You are on page 1of 7

Tên sinh viên: Nguyễn Phạm Minh Châu

MSSV: 2157060141

Tên đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
và vận dụng tư tưởng ấy trong cơn bão số 4 (Noru) đổ bộ
vào miền Trung vừa qua

Nội dung

Lời mở đầu

Đại đoàn kết dân tộc đã hình thành từ rất lâu trong tư tưởng của người dân Việt
Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết toàn dân
tộc. Trong hệ thống tư tưởng của Người, đại đoàn kết toàn dân tộc là một nội dung cốt
lõi, làm nên dấu ấn quan trọng của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng thành công trong quá trình
lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định “đoàn kết” là
giá trị cốt lõi, “đại đoàn kết toàn dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức
mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Đảng và Nhà nước cũng đã vận dụng và phát huy tốt tư tưởng ấy trong lúc miền
Trung phải hứng chịu cơn bão số 4 Noru – cơn bão được nhận định là mạnh nhất trong
vòng 20 năm qua.

Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một đất nước có truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ lâu đời.
Trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc và đau thương, người dân vẫn có thể giữ
vững được chủ quyền, giữ vững nền độc lập. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành
công to lớn đó chính là sự đoàn kết. Sự đoàn kết toàn dân tộc đã tạo thành một làn
sóng mạnh mẽ đánh tan mọi âm mưu của kẻ thù. Hồ Chí Minh đã từng viết: “Đoàn kết
trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập
nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta
kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong
công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc.1 Sức mạnh đoàn kết không những không bị mai một theo
thời gian mà ngày càng được phát huy mạnh mẽ, nhất là trong lúc miền Trung ruột thịt
đang phải hứng chịu sự phẫn nộ của thiên nhiên. Đó cũng chính lý do mà tôi chọn đề
tài này để nói về sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta từ bao đời nay.

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT


TOÀN DÂN TỘC
I.1 Truyền thống yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, sức mạnh đoàn kết của
dân tộc Việt Nam
Nước Việt Nam đã có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đất nước ta
phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xâm lược từ kẻ thù để giành hòa bình, độc
lập. Tinh thần yêu nước, tương thân tương ái gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố
kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và củng cố tạo thành một truyền
thống bền vững. Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi
con người Việt Nam, làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng
đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống
đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
I.2 Quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lenin về đoàn kết

1
(2002). Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị quốc gia. T.10. Tr.604, 607
Chủ nghĩa Mác – Lenin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, là cơ sở thế giới quan và là
phương pháp luận quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác –
Lenin đã khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân và khẳng định chủ nghĩa Mac –
Lenin là chủ thể của mọi tiến trình cách mạng xã hội. Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin
khẳng định đoàn kết dân tộc phải dựa trên cơ sở đoàn kết giai cấp trong đó nền tảng là
đoàn kết liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân đoàn kết dân tộc
gắn với đoàn kết quốc tế mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của cách mạng vô
sảnnhững quan điểm đoàn kết trong học thuyết Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng lý luận
quan trọng nhất, bởi nó không chỉ trang bị thế giới quan, phương pháp luận, mà còn
chỉ ra những phương hướng rõ ràng trong quá trình thực hiện đoàn kết.
II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC
II.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược , quyết định thành công của
cách mạng
Theo Hồ Chí Minh: Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành
công của cách mạng. Muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đánh bại kẻ thù thì
chỉ có tinh thần yêu nước là chưa đủ mà còn cần phải tập hợp đươc tất cả mọi lực
lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Để quy tụ
được mọi lực lượng vào khối đoàn kết toàn dân, cần phải có chính sách và phương
pháp phù hợp với từng đối tượng. Song, đại đoàn kết dân tộc phải luôn nhận thức vấn
đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu
dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí
Minh đã nêu lên một số luận điểm có tính chân lý:
Đoàn kết làm ra sức mạnh. Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của
thành công”2. Luận điểm này được chứng minh rõ ràng nhất trong quá khứ, khi đất
nước ta phải trải qua bao cuộc xâm lăng của kẻ thù và điều kỳ diệu khiến cho các cuộc
2
(2002). Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị quốc gia. T.11, tr 22,154
xâm lược cướp nước của bọn chúng đều thất bại đó chính là sức mạnh đoàn kết của
dân tộc ta. Sự đoàn kết tạo nên một làn sóng mạnh mẽ khiến cho kẻ thù bị nhấn chìm
trong vũ bão, trong sức mạnh của chính dân tộc ta. Đến thời điểm hiện tại, sự đoàn kết
vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Nó là động lực giúp
cho nhân dân ta vượt qua bao khó khăn trong đợt dịch Covid – 19 trong hai năm qua.
Nó cũng chính là niềm tin lớn đối với dân ta trong công cuộc chống lại sự thịnh nộ của
mẹ thiên nhiên trong cơn bão Noru vừa qua và nhiều cơn bão lũ trước đó.
Hồ Chí Minh cũng nêu lên: “Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm
mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt. Đó là đoàn kết”. 3 Người
muốn thế hệ đi trước phải làm gương, thực hiện tốt tinh thần đoàn kết thì thế hệ theo
sau mới có thể noi gương, thực hiện tốt được. Điều đó là để duy trì mãi sức mạnh, tinh
thần đoàn kết của dân tộc ta.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Sức mạnh của đoàn kết có thể dẫn đến những thành công vĩ đại. Trong kháng chiến,
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đã khiến cho sức mạnh về tinh thần của nhân dân
ta vững vàng, tạo niềm tin to lớn đối với nhân dân, đồng thời khiến cho kẻ thù phải
khiếp sợ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn mọi người phải khắc phục
đoàn kết hình thức, đoàn kết thiếu đấu tranh với những mặt chưa tốt. Người viết:
“Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí.
Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê
bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.
Người động viên mọi người vào Mặt trận Việt Minh: “Dân ta phải nhớ chữ đồng:
“đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
2.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là sức mạnh, là
mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là mục
tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc. Phải quán triệt trong tất cả mọi lĩnh
3
(2002). Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị quốc gia. T.8, tr 392
vực, từ đường lối, chủ trương đến hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong buổi ra mắt
Đảng Lao động Việt Nam (3/1951), Người đã thay mặt Đảng tuyên bố trước đồng bào:
“ Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: Đoàn kết toàn
dân, phụng sự Tổ quốc”. Để thực hiện được nhiệm vụ này , Người thường xuyên nhắc
nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, thấm nhuần lời dạy
“dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Sức mạnh đoàn
kết toàn dân chính là yếu tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng của cuộc kháng
chiến.
Đại đoàn kết toàn dân là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, đồng thời cũng là
nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Bởi vì, cách mạng muốn thành công
nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải
cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với
từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Mà
thực lực đó chính là khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
Trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm
cho đồng bào các dân tộc hiểu mấy việc: Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay
kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích của tuyên truyền
huấn luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh
thống nhất nước nhà”.4
Người còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu của toàn Đảng mà
còn là nhiệm vụ của toàn dân tộc. Bởi sự nghiệp cách mạng là thuộc về nhân dân, phải
do dân làm chủ và vì nhân dân. Xuất phát từ phong trào đấu tanh giành độc lập, xây
dựng một xã hội tốt đẹp, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, quần chúng nhân dân nảy sinh
nhu cầu đoàn kết và hợp tác. Đảng ta có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp quần chúng,
chuyển những nhu cầu, đòi hỏi khách quan của quần chúng thành những đòi hỏi tự
giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp
trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con
người.
4
(2002). Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị quốc gia. T.11, Tr 130
Xuất phát từ niềm tin dành cho Đảng cộng sản, nhân dân ta nhiệt liệt hưởng ứng các
phong trào chống lại kẻ thù xâm lược. Lấy đoàn kết làm nòng cốt, toàn dân cùng đồng
lòng thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của cuộc kháng chiến. Nhân dân
phải coi đoàn kết là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện. Đoàn kết là
sức mạnh làm nên mọi thành công của cuộc kháng chiến.
III. NGUYÊN TẮC ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH

Quần chúng nhân dân khi được tập hợp vào một tổ chức, được tổ chức giác ngộ và
hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn sẽ trở thành sức mạnh vô địch. Quy tụ
quần chúng nhân dân vào một tổ chức yêu nước phù hợp với từng bước phát triển của
phong trào cách mạng là sự quan tâm ngay từ đầu của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng ta.

Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối đại đoàn kết toàn dân tộc chính là
Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận có thể có nhiều tên gọi khác nhau nhưng tựu trung
lại chỉ là một tổ chức chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc,
tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và các nhân tố yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn dấu
vì mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết là một hệ thống quan điểm, nguyên tắc,
phương pháp giáo dục, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm đoàn kết rộng rãi các
giai tầng trong xã hội, phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc của quốc tế, đấu
tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Trong đó, những quan điểm của
Người về nguyên tắc đại đoàn kết chứa đựng những nét đặc sắc, được Đảng Cộng sản
Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo trong tiến trình lãnh đạo cách mạng của dân tộc.

Thứ nhất, đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của
quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng có thể chấp nhận sự khác biệt của các giai tầng
trong xã hội nhưng không trái với mục tiêu chung: Độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của
nhân dân. Trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, nhân dân ta luôn phải đối đầu với rất
nhiều kẻ thù. Suốt quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn khao khát được
sống trong tự do, dân chủ, hòa bình. Người từng khẳng định: “Người Việt Nam ai cũng
yêu nước, muốn nước thống nhất độc lập, ta khéo nhen chút than hồng ấy, nó sẽ cháy lên
thành ngọn lửa”.5

Mục đích – Ý nghĩa

Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu

Ý nghĩa

You might also like