You are on page 1of 7

GIÁ BÔNG ĐẠT MỨC CAO NHẤT 2 NĂM TRONG BỐI CẢNH NGUỒN CUNG

KHÓ KHĂN:

1. Thời tiết không thuận lợi tại các khu vực trồng bông chủ chốt ở Mỹ:

Một số vùng trồng bông trọng điểm đã trải qua thời tiết khắc khiệt. Cụ thể, Texas – bang
sản xuất bông lớn của Mỹ là một trong số những vùng bị ảnh hưởng. Đây có thể coi là một khía
cạnh có lợi cho giá bông.

Trong khi nói chuyện với The Wall Street Journal, một nông dân trong vùng chia sẻ rằng
hạn hán đã khiến sản lượng của ông giảm 1/3. Theo ông chia sẻ, "Chúng tôi đã trải qua một chu
kỳ tồi tệ ở đây trong vài năm nay." Ở các vùng khác của bang, cơn bão Hanna trải qua vào khoảng
tháng 7 năm 2020 đã dẫn đến lũ lụt lớn, ảnh hưởng đến vụ mùa bông vải.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra dự đoán rằng vụ mùa bông trong nước hiện nay
sẽ xuống thấp nhất trong vòng 5 năm. Trong báo cáo WASDE tháng 12, cơ quan này đã hạ triển
vọng sản xuất của Mỹ xuống 1,1 triệu kiện (Việc điều chỉnh là do sản lượng của Texas giảm
900.000 kiện).

2. Mỹ cấm bông của Trung Quốc:

Giá bông tiếp tục phản ứng trước quyết định của chính quyền Trump liên quan tới việc
cấm nhập khẩu bông từ Trung Quốc. Vào tháng 12, chính phủ Mỹ đã có động thái cấm mua bông
và các sản phẩm từ bông từ một nhà xuất khẩu lớn của Trung Quốc. Thông báo được coi như
cách tiếp cận của Mỹ nhằm lên án các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Đáng chú ý, khu vực này chiếm khoảng 85% sản lượng bông của Trung Quốc. Ở cấp độ
toàn cầu, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 40% hàng dệt may được tiêu thụ trên toàn thế giới. Bên
cạnh đó, xuất khẩu quần áo của Trung Quốc chiếm khoảng 30% lượng tiêu thụ toàn cầu.

Đối với những người có sở thích đầu tư vào các mặt hàng như bông, luật này là một đòn
giáng mạnh vào ngành dệt may. Trong thời điểm những người tham gia vào mảng này phần lớn
đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch coronavirus, việc triển khai vắc-xin làm tăng hy vọng về một môi
trường kinh doanh tốt hơn trong năm mới. Do đó, lệnh cấm nhập khẩu bông của Trung Quốc
càng gia tăng thêm những khó khăn về nguồn cung; dẫn đến giá bông tăng.
TRIỂN VỌNG BÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Dưới góc độ phân tích cơ bản:

Năm vừa qua chứng kiến những biến động đáng kể trong cả nền kinh tế toàn cầu và thị
trường bông thế giới. Vấn đề thách thức nhất mà thị trường bông toàn cầu phải đối mặt trong
năm vừa qua là đại dịch COVID-19. Đại dịch đã gây ra sự gián đoạn chưa từng có trong chuỗi
cung ứng; thị trường cho ngành công nghiệp dệt và bông của Mỹ cũng như toàn thế giới trong
nửa đầu năm 2020. Đại dịch COVID-19 đã tàn phá chuỗi cung ứng dệt may khi các cửa hàng
bán lẻ đóng cửa trong nhiều tháng. Khi nhu cầu bông sụt giảm kéo dài trong suốt năm 2020, các
tác động tiêu cực đã được cảm nhận trên toàn ngành bông của Mỹ. Hiện tại, vào những tuần đầu
năm 2021, trong khi đại dịch vẫn đang tạo ra sự gián đoạn ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới,
nền kinh tế nói chung đang phục hồi với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Tuy
nhiên, các dự báo kinh tế hiện tại đối với nền kinh tế Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung vẫn
đang được xem xét một cách thận trọng trước những tác động tiềm tàng của đại dịch đang diễn
ra.

Dự trữ bông thế giới cuối kỳ đã bị cắt giảm vào thứ Ba vừa qua. Báo cáo Ước tính Cung
và Cầu Nông nghiệp Thế giới tháng 2 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vào thứ Ba có dự
báo về sản lượng, tiêu thụ và nhập khẩu bông thế giới cao hơn vào năm 2020/21. Với sản lượng
thế giới dự kiến cao hơn 1,3 triệu kiện, tiêu thụ dự kiến cao hơn 1,5 triệu kiện và thương mại thế
giới dự kiến cao hơn 350.000 kiện so với tháng trước. Trong khi đó, lượng tồn kho cuối thế giới
ước tính gần 600.000 kiện, thấp hơn 95,7 triệu kiện, thấp hơn 3,2 triệu kiện so với năm 2019/20.

Mặc dù dự trữ toàn cầu vẫn ở mức cao, hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng thấp, lượng
mua tăng từ Trung Quốc, dòng tiền đầu cơ, đồng đô la Mỹ yếu hơn, giá ngũ cốc và hạt có dầu
cao hơn, và kỳ vọng nhu cầu sau COVID đang góp phần vào tâm lý tăng giá bông. Tuy nhiên,
các hạn chế bổ sung liên quan đến đại dịch COVID-19, các kho dự trữ lớn bên ngoài Trung Quốc
và giá sợ nhân tạo thấp có thể gây áp lực giảm giá bông vào năm 2021.

Về thị trường bông tại Mỹ, theo kết quả của một cuộc khảo sát về ý định trồng hàng năm
của NCC (National Cotton Council), diện tích trồng bông của Mỹ trong năm 2021 được dự báo
mức 11,5 triệu mẫu, thấp hơn 5,2% so với năm 2020. Diện tích trồng dự kiến giảm chủ yếu do
giá các mặt hàng cây trồng cây trồng cạnh tranh đang tăng mạnh:

Tại Mỹ, các bang sản xuất bông lớn có thể kể tới Texas, Georgia, Mississippi. Thời gian gieo
trồng rơi vào khoảng nửa cuối tháng 4 tới hết tháng 5. Đặc biệt, tại hầu hết các bang, nửa đầu
tháng 5 là quãng thời gian hoạt động gieo trồng diễn ra sôi nổi nhất. Kế tiếp, thu hoạch bông chủ
yếu sẽ được diễn ra từ cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 11, với thời gian thu hoạch mạnh nhất từ
nửa cuối tháng 10 cho tới hết tháng 11.
Biểu giá hợp đồng tương lai bông dưới đây cho thấy rõ sự biến động của giá bông tương
đương với các khoảng thời gian gieo trồng và thu hoạch:

Thời gian “gieo trồng” và phát triển sẽ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng bởi các yếu tố tác
động tới bông trong thời gian này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng triển vọng trong mùa
thu hoạch. Có thể thấy, gía có xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ tháng 4 – tháng 5 (quãng thời gian
gieo trồng) cũng như từ cuối tháng 11 – quãng thời gian sau khi giai đoạn thu hoạch bông kết
thúc. Ngược lại, trong khoảng thời gian trước khi gieo trồng (tháng 3 – tháng 4) cũng như giữa
2 giai đoạn gieo trồng – thu hoạch (tháng 6 – cuối tháng 9), giá bông có xu hướng giảm mạnh.
2. Dưới góc độ phân tích kỹ thuật:

Giá bông hiện đã vượt ngưỡng kháng cự tâm lý quanh mức giá $80. Hiện tại, giá bông
tương lai đang giao dịch trên 2 đường EMA(20) và EMA(50). Từ góc độ này, giá có thể bứt phá
theo chiều hướng tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích dự báo rằng xu hướng
tăng sẽ sớm đảo chiều xuống do chỉ báo RSI hiện đang trong vùng quá mua. Giá bông tiếp tục
tăng sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chốt lời; dẫn đến một xu hướng giảm.
Hiện tại, giá bông vẫn đang tiếp tục đà tăng mạnh từ đầu năm 2020. Dựa vào biểu giá liên tục
của bông trong khung thời gian tuần (1W), dễ dàng nhận thấy giá bông đã thoát khỏi xu hướng
giảm dài hạn 10 năm (từ 2011). Đặc biệt, chu kì tăng của giá đang bám sát biên parabol. Tuy
nhiên, trước mắt giá bông đang tiến đến vùng kháng cự quanh mức 93$ - 95$, có dấu hiệu nến
đã rút chân.

Ngoài ra, khi nhìn vào cơ cấu vị thế đầu tư vào bông, dễ dàng thấy được vị thế “mua” vẫn
đang có số lượng áp đảo so với vị thế “bán”, với dương mua trong thời gian đầu năm 2021 rơi
vào khoảng 70000 lots.
KẾT LUẬN: NHẬN ĐỊNH GIÁ BÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI:

Từ các phân tích cơ bản cũng như các phân tích triển vọng cung – cầu của thị trường bông
trong năm 2021, có thể nhận thấy nhu cầu bông vẫn được kì vọng sẽ cao hơn trong bối cảnh
nguồn cung thấp. Tuy nhiên, như đã đề cập bên trên, tháng 3 trước mắt là thời gian trước quá
trình gieo trồng, các dữ liệu trong quá khứ đều cho thấy giá bông có xu hướng giảm trong thời
gian này. Đặc biệt, khi kết hợp với các thông số kỹ thuật hiện tại (i.e. RSI đã đi vào vùng quá
mua, giá đang gặp vùng kháng cự), khả năng giá bông sẽ kết thúc đà tăng mạnh, có giai đoạn
điều chỉnh mạnh trong ngắn hạn. Đặc biệt, với tình hình các quỹ tài chính dương mua rất lớn (tỷ
lệ đầu cơ tăng cao), khả năng giá bông sẽ biến động mạnh trong tháng tới là rất cao. Nhìn chung
lại, yếu tố cơ bản về cầu của bông trong năm tới là vẫn rất tích cực.

You might also like