You are on page 1of 3

CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT

1. Khi chỉ số giá tiêu dùng giảm, thì hộ gia đình sẽ sử dụng ít tiền hơn mà vẫn duy trì mức
sống như cũ ĐÚNG
2. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ lạm phát để mô tả tình trạng mà mức giá tổng quát của
cả nền kinh tế đang tăng lên ĐÚNG
3. Lạm phát có thể được đo lường bằng việc sử dụng chỉ số khử lạm phát GDP hoặc chỉ số
giá tiêu dùng ĐÚNG
4. Chỉ số CPI đo lường tất cả chi phí hàng hóa và dịch vụ được mua bởi 1 người tiêu dùng
điển hình ĐÚNG
5. Rổ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính toán CPI thay đổi hàng tháng SAI (để tính
CPI phải cố định giỏ hàng hoá để tính chỉ số giá)
6. CPI năm 2008 được tính bằng cách chia giá của rổ hàng hóa và dịch vụ trong năm 2008
cho giá của rổ hàng hóa và dịch vụ trong năm cơ sở, sau đó đem nhân cho 100. ĐÚNG
7. CPI luôn bằng 1 trong năm cơ sở ĐÚNG
8. Nếu CPI của năm hiện hành là 140, thì khi đó mức giá đã tăng lên 40% so với năm cơ sở
ĐÚNG
9. Nếu CPI năm hiện hành là 90, thì mức giá đã giảm 10% so với năm cơ sở ĐÚNG
10.Nếu CPI của 2005 là 110 và CPI của 2006 là 121, thì tỷ lệ lạm phát trong năm 2006 là
11% ĐÚNG

11. Chỉ số giá sản xuất đo lường chi phí rổ hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các doanh
nghiệp hơn là người tiêu dùng. SAI (chỉ số giá sản xuất đo lường chi phí rổ hàng hóa và dịch
vụ được mua bởi người tiêu dùng điển hình, không có các doanh nghiệp)
12. Mục tiêu của chỉ số giá tiêu dùng là để đo lường thu nhập cần tăng thêm bao nhiêu để duy
trì mức sống như cũ. ĐÚNG
13. Thiên vị thay thế xảy ra bởi vì chỉ số CPI không tính đến khả năng thay thế của người tiêu
dùng hướng đến các hàng hóa có mức giá tương đối rẻ hơn. ĐÚNG
14. Thiên vị thay thế làm cho chỉ số CPI đánh giá dưới mức sự gia tăng chi phí sống từ năm
này qua năm khác. SAI (thiên vị thay thế phóng đại sự gia tăng chi phí sinh hoạt qua các
năm)
15. Khi mà sản phẩm mới được giới thiệu, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn và điều
đó dẫn đến sự gia tăng chi phí để duy trì mức sống giống như cũ. SAI (sự giới thiệu hàng hóa
mới làm giảm chi phí để duy trì mức phúc lợi kinh tế như trước)
16.CPI không phản ánh sự gia tăng giá trị của đồng tiền mà bắt nguồn từ việc giới thiệu các
sản phẩm mới. SAI (vì CPI mặc dù không phản ánh sự gia tăng giá trị của đồng tiền nhưng
nó không bắt nguồn từ việc giới thiệu sản phẩm mới mà phần lớn các sản phẩm trong giỏ
hàng thường là cố định trong thời gian tính toán CPI.)

17.Nếu chất lượng của hàng hóa kém đi từ năm này so với năm tiếp theo trong khi giá của nó
vẫn không hay đổi, thì giá trị của đồng tiền bị giảm xuống. SAI (vì nếu chất lượng hàng hóa
kém đi từ năm này so với năm tiếp theo thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng giảm lượng mua
hàng hóa đó, kết quả là để duy trì lượng hàng hóa bán được trên thị trường thì giá hàng hóa
đó phải tăng lên, trong khi trên thực tế thì giá của nó không thay đổi, điều này đồng nghĩa với
việc giá trị của đồng tiền tăng lên)

18.Khi giá của rượu Ý tăng lên, sự tăng giá này được phản ánh trong CPI của MỸ nhưng
không phản ánh trong chỉ số khử lạm phát của Mỹ. ĐÚNG (vì rượu Ý là hàng nhập khẩu đối
với Mỹ nên không tính trong chỉ số khử lạm phát của Mỹ, những người Mỹ vẫn tiêu dùng
rượu Ý nên được phản ánh trong CPI của Mỹ)
19.Rổ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính chỉ số khử lạm phát thay đổi tự động theo
thời gian, nhưng rổ hàng hóa và dịch vụ để tính CPI thì cố định theo thời gian. ĐÚNG
20.Henry Ford trả lương cho công nhân là 5$/ngày vào năm 1914, khi chỉ số CPI là 10. Hôm
nay, với chỉ số CPI là 177, thì 5$/ ngày tương đương với 88.5$ ĐÚNG. Hôm nay, tiền lương
công nhân sẽ là:
177
5x 10
= 88.5$

21.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngân hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob
rút tài khoản được 105$. Nếu lạm phát là 2% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của
Bod đã tăng lên là 3%. ĐÚNG
22.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngân hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob
rút tài khoản được 105$. Nếu lạm phát là 5% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của
Bod không có gì thay đổi. ĐÚNG
23.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngân hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob
rút tài khoản được 105$. Nếu lạm phát là 7% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của
Bod đã tăng lên là 2%. SAI (sức mua của Bod đã giảm xuống là 2% do lãi suất thực = lãi suất
danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát = 5% - 7% = -2%).
24.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngân hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob
rút tài khoản được 105$. Nếu giảm phát là 5% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của
Bod không có gì thay đổi. ĐÚNG
25.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngân hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob
rút tài khoản được 105$. Nếu lạm phát là 7% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của
Bod đã tăng lên là 12%. SAI (sức mua của Bob đã giảm 2% do lãi suất thực = lãi suất danh
nghĩa - tỷ lệ lạm phát = 5% - 7% = -2%).
26.Lãi suất thực là lãi suất đã điều chỉnh lạm phát ĐÚNG
27.Lãi suất danh nghĩa cho chúng ta biết số lượng đô la tăng lên như thế nào trong tài khoản
ngân hàng theo thời gian ĐÚNG
28.Lãi suất thực cho chúng ta biết được sức mua của số tiền ta gửi trong ngân hàng thay đổi
như thế nào theo thời gian. ĐÚNG
29.Nền kinh tế Việt Nam chưa bao giờ trải qua giảm phát SAI (vì Việt Nam từng trải qua
giảm phát)
30.Kristine có tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Nếu lãi suất danh nghĩa mà cô ta kiếm được
vượt quá tỷ lệ lạm phát thì sức mua của cô ấy tăng lên theo thời gian. ĐÚNG
31.Archie có tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Nếu lãi suất tiền gửi là 6%/năm và nếu như nền
kinh tế xảy ra tình trạng giảm phát, thì sức mua của anh ta tăng hơn 6%/năm ĐÚNG

You might also like