You are on page 1of 21

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI


Chương 5

THỰC HÀNH KINH DOANH TẠI EMES (1)


– CƠ HỘI VÀ RỦI RO

DANH SÁCH NHÓM 9 + 10

HỌ VÀ TÊN STT SĐT NHIỆM VỤ


Nghiên cứu điển hình: Hàn
Trần Thị Thúy An 01 0327676925
Quốc
Nghiên cứu điển hình Hàn
Vũ Kiều An 02 0328595484
Quốc
Đánh giá độ hấp dẫn của
Trần Thị Nam Anh 03 0855558500
thị trường
Ngô Thị Châu Ái 04 0981410500 Tổng hợp Word
Lê Thị Phương Dung 07 0984325987 Làm Powerpoint
Hồ Kim Duyên 09 0704737709 Thuyết trình
Môi trường kinh doanh và
Lê Nguyễn Kỳ Duyên 10 0933240465
đầu tư
Nghiên cứu điển hình: Hàn
Trần Chánh Nhật Hà 13 0389885339
Quốc
Trịnh Thị Kim Hiền 18 0924611766 Thuyết trình
Đỗ Thị Tuyết Kiều 29 0355724758 Thuyết trình

MỤC LỤC
5.1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ.............................................................3
5.1.1. Môi trường kinh doanh............................................................................................3
5.1.2. Môi trường đầu tư:...................................................................................................4
5.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG........................................................6
5.3. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH : HÀN QUỐC (THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI VỚI TIỀM
NĂNG LỚN VỀ DU LỊCH)......................................................................................................9
5.3.1. Tổng quan về lĩnh vực du lịch của Hàn Quốc.........................................................9
5.3.2. Cơ hội và thách thức...............................................................................................12
5.3.3. Đánh giá và bài học................................................................................................14

2
CHƯƠNG 5: THỰC HÀNH KINH DOANH TẠI EMES (1) – CƠ HỘI VÀ RỦI
RO
5.1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ
5.1.1. Môi trường kinh doanh
 Lợi thế so với MNE (công ty đa quốc gia)
 Nắm bắt rõ về người tiêu dùng và địa phương: Trên thực tế, khả năng của
các công ty EM (công ty thị trường mới nổi) đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa
phương hiệu quả hơn so với các công ty MNE từ các thị trường phát triển, đây thường
được coi là một lý do giải thích cho sự thành công hạn chế của các công ty MNE tại các
EM. Khi cạnh tranh với các MNE, nhiều công ty EM đem lại cho mình lợi thế cạnh
tranh bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương hiệu quả hơn nhờ vào kiến
thức của họ về thị trường. Các công ty nước ngoài trong các EM thường tập trung vào
người tiêu dùng cao cấp vì cấu trúc chi phí của các MNE và bản chất tiêu chuẩn hóa của
việc cung cấp sản phẩm giới hạn thị trường mục tiêu của họ.
 Hiệu suất sản xuất cao hơn so với MNE nhờ khả năng tối ưu hóa quy trình
sản xuất: Các doanh nghiệp từ các nước EM thường sử dụng sự sẵn có của lao động chi
phí thấp như một lợi thế và ít dựa vào tự động hóa hơn.
 Những kẽ hở về thể chế hoặc khả năng giải quyết những kẽ hở này có thể
trở thành một lợi thế cho các doanh nghiệp EM: Các tổ chức trung gian ở các thị trường
phát triển cung cấp rất nhiều các dịch vụ như cung cấp vốn, phân tích thông tin và cung
cấp dịch vụ trong quá trình giao dịch. Các dịch vụ như vậy thường yêu cầu sự am hiểu
về địa phương như văn hóa, ngôn ngữ hoặc quy định. Ngược lại, trong các EM, các
trung gian cung cấp thông tin, vốn và các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị, hoặc
không tồn tại hoặc đang trong giai đoạn tăng trưởng. Các công ty EM đã thiết lập hoạt
động của họ theo cách giảm thiểu các vấn đề xuất phát từ sự kém hiệu quả của thể chế.
 Hạn chế của các thị trường mới nổi (EM)

3
 Sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng: Sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng càng gia tăng bởi nhu
cầu ngày càng lớn, đi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Hầu hết các EM
đã tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tuy nhiên nếu những khoản đầu tư đó không đáp
ứng được nhu cầu trong tương lai, thì sự tăng trưởng của họ có thể bị cản trở. Ở nhiều
EM, cơ sở hạ tầng yếu kém vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
 Sự phụ thuộc vào nhu cầu nước ngoài và vào nguồn thu từ hàng hóa tự
nhiên (tài nguyên): Sự phụ thuộc quá nhiều vào lợi nhuận như từ lĩnh vực dầu khí, làm
tăng tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước những biến động của nhu cầu nước
ngoài và giá cả hàng hóa.
 Sự chênh lệch về thu nhập và mức độ nghèo đói cao: Đây cũng được xem
là những thách thức lớn mà nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi phải đối mặt. Mặc dù
các nền kinh tế như vậy đã cố gắng thực hiện các cải cách hợp lý và giảm thiểu biến
động, nhưng bất ổn chính trị, tham nhũng và thiếu minh bạch vẫn dai dẳng và sự phổ
biến của các vấn đề như vậy có thể cản trở tăng trưởng trong tương lai.
 Giữa một số EMs chuyên cung cấp các sản phẩm sản xuất với chi phí thấp,
sự cạnh tranh đã gia tăng: Do đó, giá trong các thị trường như vậy cũng đang tăng lên.
Sự cạnh tranh càng được thúc đẩy bởi sự chuyên môn hóa ngày càng tăng của những
người mới tham gia trong lĩnh vực sản xuất chi phí thấp. Do đó, các EM như vậy phải
đối mặt với nhu cầu nâng cấp hoạt động của họ để duy trì sự tăng trưởng. Để nâng cao
năng lực, các quốc gia này cần đầu tư vào kiến thức, sự hiểu biết và cũng đầu tư vào
việc tăng cường năng lực của lực lượng lao động. Mặt khác, nguồn nhân lực có tay nghề
hạn chế và hệ thống giáo dục yếu kém phát sinh như một vấn đề lớn ở nhiều EM.
5.1.2. Môi trường đầu tư:
 Những đặc điểm của môi trường đầu tư

 Kinh tế chuyển tiếp: Các thị trường đang nổi đang trong quá trình chuyển từ
nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế thị trường mở. Mặc dù mọi người đều hy vọng kết
quả là chính sách thuận lợi, nhưng cũng có nguy cơ chính trị và tiền tệ tăng lên. 
4
 Dân số trẻ chiếm đông:Các thị trường mới nổi thường có dân số trẻ hơn có
khả năng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng dài hạn bằng cách bổ sung cho người lao động già
và tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, các nhóm trẻ tuổi hơn cũng có thể dẫn đến nguy cơ bất
ổn chính trị gia tăng. 
 Cơ sở hạ tầng kém phát triển: Các thị trường mới nổi đang trong giai đoạn
đầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này thường dẫn đến nhu cầu về chi tiêu của chính phủ
sẽ trở nên khắt khe hơn, từ đó có thể làm cho chi phí cao hơn và ít hiệu quả hơn cho
doanh nghiệp.

 Tăng đầu tư nước ngoài:

 Đối với các thị trường mới nổi có thể thấy việc đầu tư trực tiếp nước
ngoài ngày càng trở nên mạnh mẽ, đây được xem là dấu hiệu tốt cho sự tăng trưởng kinh
tế dự kiến. Tuy nhiên, quá nhiều vốn cũng có thể nhanh chóng dẫn đến một thị trường
khó có thể để điều chỉnh và kiểm soát. 
 Sự phổ biến rộng rãi của các thị trường mới nổi đã làm việc tìm kiếm
và ghi nhớ những thị trường mới nổi trở nên dễ dàng hơn
 Các thị trường mới nổi đại diện cho các nước có tiềm năng tăng
trưởng to lớn, điều này làm cho họ trở thành một thành phần rất quan trọng cho bất kỳ
danh mục đầu tư cân bằng nào

 Các thị trường mới nổi thường có triển vọng tăng trưởng cao hơn,
nhưng có nguy cơ lớn hơn các nước phát triển.

 Hầu hết các chuyên gia tư vấn phân bổ 5% đến 10% cho các thị
trường mới nổi, nhưng các nhà đầu tư nên luôn luôn tư vấn cho cố vấn tài chính của họ
trước khi quyết định đầu tư vào các thị trường mới nổi này.

5
 Mặt hạn chế và tích cực khi nhu cầu đầu tư gia tăng: Nghiên cứu cho thấy,
phần lớn các nước đang phát triển và mới nổi không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư gia tăng,
nhiều nước không được trang bị đầy đủ nguồn vốn để theo kịp xu hướng đô thị hóa và
nhu cầu thay đổi về lao động. Bên cạnh đó, đầu tư được xem là cần thiết cho nỗ lực
giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (tại các nước xuất khẩu hàng
hóa) và của một số khu vực kinh tế không tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại (tại một
số nước nhập khẩu hàng hóa), chuyển sang mô hình tăng trưởng bền vững hơn.
 Một số giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện môi trường đầu tư như
sau:

 Các chuyên gia khuyến nghị, các nhà tạo lập chính sách có thể thúc đẩy đầu
tư một cách trực tiếp thông qua hoạt động đầu tư công, hoặc gián tiếp thông qua việc
khuyến khích đầu tư tư nhân, kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, và tiến hành các biện
pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó, việc tăng
cường đầu tư công vào các công trình hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực sẽ góp phần
thúc đẩy nhu cầu trong giai đoạn ngắn hạn và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn,
đồng thời cần cải thiện môi trường đầu tư và thương mại tư nhân. Đầu tư công cũng sẽ
góp phần thu hẹp chênh lệch về thu nhập và là yếu tố quan trọng khuyến khích đầu tư tư
nhân.
 Về biện pháp gián tiếp, chính sách kinh tế vĩ mô có thể sẽ khuyến khích các
hoạt động đầu tư hiệu quả. Trong đó, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hiệu quả
sẽ góp phần chặn đà suy giảm tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng cao sẽ khuyến khích
đầu tư tư nhân. Mặc dù những chính sách này chỉ mang lại hiệu quả hạn chế, nhưng cần
thiết trong trường hợp chính phủ thiếu nguồn lực để thúc đẩy chi tiêu hay để giảm thuế,
hoặc trong trường hợp tăng trưởng yếu ớt do phải điều chỉnh do nguồn thu từ xuất khẩu
hàng hóa bị suy giảm triền miên.
 Để đảm bảo tăng trưởng đầu tư bền vững, những chính sách đề ra cần được
tiến hành thông qua cải cách cơ cấu, qua đó sẽ khuyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư

6
nước ngoài trực tiếp. Các biện pháp cải cách này bao gồm nới lỏng các rào cản về
thương mại và đầu tư, phối hợp cải cách quản trị và khu vực tài chính, góp phần cải
thiện hiệu quả phân bổ nguồn vốn.
5.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG

Hiện tại, một số nền kinh tế thị trường mới nổi đáng chú ý bao gồm Ấn Độ,
Mexico, Nga, Pakistan và Saudi Arabia. Các thị trường mới nổi được đánh giá là nơi
đến hấp dẫn của các công ty đa quốc gia.

Sức hấp dẫn của thị trường phụ thuộc vào sự đánh giá về các yếu tố: thị trường,
kinh tế và công nghệ, cạnh tranh, môi trường kinh doanh.

 Các yếu tố thị trường

Quy mô của thị trường: Đây là các quốc gia có số lượng dân số lớn, đồng nghĩa
với việc lượng khách hàng lớn, có sức mua cao cung cấp nhiều khả năng tăng doanh số
(mục đích chiến lược chính của nhiều công ty). Chúng góp phần đạt được tính kinh tế
theo quy mô với sản phẩm và marketing, điều đó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
hơn.

Tỉ lệ tăng trưởng của đoạn thị trường: Nhiều công ty chủ động theo đuổi mục tiêu
tăng trưởng, nhiều nhà quản trị marketing tin rằng có thể dễ dàng có tăng trưởng doanh
số ở các thị trường đang tăng trưởng.

Giai đoạn trong quá trình phát triển của lĩnh vực kinh doanh: Với mục tiêu ban
đầu, các thị trường ở giai đoạn mới phát triển hấp dẫn hơn vì chúng có tiềm năng tương
lai và có ít các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

 Các yếu tố kinh tế và công nghệ

Nền kinh tế thị trường mới nổi phát triển theo hướng hòa nhập với toàn cầu, thể
hiện qua việc tăng tính thanh khoản của thị trường vốn và thị trường nợ trong nước, tăng

7
khối lượng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và sự phát triển của các tổ chức
tài chính và pháp lí hiện đại trong nước.

Công nghệ ngày càng được chú trọng ở các quốc gia có thị trường mới nổi này,
nó tạo điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Đồng
thời, công nghệ cũng làm tăng khả năng tiếp cận của con người với tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ qua các phương tiện thông tin và dịch vụ vận chuyển. Các doanh nghiệp luôn
hướng tới giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nên từ đó kết hợp với lực lượng lao động
dồi dào, nhân công giá rẻ và các tiến bộ công nghệ có sẵn, các doanh nghiệp có thể nâng
cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh không
chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước, từ đó tối đa hóa lợi nhuận.

 Các yếu tố cạnh tranh

Tại các thị trường mới nổi là nơi tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới bắt đầu.
Nó cung cấp các cơ hội về:

 Mật độ cạnh tranh: Số lượng các đối thủ cạnh tranh chính trên đoạn
thị trường ảnh hưởng lớn đến sự hấp dẫn của nó.
 Chất lượng cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh tốt đặc trưng bởi
khao khát phục vụ thị trường tốt, các đối thủ cạnh tranh không kiên định và bản
chất phức tạp hơn trong hoạt động cũng làm cho nó ít hấp dẫn.
 Đe dọa của sản phẩm thay thế: Khả năng xuất hiện nhiều sản phẩm
thay thế đáp ứng được nhu cầu của đoạn thị trường sẽ làm cho thị trường đó kém
hấp dẫn với doanh nghiệp.
 Mức độ khác biệt hóa: Các thị trường đang có ít khác biệt giữa các
sản phẩm chào bán có thể sẽ là cơ hội tốt với các công ty có khả năng làm khác
biệt hóa sản phẩm.
 Môi trường kinh doanh

8
Các thị trường mới nổi thường không có những tổ chức điều tiết và quản lí thị
trường đạt được mức độ phát triển giống như trong các nước phát triển.

Hiệu quả thị trường và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kế toán và chứng khoán ở
các thị trường mới nổi nói chung không bằng các nền kinh tế tiên tiến (như Mỹ, Châu
Âu và Nhật Bản), các thị trường này vẫn có cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm ngân hàng,
sàn giao dịch chứng khoán và đồng tiền thống nhất trong nước.

Một khía cạnh quan trọng của các nền kinh tế thị trường mới nổi là chúng dần áp
dụng các cải cách và thể chế giống như các nước phát triển hiện đại, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.

Kết luận : Nhìn chung, các nền kinh tế thị trường mới nổi là những quốc gia có
đang có sự chuyển biến từ kinh tế tiền công nghiệp, kém phát triển, thu nhập thấp sang
một nền kinh tế công nghiệp hiện đại với mức sống cao hơn. Khi mức thu nhập ngày
càng cao, chất lượng cuộc sống cải thiện cho thấy kinh tế phát triển ổn định, các nền
kinh tế thị trường mới nổi là một thị trường đầy tiềm năng.

5.3. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH : HÀN QUỐC (THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI VỚI
TIỀM NĂNG LỚN VỀ DU LỊCH)
5.3.1. Tổng quan về lĩnh vực du lịch của Hàn Quốc
 Giới thiệu chung

Hàn Quốc với tên gọi đầy đủ là Đại Hàn Dân Quốc, một quốc gian nằm ở phía
Nam của bán đảo Triều Tiên. Seoul là thủ đô có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước này. Hàn Quốc là một nước phát triển có
mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF.
Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Ngoài ra, với những
đặc điểm riêng biệt của mình, Hàn Quốc còn được du khách trên thế giới gọi với cái tên
trìu mến khác đó là xứ sở kim chi.

9
Hàn Quốc là quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp du lịch tại Châu Á nói
chung và trên thế giới nói riêng. Hàng năm lượng du khách đến tham quan đất nước này
không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khổng lồ, phát triển đất nước.
Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á,
còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc.

Du Lịch Hàn Quốc đến xứ kimchi - đất nước nổi tiếng với cảnh đẹp và văn hóa
tuyệt vời hấp dẫn du khách bốn phương đi du lịch Hàn Quốc. Seoul sở hữu cung điện
Hoàng gia lộng lẫy, chợ Dong Dae Moon, Nam Dae Moon nhộn nhịp, dễ dàng mua
nhân sâm, mỹ phẩm và thời trang. Những điểm đến nổị tiếng của Hàn Quốc thường
được các du khách nhắc tới như đảo ngọc tình yêu Jeju ngọt ngào cho các đôi uyên ương
– hòn đảo được mệnh danh là “Hawaii của Hàn Quốc”, tháp NamSan – điểm cao thứ 2
của thủ đô Seoul, cung điện Gyeongbokgung – “Tử Cấm Thành” Hàn Quốc hay thiên
đường giải trí Everland, Lotte World, đảo tình yêu Naomi là bối cảnh phim Hàn Quốc
"Bản tình ca mùa đông”, khu làng cổ Bukchon Hanok, thành phố biển BuSan nổi tiếng
trong bộ phim “Train to Busan” – “Chuyến tàu sinh tử” kể về đại dịch Zombie khủng
khiếp hay tới khu phố Gangnam với khu tổ hợp giải trí sầm uất nhất Seoul và cũng là
một phần trong tên bài hát tỷ view Gangnam Style của nghệ sĩ PSY đình đám. Với
những yếu tố hấp dẫn như thế, Hàn Quốc được xem là điểm đến đáng để khám phá trên
thế giới.

 Thị trường kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực du lịch của Hàn Quốc

Trong những năm qua, chính phủ Hàn Quốc đã theo dõi chặt chẽ, không ngừng
đổi mới các chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành du lịch. Hàn Quốc có
chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch và chính sách quảng bá du lịch được thực
hiện với sự tham gia nhiệt tình của doanh nghiệp du lịch đưa Hàn Quốc đã trở thành một
trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á.

Theo báo cáo UNWTO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 19 (8-14/10/2011), tại
Gyeongju, Hàn Quốc, dự kiến sẽ có khoảng 1,8 tỷ lượt khách đi du lịch quốc tế vào năm
10
2030, du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng trong hai thập kỷ tới, thu hút 10% lao động ở các
quốc gia Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… Năm 2017, tổng số khách du lịch quốc tế đến
Hàn Quốc đạt 13,3 triệu lượt, giảm 22,7% so với năm 2016 (17,24 triệu lượt), mặc dù số
liệu khách du lịch quốc tế năm 2016 tăng 30,3% so với năm 2015. Doanh thu từ du lịch
đạt 17,210 triệu USD, GDP trên đầu người của Hàn Quốc là 1.929 USD, dự kiến đến
năm 2030 con số này tăng lên 2.651 USD, đến năm 2050 là 3.539 USD.

Vào cuối tháng 12/2019, một buổi lễ đã được tổ chức tại sân bay quốc tế Incheon,
Hàn Quốc để chào đón vị khách nước ngoài thứ 17,25 triệu đến Hàn Quốc trong năm
2019. Số lượng khách du lịch nước ngoài đến nước này đạt 17,5 triệu trong năm 2019,
vượt qua kỷ lục 17,24 triệu được thiết lập trước đó vào năm 2016, theo Tổ chức Du lịch
Hàn Quốc (KTO). Một người nước ngoài đến đây sau mỗi 1,8 giây trong suốt một năm.
Hoặc 118 chiếc máy bay chở 407 người nước ngoài hạ cánh ở nước này mỗi ngày trong
một năm.

KTO ước tính rằng quốc gia này sẽ đạt doanh thu du lịch hàng năm là 25,1 nghìn
tỷ won (21,6 tỷ USD). Ngành du lịch dự kiến sẽ tạo ra sản lượng trị giá 46.000 tỷ won
và 460.000 việc làm. Những ước tính này làm cho ngành du lịch trở thành một điểm
sáng hiếm hoi cho nền kinh tế Hàn Quốc vốn đã gặp khó khăn do xuất khẩu giảm cũng
như nhu cầu trong nước yếu.

Ngành công nghiệp du lịch bùng nổ có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế. Hệ số kích
thích việc làm của ngành - trong đó đề cập đến số lượng việc làm mới được tạo ra bởi
một lượng đầu tư nhất định, nhiều hơn gấp đôi so với ngành sản xuất. Hơn nữa, sự phát
triển của ngành công nghiệp du lịch cũng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
địa phương. Người Hàn Quốc cũng có thể hưởng lợi từ các doanh nghiệp phát triển
mạnh về văn hóa, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Các doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh đầu tư, quảng bá văn hóa qua điện ảnh, âm
nhạc để xúc tiến sức mạnh quốc gia, quảng bá du lịch hiêu quả. Vì Hàn Quốc đang tạo
ra một tầm ảnh hưởng khó thể giảm sút trong thị trường phim ảnh, âm nhạc thế giới.
11
Nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc đang phát triển như vũ bão tự tin đem văn hóa Hàn
Quốc đến với công chúng. Quảng bá văn hóa, du lịch qua phim ảnh, âm nhạc cũng đồng
thời là công cụ của ngoại giao văn hóa, giúp tăng cường sức mạnh mềm trong sức mạnh
tổng thể của một quốc gia, cũng như phát triển tiềm lực du lịch của Hàn Quốc.

 Dự báo thị trường du lịch đến năm 2022:

– Tăng số lượng khách của các thị trường Nhật Bản, Trung Đông, Trung Quốc
và các vùng lãnh thổ từ 6,4 triệu lượt năm 2007 lên 8,5 triệu lượt.

– Tăng số lượt khách quay trở lại từ 7 triệu lên 15 triệu lượt.

– Tỷ lệ khách du lịch đi lẻ tăng từ 75% lên 80%.

– Thu nhập từ du lịch tăng từ 17 nghìn tỷ Won (15,42 tỷ USD) lên 28 nghìn tỷ
Won (25,40 tỷ USD).

– Tăng thứ hạng năng lực cạnh tranh về du lịch và lữ hành từ 19 (2016) lên 15

– Tăng chi tiêu xúc tiến du lịch từ 25% lên 30%

– Cải cách ngành Du lịch, chú trọng tới việc tăng cường hiệu lực của các quy
định

– Huy động kinh phí cho quỹ phát triển du lịch lên tới 150 nghìn tỷ Won

– 800 công ty cung cấp dịch vụ du lịch mới của tương lai

 Thị trường du lịch trong tình hình đại dịch Covid-19

Doanh thu của ngành du lịch Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất 9 năm do
ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Cụ thể, dữ liệu từ Viện Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc cho hay, doanh thu từ
khách du lịch nội địa đạt 729,8 triệu USD trong tháng 3/2020, giảm 67% so với cùng kỳ
năm trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2011.

12
Đại dịch đã khiến ngành du lịch toàn cầu “đóng băng” vào tháng 3/2020, dẫn đến
lượng khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc và ngược lại đều sụt giảm. Các biện pháp
giãn cách xã hội của Chính phủ Hàn Quốc cũng khiến nhu cầu du lịch nội địa suy yếu.
Số lượng khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc trong tháng 3 năm nay đã giảm gần
95% so với cùng kỳ năm 2019.

Đại dịch cũng đã “tàn phá” các công ty lữ hành Hàn Quốc. Doanh thu của công ty
du lịch lớn nhất Hàn Quốc HanaTour đã giảm xuống gần như bằng 0 vào tháng 3/2020,
khi nhu cầu đối với các tour du lịch nước ngoài giảm hơn 99%

5.3.2. Cơ hội và thách thức


 Cơ hội

 Làn sóng Hàn Quốc có tác động trực tiếp trong việc khuyến khích đầu tư
trực tiếp nước ngoài ngược lại nước này thông qua nhu cầu lớn về sản phẩm và chất
lượng dịch vụ du lịch, đặc biệt là từ Trung Quốc và Nhật Bản.

 Ngành du lịch Hàn Quốc được phát triển, quảng bá và thúc đẩy bởi nhiều
yếu tố, bao gồm sự phổ biến của nhạc K-pop và phim truyền hình (đặc biệt là tại các khu
vực Đông Á và Đông Nam Á), văn hóa truyền thống, ẩm thực và cảnh quan môi trường
tự nhiên.

 Số lượng điểm đến trên toàn thế giới ngày càng tăng đã mở cửa, và đầu tư
vào du lịch, biến nó thành động lực chính của tiến bộ kinh tế - xã hội thông qua việc tạo
ra việc làm và doanh nghiệp, doanh thu xuất khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng

 Để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch Hàn Quốc, Bộ
Du lịch đã tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch lớn, xây dựng sản phẩm du
lịch biển, kết hợp với MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ
chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác) và du lịch
chăm sóc sức khỏe tới năm 2050 là 3.539 USD.

13
 Sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự phát
triển của ngành dịch vụ du lịch, trong đó phải kể đến sân bay quốc tế Incheon, cùng với
Sân bay quốc tế Hồng Kông và sân bay Changi, đã trở thành những trung tâm vận tải
quan trọng ở châu Á.

 Sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh rầm rộ trên khắp thế giới rong
những năm gần đây. Hàn Quốc tập trung vào việc sử dụng hình ảnh các nhóm nhạc, ca
sĩ, diễn viên nổi tiếng để quảng bá văn hóa, cảnh đẹp, cũng như giới thiệu về con người
Hàn Quốc. Chiến lược này đã mang lại những kết quả thật sự ấn tượng, đưa Hàn Quốc
đến với nhiều người hơn.

 Những thế mạnh của du lịch Hàn Quốc là văn hoá, giao thông đi lại thuận
tiện. Tính hiện đại và đa dạng của các khu vui chơi giải trí, đặc biệt là ngành công
nghiệp giải trí (điện ảnh, truyền hình, âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn).

 Hàn Quốc được biết đến với khẩu hiệu ‘Dynamic Korea’ (Hàn Quốc năng
động). MICE cũng là một thế mạnh của ngành dịch vụ Hàn Quốc.

 Thách thức:

 Điểm yếu và cũng là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của du lịch Hàn
Quốc là ngôn ngữ. Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính thống duy nhất được sử dụng tại Hàn
Quốc. Tiếng Anh và một số thứ tiếng khác như tiếng Trung, tiếng Nhật cũng được sử
dụng với phạm vi nhỏ hẹp và chỉ ở các trung tâm du lịch, các cơ sở lưu trú cao cấp.

 Cần đặt trọng tâm cho nhiệm vụ quảng bá du lịch và chiến lược Phát triển
Du lịch Quốc gia, trong đó tăng cường hơn nữa sự tham gia của công chúng vào phát
triển du lịch và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo nghề và cấp chứng chỉ trong
ngành Du lịch.

 Hình ảnh Hàn Quốc đa dạng được thể hiện trong kế hoạch quảng bá khác
nhau cho các thị trường chiến lược.

14
 Tạo điều kiện thuận lợi cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, đặc biệt thu
hút đối tượng khách có khả năng chi trả cao và chú trọng vào các thị trường đang nổi
khác.

 Xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao để phục vụ khách du lịch cao
cấp

 Xây dựng sản phẩm du lịch gắn với làn sóng Hàn Quốc, lựa chọn “Nhóm
sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe”. Ngành công nghiệp sáng tạo sẽ trở thành một
ngành mang lại giá trị tạo thêm cho du lịch.

5.3.3. Đánh giá và bài học


 Đánh giá tình hình kinh doanh và đầu tư của ngành Du lịch Hàn Quốc:

Để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch Hàn Quốc, Bộ Du
lịch xác định tầm quan trọng của việc hoạch định thể chế, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh
nghiệp du lịch lớn, xây dựng sản phẩm du lịch biển và du lịch chăm sóc sức khỏe. Bộ
Du lịch cũng đã xây dựng chính sách thu hút nhiều hơn khách du lịch đến các vùng để
hỗ trợ nền tảng phát triển vững chắc hơn cho du lịch địa phương. Hàn Quốc xây dựng
sản phẩm đặc trưng cho quốc gia là du lịch gắn với văn hóa truyền thống, tìm kiếm và
tái tạo những tiềm năng văn hóa độc đáo trở thành sản phẩm du lịch có chất lượng cao.

 Công tác quảng bá và marketing du lịch Hàn Quốc hiện nay

– Tổ chức các hội chợ du lịch quốc tế và các sự kiện quảng bá du lịch

– Xây dựng chiến lược thị trường mới, chú trọng thị trường trọng điểm là Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Kazakhstan… và các thị trường chi trả cao như
Trung Đông và Nga. Đặc biệt, tăng cường các hoạt động trao đổi du lịch giữa Hàn Quốc
– Trung Quốc – Nhật Bản

15
– Quản lý chặt chẽ các thị trường đang có xu hướng phát triển nhanh như thị
trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, có kế hoạch xây dựng thương hiệu chung “Visit East
Asia”

– Phát triển nội dung các loại hình du lịch dựa vào văn hóa “Làn sóng Hàn
Quốc”

– Phát triển các loại hình sản phẩm du lịch gắn với đạo Hồi, như nhà hàng phục
vụ người theo Hồi giáo với các bàn, kệ cầu nguyện…

– Phát triển các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe vì sản phẩm có tính cá biệt
hóa đối với từng cá nhân và vì vậy chi tiêu của khách tương đối cao.

– Có chiến lược quảng bá ở nước ngoài, khai thác lợi thế của các sự kiện giao
lưu với các quốc gia khác, như sự kiện Thế vận hội mùa đông châu Á

– Xây dựng hình ảnh theo chủ đề cho mỗi thị trường khác nhau theo chu kỳ 2
năm/ lần

– Tận dụng công cụ truyền thông kỹ thuật số và đa dạng hóa quảng cáo ở các
vùng khác nhau

– Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch (Bộ Tư pháp) thực hiện việc cải
thiện thủ tục cấp visa như mẫu đăng ký đơn giản cho các chuyến du lịch khuyến thưởng,
ngoại giao, sinh viên các trường đại học danh tiếng trên thế giới, nhân viên các tập đoàn
của các quốc gia Đông Nam Á, các quốc gia OECD… Đồng thời, cải tiến thủ tục nhập
cảnh, xuất cảnh dễ dàng, tự động hóa cao.

 Có chính sách cấp visa điện tử cho các thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á,
bao gồm Indonesia, Việt Nam và Philippines

   – Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng cho ngành
Du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch thông minh, doanh nghiệp

16
số để tạo ra sản phẩm du lịch hội tụ của tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp
với CMCN 4.0

   – Nâng cao năng lực quản trị chặt chẽ, nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi
phạm luật Du lịch, ví dụ không cho phép phá giá thị trường…

   – Cải thiện điều kiện giao thông xuyên biên giới, các đường bay, và quảng bá
chính sách tự do hóa hàng không

   – Có chiến lược xây dựng mô hình hợp tác đa phương về phát triển du lịch,
trong đó, chú trọng kênh đối tác với các tổ chức như UNWTO, PATA, Ủy ban Du lịch
của OECD, APEC, và ASEAN…

   – Chủ động trong vai trò chủ chốt thu hút các chuyên gia du lịch, các hội nghị,
hội thảo cho ngành Du lịch

   – Phổ biến thông điệp mô hình phát triển du lịch thành công của Hàn Quốc đến
từng công ty, viện nghiên cứu của Hàn Quốc.

   – Thúc đẩy các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (ODA) để tăng cơ hội đầu tư

   – Hiệp hội du lịch Hàn Quốc quảng bá du lịch thông qua chương trình phát sóng
các buổi hòa nhạc K-Pop, phim truyền hình Hàn Quốc, gặp gỡ các ngôi sao, người nổi
tiếng Hàn Quốc, gắn với trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Hàn Quốc.

   – Phát triển thị trường dựa trên sự lớn mạnh của công ty tư nhân và thúc đẩy mô
hình quảng bá du lịch dựa trên mối quan hệ đối tác công tư.

   – Cộng đồng khởi nghiệp Hàn Quốc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thành
lập “Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiềm năng” (tourism venture incubation
Center), với các dịch vụ tư vấn phù hợp (quản lý tài chính, pháp lý, marketing…)

 Bài học phát triển ngành du lịch từ Hàn Quốc

Trong những năm qua, Hàn Quốc có những chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm
du lịch và chính sách quảng bá du lịch được thực hiện với sự tham gia nhiệt tình của
17
doanh nghiệp du lịch đã đưa Hàn Quốc trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn
hàng đầu châu Á. Một số chính sách nổi bật có thể kể đến như:

 Sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh, âm nhạc rầm rộ trên khắp thế
giới trong những năm gần đây: Hàn Quốc tập trung vào việc sử dụng hình ảnh các
nhóm nhạc, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng để quảng bá văn hóa, cảnh đẹp, cũng như giới thiệu
về con người Hàn Quốc. Chiến lược này đã mang lại những kết quả thật sự ấn tượng,
đưa Hàn Quốc đến với nhiều người hơn. Các nhà chức trách nhìn nhận một sự thật rằng
khách đến Hàn Quốc là vì chính hoạt động giải trí của đất nước này, hơn là vì những lí
do cá nhân hay chi phí vé máy bay rẻ. Hơn thế nữa, các nhà sản xuất phim truyền hình
Hàn Quốc cũng đã khéo léo đưa vào những bộ phim của mình những địa danh nổi tiếng
của Hàn Quốc. Đây thực sự là một chiến lược vừa phát triển nền công nghiệp điện ảnh,
vừa mở rộng thì trường du lịch cho khách tham quan quốc tế một cách hiệu quả của Hàn
Quốc, dịch vụ Du lịch Hàn Quốc giá rẻ cũng đang nở rộ.
 Sự kết hợp đặc biệt: Hàn Quốc chú trọng phát triển du lịch hòa hợp giữa
thiên nhiên và nhân tạo, của cái cũ và cái mới, du lịch Hàn Quốc còn duy trì lượt khách
du lịch tái hồi khi luôn làm mới chính mình, thường xuyên đầu tư trong việc khai thác
những tiềm năng mới của những điểm du lịch vốn có
 Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc: Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đặc trưng của
một đất nước vùng ôn đới, Hàn Quốc có một nền văn hóa ẩm thực khá phong phú và hấp
dẫn. Thực khách đến Hàn Quốc không chỉ để ngắm những bức tranh thiên nhiên ở đây,
mà còn để thưởng thức nét tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người dân đất nước này.
Do điều kiện khí hậu thuận lợi ở Hàn Quốc người ta nuôi trồng và sản xuất được rất
nhiều loại thực phẩm theo mùa – chẳng hạn như các loại hạt, các loại đậu, rau củ quả và
hải sản. Cũng bởi vậy người Hàn nổi tiếng với rất nhiều món ăn từ các thực phẩm kể
trên, với cách chế biến và bảo quản đặc biệt như các loại nước chấm, kimchi, hải sản
muối…

 Giải pháp cho ngành du lịch Việt Nam


18
Để phát huy những tiềm năng lợi thế, khắc phục những tồn tại hạn chế đang níu
đà tăng trưởng của ngành du lịch, thời gian tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp
sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

 Cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành
phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cần quy hoạch sắp
xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí…,quản lý
chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách, nâng cao ý thức phục vụ trong
kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
 Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và
dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng
bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch
,xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nhận diện du lịch quốc gia có chiều sâu và tầm cao.
 Đẩy mạnh liên kết với các nước trong khu vực, khai thác triệt để tuyến
hành lang Đông - Tây, hình thành các tour, tuyến du lịch chung như: chương trình giữa
Việt Nam - Campuchia - Lào, tuyến đường bộ 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan để đa
dạng hoá sản phẩm, nâng cao sức hấp dẫn, thu hút khách từ các nước ASEAN và khách
du lịch từ nước thứ ba vào ASEAN nối tour sang Việt Nam.

Thứ hai, xây dựng môi trường du lịch nhân văn, bền vững.

 Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã
hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch, tăng cường tuyên truyền, phổ
biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng
phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi
trường…

19
 Tăng cường quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cung
cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua internet và hệ thống các ấn
phẩm quảng bá du lịch.

Thứ ba, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hài hòa các mục tiêu
phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

 Chú trọng nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung
ương đến địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn,thực hiện quản lý theo quy hoạch gồm: quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo các vùng, địa phương, quy hoạch các khu du
lịch tổng hợp và khu du lịch chuyên đề, để tập trung thu hút đầu tư phát triển theo hướng
bền vững.
 Trước khi phát triển ngành, lĩnh vực khác, Nhà nước cần có những đánh giá
tác động đối với ngành Du lịch để từ đó có sự lựa chọn ưu tiên phát triển ngành nào dựa
trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

Thứ tư, đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch.

 Ngành du lịch cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách và các cơ chế quản
lý về phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân
lực du lịch, bảo đảm thống nhất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội
nhập.
 Các trường học và DN cần trang bị cho nhân lực du lịch những kiến thức về
hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp
quốc tế…

Thứ năm, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch.

 Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch, phát
triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi

20
giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm, đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông
Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Đông Âu...
 Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào
thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm, quảng bá
du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia, phù hợp với các mục tiêu đã xác định, gắn
xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.
 Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở thương hiệu du
lịch vùng, địa phương, DN và thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó cần chú trọng phát
triển những thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, tăng cường
sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương để đảm bảo hiệu ứng thống nhất. 

21

You might also like