một nguồn sống, nguồn năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã
truyền lại cho thế hệ sau qua mỗi tiếng thơ của mình.” (Chu Văn Sơn)
- “Bài thơ Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu từ sự từ bỏ cái chật chội,
nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng
được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình
yêu muôn thuở.” – G.S Trần Đăng Suyền.
- Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ
Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa
mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này,
khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men
say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong trái tim giàu
có yêu thương của chị.” ((GS Nguyễn Đăng Mạnh & PTS Trần Đăng
Xuyền, “Những bài văn hay”)
- “Bài này Quỳnh nó viết bợm thật. Nghĩa là đọc xong, tự nhiên mình cũng
có ý nghĩ là phải viết, viết một cái gì cho ra trò một chút, cho nó phải nể.”
(Vũ Cao)
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 3:
Đề nghị luận văn học về tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân:

1. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích “Người lái đò
sông Đà” của Nguyễn Tuân.
2. Phân tích hình tượng người lái đò Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông
Đà” của tác giả Nguyễn Tuân.
3. Có ý kiến cho rằng: “Khi sáng tác kí, tác giả cần phải vận dụng trí tưởng tượng
nhưng so với các thể loại khác, sự tưởng tượng trong kí có tính chất, phạm vi
và mức độ riêng”.
Anh/chị hãy làm rõ ý kiến trên thông qua việc phân tích tác phẩm “Người lái
đò sông Đà” (Nguyễn Tuân).
4. Anh/chị hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh con người qua “Người
lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân để qua đó thấy được phong cách nghệ thuật
của tác giả
Anh/chị hãy phân tích tính hung bạo của con sông Đà ở thượng nguồn trong
“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
5. “… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô
tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng
hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác
giả nói – “hung bạo và trữ tình”…” (G.S. Nguyễn Đăng Mạnh)
Bằng việc phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông
Đà” của Nguyễn Tuân, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

You might also like