You are on page 1of 5

BÀI TẬP CHƯƠNG 12

1. Nếu như thu nhập thực trên đầu người tăng 2%/năm, thì thu nhập trên đầu
người sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm
=> Sai, vì nếu như thu nhập thực trên đầu người tăng 2%/năm, thì thu nhập trên đầu
người sẽ tăng gấp đôi trong vòng 35 năm
2. Cả mức sống mà tốc độ tăng GDP thực/người là khác nhau giữa các quốc
gia.
=> Đúng
3. Nếu các quốc gia có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng chút chút, thì các quốc gia với
thu nhập thấp có thể bắt kịp các quốc gia nghèo trong vòng 10 năm.
=> Sai, vì ếu các quốc gia có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng chút chút, thì các quốc gia với
thu nhập thấp chưa chắc bắt kịp các quốc gia nghèo trong vòng 10 năm.
4. Năng suất được đo lường số giờ lao động chia cho sản lượng
=> Sai, vì Năng suất được đo lường sản lượng chia số giờ lao động
5. Indonesian là ví dụ về nước có mức sống thấp hơn Mỹ bởi vì họ có năng suất
thấp hơn
=> Đúng
6. Giống như vốn vật chất, vốn nhân lực là yếu tố của quá trình sản xuất
=> Đúng
7. Vốn nhân lực là thuật ngữ mà các nhà kinh tế sử dụng để chỉ kiến thức và kỹ
năng mà người lao động đạt được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh
nghiệm
 Đúng
8. Việc gia tăng vốn nhân lực/lao động và vốn vật chất/lao động làm tăng năng
suất
=> Đúng
9. Rừng là ví dụ của tài nguyên không thể tái sinh
=> Sai. Rừng là ví dụ của tài nguyên không thể tái sinh
10.Dầu hỏa là ví dụ của dạng tài nguyên không thể tái sinh
=> Đúng
11.Điều đó có thể xảy ra đối với 1 quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên
nhiên nhưng vẫn có mức sống cao
=> Đúng
12.Suất sinh lợi không đổi theo quy mô là một điểm trên hàm sản xuất mà ở đó
việc tăng thêm đầu vào sẽ không làm tăng thêm sản lượng đầu ra
=> Sai, vì việc tăng thêm đầu vào sẽ không làm tăng thêm sản lượng đầu ra theo tỷ lệ tương
đương
13.Khi vốn trên lao động tăng, sản lượng trên mỗi lao động tăng. Tuy nhiên,
việc tăng thêm sản lượng trên lao động sẽ nhỏ hơn mức độ lớn hơn của việc
tăng vốn trên mỗi lao động
=> Đúng
14.Hiệu ứng bắt kịp liên quan đến ý tưởng là các nước nghèo, mặc dù là họ đã
nổ lực rất nhiều thì cũng không bao giờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế
như các nước giàu.
 Sai , vì hiệu ứng bắt kịp liên quan đến ý tưởng là các nước nghèo nếu h
Nỗ lực rất nhiều thì sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế.
như các nước giàu.
15.Giả sử suất sinh lợi không đổi theo quy mô, nếu các yếu tố khác của 2 quốc
gia là giống nhau, thì một nước nghèo hơn thì sẽ tăng trưởng nhanh hơn
=> Đúng
16.Các thức khác là giống nhau, đầu tư nội địa sẽ làm gia tăng GDP thực của
quốc gia hơn là đầu tư nước ngoài
=> Sai, vì đầu tư nước ngoài sẽ làm gia tăng GDP thực của quốc gia hơn là đầu tư nội địa.
17.Việc gia tăng vốn sẽ gia tăng năng suất chỉ khi nếu nó được mua bán và hoạt
động bởi cư dân trong nước
=> Sai
18.Đầu tư vào vốn nhân lực là có chi phí cơ hội, tuy nhiên đầu tư vào vốn vật
chất thì không có chi phí cơ hội
=> Sai, vì đầu tư vào vốn nhân lực là có chi phí cơ hội, tuy nhiên đầu tư vào vốn vật chất thì
cũngcó chi phí cơ hội
19.Mọi thức khác giống nhau, các yếu tố sản xuất của một nền kinh tế sẽ được
sử dụng hiệu quả hơn nếu như quyền sở hữu tài sản được tôn trọng
=> Đúng
20.Một quốc gia mà hệ thống tòa án ít tham nhũng và chính phủ ổn định hơn thì
sẽ làm gia tăng mức sống của người dân nước đó
=> Đúng
21.Các nhà kinh tế tin rằng chính sách hướng nội sẽ làm tăng trưởng kinh tế
nhiều hơn là chính sách hướng ngoại
=> Sai, vì các nhà kinh tế tin rằng chính sách hướng ngoại sẽ làm tăng trưởng kinh tế nhiều
hơn là chính sách hướng nộ
22.Các nhà kinh tế tin rằng chính sách giúp giảm thiểu hàng rào giao thương sẽ
giúp kinh tế tăng trưởng nhanh hơn
=> Đúng
23.Trong các quốc gia nơi mà phụ nữ bị phân biệt đối xử thì các chính sách giúp
tăng tỷ lệ thành công nghề nghiệp và cơ hội học vấn cho phụ nữ thì sẽ giúp
làm giảm tỷ lệ sinh
=> Đúng
24.Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng quốc gia đó tạo ra hàng
hóa và dịch vụ.

 Đúng

BÀI TẬP CHƯƠNG 13

1. Hệ thống tài chính kết hợp đầu tư và tiết kiệm, là những yếu tố quan trọng
quyết định GDP thực trong dài hạn
=> Đúng
2. Khi các nhà kinh tế đề cập đến đầu tư, họ định nghĩa đó là việc mua bán trái
phiếu và cổ phiếu và các loại hình tiết kiệm khác
=> Sai, mua bán trái phiếu và trái phiếu là tiết kiếm chứ không phải đầu tư.
3. Ngân hàng và quỹ tương hỗ là các ví dụ thị trường tài chính
=> Sai, ngân hàng và quỹ tương hỗ là các trung gian tài chính
4. Hầu hết các chủ doanh nghiệp tài trợ cho việc mua sắm tài sản vốn thực bằng
cách sử dụng tiết kiệm của họ
=> Sai, Hầu hết các chủ doanh nghiệp tài trợ cho việc mua sắm tài sản vốn thực bằng
cách huy động vốn
5. Khi một doanh nghiệp muốn vay mượn trực tiếp từ công chúng để tài trợ cho
mua sắm thiết bị mới, thì họ làm bằng cách việc phát hành trái phiếu.
=> Đúng
6. Mọi thức khác là giống nhau thì trái phiếu của công ty thông thường đường
trả lãi suất cao hơn trái phiếu của chính phủ Mỹ
=> Đúng
7. Khi mà doanh nghiệp trục trặc về tài chính thì chủ sở hữu trái phiếu được ưu
tiên trả nợ trước chủ sở hữu cổ phiếu.
=> Đúng
8. Một cách chung nhất, nếu một người bắt đầu kỳ vọng công ty có được lãi
suất trong tương lai cao hơn thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm
=> Sai, vì một cách chung nhất, nếu một người bắt đầu kỳ vọng công ty có được lãi
suất trong tương lai cao hơn thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ tăng
9. Nếu một người bắt đầu bi quan vì thu nhập tương lai của công ty Hyde Park
Jazz Studio, thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm
=> Đúng
10.Phát biểu rằng tiết kiệm quốc gia thì bằng với đầu tư đối với một nền kinh tế
đóng là phát biểu cho 1 đồng nhất thức
=> Đúng
11.Tiết kiệm quốc gia bằng Y-T-C
=> Sai, tiết kiệm quốc gia là Y-C-G
12.Tiết kiệm chính phủ bằng T-G, trong khi tiết kiệm tư nhân bằng Y-T-C
=> Đúng
13.Tiết kiệm chính phủ bằng với tiết kiệm quốc gia trừ đi tiết kiệm tư nhân
=> Đúng
14.Trong nền kinh tế đóng, đầu tư phải bằng tiết kiệm tư nhân
=> Sai, đầu tư bằng tiết kiệm tư nhân cộng tiết kiệm chính phủ

15.Tưởng tượng một nền kinh tế đóng, đầu tư là 10.000$ và thâm hụt ngân sách
chính phủ là 2.500$, thì tiết kiệm tư nhân phải bằng 12.500$
=> Đúng
16.Giả sử một nền kinh tế đóng có GDP là 5 tỷ USD, tiêu dùng là 3 tỷ USD và
chi tiêu chính phủ là 1 tỷ USD. Khi đó đầu tư và tiết kiệm quốc gia là 1 tỷ USD
=> Đúng
17.Joans sử dụng thu nhập của cô ấy để mua cổ phần của quỹ tương hỗ. Các nhà
kinh tế vĩ mô gọi hành động của Joan là đầu tư
=> Sai, vì đây là hành động tiết kiệm
18.Đường cầu vốn vay đến từ tiết kiệm và đường cung vốn vay đến từ đầu tư
=> Sai, đường cầu vốn là cho đầu tư, đường cung vốn là tiết kiệm
19.Khi chính phủ thâm hụt ngân sách gia tăng thì dẫn đến tiết kiệm quốc gia
giảm, lãi suất tăng và đầu tư giảm
=> Đúng
20.Thuật ngữ lấn át/ hất ra/ chèn ép để chỉ đến sự giảm lãi suất gây ra do thặng
dự ngân sách
=> Sai, là do thâm hụt ngân sách gây ra
21.Việc gia tăng cầu đối với vốn vay làm tăng lãi suất cân bằng và giảm lượng
tiết kiệm cân bằng.
=> Sai, cầu vốn vay tăng, lãi suất tăng làm lượng tiết kiệm tăng lên
22.Thuật ngữ vốn có thể cho vay đề cập đến tất cả thu nhập mà không được sử
dụng cho tiêu dùng hoặc cho chi tiêu chính phủ
=> Đúng
23.Khi mà chính phủ của một quốc gia chuyển đổi tình trạng từ thâm hụt ngân
sách sang thặng dư ngân sách, thì tương lai tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế là
được cải thiện,
 Đúng

You might also like