You are on page 1of 2

Đánh giá:

 Tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao nhất ở khu vực ASEAN với mức 5,99%/năm nhưng
không đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra (6,5-7%/ năm). Có thể là do Dịch bệnh Covid 2019-
2020 đã ảnh hưởng đến tốc độ tặng trưởng nền kinh tế khi:

+ Không xuất hàng hóa ra thị trường nước ngoài => Lượng cầu giảm => Doanh thu của
doanh nghiệp thấp => Không chi trả nổi các khoản chi phí cố định ( giá thuê đất, lương nhân công,…)
=> Các nhà máy, xí nghiệp đóng cửa => cắt giảm nguồn lao động

+ Kinh tế khó khăn => Cắt giảm nhân sự => thất nghiệp => người lao động cắt giảm chi
tiêu => cầu giảm => cung giảm => kinh tế kém phát triển do có ít lượng tiền được đẩy ra thị trường

 Nhưng chính phủ đã hỗ trợ các hộ gia đình tiền trợ cấp để vừa giúp người dân vượt qua giai
đoạn khó khăn trong sinh hoạt cũng như bình thường hóa giao thương, phục hồi nền kinh tế
và duy trì một lượng tiền nhất định trong thị trường
 Năm 2016-2020: Việt Nam là một quốc gia phát triển mạnh trong lĩnh vực nông lâm, thủy
sản nên ngành này đóng góp vào GDP cao nhất là 14,85%GDP , tiếp đến là công nghiệp xây
dựng 33,72%GDP, khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
chiếm 9,8% => mức GDP tương đối ổn định so với các quốc gia ASEAN khi năm 2019-2020
diễn ra dịch bệnh Covid 19 làm đình trệ nền kinh tế

Nguồn: Số liệu được tham khảo từ gso.gov.vn

Nguyên nhân kinh tế việt nam phát triển chưa bền vững

11 Tăng trưởng nóng: Nhận thức sai lầm về kiến thức kinh tế nông nghiệp, trồng trọt của bà
con khi tình trạng “Trồng chặt, chặt trồng” mãi là một vòng tuần hoàn. Ví dụ: Khi thị trường
cần nhiều nguồn hàng, giá thị trường đột biến tăng cao như quả dứa ( quả thơm, khóm) để
xuất khẩu và mua bởi các thương lái Trung Quốc, người dân sẽ tăng cường trồng trọt quả
dứa mà chặt đi những cây tiêu, cây điều nhưng khi thương lái từ chối mua ( do chưa kí hợp
đồng nên không có tính chất pháp lý và nghĩa vụ với đơn hàng) sẽ gây ra tình trạng dư thừa
sản phẩm dứa trong nước mà thiếu hụt tiêu, điều => Quả dứa rớt giá nhanh chóng nhưng
cây tiêu, điều lại có giá cao do thiếu lượng cung ra thị trường ( Nguồn: Truyền hình nhân dân
-2018)
12 Chưa khơi dậy được kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài: Các doanh nghiệp tư nhân
có nguồn vốn chưa nhận được sự hỗ trợ của chính phủ - Ví dụ Hãng hàng không Vietjet vẫn
phải phụ thuộc hàng không doanh nghiệp độc quyền nhà nước như khu bảo dưỡng, suất ăn,
đường bay,….=> Không được độc lập tự chủ - kiềm hãm việc kích cầu kinh tế đến mỗi vùng
lãnh thổ trên Việt Nam ( Dữ liệu 2018: Kinh tế tư nhân: 43% GDP - mục tiêu chính phủ: 50-
60% GDP)
13 Doanh nghiệp tư nhân:
 Khó tiếp cận ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Việt Nam: Dư nợ công ty: 8,5%GDP –>
thấp, Các nước trong khu vực 22%GDP)
 Không có môi trường pháp lý
14 Áp lực về cơ sở hạ tầng: Theo khảo sát quốc tế để làm 1km đường 2 làn ở nước ngoài cần
500 ngàn đô la mỹ nhưng con số này tăng lên rất lớn khi được xây dựng ở Việt Nam do
đường xá ở Việt Nam gồ ghề, núi đá nhiều, không bằng phẳng => Khó có thể đưa ra con số
chính xác về chi phí thi công cơ sở hạ tầng đường bộ => Không kêu gọi được các nguồn vốn
đầu tư, thi công.
Nguồn VTV24
15 Những áp lực về nền kinh tế số: sự phát triển của AI trên các nền kinh tế thế giới, cắt giảm
nhân sự cơ bản, công việc tuần hoàn mà có thể thay thế bởi những máy móc hiện đại, Robot
=> GDP giảm

Khắc phục

1) Tập trung vào 4 xu hướng lớn


 Hình thái thương mại lớn
 Già hóa dân số
 Nền kinh tế tri thức
 Biến đổi khí hậu
2) Tăng trưởng nóng: Tạo ra các buổi trao đổi kiến thức, kỹ năng giải đáp thắc mắc cho
bà con nông dân. Tuyên truyền không chạy theo thị trường mà cân bằng giữa các
sản phẩm nông nghiệp trong thị trường, sản xuất, trồng trọt và cung ứng hàng hóa
dựa trên hợp đồng lâu dài để tránh tình trạng lừa đảo đẫn đến dư thừa sản phẩm
3) Doanh nghiệp tư nhân: Tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài có
đủ các điều kiện về nguồn vốn, năng lực, khả năng pháp lý, để phát triển nền kinh tế
quốc gia bền vững
4) thương mai hạ tầng: Lập ra một khối ngành dự đoán kinh tế của doanh nghiệp tư
nhân về chi phí cơ sở hạ tầng nhằm phán đoán rủi ro, cung cấp đầy đủ các nguồn dữ
liệu… ít tiêu tốn nhiều ngân lượng trong ngân sách quốc gia
5) Nền kinh tế số: Đào tạo chuyên nghiệp các kĩ sư rành nghề, các công việc khó có thể
thay thế bởi Robot, đào tạo kĩ năng chuyên sâu và tạo ra nhiều cung ứng cho xã hội
6) Nguồn: Truyền hình Nhân dân

You might also like