You are on page 1of 2

Câu 1: So sánh phương pháp điều chỉnh luật tths và ttds:

- Các phương pháp điều chỉnh của các ngành luật tố tụng đều cơ bản giống
nhau, dù nó là tố tụng hình sự, tố tụng hành chính hay tố tụng dân sự. Nếu
có sự khác nhau về phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật tố tụng thì
đó chỉ là sự khác nhau về mức độ “đậm nhạt” của từng phương pháp điều
chỉnh trong các ngành luật đó. Ví dụ: Luật tố tụng hình sự sử dụng phương
pháp quyền uy có tính chất tuyệt đối; Luật tố tụng dân sự sử dụng phương
pháp quyền uy có tính chất tương đối. Phương pháp quyền uy trong dân sự
mềm hơn phương pháp quyền uy trong tố tụng hình sự ở chỗ Tòa án giải
quyết vụ án dân sự ở góc độ nào, về vấn đề gì còn phụ thuộc ý muốn của
người tham gia tố tụng (nguyên đơn)…

Câu 2:

Câu 3: Phân biệt nghĩa vụ chứng minh trong TTDS và TTHS:

>>>TỐ TỤNG DÂN SỰ


Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh gồm 03 chủ thể sau:
(1) Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng
minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp;
(2) Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện
bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng
cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích
của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ
để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp
pháp.
Lý giải: Bản chất trong quan hệ pháp luật dân sự được hình thành dựa trên
tinh thần tự nguyện, bình đẳng. Do vậy, pháp luật dân sự áp dụng nguyên tắc
tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Theo đó, các bên cũng chính
là chủ thể nắm rõ nhất việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của nhau nên để bảo
vệ lợi ích tư cho các chủ thể thì các bên phải có trách nhiệm chứng minh cho
yêu cầu của mình. Ngoài ra, việc quy nghĩa vụ chứng minh cho các đương
sự còn tránh việc đương sự đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm của mình cho
chủ thể khác (tòa án) trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
>>>TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Khác với tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự không
thuộc về chủ thể bị buộc tội mà thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Cụ thể, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng, bao gồm: Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử và một
số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Người
bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Lý giải: Điều này là dễ hiểu vì mối quan hệ giữa bên buộc tội và bên bị buộc
tội là quan hệ giữa nhà nước và người được quy đoán là phạm tội. Để bảo vệ
các lợi ích chung của cộng đồng thì nhà nước (mà đại diện là tòa án, viện
kiểm sát, cơ quan điều tra) phải xác định rõ người bị tình nghi (bị can, bị
cáo) đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Khi các cơ quan này khởi tố một vụ án hình sự nghĩa là đang đưa ra một yêu
cầu buộc tội, khi đó họ phải chứng minh việc buộc tội đó là có căn cứ và
hợp pháp - điều này rất phù hợp với nguyên lý “Ai đưa ra yêu cầu, người đó
phải chứng minh”.

Nhận định đúng sai:

1. Sai vì tại Khoản 1 Điều 11, không phải tất cả các trường hợp đều phải
tham gia phiên toà xét xử.
2. Trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn
3. Sai. K2Đ21
4. Sai. K2 Đ4
5.

You might also like