You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Đề tài: Đề 1

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Họ và tên sinh viên: Cát Trịnh Đức Bình

Mã sinh viên: 1116080242

STT: 3

Lớp tín chỉ: D16LK03

Họ và tên giảng viên: Đào Xuân Hội

HÀ NỘI -2022
MỤC LỤC

I.LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................................................................................................................ 1

II. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ VỤ ĐÀM PHÁN.................................................................................................................................................... 2

1. Tóm tắt nội dung vụ đàm phán.................................................................................................................................................................................... 2

2. Mục tiêu của mỗi bên.................................................................................................................................................................................................... 3

3. Các chiến lược đàm phán của mỗi bên có thể sử dụng............................................................................................................................................... 4

4. Vấn đề kỹ năng của trong vụ đàm phán...................................................................................................................................................................... 5

5. Vấn đề giao tiếp trong đàm phán của mỗi bên............................................................................................................................................................ 9

6. Các quy định pháp luật............................................................................................................................................................................................... 10

II. PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH ĐÀM PHÁP TRONG VỤ ĐÀM PHÁN..............................................................11

1. Chuẩn bị................................................................................................................................................................................................................. 11

2. Phát biểu khai mạc................................................................................................................................................................................................ 12

3. Tập trung:.............................................................................................................................................................................................................. 12

4. Thỏa thuận............................................................................................................................................................................................................. 12

5. Đánh giá................................................................................................................................................................................................................. 13

III. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG LÀ KẾT QUẢ CỦA CUỘC ĐÀM PHÁN....................................................................................................................... 14

IV. KẾT LUẬN....................................................................................................................................................................................................................... 18

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................................................................. 19


I.LỜI NÓI ĐẦU

Kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng lao động là một trong những yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và thành

công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc ký kết, thương lượng và soạn thảo hợp đồng lao động được thực hiện theo nguyên tắc

tự do, bình đẳng, nội dung của mỗi hợp đồng luôn khác nhau, phụ thuộc vào ý chí của các bên và điều kiện. hoàn cảnh và thời gian khác nhau

việc làm trong các doanh nghiệp. Phát triển kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng lao động trong nền kinh tế thị trường lại càng quan trọng.

Thông qua hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động được xác lập và xác định rõ ràng. Đặc biệt, hợp đồng

lao động quy định trách nhiệm thực hiện hợp đồng và từ đó đảm bảo quyền lợi của người lao động .Trong các tranh chấp lao động cá nhân, hợp

đồng lao động được coi là cơ sở chủ yếu để giải quyết tranh chấp. Đối với việc quản lý Nhà nước, hợp đồng lao động là cơ sở để quản lý nguồn

nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp.

Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều công ty chưa chú trọng đến công tác này. Các doanh nghiệp thường sử dụng các mẫu hợp đồng

hiện có sáo rỗng, đơn điệu, khó hiểu, thậm chí lạc hậu so với pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp cũng thường dựa vào các mẫu hợp đồng hiện

có để làm đề xuất giao kết hợp đồng, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng rất khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp và thường dẫn đến thua lỗ, mỗi khi

khởi kiện lại phát sinh thiệt hại.

Vì vậy em đã chọn đề tài về hợp đồng lao động. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về hợp đồng lao động này sẽ giúp mỗi sinh viên chúng ta

có những hiểu biết sơ bộ và chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn

chế nên nội dung bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để nội dung tham

luận được tốt hơn, chính xác hơn.

II. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ VỤ ĐÀM PHÁN

1. Tóm tắt nội dung vụ đàm phán

- Chị Nguyễn Thị A là một freelancer (người làm việc tự do) trong lĩnh vực kế toán, chị khá nổi tiếng trong cộng đồng kế toán với

nhiều thành tích trong công việc, chị cũng thường chia sẻ những bài học, kinh nghiệm trong công việc.

- Anh Nguyễn Văn B là trưởng phòng nhân sự của công ty TNHH C, đã biết chị A qua nhiều bài blog chị viết.

- Tháng 3/2021, công ty TNHH C cần một người kế toán có kinh nghiệm để có thể giúp công ty hoàn thiện hoàn thiện sổ sách kế

toán của năm trước và chuẩn bị chứng từ kế toán cho năm hiện tại.

1
- Sau khi nhận được thông tin, anh B liên lạc với chị A đề nghị chị kí hợp đồng với công ty làm việc với thời hạn 1 tháng để giúp

công ty giải quyết những vấn đề liên quan đến sổ sách.

- Chị A và anh B (đại diện công ty C) sau một buổi cà phê thì đã đồng ý với những điều khoản sẽ được đưa vào hợp đồng như:

+ Chị A sẽ làm việc cho công ty từ ngày 01/03/2021 đến 01/04/2021. Chị hoàn toàn được thoải mái về thời gian lẫn không gian làm

việc.

+ Công việc chị A cần làm trong thời gian công việc sẽ là: Hoàn thành hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2020 của

công ty TNHH C, Hoàn thành bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu

chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối phát sinh. Chị cũng không được để lộ thông tin ra bên ngoài

+ Mức lương của chị sau khi hoàn thành công việc là 20 000 000 đồng

+ Nếu chị A không thực hiện như đã ký kết thì công ty C sẽ xử lý vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên

vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm là công ty C. Mức phạt vi phạm được hai bên thỏa thuận.

- Đến ngày 01/04/2021, chị A hoàn thành công việc tốt đẹp, không vướng mắc gì về mặt pháp lý, chị lên phòng kế toán, nhận lương

rồi đi về. Kết thúc hợp đồng.

2. Mục tiêu của mỗi bên

2.1. Bên người lao động (chị A)

- Kiếm thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống.

- Trau dồi thêm kiến thức về kế toán, phát triển thêm nhiều kĩ năng mới giúp hoàn thiện bộ kĩ năng của chị.

- Tăng thêm độ uy tín, thể hiện năng lực của chị với cộng đồng.

- Mở rộng mạng lưới quan hệ với những người có vị thế trong xã hội.

2.2. Bên người sử dụng lao động ( Công ty TNHH C)

- Cần một người có thể giúp công ty giải quyết những vấn đề liên quan đến sổ sách, tài chính của công ty trong thời gian ngắn.

- Sử dụng một người có nghiệp vụ, chuyên môn cao giúp giảm thiểu rủi ro trong công việc, nhất là những công việc cần sự chính xác

cao như kế toán

- Liên kết với một người nổi tiếng để tạo ra sự thu hút với những người trẻ có năng lực tham gia vào công ty .

2
- Sử dụng người đã có kinh nghiệm mà không tốn thời gian đào tạo, trong thời điểm cấp bách.

- Giảm áp lực đối với những nhân viên trong công ty trong khoảng thời gian khó khăn.

- Giúp cho những nhân viên có một tấm gương để học tập và noi theo.

3. Các chiến lược đàm phán của mỗi bên có thể sử dụng

3.1. Chiến lược đàm phán của bên người lao động (Chị A)

- Chị C có nghĩa vụ xử lý các vấn đề liên quan đến sổ sách của công ty C và phải hoàn thành trong thời hạn là 01 tháng. Sau khi hoàn thành

công việc chị có thể nhận lương rồi kết thúc hợp đồng lao động như trong hợp đồng.

- Ở đây chị C có thể “nâng cao vị thế” của mình lên bằng cách trình bày những thành tích của mình đã đạt được, những công ty mà mình đã

từng hợp tác, sức ảnh hưởng của chị trong cộng đồng kế toán lẫn tiếng nói của chị có trọng lượng để có thể nâng mức thù lao chị có thể nhận

được qua công việc này.

- Tiếp theo thì chị có thể sử dụng sự uy tín của mình để đảm bảo rằng hiệu quả công việc, thành quả sẽ vô cùng mĩ mãn nếu công ty tin tưởng

và giao cho một người có kinh nghiệm như chị.

- Cùng với đó, chị sẽ thuyết phục với công ty rằng chị chính là giải pháp “Ít tốn kém nhất” bởi nếu công ty thuê chị, tỉ lệ sai sót, thất bại của chị

là rất thấp, so với một người non kinh nghiệm hơn hay những người yêu cầu thù lao ít (tức là rủi ro sẽ cao hơn) mức chi phí để chi trả cho sai

lầm ấy có thể lớn hơn rất nhiều so với mức thù lao mà họ chi trả cho một lần “ham rẻ”.

- Nếu công ty đưa ra mức thù lao chưa thật sự ưng ý, chị có thể “từ chối đàm phán” để thể hiện rõ mình đang trên cơ, mình là người mà công ty

cần, chứ không phải mình là người cần tiền, cần công việc, cần công ty đó. Ép cho công ty có thể đưa ra một mức thù lao hậu hĩnh hơn.

- Sau khi vừa đấm vừa xoa với công ty, chị có sử dụng chiến thuật “Tối đa hóa sự lựa chọn” bằng cách đảm với công ty là sẽ truyền đạt những

kinh nghiệm, những trải nghiệm của mình với những người làm trong kế toán trong công ty để họ có thêm kiến thức về công việc của mình.

3.2. Chiến lược đàm phán của bên người sử dụng lao động (Anh B- đại diện công ty)

- Vì đang trong tình thế rất gấp rút và phải đề cao tính an toàn trong công việc liên quan đến tiền nong nhưng không vì thế, anh B phải chịu

nhún nhường chị A trong việc đàm phán, có một vài chiến lược mà anh B có thể sử dụng như:

- “Hãy vui vẻ” việc hợp tác giữa hai bên chính là có lợi cho cả đôi bên, cả hai nên cùng đàm phán và làm việc với một tinh thần lẫn tâm thế

thoải mái nhất, tránh dây vào những tranh cãi không đáng có về thù lao hay những thứ khác. Tạo một không khí thật dễ chịu để có nhiều cuộc

hợp tác hơn trong tương lai.

3
- “Chiến lược chấp nhận hoặc từ bỏ” anh B có thể nói với chị A rằng, anh cũng có quen và từng làm việc với chị D, anh E, những người rất có

tiếng nói trong nghề, họ cũng sẵn sàng làm công việc này cho công ty. Nếu chị A không đồng ý làm cho công ty thì công ty cũng còn nhiều ứng

viên khác sẵn sàng làm phần việc của chị. Tuy nhiên chiến lược này nên dành khi cuộc đàm phán đang không có lợi với bên sử dụng lao động.

4. Vấn đề kỹ năng của trong vụ đàm phán

4.1. Về hình thức của hợp đồng lao động:


+ Về hình thức, giống như hợp đồng dân sự hợp đồng lao động có thể được thực
hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói (hợp đồng miệng)
+ Hình thức giao kết (thỏa thuận) bằng miệng được thực hiện trong trường hợp
thuê lao động đối với công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng và
các công việc lao động giúp việc gia đình. Mặc dù giao kết hợp đồng bằng miệng
nhưng hai bên cam kết vẫn phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao
động.
+ Hình thức giao kết (ký kết) bằng văn bản, ngoài những trường hợp nêu trên thì
hợp đồng lao động phải được ký kết bằng văn bản (theo mẫu của Bộ Lao động
thương binh và xã hội quy định (Việc ký hợp đồng lao động bằng văn bản là quy
định bắt buộc (Điều 14 Bộ luật Lao động 2019).
4.2. Về nội dung của hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động khi thỏa thuận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Về công việc phải làm: là công việc mà có thể thực hiện và không thuộc đối
tượng cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
+ Về tiền lương:Phải nêu rõ mức lương, các loại phụ cấp, hình thức trả lương, các
loại tiền thưởng, các loại trợ cấp, thời gian trả lương, các loại phúc lợi tập thể, điều
kiện nâng bậc lương, việc giải quyết tiền lương và tiền tàu xe trong những ngày đi
đường khi nghỉ hàng năm.

4
+ Về địa điểm làm việc: Phải nêu rõ địa điểm chính thức, làm tại chỗ, đi làm lưu
động xa hay gần, phương tiện đi lại, ăn, ở trong thời gian lưu động.
Về thời hạn hợp đồng: Phải nêu rõ loại hợp đồng, ngày bắt đầu, ngày kết thúc hợp
đồng.
+ Về bảo hiểm xã hội: Phải nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc đóng góp,
thu nộp bảo hiểm xã hội, quyền, lợi ích của người lao động về bảo hiểm xã hội.
+ Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử
dụng lao động.
+ Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động;

trong trường hợp này hợp đồng có hiệu lực như ký kết với từng người.

+ Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với - một
hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp
đồng đã giao kết.
+ Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử

dụng lao động.

4.3. Phân loại hợp đồng lao động:


Bộ Luật Lao động phân hợp đồng lao động thành 02 loại như sau:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Loại hợp đồng này được ký kết cho
những công việc làm có tính chất thường xuyên, không ấn định trước thời hạn và
thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng mà thường là những công việc có tính
chất thường xuyên.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36
tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động được Bộ luật Lao động quy định khá chặt
chẽ, cụ thể như sau:

5
+ Các điều khoản của hợp đồng không được trái pháp luật, với thỏa ước lao động
tập thể.
+Các điều khoản của hợp đồng lao động phải được sự nhất trí, thỏa thuận của cả
hai bên, hai bên đều bình đẳng trước pháp luật, bên nào vi phạm hợp đồng lao
động thì phải bồi thường thiệt hại trực tiếp cho bên kia.
4.4. Thực hiện thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động
- Về vấn đề thay đổi
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản
là: phải thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trên phương diện bình đẳng và
phải tạo ra những điều kiện cần thiết để bên kia có thể thực hiện các quyền và
nghĩa vụ đó.
+ Việc thực hiện hợp đồng của người lao động phải tuân thủ tính đích danh chủ thể, tức là phải do chính người lao động thực hiện. Tuy nhiên,

nếu có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì người lao động có thể chuyển giao việc thực hiện cho người khác, đồng thời người lao động

phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động, nội quy, quy chế của đơn vị...

+ Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở
hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử
dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng. Trong
trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng
lao động theo quy định của pháp luật. Khi hợp đồng lao động hết thời hạn mà hai
bên không có giao kết hợp đồng mới thì hợp đồng lao động vẫn tiếp tục được thực
hiện.
- Về vấn đề thay đổi hợp đồng lao động:
+ Việc thay đổi phải theo đúng các quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi
nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày.
+ Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động có thể được tiến hành bằng cách sửa
đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

6
+ Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết
hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc
hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng. - Về vấn đề tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động:
+ Trong quá trình duy trì quan hệ hợp đồng, hợp đồng lao động có thể được tạm
hoãn thực hiện trong một thời gian nhất định mà hợp đồng không bị hủy bỏ hay
mất hiệu lực. Người ta thường gọi đây là sự đình ước. Vì vậy, sự tạm hoãn biểu
hiện là sự tạm thời không thi hành các quyền và nghĩa vụ lao động thuộc về người
lao động, hết thời hạn này sự thi hành có thể được tiếp tục.
+ Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, hợp đồng lao động được tạm
hoãn thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do
pháp luật quy định.
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;
c) Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại
điểm a và điểm c trên, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại
làm việc. Việc nhận lại người lao động bị tạm giữ, tạm giam khi hết thời gian tạm
hoãn hợp đồng lao động do Chính phủ quy định.
4.5. Chấm dứt hợp đồng lao động
Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường thì sự chấm dứt hợp đồng lao động là điều không tránh khỏi, đây là một sự kiện rất quan trọng vì

nó thường để lại những hậu quả rất lớn về mặt kinh tế xã hội. Sự chấm dứt quan hệ hợp đồng do nhiều nguyên nhân khác nhau và nó có thể gây

ra tranh chấp lao động làm tổn hại đến những quan hệ khác. Vì vậy, để bảo vệ quan hệ lao động và người lao động. pháp luật xác định rõ các

trường hợp chấm dứt hợp đồng để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng lao động.

5. Vấn đề giao tiếp trong đàm phán của mỗi bên

5.1. Vấn đề giao tiếp trong đàm phán của người lao động (Chị A)

7
- Chị A trong trường hợp này không cần quá căng thẳng với bên người sử dụng lao động là anh B (đại diện công ty) bởi vì chị là người làm việc

tự do, công việc cũng không thiếu, tuy nhiên chị cũng nên cư xử một cách thận trọng và tôn trọng đối phương vì điều này sẽ ảnh hưởng đến

hình ảnh của chị trong giới kế toán.

- Chị cũng nên xác định rõ mục tiêu, kì vọng của bản thân về mức thù lao để có thể dễ dàng hơn trong việc đàm phán về tiền lương. Tuy nhiên

không nên quá cứng nhắc bởi như vậy thì cơ hội có thể sẽ bị trôi qua khi bên công ty không chấp nhận mức thù lao mà chị đòi hỏi.

- Là một người làm việc tự do, chị cũng có thể mời anh đến chỗ làm việc của mình để tăng sự uy tín, thể hiện mình là một người làm việc

chuyên nghiệp.

5.2. Vấn đề giao tiếp trong đàm phán của người sử dụng lao động (Anh B- đại diện công ty)

- Anh B trong trường hợp này đang căng thẳng vì công ty cần người gấp, tuy nhiên anh không nên để lộ ra sự căng thẳng này vì như vậy rất dễ

bị dồn ép, anh nên tỏ ra tự nhiên và thiện chí, tập trung lắng nghe những yêu cầu của chị A về công việc để từ đó đưa ra những đề nghị hợp lý

và làm cả 2 đều hài lòng.

- Tuy nhiên anh cũng nên nghiêm túc trong việc đàm phán về những điều khoản bồi thường nếu chị A có sai sót, dù tỉ lệ rất nhỏ, tuy nhiên

không nên vì thế mà chủ quan vì đây là công việc liên quan rất nhiều đến tiền bạc, không thể làm cho qua loa được.

6. Các quy định pháp luật

Hệ thống hóa các văn bản pháp luật và các quy phạm (điều khoản được sử dụng trong vụ đàm phán)

- Bộ luật lao động 2019

- Luật kế toán 2015

- Luật dân sự 2015

- Luật doanh nghiệp 2020

II. PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH ĐÀM PHÁP TRONG VỤ ĐÀM PHÁN

1. Chuẩn bị

1.1. Đối với người lao động (Chị A)

8
- Trước khi bắt đầu đàm phán với một ai khác, thì ta luôn phải tự đàm phán với bản thân mình trước, chị A cũng không phải ngoại lệ.

Càng tự đàm phán, tự đặt những câu hỏi, những mục tiêu, những phương án tốt bao nhiêu thì phần lợi sẽ nghiêng về chị bấy nhiêu.

- Chị cần lập bảng hỏi để trả lời những câu hỏi như: Chị cần công việc hay cần tiền hơn, mục tiêu cụ thể của chị là gì, chị đang ở vị trí

nào trong cuộc đàm phán, chị hiểu biết gì về đối phương, chị sẽ cho đối phương những thông tin gì,…

- Tiếp theo thì chị cần đặt mục tiêu cho cuộc đàm phán: Cần đặt một đề nghị hợp lý, hợp tình mà có lợi nghiêng về phía chị hơn

nhưng cũng không làm mất lòng công ty. Giúp công ty nhận ra rằng mức thù lao trả cho công việc của chị là hoàn toàn xứng đáng.

- Xây dựng BANTA: Lập một danh sách phương án thay thế một cách thực tế, giúp cho bản thân chị không bị rơi vào tình trạng bất

lợi, không bị ép phải kí vào bản hợp đồng không ưng ý.

1.2. Đối với người sử dụng lao động (anh B- đại diện công ty)

- Giống như chị A, đàm phán với bản thân trước luôn là một điều không bao giờ thừa thãi. Anh cũng cần phải lập bảng hỏi, trả lời

những câu hỏi như: Công ty đang ở vị trí nào trong cuộc đàm phán, sự cần thiết của chị A đối với công ty ra sao, mình sẽ cho chị A

biết những thông tin gì trước khi kí hợp đồng, mình còn có thể biết thêm gì về chị A không,…

- Đặt mục tiêu cho cuộc đàm phán: Đàm phán thành công với một người có kinh nghiệm để làm việc cho công ty luôn là một mục tiêu

mà anh B luôn hướng đến, điều đó vừa khẳng định anh là người có năng lực, vừa giúp anh ghi điểm trong mắt cấp trên.

- Xây dựng BANTA: Trong trường hợp của anh thì nên chuẩn bị thêm những mức đãi ngộ khác, hoặc những ứng viên khác phòng

trường hợp chị A bỗng nhiên đổi ý, hoặc có sự chèo kéo từ công ty khác.

2. Phát biểu khai mạc

- Cả 2 bên giới thiệu, làm quen, thăm dò người sẽ kí hợp đồng với mình

- Thiết lập những điều kiện chung như đặt ra những mục tiêu cụ thể mà hai bên yêu cầu nhau cần phải hoàn thành, thời hạn làm việc,

- Trao đổi về nhu cầu, mong muốn, mối quan tâm và kỳ vọng của cả 2 bên về mối quan hệ làm ăn trong ngắn hạn này. Chị A thì có

thể để kỳ vọng về mức thù lao, bên công ty thì kỳ vọng chị có thể giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn về vấn đề sổ sách.

- Cùng tìm ra những điểm chung và những sự khác biệt: Ở đây những điểm chung có thể là sự tương đồng về mục tiêu, mối quan tâm

giữa hai bên chính là công việc. Còn khác biệt có thể là những đãi ngộ, phúc lợi của chị A và chính sách bảo mật thông tin, sự yên

tâm trong kết quả làm việc của chị.

9
3. Tập trung:

- Cả hai bên cùng cố gắng đưa ra ý kiến của bản thân, những yêu cầu về công việc lẫn thù lao sẽ được cùng nhau bàn bạc để đưa ra

những kết quả vừa lòng cả 2 nhất.

4. Thỏa thuận

Sau khi đàm phán và đưa ra bản hợp đồng cuối cùng thì hai bên đã nhất trí với những thỏa thuận sau:

+ Điều khoản công việc: Chị A sẽ làm ở công ty TNHH C trong vòng 1 tháng, giúp giải quyết các vướng mắc về giấy tờ, sổ sách của

công ty.

+ Điều khoản về quyền lợi của chị A: Chị sẽ được trả lương 20 000 000 đồng sau khi hoàn thành công việc, trong thời gian làm việc,

chị có thể thoải mái về thời gian, không gian. Cộng với đó trong thời gian làm việc cho công ty, công ty cũng sẽ lo đầy đủ những

giấy tờ pháp lý để chị yên tâm làm việc.

+ Điều khoản về nghĩa vụ của chị A với công ty: Chị A cần giữ bí mật công ty, không làm trái pháp luật, không bôi nhọ hình ảnh

công ty sau khi kết thúc hợp đồng.

+ Điều khoản vi phạm hợp đồng: Nếu chị A không thực hiện như đã ký kết thì công ty sẽ yêu cầu chị A phải bồi thường thiệt hại dựa

trên những thiệt hại về tài sản, lẫn vướng mắc pháp lý nếu chị A có mắc phải.

5. Đánh giá

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm được trả công, điều kiện lao động, quyền và

nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động là văn bản pháp lý xác thực nhất trong quan hệ lao động. Vì vậy, các bên cần

cân nhắc kỹ lưỡng khi ký hợp đồng lao động để bảo vệ tối đa lợi ích của bản thân. So với các loại hợp đồng dân sự, kinh tế khác, hợp đồng lao

động đặc biệt ở chỗ, pháp luật quy định cụ thể loại hợp đồng lao động thực tế.

Với chị A và công ty TNHH C thì đây là loại hợp đồng lao động có thời hạn và mang tính thời vụ, xét trên các thỏa thuận và điều khoản thì em

thấy cả 2 bên đều làm rất tốt trong việc đàm phán, vẹn cả đôi đường. Công ty đã minh bạch, lịch sự và trân trọng những người làm việc tự do

như chị A, cũng tạo điều kiện cho chị có thể làm việc một cách thoải mái nhất. Chị C cũng mong muốn đem lại cho công ty nhiều hơn những gì

trong hợp đồng đã nêu. Qua đó ta có thể thấy đây là bản hợp đồng chất lượng và hiệu quả nhằm giúp đôi bên cùng nhau phát triển

III. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG LÀ KẾT QUẢ CỦA CUỘC ĐÀM PHÁN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

10
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Ban hành theo Bộ luật lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019)

Hôm nay, ngày 28 tháng 2 năm 2021, tại Công ty TNHH C, chúng tôi gồm:

Bên A : Người sử dụng lao động

Công ty : TNHH C

Đia chỉ : 178 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại : 0123456789

Đại diện : Nguyễn Văn B Chức vụ: Trưởng phòng Nhân sự Quốc tịch: Việt Nam

Bên B : Người lao động

ÔNG / BÀ : Nguyễn Thị A Quốc tịch: Việt Nam

Ngày sinh: 01/01/1991 Tại : Hải Phòng

Nghề nghiệp : Kế toán Giới tính: Nữ

Điạ chỉ thường trú : Số 2 Nguyễn Cao, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điạ chỉ cư trú Số 2 Nguyễn Cao, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số CMND/CCCD : 1234567890 Cấp ngày: 01/01/2015 Tại : Hà Nội

Cùng thoả thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Công việc, địa điểm làm việc và thời hạn của Hợp đồng

Loại hợp đồng : Xác định thời hạn 1 tháng – Ký lần thứ 1

Từ ngày : 01/03/2021 Đến ngày : 01/04/2021

- Địa điểm làm việc: tầng 2, tòa nhà ABC, 178 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Bộ phận công tác: Kế toán

+ Phòng: Tài chính

+ Chức danh chuyên môn (vị trí công tác): Kế toán trưởng

- Nhiệm vụ công việc như sau:

+ Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy

quyền phụ trách).

11
+ Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Người sử dụng lao động để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

+ Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu kinh doanh của Người sử dụng lao động và theo quyết định của Ban Giám đốc (và các cá nhân

được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

Điều 2: Lương, phụ cấp, các khoản bổ sung khác

Lương căn bản: 20 000 000 đồng/tháng Phụ cấp: 500 000 đồng/tháng

Các khoản bổ sung khác: tùy quy định cụ thể của Công ty

- Hình thức trả lương: Tiền mặt hoặc chuyển khoản.

- Thời hạn trả lương: Được trả lương vào ngày 1 của tháng.

Điều 3: Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, BHXH, BHYT, BHTN

- Thời giờ làm việc: 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần, Nghỉ hàng tuần: ngày Thứ 7, Chủ Nhật.

- Từ ngày Thứ 2 đến ngày Thứ 6 hàng tuần

+ Buổi sáng : 8h00 - 12h00.

+ Buổi chiều: 13h00 - 17h00.

- Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

- Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Đào tạo, bồi dưỡng, các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của người lao động

- Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của Công ty.

- Các khoản thỏa thuận khác gồm: tiền cơm trưa, thưởng mặc định, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, nhà ở, trang phục…, theo quy định của Công ty.

- Nghĩa vụ liên quan của người lao động:

+ Tuân thủ hợp đồng lao động.

+ Thực hiện công việc với sự tận tâm, tận lực và mẫn cán, đảm bảo hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành (bằng văn bản

hoặc bằng miệng) của Ban Giám đốc (và các cá nhân được Ban Giám đốc bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

+ Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

+ Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa Công ty, nội quy lao động và các

chủ trương, chính sách của Công ty.

+ Bồi thường vi phạm vật chất: Theo quy định nội bộ cuả Công ty và quy định cuả pháp luật hiện hành;

+ Có trách nhiệm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu các rủi ro. Khuyến khích các đóng góp này được thực hiện bằng văn bản.

12
+ Thuế TNCN, nếu có: do người lao động đóng. Công ty sẽ tạm khấu trừ trước khi chi trả cho người lao động theo quy định.

Điều 5: Nghĩa vụ và quyền lợi của Người sử dụng lao động

1. Nghĩa vụ :

- Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong HĐLĐ để Người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho Người lao

động theo HĐLĐ đã ký.

- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có);

2. Quyền lợi:

- Điều hành Người lao động hoàn thành công việc theo HĐLĐ (bố trí, điều chuyển công việc cho Người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).

- Có quyền chuyển tạm thời lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện

hành và theo nội quy của Công ty trong thời gian HĐLĐ còn giá trị.

- Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu Người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của

HĐLĐ.

Điều 6: Những thỏa thuận khác

- Chị A có thể tự do chọn nơi để làm việc, không nhất thiết phải đến công ty làm.

Điều 7: Điều khoản thi hành

- Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định cuả thỏa ước tập thể, trường hợp chưa có thỏa ước thì áp dụng

quy định của pháp luật lao động.

- Hợp đồng này được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 1 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.

- Khi ký kết các phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục cũng có giá trị như các nội dung cuả bản hợp đồng này.

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

A B

Nguyễn Thị A Nguyễn Văn B

13
IV. KẾT LUẬN

Hiện nay, thuê người lao động theo thời vụ không còn là một điều quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng người lao động có trình độ

cao, giúp xử lý những công việc phức tạp với khối lượng lớn trong thời gian nhất định để giảm thiểu chi phí vận hành công ty đã được nhiều

công ty áp dụng. Nhưng đàm phán thế nào để hai bên có thể vui vẻ hợp tác và để có những lần tiếp theo thì lại là một điều rất khó, phải cân

bằng được những lợi ích của cả hai bên, phải giúp những cho cả hai bên đều cảm thấy mình là người được lợi, tuy nhiên trong trường hợp này,

mọi thứ đã được đàm phán một cách êm đẹp. Bài tiểu luận đến đây là kết thúc, tuy còn sơ sài và nhiều thứ cần phải chỉnh sửa nên em mong

thầy lượng thứ và đóng góp ý kiến để giúp cho bài tiểu luận được hay và hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ luật Lao Động 2019

14
- HỌC VIỆN TƯ PHÁP -GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ THAM GIA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGOÀI TÒA

ÁN CỦA LUẬT SƯ- NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP 2018

- TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI- TẬP BÀI GIẢNG KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG- NHÀ XUẤT BẢN LAO

ĐỘNG XÃ HỘI

15

You might also like