You are on page 1of 5

Bộ Ngoại giao

Tại Công văn số 358/BNG-VP ngày ngày 31/1/2018 của Bộ Ngoại giao
về việc trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV:

1. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ cung
cấp thông tin kịp thời về tình hình Biển đông, biên giới với các nước láng giềng
(đặc biệt là qua các cơ quan báo, đài chính thống của Nhà nước) để nhân dân
nắm được thông tin.
Về tình hình Biển Đông, năm 2017 có nhiều diễn biến phức tạp, Trung
Quốc tiếp tục các hoạt động trên cả thực địa (tiếp tục lấn biển, tôn tạo lại Hoàng
Sa, quân sự hóa, diễn tập quân sự, duy trì số lượng lớn tàu, thuyền trên biển…)
và trong ngoại giao (làm chìm Phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện Biển
Đông; ngăn chặn nước lớn can dự vào Biển Đông, tiếp tục vận động, lôi kéo,
gây chia rẽ nội bộ ASEAN trong vấn đề này) nhằm củng cố kiểm soát Biển
Đông và hiện thực hóa các yêu sách ở Biển Đông. ASEAN tuy giữ được lập
trường chung nhưng phân hóa do tác động của nước lớn. Các nước như
Philippines, Malaysia, Indonesia áp dụng các biện pháp xử lý cứng rắn với các
tàu cá xâm phạm ngoài vùng biển. Mỹ cũng tăng cường sự hiện diện trong khu
vực; cùng các nước Nhật Bản, Anh, Australia, Ấn Độ bày tỏ lo ngại, đồng thời
thể hiện lập trường mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông như phản đối các hành
động đơn phương thay đổi nguyên trạng, đe dọa sử dụng vũ lực, nhấn mạnh
quan điểm bảo đảm tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế. Liên minh
Châu Âu đa phần giữ quan điểm trung lập, kêu gọi các bên liên quan giải quyết
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật quốc tế.
Về tình hình biên giới với các nước láng giềng, Việt Nam có biên giới
trên đất liền với 03 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc, đi qua 25 tỉnh, trong
đó có hơn 2.337 km đường biên giới với Lào, khoảng 1.137 km đường biên giới
với Campuchia và 1.449 km đường biên giới với Trung Quốc. Việt Nam hoàn
thành việc phân giới cắm mốc đường biên giới với Lào và Trung Quốc; với
Campuchia, hai bên đang tích cực phối hợp và đã hoàn thành khoảng 84% khối
lượng công việc phân giới mốc trên thực địa.
Tình hình khu vực biên giới đất liền Việt Nam với các nước năm 2017 cơ
bản ổn định; đường biên, mốc giới được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ở khu
vực biên giới được bảo đảm, đặc biệt là quan hệ hợp tác thương mại giữa nhân
dân Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực biên giới đất liền giữa hai nước diễn ra
ngày càng sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên
giới. Tuy nhiên, do địa hình biên giới hiểm trở, dân cư khu vực biên giới có
trình độ nhận thức chưa cao nên vẫn còn những khó khăn trong công tác quản
lý, ví dụ như tình trạng buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, tội phạm qua biên
giới… ở khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc; tình trạng di cư tự do và
kết hôn không giá thú ở khu vực biên giới Việt Nam – Lào.
Để giải quyết những khó khăn nêu trên, Việt Nam và Trung Quốc, Lào,
Campuchia đã tích cực đàm phán để xây dựng và triển khai các Hiệp định quản
lý biên giới và Thỏa thuận về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn
không giá thú trong vùng biên giới hai nước Việt Nam - Lào. Riêng với tuyến
biên giới Việt Nam - Campuchia, trong khi chờ đợi hoàn thành toàn bộ công tác
phân giới, cắm mốc, hai bên sẽ quản lý theo đường biên hiện quản, duy trì sự
quản lý hiện tại cho đến khi ký kết, phê chuẩn Nghị định thư phân giới, cắm
mốc và Hiệp định mới về Quy chế quản lý biên giới. Hiện hai bên đang tích cực
phối hợp, trao đổi thống nhất xây dựng văn kiện pháp lý ghi nhận kết quả 84%
công tác phân giới, cắm mốc hai bên đã đạt được theo như thỏa thuận của Lãnh
đạo cấp cao hai nước.
Về công tác thông tin tình hình Biển Đông và tình hình biên giới với các
nước láng giềng cho người dân, hiện Bộ Ngoại giao đã và đang tích cực phối
hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng những nội dung tuyên truyền
thông tin về tình hình, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề Biển, đảo,
biên giới lãnh thổ cho người dân trong và ngoài nước. Bộ Ngoại giao cũng có
kế hoạch và triển khai hợp tác, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Thông
tấn xã Việt Nam và các cơ quan liên quan phát sóng các chương trình tuyên
truyền về công tác biên giới, biển, hải đảo. Các chương trình được thực hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau như phim tài liệu, phóng sự, phỏng vấn, phân
tích1…, không chỉ tập trung thông tin những diễn biến mới về hoạt động của các
quốc gia có liên quan đến Biển Đông mà còn chú trọng giáo dục, nâng cao nhận
thức của người dân về vùng biển quốc gia, các quyền và nghĩa vụ của quốc gia
trên các vùng biển, góp phần phục vụ công tác đấu tranh, khẳng định chủ quyền
Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phản đối các hoạt động vi
phạm các quyền và lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao cũng đã xây dựng và đang vận hành một trang mạng riêng
với địa chỉ truy cập là www.biengioilanhtho.gov.vn để cung cấp thông tin tổng
thể về biên giới, lãnh thổ Việt Nam. Trang mạng giới thiệu các văn kiện pháp lý
Việt Nam đã ký kết với các nước cũng như các văn bản quy phạm pháp luật
trong nước có liên quan tới công tác biên giới, lãnh thổ; cập nhật tình hình công
tác biển, đảo và biên giới trên đất liền mà Việt Nam đang tiến hành; giới thiệu
những tư liệu lịch sử pháp lý về biên giới, lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ và
phổ biến chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước dành cho những
vùng biên giới, hải đảo và các khu vực biên giới quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
tổ chức các triển lãm ảnh, tư liệu về Biển Đông, xuất bản và cung cấp nhiều ấn
phẩm tuyên truyền chủ quyền biển, đảo và công tác biên giới lãnh thổ của ta với
người dân và bạn bè quốc tế; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn,
tọa đàm… cập nhật thông tin, kiến thức tới người dân.

1
Một số chương trình như “Biên giới – biển đảo – quê hương”, “Núi sông bờ cõi” hay đĩa phim “Hoàng Sa -
Trường Sa, nơi ghi dấu hồn thiêng đất Việt”…
2. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Cử tri đề nghị Quốc hội khi xem xét
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, nên quy định Cơ quan đại
diện phải cung cấp thông tin tình hình kinh tế - xã hội ở nước sở tại cho các địa
phương xúc tiến, đầu tư biết để nắm bắt thông tin triển khai thực hiện.
Nhiệm vụ cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của nước sở tại
cho các địa phương trong nước để triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư là
một trong các nhiệm vụ của Cơ quan Đại diện về phục vụ phát triển kinh tế.
Nhiệm vụ này đã được quy định cụ thể tại Điều 6, Luật Cơ quan Đại diện năm
2009 và đang được các Cơ quan Đại diện đẩy mạnh thực hiện nhằm phục vụ
công cuộc hội nhập kinh tế đất nước. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày
21/11/2017, trong đó vẫn giữ nguyên quy định Luật Cơ quan Đại diện năm 2009
về trách nhiệm của Cơ quan Đại diện trong việc cung cấp thông tin cho các cơ
quan có thẩm quyền về tình hình kinh tế, xã hội của sở tại. Trên thực tế, các
thông tin về tình hình văn hóa – xã hội, kinh tế, thương mại, đầu tư với quốc gia
sở tại do các Cơ quan Đại diện gửi về Bộ Ngoại giao thường xuyên được cung
cấp cho các địa phương thông qua Bản tin A hàng ngày, báo cáo tuần gửi các Sở
Ngoại vụ địa phương; báo cáo năm gửi Tỉnh ủy, Thành ủy; Website Ngoại giao
kinh tế ngkt.mofa.gov.vn và theo đề nghị của địa phương. Thời gian tới, Bộ
Ngoại giao sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các Cơ quan Đại diện thực hiện tốt các
nhiệm vụ này để hỗ trợ các địa phương xúc tiến đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh
tế.
3. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri lo lắng, qua thông tin đại
chúng, tình trạng Trung Quốc vẫn còn hoạt động mạnh tại 2 quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa và tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt
Nam, nhưng bị tàu lạ bắt giữ người và tài sản. Đề nghị Quốc hội tiếp tục có
những chính sách bằng con đường ngoại giao để giữ vững lãnh thổ Việt Nam
và bảo vệ ngư dân Việt Nam an tâm đánh bắt xa bờ.
Chủ trương và lập trường nhất quán của Việt Nam là khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, kiên quyết đấu
tranh trước các hành vi vi phạm của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, phù
hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp
quốc về luật biển năm 1982.
Với chủ trương này, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
tới các hoạt động nghề cá của ngư dân, đặc biệt là các hoạt động nghề cá tại các
vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia thông qua việc ban hành
các chính sách khuyến khích nghề cá, tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh các
vùng biển quốc gia và kiên quyết đấu tranh, bảo vệ tính mạng và tài sản cho ngư
dân ta khi bị xâm phạm. Đối với những trường hợp tàu cá của ngư dân ta hoạt
động trong vùng biển quốc gia nhưng bị tàu lạ bắt giữ người và tài sản, sau khi
nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng
chức năng trên biển của ta (Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân và Lực
lượng kiểm ngư) kịp thời xác minh thông tin, xác định rõ đối tượng tàu lạ để
nhanh chóng thực hiện các biện pháp chính trị, ngoại giao thích hợp như trao
đổi, giao thiệp, tiếp xúc với đại diện Đại sứ quán có liên quan, trao công hàm
phản đối yêu cầu thả tàu cá và ngư dân, yêu cầu chấm dứt các hành động tương
tự và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân thích hợp.
Ngoài việc triển khai các biện pháp bảo hộ ngư dân ta như hiện nay, Bộ
Ngoại giao đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan thúc đẩy đàm phán
với các nước có liên quan về hợp tác song phương trong lĩnh vực nghề cá cũng
như xây dựng cơ chế xử lý vấn đề ngư dân hai bên bị bắt giữ nhằm tạo ra một
môi trường biển an toàn và ổn định cho ngư dân tiến hành các hoạt động kinh tế
biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
4. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Công tác phòng ngừa, đấu tranh và
xử lý đối với tội phạm do người Campuchia thực hiện phạm tội trên lãnh thổ
Việt Nam nhất là địa bàn biên giới các tỉnh Tây Nam gặp rất nhiều khó khăn,
theo Điểm b Điều 16 của Hiệp định 1983, quy định: “b) Trường hợp công dân
một nước vi phạm luật pháp nước Bên kia (cướp của, hành hung, buôn lậu
v.v…) chính quyền địa phương cần kịp thời bắt giữ, lập biên bản rồi giao người
và tang vật cho chính quyền Bên phía công dân đó xử lý”. Việc áp dụng Hiệp
định, này trái với khoản 2 Điều 6 của Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực
ngày 01/01/2018) quy định: “2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại
nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong
trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên”, đề nghị Bộ ngoại giao kiến nghị với Chính phủ xem xét
sửa đổi, bổ sung Hiệp định 1983 cho phù hợp với Bộ luật hình sự hiện nay để
đảm bảo việc đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm do người
Campuchia thực hiện trên các tỉnh biên giới Việt Nam giáp với biên giới
Campuchia.
Theo Luật pháp Việt Nam và Luật pháp quốc tế, Hiệp định 1983 về Quy
chế biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Campuchia là một điều ước quốc tế
song phương, có giá trị ràng buộc pháp lý đối với cả Việt Nam và Campuchia
và được ưu tiên áp dụng so với nội luật của Việt Nam (cụ thể là Bộ Luật Hình
sự).
Hiện nay, Việt Nam và Campuchia đang thúc đẩy hoàn thành công tác
phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước. Sau khi hoàn thành công
tác này, hai bên sẽ xây dựng và ký Hiệp định về Quy chế biên giới mới thay thế
Hiệp định 1983.

You might also like