You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN PHÁP LUẬT TRONG KINH DOANH

ĐỀ TÀI 3: PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Viết Tú


Mã lớp học phần: BUS42402
Họ và tên sinh viên: Lương Thị Cẩm Tú
Mã số sinh viên: 221A030505

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 04 năm 2024

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Hiến đã đưa
môn học Pháp luật trong kinh doanh vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Nguyễn Viết Tú hướng dẫn đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều
kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là
những kiến thức quý báu, là hành trang để có thể vững bước sau này.
Pháp luật trong kinh doanh là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế
cao.
Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều
bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét
và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Họ và tên sinh viên: Lương Thị Cẩm Tú
Mã số sinh viên: 221A030505
Đề tài 3: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên
Nội dung nhận xét
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày... tháng... năm 20...


Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


MỤC LỤC
PHẦN A. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................4
PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH.................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành.............................7
1.1. Khái niệm về công ty TNHH một thành viên.........................................................................7
1.2. Đặc điểm về công ty TNHH một thành viên.......................................................................8
1.2.1. Quyền hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên......................................8
1.2.2. Quyền của chủ sở hữu công ty: được ghi rõ tại Điều 64 luật doanh nghiệp Viêt Nam
năm 2005........................................................................................................................................8
1.2.3 Nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hưu hạn một thành viên : Được quy đinh tại Điều 65
luật doanh nghiệp VN 2005.........................................................................................................10
1.2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:...................11
CHƯƠNG 2: Hợp đồng giao dịch của công ty với những người có liên quan................................14
2.1. Đối tượng được xem xét khi có hợp đồng, giao dịch..............................................................14
2.2. Điều kiện để các hợp đồng, giao dịch được chấp thuận.........................................................14
2.3. Vấn đề tăng giảm vốn điều lệ...................................................................................................15
CHƯƠNG 3: Những điểm cần lưu ý pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.16
3.2. Sự đổi mới Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp 2005.........................................17
3.3. Ưu và nhược điểm, những mặt còn hạn chế về các qui định của công ty TNHH một thành
viên....................................................................................................................................................18
3.3.1. Ưu điểm..............................................................................................................................18
3.3.2. Nhược điểm........................................................................................................................19
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN...................................................................................................................20

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


PHẦN A. MỞ ĐẦU
- Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc lựa chọn một loại hình doanh

nghiệp phù hợp là một bước quan trọng đối với các doanh nhân và nhà đầu tư.

Trước sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp, Công ty TNHH một thành viên

(hay còn gọi là Công ty TNHH một thành viên) đã trở thành một lựa chọn phổ biến

và hấp dẫn đối với nhiều người trong việc khởi nghiệp và phát triển kinh doanh.

- Công ty TNHH mặc dù ra đời muộn nhưng là loại hình doanh nghiệp được các

nhà đầu tư ưa chuộng bởi sự kết hợp hoàn hảo những ưu điểm của công ty hợp

danh và công ty cổ phần, phù hợp với các nhà đầu tư có quy mô nhỏ và vừa. Ở

Việt Nam, công ty TNHH một thành viên lần đầu tiên được thừa nhận trong Luật

Doanh nghiệp năm 1999, trong khi đó, đối với pháp luật các nước trên thế giới, mô

hình công ty này đã được thừa nhận cách đây nhiều năm và tạo điều kiện cho các

nhà đầu tư lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp, phân tán được rủi ro,

chuyển dịch vốn, hợp vốn dễ dàng với các chủ thể kinh doanh khác mà không làm

mất đi bản chất pháp lý của doanh nghiệp.

- Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp

luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu

nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung,

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên

nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại

hình doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, các doanh

nghiệp Việt Nam đã có điều kiện để hoạt động bình đẳng trong điều kiện nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005

cũng đáp ứng được yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Luật doanh nghiệp 2005 cũng có những đặc điểm nổi bật quy định đối với các

loại hình công ty trách nhiệm TNHH một thành viên, tạo nhiều bối cảnh pháp lý

thuận lợi cho loại hình này. Chính vì những điều quan trọng đó, em đã lựa chọn đề

tài “Pháp luật về công ty TNHH một thành viên” làm vấn đề nghiên cứu cho bài

tiểu luận bộ môn luật kinh tế với mục đích vận dụng những kiến thức đã được học,

tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau và những trường hợp thực tế để góp phần

trong vấn đề xây dựng sự phát triển của doanh nghiệp ở Việt Nam.

Em mong đợi nhận được ý kiến phản hồi xây dựng từ những người quan tâm đến

lĩnh vực này, nhằm làm cho nghiên cứu này trở nên phong phú và có ý nghĩa hơn.

Bài tiểu luận gồm ba phần:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


- Chương 2: Hợp đồng giao dịch của công ty với những người có liên quan

- Chương 3: Những điểm cần lưu ý và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật

về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Chương 4: Kết luận.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN.
1.1. Khái niệm về công ty TNHH một thành viên.

- Theo Điều 63 khoản 1, luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Công

ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc

một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu

công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công

ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Ngoài ra công ty TNHH một chủ thể ra đời là hệ quả pháp lý đặc biệt của quá

trình phát triển công ty TNHH khi toàn bộ tài sản của một công ty TNHH nhiều

thành viên (vì những lí do khác nhau) đã chuyển vào tay một thành viên duy nhất.

Như vậy, công ty TNHH từ chỗ có nhiều chủ sở hữu đã trở thành công ty chỉ có

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


một chủ, từ chỗ có nhiều thành viên đã trở thành công ty chỉ có một thành viên.

Sau này trong quá trình phát triển, công ty TNHH một chủ đã được thành lập mới

và không ngừng tăng lên về số lượng.

1.2. Đặc điểm về công ty TNHH một thành viên


1.2.1. Quyền hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ

ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành

cổ phần.

1.2.2. Quyền của chủ sở hữu công ty: được ghi rõ tại Điều 64 luật doanh
nghiệp Viêt Nam năm 2005.
* Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:

 Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

 Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công

ty.

 Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách

chức các chức danh quản lý công ty.

 Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài

sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ

khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.

 Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


 Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty

quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong

báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định

tại Điều lệ công ty.

 Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản

được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác

nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.

 Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn

bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.

 Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác.

 Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.

 Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và

các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.

 Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.

 Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải

thể hoặc phá sản.

 Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

* Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây:

 Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


 Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường

hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

 Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức,

cá nhân khác.

 Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và

các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.

 Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.

 Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải

thể hoặc phá sản.

 Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

1.2.3 Nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hưu hạn một thành viên : Được quy
đinh tại Điều 65 luật doanh nghiệp VN 2005.
 Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và

đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và

nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

*Tuân thủ Điều lệ công ty.

 Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công

ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và

gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc

hoặc Tổng giám đốc.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


 Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong

việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công

ty và chủ sở hữu công ty.

 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

1.2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
- Là tổ chức : được quy định ở Điều 67 bộ luật Doanh nhiệp VN năm 2005.

 Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền

với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của

mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Người đại diện

theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn : Đủ năng lực hành vi dân sự;

Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp; Có trình

độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành,

nghề kinh doanh chủ yếu của công ty; Đối với công ty con của công ty có

phần vốn góp hay cổ phần sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì

vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột

của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công

ty mẹ không được cử làm người đại diện theo uỷ quyền tại công ty con.

 Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ

khi nào.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


 Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền

thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám

đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng

thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền.

 Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì

người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý

của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và

Kiểm soát viên.

 Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công

ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của

công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt

Nam; nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng

văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo

nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

- Về cá nhân : được quy đinh tại Điều 74 Luật doanh nghiệp Việt Nam năm

2005

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty,

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch

công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại

diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


 Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc

hoặc Tổng giám đốc.

 Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ

công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ

tịch công ty.

1.3. Thành lập công ty TNHH một thành viên

Hình thức Công ty TNHH một thành viên có thể được sử dụng trong các lĩnh

vực công nghiệp hay dịch vụ, thương mại hay thủ công nghiệp. Việc thành lập

công ty tuân theo các thủ tục đăng ký kinh doanh như đốì với Công ty TNHH

nhiều thành viên. Công ty do một tổ chức thành lập có tư cách pháp nhân cho

nên hồ sơ đăng ký kinh doanh thay vì danh sách các thành viên, pháp nhân

đứng ra thành lập công ty phải xuất trình các giấy tờ chứng minh sự hiện hữu

hợp pháp của mình. Ngoài ra, trong nội dung đơn đăng ký kinh doanh phải ghi

rõ số vốn bỏ vào công ty của thạnh viên duy nhất. Điều lệ công ty cũng phải ghi

rõ cách tổ chức việc quản lý công ty.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


CHƯƠNG 2: HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CỦA CÔNG TY VỚI NHỮNG
NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN.
2.1. Đối tượng được xem xét khi có hợp đồng, giao dịch.
- Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức

với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên

tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết:

- Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

- Người đại diện theo uỷ quyền, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

- Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này;

- Người quản lý chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người

quản lý đó.

- Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi cho Hội đồng thành viên hoặc

Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; đồng thời,

niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông

báo nội dung giao dịch đó.

2.2. Điều kiện để các hợp đồng, giao dịch được chấp thuận
- Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có

đủ các điều kiện sau đây:

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


- Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc

lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;

- Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp

đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;

- Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 65 của

Luật này.

- Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được

giao kết không đúng quy định tại khoản 1 Điều này. Người đại diện theo pháp luật

của công ty và các bên của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả

cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

- Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân

với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được

ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

2.3. Vấn đề tăng giảm vốn điều lệ


* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều

* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở

hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

- Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng

vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn

mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY


TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN.
3.1. Quy định chung về công ty TNHH một thành viên.
Luật pháp tại một số quốc gia trên thế giới trong đó có Pháp và Đức cho phép một
cá nhân đứng ra thành lập một Công ty TNHH một thành viên. Giải pháp này đáp
ứng yêu cầu thực tế: Chủ DNTN bị đặt vào một tình trạng rất bất lợi so vơi nhà
quản lý một công ty, bởi yì họ chịu trách nhiệm vô hạn định về các khoản nợ của
công ty, sự kiện này kềm hãm sáng kiến kinh doanh vì không có được một sự an
toàn tối thiểu. Tình trạng này càng ttở nên bức xúc khi việc thành lập công ty nhiều
khi là một kỹ thuật để giới hạn các rủi ro về tài sản: một công ty được thành lập
dưới hình thức Công ty TNHH hay Công ty cổ phần trong đó chủ doanh nghiệp
nắm gần hết toàn bộ vốn điều lệ, các thành viên khác chỉ là người “bù nhìn”: anh
em, bà con, bạn bè cho mượn tên mà thực tế chẳng hùn hạp gì cả. Chủ tịch kiêm
Giám đốc công ty một mình thao túng mọi việc của công ty.
Công ty TNHH một thành viên cho phép Chủ doanh nghiệp giới hạn trách nhiệm
của mình ưong phạm vi các tài sản mà họ dành cho công việc kinh doanh. Như
vậy, dạng công ty này sẽ là giải pháp để giảm thiểu con sô" các công ty giả tạo.
Ngoài ra, với dạng công ty này việc chuyển giao doanh nghiệp dễ dàng hơn: Chủ
doanh nghiệp có thể chuẩn bị việc rút lui của mình bằng cách chuyển nhượng dần
dần hoặc toàn bộ phần hùn cho người khác. Trong ưường hợp Chủ doanh nghiệp
qua đời, các thừa kế có thể tự do chia nhau phần hùn. Ngoài ra, trong một Công ty
TNHH nhiều thành viên, nếu toàn bộ các phần hùn rơi vào tay một thành viên nắm
giữ, khi đó sẽ không cần phải giải thể công ty mà chỉ cần sửa đổi Điều lệ.
Việc cho phép cá nhân được thành lập Công ty TNHH một thành viên là điều mới
so với Luật Doanh nghiệp 1999, theo đó thành viên một Công ty TNHH một thành
viên không thể là cá nhân, mà bắt buộc phải là “tổ chức”.
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ ứang.
- Cơ quan Đảng cấp Trung ương, tỉnh, thành phố ttực thuộc Trung ương.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động tình, thành phố trực
thuộc Trung ương.
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ tình, thành
phố trực thuộc Trung ương.
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tình, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Liên hiệp các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam.
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Doanh nghiệp của Đảng, của các tổ chức chính trị xã hội.
- Hợp tác xã.
- Công ty TNHH.
- Các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp.
- Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Các tổ chức khác.
3.2. Sự đổi mới Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp 2005.
 Luật doanh nghiệp 2005 cho phép cá nhân có thể thành lập công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên trong khi Luật doanh nghiệp năm 1999 chỉ

cho tổ chức được phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên

 Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên Luật doanh nghiệp

1999 không có những quy định cụ thể về người đại diện theo pháp luật của

công ty và kiểm soát viên.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


 Luật doanh nghiệp 1999 được phép tăng giảm vốn điều lệ còn Luật doanh

nghiệp 2005 thì không cho phép giảm vốn điều lệ mà chỉ được tăng vốn điều

lệ

3.3. Ưu và nhược điểm, những mặt còn hạn chế về các qui định của công ty
TNHH một thành viên.
3.3.1. Ưu điểm.
- Ưu điểm lớn nhất của loại hình này là chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết

định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

+ Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp. Không nhất thiết phải tìm

đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp. Hoặc một số tổ chức có thể tách

vốn, đầu tư thêm lĩnh vực khác.

+ Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động

của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên ít gây rủi ro cho chủ sở

hữu. Đây có thể được xem là ưu điểm vượt trội hơn so với loại hình doanh nghiệp

tư nhân.

+ Có cơ cấu tổ chức gọn, linh động. Thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình công

ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

+ Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ. Nhà đầu tư dễ kiểm

soát.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


+ Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công

việc kinh doanh, các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ

sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.

+ Trách nhiệm pháp lý hữu hạn.

3.3.2. Nhược điểm.


- Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy

động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển

khai những kế hoạch kinh doanh lớn.

- Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.

- Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở

hữu. Nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác. Sẽ phải thực hiện

thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thành công ty TNHH hai thành viên

hoặc công ty Cổ phần.

- Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách

chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

- Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi

tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra còn khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối

với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các

thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan

hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự

ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn chọn

phải những thành viên bất tài và không trung thực.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

- Có thể nói rằng luật luật doanh nghiệp 2005 về quy định quyền hạn, nghĩa

vụ và trách nhiệm một cách đầy đủ và hợp lí phù hợp với xu thế hội nhập

với kinh tế quốc tế. Tạo hành lang pháp lí cho cho cá nhân và tổ chức có

điều kiện tham gia tích cực vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh lạnh mạnh , tích cực cho

môi trường kinh doanh Việt Nam.

- Việc ghi nhận công ty TNHH một thành viên trong Luật 1999 đến Luật DN

(2005) là một sự đổi mới các quy định pháp lý phù hợp với tình hình phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay. Để tạo điều kiện về mặt pháp

lý cho các nhà kinh doanh đầu tư làm ăn lâu dài, nhà làm ăn cần phải mở

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


rộng đối tượng điều chỉnh của công ty TNHH một thành viên và tạo ra cơ

chế hoạt động phù hợp.

- Từ đó, các nhà đầu tư có đầy đủ các yếu tố cần thiết để thực hiện quyền tự

do kinh doanh của mình, phát huy thế mạnh cũng như bảo vệ quyền lợi và

lợi ích hợp pháp của các cá nhân hoặc tổ chức khi thành lập công ty TNHH

một thành viên như một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống nói chung và của nền

kinh tế nói riên, đáp ứng mong mỏi của cộng đồng các nhà đầu tư trong

nước và ngoài nước và nước ngoài.

- Cho đến nay, hệ thống pháp luật về tổ chức quản lý DN đã tương đối đầy đủ

và tạo lập được khung quản trị DN cho các loại hình Doanh Nghiệp khác

nhau.

- Pháp luật doanh nghiệp đã ghi nhận các quyền cơ bản của DN bao gồm:

 Quyền tự do kinh doanh.

 Quyền tự chủ.

 Quyền tự quyết định các công việc của mình.

 Quyền được bình đẳng trước pháp luật.

Đồng thời, bước tạo lập được khung quản trị Doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu

cơ bản của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế nhằm tạo động lực và tăng cường

trách nhiệm của Doanh nghiệp trước pháp luật.

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2005). Luật Doanh nghiệp. NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà

Nội.

2. https://luatdainam.com/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-cong-ty-tnhh-1-thanh-

vien.

3. Quốc hội (1999). Luật Doanh nghiệP. NXBb Chính trị quốc gia sự thật, Hà

Nội.

4. https://dangkykinhdoanhnhanh.com/phap-luat-quy-dinh-cong-ty-tnhh-mot-

thanh-vien-la-gi.html

Lương Thị Cẩm Tú_221A030505

You might also like