You are on page 1of 11

KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

Mục lục

DANH MỤC VIẾT TẮT 3


I. GIỚI THIỆU: 4
II. LÝ THUYẾT: 4
III. MINH HỌA: 5
IV. THẢO LUẬN: 6
V. Ý NGHĨA/ QUAN HỆ QUỐC TẾ: 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

2
KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

DANH MỤC VIẾT TẮT


Ngân hàng nhà nước: NHNN

Ngân Hàng thương mại: NHTM

Kinh tế vĩ mô: KTVM

3
KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

I. GIỚI THIỆU:

Nền kinh tế Việt Nam đang có những hồi chuông vang lên không ngừng dự báo
cho một sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ chế thị trường ở những thập niên gần đây.
Trong nền kinh tế thị trường luôn xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm có sức ảnh hưởng
lớn, và một trong số cái gọi là “nổi cộm” ấy chính là lạm phát. Nhà kinh tế học Milton
Friedman đã định nghĩa: “Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng lên liên tục trong một
thời gian dài” [1].

Nó như một con dao hai lưỡi cắm sâu vào cả nền kinh tế quốc dân, len lỏi vào
từng gốc rễ trong đời sống xã hội, nó có thể kích thích nền kinh tế phát triển và đồng
thời cũng có thể kéo đổ toàn bộ nền kinh tế đó. Bên cạnh lạm phát thì lãi suất cũng là
mầm mống kìm hãm tăng trưởng kinh tế quốc gia, hai yếu tố này có sự tác động và
ảnh hưởng rất lớn đến nhau.

Nền kinh tế Việt Nam đã từng bị trì trệ do lạm phát gây ra và năm 2011 được
coi là một năm đầy khốn khó khi phải đối mặt với nạn lạm phát khủng khiếp nhất từ
trước đến nay. Chính vì điều này mà nhóm chúng em quyết định chọn đề tài này làm
đề tài tiểu luận của mình.

II. LÝ THUYẾT:

Lạm phát: là hiện tượng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong
thời gian nhất định [2].

Lãi suất: là tỷ lệ phần trăm được tính dựa trên số tiền gốc phải trả trong khoảng
thời gian được cam kết từ trước [3].

Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI): là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của giỏ
hàng hóa và dịch vụ mà một gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc [3].

Rủi ro thanh khoản: là rủi ro do NHTM chi nhánh ngân hàng nước ngoài không
có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn hoặc có khả năng nhưng phải
trả chi phí cao hơn mức chi phí bình quân của thị trường theo quy định nội bộ của
NHTM chi nhánh ngân hàng nước ngoài [4].

Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng
hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [5].

III. MINH HỌA:

Ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát chính là một trong những mục tiêu
quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Thực tiễn đã chứng minh rằng, trong quá trình
phát triển kinh tế rất nhiều quốc gia đã từng đối mặt với lạm phát và những tác động

4
KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

không mong muốn của lạm phát. Lấy minh họa cho sự lạm phát đến đỉnh điểm nhất
chính là vào năm 2011. Hãy nhìn hai đột biến và sự đi hoang của dòng tiền vào năm
2011

Hình 1: Diễn biến CPI các tháng năm 2010 và 2011

Lạm phát cả năm chốt ở mức tăng 18,13% ghi nhận sự “đi hoang” của dòng
tiền, khi không tạo được đột phá về tăng trưởng nhưng lại thúc ép lạm phát đạt các kỷ
lục mới [6].

Liên tiếp tăng tốc và đạt đỉnh là vào cuối năm 2010, CPI tháng 1/2011 bất ngờ
giảm tốc một cách nhanh chóng, nhẹ xuống mức tăng 1,74% so với tháng trước [6].

CPI tháng 7 năm 2011 tăng 22,16% so với cùng kỳ năm 2010, cao gấp 3 lần so
với mức tăng tương ứng của năm 2010 (8,19%) và cũng là mức tăng rất cao chênh
lệch so với nhiều năm gần đây ( chỉ thấp hơn cùng kỳ năm 2008 là năm lạm phát cao
đột biến) [7].

Hình 2: CPI các tháng năm


2011

Lạm phát lại liên tiếp bị đẩy lên, CPI theo tháng tăng 2,17% vào tháng 3. Chưa
kịp hết ngỡ ngàng về sự gia tốc sau Tết Nguyên đán, CPI lại lập tức đạt đỉnh vào

5
KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

tháng 4 ở mức 3,32%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đến lúc này, CPI so với cuối
năm trước đã tăng 9,64%, vượt xa mục tiêu 7%, hiện thực hóa nỗi lo lạm phát [6].

IV. THẢO LUẬN:

Nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát ở Việt Nam năm 2011 chính là yếu tố tiền
tệ. Mức tăng tiền quá cao so với mức tăng hàng hóa đã dẫn đến lạm phát. Nói một
cách khác là do nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả. [8].

Nguồn thu nhập, tiêu dùng, đầu tư của chúng ta đều thông qua lãi suất, bởi vậy
lạm phát tăng cao sẽ tạo nên sự bất ổn của lãi suất. Theo Phạm Văn Hà, lạm phát gia
tăng sẽ kéo theo lãi suất tăng cao. Điều này sẽ gây bất lợi đến tốc độ tăng trưởng kinh
tế, sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng và các thị trường tài sản.[9, p. 5].

Hình 3: Tỷ lệ lạm phát năm 2011 (%)

Năm 2011, tỷ lệ lạm phát lên mức 18,13%, lãi suất cho vay lên tới 20 -
25%/năm, lãi suất huy động có lúc vượt 14%/năm; lãi suất liên ngân hàng có thời
điểm lên đến trên 30%/năm [10]. Số liệu cho thấy đời sống nhân dân, thị trường tiền
tệ bị xáo trộn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao từ 23 - 50%/năm, trong khi quy mô của nhiều
ngân hàng còn nhỏ, dẫn đến rủi ro tín dụng lớn; tỷ lệ cho vay tập trung vào các lĩnh
vực phi sản xuất dẫn đến rủi ro thanh khoản do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay
trung dài hạn, mất cân đối cơ cấu tín dụng bất động sản và chứng khoán. Song, do
việc chạy đua lãi suất giữa các NHTM và áp lực tăng vốn điều lệ đã gây ra tình trạng
thanh khoản mất cân đối, sở hữu chéo và sự lộn xộn mất kiểm soát.

Từ đó, hậu quả lạm phát để lại cho nền kinh tế Việt Nam năm 2011 là rất nặng
nề. Giá cả các mặt hàng chiến lược được duy trì ổn định ở mức thấp trước mắt sẽ làm
tăng thâm hụt ngân sách, về dài hạn sẽ có nguy cơ định hướng sai đầu tư và tiêu dùng.
Thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao, chi tăng và đang ở mức cao, trong khi đó chi đầu

6
KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

tư phát triển giảm, sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lãi suất
cao khiến chi phí sản xuất đội lên, giá thành cũng vì vậy mà tăng cao, các doanh
nghiệp khó cạnh tranh trên thị trường và khó tiếp cận vốn vay, trong khi đó giới đầu
cơ lại vay được lượng lớn nguồn tiền gửi. Làm xảy ra hiện tượng lựa chọn ngược và
rủi ro đạo đức. Hầu hết các khoản vay đều là những khoản vay có rủi ro hoặc không
trả được nợ cao. Từ đó nợ xấu ngân hàng cao và đến một lúc nào đó các ngân hàng có
thể mất thanh khoản kéo theo toàn hệ thống sụp đổ do hiệu ứng dây chuyền.

Từ thực trạng này, Chính phủ thống nhất cao các giải pháp kiềm chế lạm phát,
bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.

Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ theo nghị quyết Nghị
quyết số 11/NQ-CP [11]. Thứ hai, tăng cường công tác quản lý giá cả phù hợp với cơ
chế thị trường. Bằng các biện pháp giám sát thị trường, kiểm soát chi phí, áp thuế.
Thứ ba, tái cơ cấu nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với đổi mới mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ tư, tạo động lực từ áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ năm, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước. Thứ sáu, tăng cường công tác phân
tích, dự báo tình hình thế giới, khắc phục triệt để nguyên nhân lạm phát do yếu tố tâm
lý.

Còn đối với tình trạng lãi suất cao. Lập lại trật tự thị trường, minh bạch hóa
hoạt động tài chính kế toán, hạn chế rủi ro trong quản trị nguồn và sử dụng vốn của hệ
thống ngân hàng. Việc khống chế lạm phát của nhà nước cũng góp phần tạo cơ hội
cho NHNN giảm lãi suất, từ đó giảm lãi suất các NHTM đơn cử như BIDV có 5 lần
hạ lãi suất từ tháng 9/2011-12/2011 [12].

V. Ý NGHĨA:

Có thể nói, 2011 là giai đoạn đánh dấu sự nỗ lực ổn định và phục hồi KTVM
với nhiều chính sách tích cực, phát huy hiệu quả và rõ rệt. Nền kinh tế đã dần dần ổn
định và phục hồi vững chắc, tạo tiền đề tốt cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Mức độ
và chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng như triển vọng ổn định KTVM phụ thuộc phần
lớn vào thành tựu tiếp tục tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và
nâng cao hiệu quả phối hợp đồng bộ các chính sách KTVM.

Mặc dù đạt được những tiến bộ rất quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô nói
chung và kiềm chế lạm phát nói riêng nhưng kết quả vẫn chưa được vững chắc.

Tốc độ tăng giá tiêu dùng- thước đo chính của chỉ số lạm phát của Việt Nam
2012 ở mức 6,81%, vẫn còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
nước (5,03%). Nếu so sánh với các nước trong khu vực ASEAN thì khoảng cách
chênh lệch giữa lạm phát với tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn còn khá lớn. Năm

7
KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

2012, GDP của Campuchia tăng 7,0% và tốc độ tăng CPI là 2,50%. Hai chỉ tiêu tương
ứng của Lào là 7,93% và 4,73%; Malaysia là 5,64% và 1,20%; Phillipin là 6,81% và
3,00%; Thái Lan là 6,49% và 3,63% [13, p. 3].

Hình 4

Tuy nhiên, những nỗ lực của Việt Nam vẫn được thế giới ghi nhận và đánh giá
cao. Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, bà đánh giá cao quyết tâm và
các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam trong năm vừa
qua và tin tưởng rằng với chiến lược cải tổ tổng thể đang được thực thi, Việt Nam sẽ
đạt được sự ổn định trong những năm tiếp theo.

8
KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Công ty Luật Dương Gia. Khái quát chung về lạm phát. Luật Dương Gia. 2021 Feb 9.
Available https://luatduonggia.vn/khai-quat-chung-ve-lam-phat/

[2] PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư. Nhập môn kinh tế học vĩ mô. Bài giảng kinh tế vĩ
mô. TP. Hồ Chí Minh: Bộ Tài Chính Trường Đại Học Tài Chính - Marketing; 2021. p. 11.

[3] Giáo trình: Kinh tế vĩ mô [Internet]. thegioiluat. [cited 2022 Oct 25]. Available from
https://thegioiluat.vn/uploads/BAI%20VIET%20HOC%20THUAT/SLIDE/Kinh_te_vi_mo.p
df

[4] Khoản 14 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN [Internet]. 2018 [cited 2018 May 18].
Available from
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-13-2018-TT-NHNN-kiem-s
oat-noi-bo-ngan-hang-thuong-mai-chi-nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-341251.aspx

[5] Khoản 24 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN [Internet]. 2016 [cited 2016 Dec 30].
Available from:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-41-2016-TT-NHNN-ty-le-a
n-toan-ngan-hang-chi-nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-336513.aspx

[6] Hương Nguyễn - Anh Quân. Nhìn lại lạm phát 2011: Hai đột biến và sự “đi hoang” của
dòng tiền [Internet]. 2022 [cited 2022 Oct 25]. Available from
https://vneconomy.vn/nhin-lai-lam-phat-2011-hai-dot-bien-va-su-di-hoang-cua-dong-tien.htm

[7] ThS. Vũ Thị Dậu. Việt Nam- Những cú “sốc” kinh tế năm 2011 & cảnh báo năm 2012.
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển. Hà Nội: Đại học Kinh tế - Hà Nội; 2011. p. 9-12.

[8] Lạm phát 2011: Nhận diện và giải pháp [Internet]. 2022 [cited 2022 Oct 25]. Available
from
vneconomy.vn/lam-phat-2011-nhan-dien-va-giai-phap.htm?fbclid=IwAR2WYcS5a5on1idzC
dZdyZaD0nTC6zDNpfeiU_EHXWun8fEler82oRBSNbk#:~:text=T%C3%B3m%20l%E1%B
A%A1i%2C%20nguy%C3%AAn%20nh%C3%A2n%20c%C6%A1,%C4%91%E1%BA%A
7u%20t%C6%B0%20c%C3%B4ng%20qu%C3%A1%20m%E1%BB%A9c

[9] Nguyễn Đức Thành. Viễn cảnh kinh tế năm 2011 và hàm ý chính sách. VEPR. 2017 Apr
28. Available from http://vepr.org.vn/upload/533/20170428/CS-06.pdf

[10] Cafef.vn. Nhận diện những “virus” gây lạm phát ở Việt Nam. Nguoinhaque. 2013 Mar 8.
Available from
http://www.nguoinhaque.com/vi/news/Thoi-su/Nhan-dien-nhung-virus-gay-lam-phat-o-Viet-
Nam-2798/

[11] Chỉ thị 01/CT-NHNN giải pháp tiền tệ kiểm soát lạm phát [Internet]. thuvienphapluat.vn.
[cited 2022 Oct 25]. Available from:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-01-CT-NHNN-giai-phap-tien-
te-kiem-soat-lam-phat-119509.aspxmm

9
KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

[12] Ngân hàng “đua” lãi suất [Internet]. Báo Nhân Dân điện tử. 2012 [cited 2022 Oct 24].
Available from: https://nhandan.vn/ngan-hang-dua-lai-suat-post568489.html
[13] Tổng cục Thống kê Nguyễn Thu Trang, Lê Thị Phượng. Kiềm chế lạm phát thành công
– điểm sáng của Việt Nam. Bộ phận Thống kê ASEAN. Thành công trong việc điều chỉnh chỉ
số giá tiêu dùng (CPI), thước đo chính của lạm phát : trang 33. Available from:
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/03/Chuyen-de-3.pdf

10
KINH TẾ VĨ MÔ - NHÓM 12

Bảng phân công nhiệm vụ


Họ và tên MSSV Phụ trách

Nguyễn Phạm Minh Châu 2157060141 Thảo luận

Lý Dương Gia Hân 2157060149 Lý thuyết

Phan Văn Hậu 2157060152 Minh họa

Huỳnh Thạch Thảo 2157060096 Ý nghĩa/IR

Võ Thị Anh Thư 2157060216 Giới thiệu

Phan Ngọc Hiếu 2157060042 Thảo luận

11

You might also like