You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: LUẬT DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đình Trung Đức


Mã sinh viên : 22050087
Lớp : QH-2022-E QTKD CLC5
Mã học phần : BSA3063 3
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Đỗ Kim Hoàng

Hà Nội – 2024
LỜI CẢM ƠN

“Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội đã đưa bộ môn học Luật doanh nghiệp vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy ThS. Đỗ Kim Hoàng đã dạy dỗ, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham
gia lớp học Luật doanh nghiệp của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh
thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Luật doanh nghiệp là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo
cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến
thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng
hết sức nhưng chắc chắn bài tập lớn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn
chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”

Sinh Viên

Nguyễn Đình Trung Đức


MỤC LỤC
Đề bài: Ông Nguyễn Văn A là chủ Doanh nghiệp tư nhân A hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng dân dụng. Ông Trần Hữu B là chủ Doanh nghiệp tư nhân B chuyên thiết kế và thi công
nội thất gia dụng. Phạm Công C là Kiến trúc sư bậc cao.
A, B, C đang đàm phán với Đại diện Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XYZ hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng (Công ty 100% vốn nhà nước) góp vốn thành lập một Doanh
nghiệp đặt trụ sở tại phường Mai Dịch (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) để tham gia đấu thầu
và xây dựng các chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội (A, B, C) và Công ty XYZ gọi
chung là Sáng lập viên).
Câu 1: A, B, C và công ty XYZ có thể góp vốn để thành lập một Doanh nghiệp mới như vậy
được không? Nếu được thì có thể thành lập những loại hình doanh nghiệp nào? Tại sao? ..... 4
Câu 2: Giả sử các Sáng lập viên dự định đặt tên Doanh nghiệp mới là Công ty cổ phần
ABCXYZ. Đặt tên doanh nghiệp mới như vậy có phù hợp các quy định của pháp luật không?
Tại sao? ...................................................................................................................................... 4
Câu 3: Để thành lập doanh nghiệp mới là Công ty cổ phần thì theo quy định của pháp luật
cần phải làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ gì? ................................... 4
Câu 4: Với những điều kiện nào thì doanh nghiệp của họ mới được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp? .............................................................................................................. 4
Câu 5: Giả sử doanh nghiệp mới tên gọi tắt là Công ty ABCXYZ sau một thời gian hoạt
động muốn tăng vốn điều lệ thì Công ty phải làm như thế nào? ............................................... 4
Câu 6: Tháng 6/2023, Công ty ABCXYZ có tranh chấp với Công ty Xi măng Chinfon (là
doanh nghiệp FDI có trụ sở tại thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) liên
quan đến một hợp đồng mua bán xi măng. Tranh chấp này có thể giải quyết bằng những
phương thức nào? Bạn hãy trình bày khái quát về từng phương thức giải quyết tranh chấp?... 4
Câu 7: Trong hợp đồng mua bán xi măng nói trên, các bên thỏa thuận một điều khoản như
sau: “Mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương
mại theo quy định của pháp luật”. Với điều khoản trọng tài trong hợp đồng như vậy thì vụ
tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài không? Tại sao? ............................................ 5
Câu 8: Giả sử Công ty ABCXYZ khởi kiện Công ty Xi măng Chinfon ra Tòa án thì Tòa án
nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp? Có giải thích cụ thể và viện dẫn căn cứ pháp lý?
.................................................................................................................................................... 5
Câu 9: Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn một Tòa án khác (không
phải là Tòa án có thẩm quyền đã nói ở điểm 8) để giải quyết vụ tranh chấp không? ............... 7
Câu 10: Giả sử Tòa án nói ở Điểm 8 đã giải quyết vụ tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm mà
Công ty Xi măng Chinfon kháng cáo Bản án sơ thẩm thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết
vụ tranh chấp theo thủ tục phúc thẩm? Có giải thích cụ thể và viện dẫn căn cứ pháp lý? ........ 7
BÀI LÀM
Câu 1: A, B, C và công ty XYZ có thể góp vốn để thành lập một Doanh nghiệp mới như vậy
được không? Nếu được thì có thể thành lập những loại hình doanh nghiệp nào? Tại sao?
Câu 2: Giả sử các Sáng lập viên dự định đặt tên Doanh nghiệp mới là Công ty cổ phần
ABCXYZ. Đặt tên doanh nghiệp mới như vậy có phù hợp các quy định của pháp luật không?
Tại sao?
Câu 3: Để thành lập doanh nghiệp mới là Công ty cổ phần thì theo quy định của pháp luật cần
phải làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ gì?
Câu 4: Với những điều kiện nào thì doanh nghiệp của họ mới được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp?
Câu 5: Giả sử doanh nghiệp mới tên gọi tắt là Công ty ABCXYZ sau một thời gian hoạt động
muốn tăng vốn điều lệ thì Công ty phải làm như thế nào?
Câu 6: Tháng 6/2023, Công ty ABCXYZ có tranh chấp với Công ty Xi măng Chinfon (là
doanh nghiệp FDI có trụ sở tại thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) liên
quan đến một hợp đồng mua bán xi măng. Tranh chấp này có thể giải quyết bằng những phương
thức nào? Bạn hãy trình bày khái quát về từng phương thức giải quyết tranh chấp?

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán
xi măng này có ba phương thức giải quyết đó là:
 Phương thức giải quyết bằng thương lượng, hòa giải
 Phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại
 Phương thức giải quyết bằng Tòa án
Cụ thể:
1. Thương lượng: Đây là phương thức phổ biến và hiệu quả nhất để giải quyết tranh chấp.
2. Hòa giải: Nếu thương lượng không thành công, hai bên có thể lựa chọn hòa giải.
3. Trọng tài:Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp bằng cách đưa vụ việc ra cho
một hoặc nhiều trọng tài viên để xem xét và đưa ra quyết định.
4. Toà án: Nếu các phương thức trên không thành công, hai bên có thể khởi kiện ra toà án để
giải quyết tranh chấp.
Dưới đây là bảng so sánh các phương thức giải quyết tranh chấp cụ thể:

Ngoài ra, Doanh nghiệp ABCXYZ cần lưu ý một số vấn đề sau:
 Thu thập đầy đủ bằng chứng liên quan đến tranh chấp.
 Tìm kiếm sự tư vấn của luật sư để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
 Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Kết luận:Có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp giữa Công ty ABCXYZ và Công ty
Xi măng Chinfon. Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Doanh nghiệp ABCXYZ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp phù hợp.

Câu 7: Trong hợp đồng mua bán xi măng nói trên, các bên thỏa thuận một điều khoản như sau:
“Mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài thương mại theo
quy định của pháp luật”. Với điều khoản trọng tài trong hợp đồng như vậy thì vụ tranh chấp có
thể được giải quyết bằng trọng tài không? Tại sao?
Câu 8: Giả sử Công ty ABCXYZ khởi kiện Công ty Xi măng Chinfon ra Tòa án thì Tòa án
nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp? Có giải thích cụ thể và viện dẫn căn cứ pháp lý?

Tòa án có Thẩm quyền giải quyết tranh chấp là: Tòa án nhân dân huyện Thuỷ Nguyên, TP
Hải Phòng.
Căn cứ pháp lý:
 Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
 Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
 Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Giải thích:
Về thẩm quyền giải quyết theo vụ việc của Tòa án:
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Điều 30. Những tranh chấp về
kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”. Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải
quyết những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Trong tình huống trên, công ty ABCXYZ và công ty xi măng Chinfon là pháp nhân thương
mại có đăng ký hoạt động theo quy định pháp luật, tranh chấp giữa 2 công ty phát sinh từ hợp
đồng mua bán xi măng. Vì vậy tranh chấp này là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Về thẩm quyền theo cấp xét xử của Tòa án:
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:“Điều 35. Thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp
sau đây:
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này”.
Như vậy, có thể thấy Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
tranh chấp về kinh doanh, thương mại giữa công ty ABCXYZ và công ty Xi măng Chinfon, cụ
thể là Tòa án nhân dân huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án:
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Điều 39. Thẩm quyền của
Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị
đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28,
30 và 32 của Bộ luật này”.
Tóm lại, có thể thấy Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp
về dân sự, kinh doanh, thương mại là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở. Trong tình huống trên, công
ty cổ phần ABCXYZ (nguyên đơn) nộp đơn khởi kiện Công ty Xi măng Chinfon. Vậy công ty
Chinfon tham gia tố tụng dân sự với tư cách bị đơn. Mà công ty Chinfon có trụ sở tại thị trấn
Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng.
Vì vậy Tòa án nhân dân huyện Thuỷ Nguyên, Tp Hải phòng (Tòa án nhân dân cấp huyện) có
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp này theo thủ tục sơ thẩm.

Câu 9: Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn một Tòa án khác (không
phải là Tòa án có thẩm quyền đã nói ở điểm 8) để giải quyết vụ tranh chấp không?
Câu 10: Giả sử Tòa án nói ở Điểm 8 đã giải quyết vụ tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm mà Công
ty Xi măng Chinfon kháng cáo Bản án sơ thẩm thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ
tranh chấp theo thủ tục phúc thẩm? Có giải thích cụ thể và viện dẫn căn cứ pháp lý?

You might also like