You are on page 1of 19

MỤC LỤC

I. Đặc điểm hình sự và những vấn đề cần chứng minh trong điều tra tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản......................................................................................................3

1. Đặc điểm hình sự của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản..................................4

2. Những vấn đề phải chứng minh trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản........5

II. Phương pháp điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản............................................6

1. Giai đoạn tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.......................................6

2. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can.................................................................................6

3. Xây dựng kế hoạch điều tra vụ án.........................................................................7

4. Bắt và khám xét đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.........................10

5. Hỏi cung bị can phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản..........................................10

6. Lấy lời khai bị hại................................................................................................13

7. Lấy lời khai người làm chứng.............................................................................14

8. Nhận dạng............................................................................................................15

9. Trưng cầu giám định chuyên môn.......................................................................16

10. Kết thúc điều tra................................................................................................17


TÌNH HUỐNG 3
Anh Trần Quốc Hoàn (sinh năm 1987) và vợ là Nguyễn Bích Thủy (sinh năm
1989), cùng trú tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, do mâu thuẫn vợ chồng
muốn ly hôn. Vào khoảng tháng 6/2017, anh Hoàn đến TAND thị xã để làm thủ
tục ly hôn thì gặp Vũ Yên Khanh – thư ký Tòa, anh Hoàn được Khanh hướng dẫn
làm thủ tục ly hôn, anh Hoàn đã xin số điện thoại của Khanh để sau này nhờ giúp
đỡ. Sau đó 2 ngày, anh Hoàn mang đến Tòa án nộp cho Khanh các giấy tờ: giấy
đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, CMND (bản gốc) để làm thủ tục ly hôn, Khanh bảo
anh Hoàn đưa 800.000đ để làm thủ tục giấy tờ cho nhanh và bảo anh Hoàn cứ về
nhà, khoảng 3 tháng sau sẽ được Khanh gọi đến ký và không phải làm gì khác. Sau
khi nhận tiền và giấy tờ từ anh Hoàn, Khanh mang về nhà, cất vào tủ cá nhân. Đến
tháng 8/2017, anh Hoàn gọi giục Khanh làm thủ tục ly hôn cho vợ chồng anh,
Khanh đã đi photo lại toàn bộ giấy tờ gốc, soạn thảo đơn xin ly hôn cho vợ chồng
anh Hoàn, sau đó gọi điện bảo vợ chồng anh Hoàn đến Tòa án ký đơn ly hôn, đồng
thời trả lại anh Hoàn toàn bộ giấy tờ gốc, anh Hoàn đưa Khanh 500.000đ để lo tiếp
thủ tục ly hôn. Ngày 20/8/2017, Khanh gọi điện cho anh Hoàn bảo anh Hoàn đưa
thêm cho Khanh 2.300.000đ để làm thủ tục cho nhanh, khi anh Hoàn gọi điện thì
Khanh bảo không có nhà và bảo anh Hoàn đưa số tiền đó cho em gái Khanh là Vũ
Yên Nguyệt. Anh Hoàn đã ghi âm việc đưa số tiền này cho Nguyệt tại nhà của
Nguyệt. Đến tháng 9/2017, Khanh đã tự soạn thảo Quyết định công nhận thuận
tình ly hôn đã có sẵn trong máy tính (vì Khanh làm thư ký được giao soạn thảo
mẫu Quyết định này), điền tên thông tin vợ chồng anh Hoàn vào QĐ, còn các
thông tin về số, ngày, tháng, năm cũng như số biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì
Khanh lấy theo một Quyết định mẫu có sẵn trong máy vi tính, còn tên của Thẩm
phán, Khanh đánh máy tên Thẩm phán Nguyễn Duy Đức, sau đó Khanh in ra 1 bản
và lấy mẫu chữ ký của Thẩm phán Đức (do Khanh đã lưu từ trước) cắt ra, dán vào
Quyết định rồi mang xuống phòng Văn thư, lợi dụng lúc chị Đào Như Huyền là
1
văn thư cơ quan không có ở phòng làm việc, Khanh đã photo ra 2 bản, và lấy dấu
Quốc huy của TAND thị xã để đóng vào Quyết định giả. Sau khi làm xong, Khanh
gọi anh Hoàn đến vào giao cho anh Hoàn 02 Quyết định giả, yêu cầu anh Hoàn đưa
Khanh 200.000đ để nộp tiền tạm ứng án phí. Anh Hoàn về đưa cho Thủy 01 bản và
anh Hoàn giữ 01 bản. Đến tháng 3/2018, chị Thủy ra UBND xã để làm giấy tờ xác
nhận tình trạng hôn nhân và đăng ký kết hôn mới thì thấy tên trong Quyết định
công nhận thuận tình ly hôn của chị ghi Nguyễn Bích Thủy, chị Thủy đến TAND
thị xã để đính chính lại thì được biết đó là Quyết định ly hôn giả. Chị Thủy đã làm
đơn trình báo và giao nộp Quyết định công nhận thuận tình ly hôn giả cho CQĐT
VKSNDTC để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Với tình huống trên, anh/ chị hãy phân tích các biện pháp điều tra cần tiến hành
để giải quyết vụ án?

2
NỘI DUNG
I. Đặc điểm hình sự và những vấn đề cần chứng minh trong điều tra tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản
Đối với tình huống trên việc ông Vũ Yên Khanh không phải là thư kí được phân
công trực tiếp thụ lý giải quyết đối với việc ly hôn của vợ chồng anh Hoàn nhưng
lại có hành vi nhận tiền rồi soạn thảo các giấy tờ, quyết định không thuộc thẩm
quyền của mình, mặc dù là Thư ký tại tòa nhưng trong trường hợp này ông Khanh
lại không phải là người trực tiếp được phụ trách việc giải quyết đơn ly hôn của anh
Hoàn nên không thuộc trường hợp các tội liên quan tới lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong thi hành công vụ. Hành vi của ông Vũ Yên Khanh đã lợi dụng việc mình là
Thư ký của Tòa án nhân dân thị xã nơi anh Hoàn đến để giải quyết các giấy tờ về
việc làm đơn xin ly hôn, mặc dù không được phân công phụ trách nhưng lợi dụng
sự thiếu hiểu biết và nôn nóng của anh Hoàn trong việc làm thủ tục nên Khanh đã
tạo niềm tin rồi sau đó bảo Hoàn đưa tiền cho mình để công việc được thực hiện
một cách nhanh chóng hơn cụ thể 3 lần, lần thứ nhất là khi Hoàn mang đến Tòa án
nộp cho Khanh các giấy tờ để làm thủ tục ly hôn, Khanh bảo anh Hoàn đưa
800.000đ; Lần thứ hai là khi Khanh soạn thảo đơn xin ly hôn cho vợ chồng anh
Hoàn, sau đó gọi điện bảo vợ chồng anh Hoàn đến Tòa án ký đơn ly hôn, anh Hoàn
đưa Khanh 500.000đ để lo tiếp thủ tục ly hôn; Lần ba là khi Khanh gọi điện cho
anh Hoàn bảo anh Hoàn đưa thêm cho Khanh 2.300.000đ để làm thủ tục cho
nhanh, khi anh Hoàn gọi điện thì Khanh bảo không có nhà và bảo anh Hoàn đưa số
tiền đó cho em gái Khanh là Vũ Yên Nguyệt; Lần cuối là khi Khanh yêu cầu anh
Hoàn nộp tiền tạm ứng án phí là 200.000 đồng. Xem xét việc chiếm đoạt tài sản ở
đây không có tình tiết Hoàn bị Khanh đe dọa mà hoàn toàn là tự nguyện, Khanh
chỉ lợi dụng việc mình là người có chức vụ, quyền hạn tại Tòa án nơi vợ chồng anh
Hoàn tới, rồi sau đó lần lượt bảo anh Hoàn đưa tiền cho mình để giúp giải quyết
các thủ tục ly hôn nhanh hơn, tổng số tiền 4 lần Khanh lừa anh Hoàn là 3.800.0000
3
đồng, số tiền này đủ để đáp ứng khung hình phạt tại khoản 1 điều 174 BLHS 2015
sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi làm các quyết định, giấy tờ giả về việc ly hôn của
vợ chồng anh Hoàn là biểu hiện của thủ đoạn gian dối làm anh Hoàn tin và tự
nguyện đưa tài sản của mình cho Khanh. Xét thấy việc làm của ông Vũ Yên Khanh
– Thư ký Tòa án nhân dân thỏa mãn các yếu tố của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
1. Đặc điểm hình sự của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đặc điểm nhân thân của đối tượng thực hiện hành vi phạm tội:
Trong tình huống, đối tượng là anh Vũ Yên Khanh - Thư ký tòa án thị xã, là
một người đã có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc và nắm bắt rất rõ những
trình tự, thủ tục trong việc thụ lý và giải quyết các vụ án.
Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội (ông Khanh) có thể đã lợi dụng mối quan
hệ quen biết, tạo lòng tin đối với người sở hữu tài sản (ông Hoàn) từ đó đã đưa ra
thông tin sai sự thật, giả mạo các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc ly hôn nhằm
mục đích chiếm đoạt tài sản một cách trái phép từ người sở hữu tài sản.
Vì thế đối với tội này, đối tượng thực hiện hành vi thường có tính chống đối cao,
khi bị phát hiện, đối tượng thường đưa ra mọi lí lẽ để biện minh cho hành vi phạm
tội của mình. Quá trình điều tra, truy tố thường quanh co chối tội.
Đặc điểm nhân thân của bị hại:
Bị hại trong vụ chiếm đoạt tài sản này là ông Hoàn, vì nôn nóng muốn giải
quyết các giấy tờ, thủ tục về việc ly hôn của vợ chồng mình nên ông Hoàn đã nhẹ
dạ, cả tin, thiếu thận trọng thêm vào đó bị hại Hoàn còn là một người thiếu hiểu
biết về pháp luật. Nắm được những đặc điểm này của bị hại nên ông Khanh đã lợi
dụng việc mình làm việc tại tòa án để thực hiện hành vi phạm tội.
Đặc điểm về thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm:
Quá trình chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội, ông Khanh đã tạo dựng lòng tin
đối với chủ sở hữu để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, tìm
4
hiểu về hoàn cảnh của người có tài sản để tính toán phương thức gây án và che
giấu tội phạm cho thích hợp. Ông Khanh còn chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để
thực hiện hành vi phạm tội như tạo ra các giấy tờ giả mạo, tìm kiếm các giấy tờ có
liên quan để gây lòng tin cho bị hại, đồng thời lợi dụng lúc văn thư cơ quan không
có ở phòng làm việc, Khanh đã photo ra 2 bản, và lấy dấu Quốc huy của TAND thị
xã để đóng vào Quyết định giả,….
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội ông Khanh đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh
vi như: dùng lời nói giao tiếp khéo léo, lợi dụng vị trí uy tín của mình để tạo được
lòng tin đối với ông Hoàng. Sau khi đã gây được lòng tin, đối tượng đã làm giả
giấy tờ rồi hứa hẹn sẽ thực hiện nhanh chóng nhu cầu của ông Hoàn.
Thời gian mà đối tượng thực hiện hoàn chỉnh vụ án lừa đảo thường khá dài,
nhưng thời điểm mà đối tượng nhận và chiếm đoạt tài sản lại diễn ra rất nhanh
chóng. Về địa điểm mà ông Khanh đã gây án tại trụ sở cơ quan phòng làm việc
Tòa án thị xã, thậm chí còn ở nhà em gái của mình là bà Vũ Yên Nguyệt. Tài sản
bị chiếm đoạt trong vụ án này là tiền mặt.
2. Những vấn đề phải chứng minh trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Bất kỳ vụ án nào khi chứng minh cũng cần phải làm rõ các vấn đề tại điều 85
BLTTHS 2015. Cụ thể trong tình huống cần chứng minh làm rõ có vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản xảy ra hay không? Nội dung và diễn biến của vụ án? Thời gian,
địa điểm xảy ra hành vi lừa đảo. Thủ đoạn, diễn biến hành vi đạo đức đối tượng
thực hiện thế nào? Công cụ, phương tiện phạm tội? Có hay không việc giao tài sản
giữa người bị hại và đối tượng thực hiện hành vi phạm tội?
Chứng minh làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích, động cơ
phạm tội? Có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự không? Chứng minh về người
bị hại: Phải làm rõ thông tin về hai vợ chồng anh Hoàn, chị Thuỷ, mối quan hệ
giữa người bị hại với người phạm tội, nguyên nhân, mục đích giao tài sản ở đây là

5
gì? Có phải là để thực hiện nhanh chóng thủ tục li hôn không? Số lượng tài sản đã
giao?
II. Phương pháp điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Giai đoạn tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo tội phạm
Trong tình huống, thông tin từ nguồn tố giác xuất phát từ người có liên quan cụ
thể là chị Nguyễn Bích Thủy vợ anh Trần Quốc Hoàn. Hình thức báo tin của chị là
làm đơn trình báo và giao nộp Quyết định công nhận thuận tình ly hôn giả cho
CQĐT VKSNDTC để giải quyết theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi tiếp
nhận tin báo của chị thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành làm rõ họ tên, nơi
đăng ký nhân khẩu thường trú của người báo tin; mối quan hệ của chị Thủy với bị
hại và với người thực hiện hành vi phạm tội; lý do phát hiện sự việc; mức độ ảnh
hưởng thiệt hại như thế nào?... Đồng thời, sau khi tiếp nhận thì tiến hành cử cán bộ
điều tra xuống kiểm tra xác minh nắm bắt tình hình, yêu cầu bị hại hoặc người có
liên quan cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc xác định hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, tiến hành rà soát những đối tượng nghi vấn để xác định thủ
phạm, tiến hành giám định phương tiện, vật chứng.
2. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Cần phải chứng minh được hành vi của người đó là hành vi gây nguy hiểm cho
xã hội, được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm và chỉ khi chứng minh được thì
mới có căn cứ để khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Trước khi ra quyết định khởi tố
vụ án ông Vũ Yên Khanh, Điều tra viên được phân công cần phải kiểm tra, đánh
giá các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được trong quá trình kiểm tra, xác minh tố
giác tin báo, tố giác để xác định rõ có hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
xảy ra không? Đồng thời cần phải xem xét, đánh giá thủ đoạn thực hiện hành vi
phạm tội cũng như đặc điểm nhân thân của đối tượng, giá trị tài sản đã chiếm đoạt,
….Sau khi đã có đầy đủ các dấu hiệu của tội thì Điều tra viên báo cáo đề xuất lãnh

6
đạo cơ quan điều tra ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều
tra và xử lý theo pháp luật.
Sau khi quyết định khởi tố vụ án, Điều tra tiến hành thu thập củng cố lại chứng
cứ để ra quyết định khởi tố bị can, đặc biệt trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài
sản” cần phải xác định rõ lại xem số tiền mà người phạm tội đã chiếm đoạt đã đủ
để khởi tố hay chưa? Hành vi, động cơ có nhằm mục đích vụ lợi cho bản thân hay
mục đích cá nhân nào khác hay không? Có hay không việc đe dọa nạn nhân hay đã
sử dụng phương thức nào khác để chiếm đoạt tài sản từ họ? Nhận thấy lúc thực
hiện hành vi phạm tội của mình ông Khanh hoàn toàn khỏe mạnh, đầy đủ năng lực
chịu trách nhiệm hình sự, sau khi đã xác định được đầy đủ các yếu tố trên và chứng
minh được hành vi của ông Khanh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì Điều tra viên
được giao nhiệm vụ báo cáo lãnh đạo cơ quan điều tra và ra quyết định khởi tố bị
can.
Sau khi ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Khanh, cơ quan điều tra phải
gửi quyết định khởi tố và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện
kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố.
3. Xây dựng kế hoạch điều tra vụ án
Đối với vụ án trên, khi điều tra viên xây dựng kế hoach điều tra cần đảm bảo
những vấn đề cơ bản sau:
Tổng hợp diễn biến của vụ án: Phát sinh từ việc ông Hoàn muốn làm thủ tục ly
hôn, vào 6/2017 Hoàn đã đến TAND thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng ninh để làm
thủ tục, sau đó anh gặp Khanh - thư ký Tòa, Khanh bảo Hoàn đưa mình 800.000
đồng để làm thủ tục cho nhanh, sau 3 tháng Khanh sẽ gọi đến ký. Đến 8/2017, do
bị Hoàn gọi điện giục về việc làm thủ tục li hôn, Khanh đã photo những giấy tờ
cần thiết mà trước đó Hoàn đã đưa cho mình, soạn thảo đơn xin ly hôn cho vợ
chồng Hoàn rồi gọi điện cho vợ chồng Hoàn đến Tòa án để ký, Hoàn đưa cho
Khanh 500.000 đồng để lo tiếp thủ tục ly hôn. 20/8/2017, Khanh bảo Hoàn đưa
7
cho mình thêm 2.300.000 đồng để làm thủ tục cho nhanh, Hoàn đã đưa số tiền đó
cho Vũ Yên Nguyệt - em gái Khanh do Khanh không có nhà, Hoàn đã ghi âm việc
mình đưa số tiền này cho Nguyệt. Tháng 9/2017, Khanh đã tự soạn thảo Quyết
định công nhận thuận tình ly hôn, điền tên, thông tin của vợ chồng Hòan vào trong
quyết định. Các thông tin về số, ngày, tháng, năm cũng như số biên lai thu tiền tạm
ứng án phí thì Khanh lấy theo quyết định mẫu có sẵn. Tên thẩm phán là Nguyễn
Duy Đức. Khanh in bản quyết định đó ra và lấy mẫu chữ ký của Thẩm phán Đức
dán vào. Sau đó lợi dụng việc chị Đào Thu Huyền là văn thư cơ quan không có ở
phòng làm việc, Khanh đã in ra 2 bản và lấy dấu Quốc huy của Tòa để đóng vào
quyết định. Sau đó, Khanh gọi Hoàn đến để giao 2 quyết định, 1 bản cho Hoàn và
1 bản cho Thủy, và yêu cầu Hoàn nộp thêm 200.000 đồng tiền tạm ứng án phí. Sau
đó, Thủy phát hiện tên mình trong quyết định bị sai và trình báo lên CQĐT
VKSNDTC.
Xác định được các tài liệu, chứng cứ sau:
+ Giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, CMND mà Hoàn đã nộp cho Khanh;
+ Điện thoại của Hoàn, Khanh đã sử dụng để liên lạc với nhau;
+ Đơn ly hôn do Khanh soạn thảo cho vợ chồng Hoàn;
+ Đoạn ghi âm việc Hoàn đưa tiền cho Nguyệt;
+ Quyết định công nhận thuận tình ly hôn do Khanh soạn thảo;
+ Mẫu chữ ký của thẩm phán Nguyễn Duy Đức;
+ Dấu quốc huy của TAND thị xã Quảng Yên;
+ Đơn trình báo của chị Thủy đối với việc quyết định thuận tình ly hôn của
mình là giả;
Đặt ra các tình huống điều tra, các yêu cầu điều tra cần thực hiện:
- Các tình huống điều tra có thể xảy ra:
+ Khi tiến hành lấy lời khai, Khanh có nhận tội hay không? Nếu Khanh không
nhận tội thì điều tra viên sẽ phải có những biện pháp đấu tranh phù hợp;
8
+ Khi Khanh nhờ Nguyệt cầm số tiền mà anh Hoàn đưa, Nguyệt có biết số
tiền đấy từ đâu mà có, mục đích là gì hay không?
+ Khi Khanh xuống phòng văn thư để đóng dấu, thì có thật là văn thư Huyền
đã vắng mặt, hay đã cấu kết với Khanh để thực hiện hành vi phạm tội?
+ Bà Nguyệt có biết việc bị ông Hoàn ghi âm việc đưa tiền cho mình tại nhà
của bà hay không?
Các yêu cầu điều tra:
+ Tiến hành lấy lời khai đối với Hoàn, Thủy, Khanh, Nguyệt, Huyền và Đức;
+ Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của
người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi việc giao tài sản giữa người bị
hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó,
cần xác minh rằng ý thức chiếm đoạt của Hoàn phải có ngay từ trước khi nhận
tài sản từ Khanh.
+ Giám định chiếc điện thoại dùng để liên lạc giữa Hoàn và Khanh;
+ Giám định đoạn ghi âm việc Hoàn đưa tiền cho Nguyệt, xem có bị cắt ghép
hay chỉnh sửa gì không;
+ Giám định xem mẫu chữ ký có đúng là của Thẩm phán Đức hay không, con
dấu có đúng Quốc huy của TAND thị xã Quảng Yên hay không?
+ Giám định biên lai tạm ứng án phí xem là thật hay giả?
+ Xác định tổng số tiền mà Khanh chiếm đoạt. Mục đích dùng vào việc gì?
+ Dự kiến lượng công việc tổng thể phải tiến hành và dự kiến thời gian hoàn
thành công việc, thời gian kết thúc vụ án;
+ Đề xuất các biện pháp ngăn chặn như khám xét, trưng cầu giám định, đối
chất,…. để có thể giải quyết vụ án một cách chính xác;
+ Kế hoạch phối hợp với cơ quan chủ quản của đối tượng, phối hợp theo chức
năng với cơ quan tố tụng;
+ Dự kiến đề xuất các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ;
9
+ Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tranh thủ chỉ đạo,
hướng dẫn nghiệp vụ;
+ Hoàn thiện thủ tục tố tụng.
4. Bắt và khám xét đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đối với tình huống trên, việc ông Khanh lợi dụng danh nghĩa là người có chức
vụ tại tòa án để lừa đảo của vợ chồng anh Hoàn số tiền là 3.800.000 đồng, việc xác
định căn cứ khi bắt ông Khanh phải đảm bảo chính xác một cách tuyệt đối và phải
được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, tránh trường hợp lẩn trốn, cùng với đó phải
đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tránh áp dụng
biện pháp bắt tràn lan, bắt nhầm đối tượng,…
Quá trình điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy theo từng vụ án cụ
thể, cơ quan điều tra có thể khám xét người, đồ vật, tài sản, chỗ ở, nơi làm việc,
thư tín, điện tín, bưu kiện,…của đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản. Hầu hết các vụ án việc khám xét đi liền với việc bắt giữ đối tượng, trường hợp
của ông Vũ Yên Khanh cũng cần phải thực hiện việc khám xét, xác minh ngoài số
tiền 3.600.000 đồng mà ông chiếm đoạt của vợ chồng anh Hoàn thì còn tài sản
phạm pháp nào khác mà ông Khanh đã chiếm đoạt liên quan tới vụ án hay không?
Việc khám xét cần phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình
sự, thông qua đó có thể thu thập được các phương tiện, công cụ mà ông Khanh đã
sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo, trường hợp của ông Khanh làm giả các loại
giấy tờ, thủ tục giải quyết việc ly hôn của vợ chồng anh Hoàn.
Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện hoạt động khám xét: Khi khám xét nơi
làm việc, chỗ ở của ông Khanh, nhà em gái là bà Vũ Yên Nguyệt thì tùy theo tính
chất của vụ án, cơ quan điều tra cần xem xét những nơi xét thấy phù hợp mà đối
tượng có thể cất giấu những vật chứng cần tìm, chẳng hạn như tủ đựng tài liệu cá
nhân tại nhà của ông Khanh, phòng ngủ hoặc két sắt của nhà bà Nguyệt,...

10
5. Hỏi cung bị can phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Sau khi khởi tố bị can , hoặc sau khi bắt được bị can, việc hỏi cung bị can phải
được tiến hành ngay theo quy định tại Điều 183 BLTTHS 2015.
Để việc hỏi cung bị can phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đạt hiệu quả, thì
trước khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên cần nghiên cứu kỹ các tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, xem xét và các thủ đoạn gây án, đặc điểm tâm lý,
thái độ khai báo, nhân thân, hoàn cảnh sống ... của bị can. Từ đó lựa chọn các
chứng cứ đã thu thập được để sử dụng hỏi cung bị can và áp dụng các biện pháp
tâm lý phù hợp, xem xét nội dung cần khai thác, dự kiến các câu hỏi, các tình
huống khi bị can nhận tội, chối tội để áp dụng đối với từng bị can để thu thập được
chứng cứ từ lời khai của bị can.
Chiến thuật hỏi cung bị can phải xác định làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Trong tình huống trên, việc hỏi cung đối với ông Vũ Yên Khanh:
- Thời gian ông Khanh thực hiện hành vi phạm tội?
- Thủ đoạn thực hiện hành vi tội phạm của Khanh?
- Các thủ đoạn nhằm che dấu tội phạm mà ông Khanh đã sử dụng?
- Diễn biến thực hiện hành vi lừa đảo của ông Khanh?
- Khanh có đồng phạm không? Nếu có ai là chủ mưu? Ai là người thực hiện?
- Khanh đã nhận tiền của anh Hoàn mấy lần? Mỗi lần bao nhiêu tiền? Ngoài tiền
ra có nhận tài sản hay giấy tờ gì khác không?
- Việc khắc phục hậu quả của Khanh đối với người bị hại là vợ chồng anh
Hoàn?
Bên cạnh đó điều tra viên có thể sử dụng các chiến thuật điển hình thường được
áo dụng để làm rõ tội phạm này như:
Sử dụng mâu thuẫn
Chủ động phát hiện kịp thời những mâu thuẫn trong lời khai của ông Khanh và
nguyên nhân của những mâu thuẫn đó. Thông thường đối với các vụ án về tội lừa
11
đảo chiếm đoạt tài sản mâu thuẫn trong lời khai của bị can thường là mâu thuẫn
với diễn biến sự việc, hiện tượng, với các tài liệu chứng cứ khác của vụ án, trong
vụ án trên xác định ngoài ông Khanh còn có đồng phạm nào khác không? Nếu có
mâu thuẫn giữa lời khai của ông Khanh và đồng phạm thì sẽ giải quyết ra sao?
Trường hợp sử dụng mâu thuẫn đã phát hiện được để đấu tranh với bị can nhằm
vạch trần lời khai gian dối của bị can. Buộc bị can phải khai đúng sự thật. Đặt câu
hỏi để bị can khai báo mâu thuẫn và sử dụng mâu thuẫn này để đấu tranh với bị
can.
Hỏi tuần tự:
Để ông Khanh trả lời chi tiết về việc mà mình đã đề cập trong lời khai gian dối
(nếu có) qua đó tiếp tục làm bộc lộ những mâu thuẫn khiến ông không thể tiếp tục
nói dối được nữa (hỏi tuần tự là hỏi theo diễn biến logic của thời gian và sự việc từ
đầu đến cuối.)
Hỏi đứt quãng:
Cán bộ hỏi cung chia sự việc cần hỏi ra thành nhiều loại, lúc hỏi chỗ này, lúc hỏi
chỗ khác không theo một trình tự đúng như thực tế xảy ra làm cho bị can không
nắm được ý đồ xét hỏi và tự bộc lộ những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án và cán
bộ hỏi cung có thể yêu cầu bị can lý giải về những tình tiết đó để làm thay đổi thái
độ khai báo.
Hỏi củng cố từng bước.
Thông thường bị can khai báo gian dối thường đi liền với phản cung. Hiện tượng
khai báo gian dối thường xẩy ra đối với các bị can nay khai thế này, mai khai thế
khác vì vậy đòi hỏi cán bộ hỏi cung phải củng cố từng bước bằng cách hỏi đến đâu
củng cố đến đó, lời khai của bị can phải được ghi chép đầy đủ, chi tiết khách quan,
ký tên xác nhận ngay sau mỗi câu hỏi, câu trả lời.
Trong trường hợp này có thể áp dụng thủ thuật hỗ trợ như cho viết bản tự khai
ngay sau khi hỏi cung, ghi âm lời khai cả âm điệu và giọng nói, nhất là với bị can
12
Vũ Yên Khanh, là một công chức nhà nước và có trình độ nhận thức cao về luật
pháp.
Ngoài các chiến thuật trên trong trường hợp bị can khai báo gian dối cũng có thể
vận dụng các chiến thuật trong tình huống bị can từ chối khai báo với cảm hóa
chính trị. Vì Khanh là một công chức nhà nước đang công tác tại Toà án, đã có sự
phấn đấu nhất định trong việc rèn luyên năng lực, tu dưỡng đạo đức.
Lưu ý là trong tình huống bị can khai báo gian dối thì cũng đồng thời làm xuất
hiện tình huống mâu thuẫn vì vậy cán bộ hỏi cung và bị can đều ở trong tình trạng
căng thẳng về tâm lý, những phản ánh trái ngược đối lập với nhau càng quyết liệt
hơn, rất có thể làm đổ vỡ cuộc hỏi cung do bị can khiêu khích làm cho cán bộ hỏi
cung mất bình tĩnh, không làm chủ được mình.
Vì vậy, các chiến thuật hỏi cung trong tình huống này chủ yếu là vạch trần lời
khai gian dối của bị can, buộc bị can phải từ bỏ thái độ khai báo gian dối đi đến
khai báo đúng sự thật do vậy cần sử dụng chứng cứ và mâu thuẫn trong đấu tranh
với bị can để đạt được múc đích, hiệu quả của việc hỏi cung phục vụ cho quá trình
điều tra, xử lý tội phạm.
6. Lấy lời khai bị hại
Biện pháp lấy lời khai bị hại trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đóng vai
trò quan trọng trong việc điều tra làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Bị hại là người biết rõ các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội nhất vì họ là
người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng phạm tội. Đối với vụ án này, bị hại là anh
Trần Quốc Hoàn.
Khi tiến hành lấy lời khai của bị hại Hoàn cần làm rõ những vấn đề sau:
- Vì sao anh Hoàn lại đưa tiền cho anh Khanh? Việc đưa tiền là do anh Hoàn tự
nguyện hay anh Vũ Yên Khanh có đe dọa, ép buộc hay không?
- Thời gian, địa điểm cụ thể trong những lần anh Hoàn đưa tiền cho bị can là Vũ
Yên Khanh, có những ai biết hay chứng kiến sự việc đó?
13
- Đặc điểm nhận dạng của người thực hiện hành vi phạm tội?
- Việc thoả thuận giữa bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội như thế nào?
Khi anh Khanh bảo anh Hoàn đưa tiền thì anh Khanh có hứa hẹn gì hay không?
- Diễn biến của hành vi phạm tội?
- Khi anh Khanh gọi điện gọi bảo vợ chồng anh Hoàn đến Tòa án ký đơn ly hôn
thìbvợ chồng anh Khanh có đến hay không? Việc đó diễn ra như thế nào?
- Tại sao đến lần đưa tiền thứ ba , tức là lúc đưa 2.300.000 cho Vũ Yên Nguyệt (
là em gái của Vũ Yên Khanh) thì anh Hoàn lại ghi âm việc đưa tiền này? Mục đích
anh Hoàn ghi âm là gì?
- Thiệt hại do thủ phạm gây ra như đặc điểm, số lượng, giá trị tài sản, những hậu
quả, thiệt hại khác do hành vi phạm tội gây ra.
- Có giấy biên nhận tiền giữa bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội hay
không?
- Những quan điểm, đề xuất của người bị hại.
Việc lấy lời khai bị hại cũng cần những chiến thuật phù hợp, có tác động tâm lý
đối với người bị hại nhằm đạt kết quả cao nhất.
7. Lấy lời khai người làm chứng
Người làm chứng trong vụ án hình sự là những người biết được những tình tiết
có liên quan đến tội phạm, vụ án đó. Tuy nhiên, để lấy lời khai người làm chứng có
hiệu quả thì phải đảm bảo người làm chứng phải là người có khả năng khai báo và
việc lấy lời khai phải được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo trình tự luật
tố tụng hình sự quy định. Đối với vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản này, đối tượng
thực hiện hành vi (ông Khanh) đã dùng thủ đoạn tinh vi mà khiến cho mọi người
kể cả người làm chứng (chị Nguyệt – em gái của ông Khanh) không hề biết hành vi
lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn ra cho đến khi bị phát hiện. Do đó, việc tiến
hành lấy lời khai thực hiện như sau:

14
Thứ nhất, thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và người làm chứng:
Theo đó, khi đến lấy lời khai chị Vũ Yên Nguyệt, Điều tra viên phải có trách
nhiệm chào hỏi, giải thích rõ lý do triệu tập chị Nguyệt, cho chị thấy việc lấy lời
khai nhằm mục đích mau chóng giải quyết đúng đắn vụ án, tạo tâm lý thoải mái
cho chị Nguyệt có điều kiện khai báo đúng sự thật khách quan. Không được tạo vẻ
căng thẳng, gây áp lực dẫ đến tình trạng hỏi người làm chứng theo kiểu dẫn dắt
hoặc mớm lời khai đối với họ.
Thứ hai, đề nghị người làm chứng (chị Nguyệt) tự khai báo (kể lại hoặc viết lại)
những gì mà người làm chứng biết về vụ án. Bản chất của người làm chứng là họ
biết được một số tình tiết liên quan trực tiếp đến người phạm tội cũng như liên
quan đến vụ án. Do vậy, để có được hiểu quả trước hết phải để họ tự nguyện khai
báo, điều tra viên theo dõi những lời khai của họ, không được vội vàng lập biên
bản mà phải qua quá trình kiểm chứng.
Thứ ba, Điều tra viên đưa ra những câu hỏi để người làm chứng trả lời. Cụ thể
trong tình huống, khi hỏi thì Điều tra viên phải đảm bảo hỏi Chị Nguyệt – em gái
ông Khanh để làm rõ những vấn đề sau:
- Chị Nguyệt cho biết, chị có biết hành vi lừa đảo của anh mình là ông Khanh
trước đó không?
- Chị có biết anh Hoàn là ai không? Sao chị lại nhân tiền của anh Hoàn? Vậy chị
có biết việc thỏa thuận gì giữa anh Hoàn và ông Khanh là anh mình không?
- Chị nhận tiền của anh Hoàn ở đâu? Số tiền chị nhận là bao nhiêu? Gồm những
mệnh giá tiền nào?
- Thế sau khi nhận tiền của anh Hoàn thì chị làm gì? Ông Khanh anh chị đã lấy
chưa? Và khi lấy tiền có nói gì với chị không?
- Ngoài số tiền chị nhận của anh Hoàn thì ông Khanh anh của chị có nhờ chị
nhận tiền của ai nữa không?

15
Như vậy, việc lấy lời khai người làm chứng trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt
tài sản phải áp dụng các chiến thuật phù hợp, đảm bảo không xâm phạm quyền con
người, quyền công dân, đúng trình tự thủ tục quy định trong Bộ luật TTHS 2015.
8. Nhận dạng
Trong quá trình điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì nhận dạng là một
trong các biện pháp được áp dụng thường xuyên để thu thập chứng cứ. Theo đó,
trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản này, có thể tiến hành nhận dạng bằng việc
cho người bị hại là ông Trần Quốc Hoàn nhận dạng xác định người đã thực hiện
hành vi lừa đảo có đúng là ông Khanh không? Bên cạnh đó, cho nhận dạng các loại
tài liệu giấy tờ có liên quan như các quyết định công nhận thuận tình ly hôn, chữ
ký, con dấu mà ông Vũ Yên Khanh – thư ký Tòa án đã làm giả để lừa dối ông
Hoàn. Theo tình huống, lúc đưa tiền cho chị Nguyệt ông Hoàn đã ghi âm việc đưa
tiền, do đó cần thu giữ máy ghi âm này và mở tệp ghi âm yêu cầu người làm chứng
là chị Nguyệt nhận biết giọng nói thông qua tệp ghi âm đó, xác định đó có phải là
cuộc nói chuyện giữa chị và ông Hoàn không? Từ đó, xác định chính xác chủ sở
hữu tài sản đã bị chiếm đoạt có đúng là ông Hoàn không?
Khi tiến hành tổ chức nhận dạng cần chú ý rằng trong các vụ án lừa đảo chiếm
đoạt tài sản người bị nhận dạng thường hay thay đổi một số đặc điểm nhận dạng so
với khi thực hiện hành vi lừa đảo như tẩy nốt ruồi trên khuôn mặt, xăm hoặc xóa
bớt lông mày, thay đổi giọng nói… để che giấu tung tích của mình. Do đó, khi phát
hiện phải yêu cầu họ khôi phục lại đặc điểm như trước, còn nếu không thể khôi
phục lại thì không tổ chức tiến hành nhận dạng.
9. Trưng cầu giám định chuyên môn
Để có cơ sở nhận định về người thực hiện hành vi phạm tội là Vũ Yên Khanh và
thủ đoạn mà Vũ Yên Khanh đã thực hiện để chiếm đoạt tài sản của anh Trần Quốc
Hoàn thì cần phải tiến hành trưng cầu giám định chuyên môn.

16
Trong vụ án trên cần tiến hành trưng cầu giám định đối với Quyết định công
nhận thuận tình ly hôn bao gồm mẫu chữ ký và con dấu để xác định có hành vi làm
giả giấy tờ để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của anh Hoàn không.
Khi tiến hành trưng cầu giám định cần chú ý trưng cầu đúng cơ quan chuyên
môn và Giám định viên có kinh nghiệm, nội dung giám định phải cụ thể rõ ràng;
Đảm bảo giữ bí mật về tài liệu giám định và mẫu giám định; Đồng thời cần sự phối
hợp giữa Cơ quan điều tra, Cơ quan giám định và Cơ quan chủ quản trong quá
trình tiến hành giám định.
10. Kết thúc điều tra
Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình điều tra vụ án và có hai trường hợp
có thể xảy ra như sau:
Trường hợp kết thúc điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án: quá trình điều
tra khi hết thời hạn điều tra thấy một trong các căn cứ quy định tại Điều 230, Bộ
luật Tố tụng hình sự thì cơ quan điều tra ban hành Bản kết luận điều tra vụ án và ra
Quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
Trường hợp kết thúc điều tra đề nghị truy tố bị can: Xét thấy rằng Vũ Yên
Khanh mặc dù Thư ký của Tòa án nhưng không được phân công giải quyết thủ tục
ly hôn giữa anh Trần Quốc Hoàn và vợ, do đó trong vụ án trên anh Vũ Yên Khanh
không được xác định là người có nhiệm vụ, quyền hạn. Anh Vũ Yên Khanh đã có
ý thức chiếm đoạt trước, sau đó đã thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản của anh Trần Quốc Hoàn. Sau khi tiến hành áp dụng các biện pháp điều tra đã
trình bày ở trên, nếu Cơ quan điều tra đã thu thập đủ chứng cứ để chứng minh hành
vi của Vũ Yên Khanh đã thõa mãn cấu thành tội phạm của Tội Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 thì ra Bản kết luận điều tra
đề nghị truy tố.
Trước khi hoàn thành hồ sơ, kết thúc việc điều tra vụ án, Điều tra viên cần thực
hiện các công việc:
17
- Kiểm tra, đánh giá toàn bộ các chứng cứ tài liệu đã thu thập được trong quá
trình điều tra vụ án (Giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, CMND mà Hoàn đã nộp
cho Khanh; Điện thoại của Hoàn, Khanh đã sử dụng để liên lạc với nhau; Đơn ly
hôn do Khanh soạn thảo cho vợ chồng Hoàn; Đoạn ghi âm việc Hoàn đưa tiền cho
Nguyệt; Quyết định công nhận thuận tình ly hôn do Khanh soạn thảo; Mẫu chữ ký
của thẩm phán Nguyễn Duy Đức; Dấu quốc huy của TAND thị xã Quảng Yên;
Đơn trình báo của chị Thủy đối với việc qđ thuận tình ly hôn của mình là giả)
- So sánh, đối chiếu, tổng hợp các chứng cứ nếu có đủ căn cứ chứng minh bị can
đã phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị can (bị can tái phạm nhiều
lần..), nếu có đồng phạm xác định rõ vai trò, vị trí của từng bị can trong vụ án nết
thấy đã có đủ căn cứ thì Điều tra viên viết báo cáo kết quả điều tra để trình lãnh
đạo cơ quan điều tra vụ án đề nghị kết thúc điều tra.
- Sau khi được lãnh đạo cơ quan điểu tra phê duyệt cho kết thúc điều tra vụ án,
Điều tra viên dự thảo bản kết luận điều tra vụ án.
Nội dung bản kết luận điều tra vụ án phải phản ánh đầy đủ được diễn biến tình
tiết của vụ án, diễn biến hành vi phạm tội của Khanh, nhân thân bị can, hậu quả
thiệt hai do bị can đã gây ra, nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm,
kiến nghị với các cơ quan hữu quan để áp dụng biện pháp đấu tranh giáo dục
phòng ngừa vi phạm và tội phạm, kết thúc bản kết luận điều tra phải nêu rõ quan
điểm của cơ quan điều tra xác định đã có đủ cơ sở chứng minh và đề nghị truy tố bị
can về tội gì, điểm khoản, điểm áp dụng đối với vụ án.
Kèm theo bản kết luận điều tra là hồ sơ vụ án đã được thống kê bút lục theo
đúng quy định và các bản kê về thời hạn điều tra, biện pháp ngăn chăn đã được áp
dụng, thời gian tạm giữ, tam giam, vật chứng, việc kiện dân sự, biện pháp để đảm
bảo phạt tiền, bồi thường và tịch thu tài sản (nếu có).

18

You might also like