You are on page 1of 5

Họ và tên: Phùng Thị Thu Hà

MSSV: 423110
Lớp: Luật Tố tụng dân sự LKT. BB08-2-20 (N05)
Đề 1: Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về cung cấp (giao
nộp), thu thập chứng cứ của của đương sự trong tố tụng dân sự, thực tiễn thực hiện và đề xuất, kiến
nghị?
BÀI LÀM
Trong tố tụng dân sự (TTDS), quan hệ lợi ích cần phải giải quyết chính là quan hệ dân
sự giữa các đương sự, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án thì Bộ
luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) đã quy định về quyền và nghĩa vụ cung cấp (giao nộp), thu
thập chứng cứ của đương sự trong tố tụng dân sự. So với BLTTDS 2004, BLTTDS 2015 đã
có những quy định cụ thể hơn về hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự để
đảm bảo quyền tự bảo vệ của đương sự cũng như giúp quá trình giải quyết vụ việc dân sự
của Tòa án được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay các quy định này
trong BLTTDS 2015 vẫn tồn tại một số bất cập cần phải sửa đổi.
I. Nội dung quy định pháp luật TTDS về cung cấp (giao nộp), thu thập chứng cứ
của đương sự
1.1. Cung cấp (giao nộp) chứng cứ của đương sự
Điều 6 BLTTDS 2015 có quy định nguyên tắc trong tố tụng là “cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong TTDS”. Và nguyên tắc này đã được chuyển hóa thành “nghĩa vụ chứng
minh của các đương sự” quy định tại Điều 91 BLTTDS 2015.
Théo đó, đương sự nào có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
thì phải có nghĩa vụ chứng minh cho việc thực hiện quyền yêu cầu của mình là có căn cứ và
hợp pháp. Mặt khác, phía đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình cũng phải
thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự phản đối
đó là có căn cứ.
Tuy nhiên, “có những trường hợp các đương - tụng không phải dẫn chứng (không phải
chứng minh), đây là những trường hợp có sự suy đoán được dữ liệu sẵn ở trong luật để bênh
vực một vài đương sự” hoặc “đương sự được miễn trừ sự dẫn chứng do trách nhiệm dẫn
chứng chuyển qua đối phương - người này phải đưa ra bằng chứng rằng sự suy đoán không
đúng với sự thật”. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế hoặc
các trường hợp do pháp luật quy định thì Bộ luật TTDS 2015 quy định đương sự khi khởi
kiện, họ không có nghĩa vụ phải chứng minh trong các trường hợp quy định tại các khoản 1
Điều 90 Bộ luật TTDS 2015. Đó là:
(i) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có
nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng;
(ii) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp
được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao
động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu,
chứng cứ đó cho Tòa án. Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng
1
lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với
người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về
người sử dụng lao động;
(iii) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh như khoản 4
Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định bị đơn
phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khác với quy trình
được bảo hộ trong một số trường hợp nhất định, khoản 3 Điều 295 Luật Thương mại năm
2005 quy định, bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn
trách nhiệm của mình, khoản 3 Điều 351 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định, bên có
nghĩa vụ dân sự không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không
thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền, Điều 584 BLDS năm 2015 quy định,
người khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi
của người gây thiệt hại.
So với BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, BLTTDS 2015 lần đầu tiên quy định việc
Tòa án phải sao gửi tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã nộp cho đương sự khác hoặc người đại diện
của đương sự khác; trong trường hợp tài liệu, chứng cứ không sao gửi được thì Tòa án phải thông báo
bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện của đương sự khác được biết 1. Quy định mới
này đã góp phần tăng tính minh bạch, công khai, công bằng trong quá trình TTDS tại Tòa án.
Về thời hạn giao nộp chứng cứ thì tùy vào từng vụ việc mà thẩm phán được phân công giải
quyết vụ việc sẽ ấn định thời gian cụ thể nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo
thủ tục sơ thẩm2. Việc quy định như vậy cho thấy pháp luật TTDS đã tạo điều kiện hết mức giúp các
đương sự có thời gian để thu thập, chauanr bị và giao nộp chứng cứ, từ khi Tòa án nhận đơn, thụ lý
đơn đến trước khi Tòa án quyết định đưa vụ việc ra xét xử.
1.2. Thu thập chứng cứ của đương sự
Trong TTDS đương sự có nghĩa vụ chứng minh nên đương sự hoặc người bảo vệ
quyền và lợi ích của đương sự, người đại diện của đương sự phải tiến hành thu thập chứng
cứ để cung cấp cho Tòa án trong quá trình TTDS có như vậy Tòa án mới có thể giải quyết
đúng được vụ việc dân sự khi có đầy đủ các chứng cứ.
BLTTDS 2015 đã mở rộng hơn các biện pháp thu thập chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Qua đó đảm bảo các đương sự có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ chứng minh của mình, cũng như đảm
bảo quyền tranh tụng. Cụ thể, Điều 97 BLTTDS 2015 quy định về các biện pháp thu thập chứng cứ
của các đương sự như sau:
“a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan
đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;

1
Khoản 5 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
2
Khoản 4 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
2
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng
cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.”
So với BLTTDS 2004, BLTTDS 2015 đã có thêm quy định về thời hạn giao nộp chứng
cứ nhằm hạn chế sự thiếu trung thực của một bên đương sự khi cung cấp chứng cứ. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại ngoại lệ, nếu vì lý do chính đang được quy định tại Khoản 4 Điều 96, Điều
287 và Điều 330 BLTTDS 2015 thì chứng cứ được cung cấp khi đã hết thời hạn cung cấp
chứng cứ hoặc đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định vẫn có thể được chấp nhận
nhằm đảm bảo vụ việc có đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ việc cũng như bảo vệ quyền lợi
của các đương sự.
Ngoài ra, cùng với việc giao nộp chứng cứ, tài liệu cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài
liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối
với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật TTDS hoặc tài liệu, chứng cứ
không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại
diện hợp pháp của đương sự khác (khoản 5 Điều 96). Quy định này nhằm đảm bảo các
đương sự được biết đầy đủ chứng cứ của nhau để chuẩn bị cho việc tranh tụng công khai,
bình đẳng và công bằng.
II. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật TTDS về cung cấp (giao nộp), thu thập
chứng cứ của đương sự
Thứ nhất, so với BLTTDS 2004, lần đầu tiên quy định về các biện pháp thu thập chứng
cứ của chính đương sự nhằm đảm bảo họ có đầy đủ các chứng cứ để cung cấp cho Tòa án
cũng như nhằm đảm bảo tính hợp pháp của các chứng cứ đó. Theo đó, Khoản 1 Điều 97
BLTTDS 2015 đã quy định các biện pháp thu thập chứng cứ của cá nhân, tổ chức, cơ quan
nhưng Bộ luật vẫn chưa có quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp đó.
Thứ hai, hiện tại BLTTDS 2015 chưa quy định chế tài đối với trường hợp các cá nhân,
cơ quan, tổ chức cố tình không cung cấp chứng cứ cho đương sự, người đại diện, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong khi Bộ luật lại quy định rất rõ các biện
pháp thu thập chứng cứ.
Thứ ba, quy định tại khoản 5 Điều 96 Bộ luật TTDS 2015 về nghĩa vụ chuyển giao tài
liệu, chứng cứ giữa các đương sự luôn là hình thức khi mà Bộ luật TTDS 2015 không quy
định về thời hạn các đương sự có nghĩa vụ chuyển giao tài liệu, chứng cứ cho nhau và hậu
quả pháp lý khi các bên đương sự không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao.
Thứ tư, trong thời đại công nghệ 4.0, các hoạt động trên không gian mạng được thực
hiện mỗi ngày, có rất nhiều chứng cứ phát sinh từ các hoạt động mạng đó, và chúng được
lưu trữ dưới hình thức điện tử. Tuy nhiên, pháp luật TTDS chưa có quy định cụ thể liên quan
đến việc thu thập loại chứng cứ này, do đó, đa số các tình tiết, chứng cứ mà các đương sự
thu thập được dưới dạng điện tử chưa đáp ứng được đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ
đang được quy định trong BLTTDS 2015 nên các tình tiết, chứng cứ điện tử đó không được
chấp nhận.
Thứ năm, nhận thức của đương sự về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp, giao
nộp và thu thập chứng cứ còn hạn chế, dẫn đến một số vụ việc đương sự cung cấp không đúng, không
3
đầy đủ chứng cứ hay không biết phải cung cấp, thu thập chứng cứ nào để Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
III. Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện và đảm bảo thực hiện pháp luật về cung
cấp (giao nộp), thu thập chứng cứ của đương sự
Thứ nhất, để các chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức thu thập có giá trị chứng minh
và được Tòa án sử dụng làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự thì các nhà làm luật
cần bổ sung trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ đối với các biện pháp thu thập chứng cứ do
cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.
Thứ hai, cần phải bổ sung thêm các chế tài xử phạt đối với các hành vi cố tính không
cung cấp chứng cứ cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
cũng như người đại diện của đương sự của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thứ ba, để phát huy vai trò của đương sự trong hoạt động tố tụng, đảm bảo quyền được
biết thông tin của đương sự để có thể tổ chức việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình cũng như phù hợp pháp luật TTDS của các nước trên thế giới, cần thiết bổ sung vào
Bộ luật TTDS 2015 quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, tài liệu của
các bên đương sự cho nhau trước khi mở phiên toà và các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ đó. Theo đó, khoản 5 Điều 96 Bộ luật TTDS 2015 nên bổ sung theo hướng: “Khi
đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải thực hiện ngay việc sao gửi tài
liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác”; đối
với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ
không thể sao gửi được thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người
đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Thứ tư, pháp luật TTDS cần quy định thêm các điều kiện mà các chứng cứ tồn tại dưới
dạng điện tử cần đáp ứng để được công nhận là một loại chứng cứ, từ đó góp phần bảo vệ
tuyệt đối quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đồng thời giúp BLTTDS có thể tiệm cận
với thực tế xã hội phát triển công nghệ như hiện nay.
Thứ năm, cần phải tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ cập kiến thức
pháp luật cho người dân, nhất là kiến thức về tố tụng dân sự. Ngoài ra, các cán bộ Tòa cũng
cần phải có nghĩa vụ giải thích cặn kẽ các bước phải thực hiện trong quá trình cung cấp (giao
nộp), thu thập tài liệu chứng cứ cho người dân để họ hiểu cũng như giúp quá trình tố tụng
dân sự tại Tòa án được diễn ra thuận lợi.
Có thể nói, khởi kiện vụ án dân sự chính là cách để các cá nhân, cơ quan tổ chức có thể
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Và chính việc các đương sự cung cấp (giao
nộp), thu thập chứng cứ đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết các vụ việc dân sự một cách
nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu để có cái nhìn đầy đủ về hoạt động cung cấp (giao nộp), thu thập chứng cứ của đương sự
là vô cùng cần thiết. Hiểu được điều đó, bài viết đã đi vào phân tích các quy định pháp luật
về cung cấp (giao nộp), thu thập chứng cứ của đương sự và thực tiễn thực hiện thực hiện quy
định pháp luật, từ đó bài viết đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Tố tụng dân sự.

4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.
2. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự
3. Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự 2019, Nxb Công an nhân dân.
4. Hoàng Thị Thảo (2020), Cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự trong tố tụng dân sự và
thực tiễn tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
5. Nguyễn Như Quỳnh (2018), Cung cấp chứng cứ và vấn đề chứng minh trong tố tụng dân
sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thu Hà (2018), Bình luận về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh
trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Nghiên cứu lập pháp số 10(362)-tháng 5/2018.
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207095

You might also like