You are on page 1of 74

KỸ NĂNG ĐỐI ĐÁP CỦA KIỂM SÁT VIÊN

TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ HÌNH SỰ

CHUYÊN ĐỀ 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ


TỤNG HÌNH SỰ VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THUỘC NHÓM YẾU THẾ

TÓM TẮT NỘI DUNG

- Đối với mô hình tố tụng hình sự tranh tụng, khái niệm tranh tụng có nhiều cách
hiểu, theo nghĩa rộng, tranh tụng như là một mô hình trong tố tụng hình sự, theo
nghĩa hẹp là một nguyên tắc trong tố tụng hình sự.
- Phạm vi tranh tụng được xác định không chỉ từ giai đoạn khởi tố vụ án mà cả các
giai đoạn trước khởi tố (giai đoạn xác minh tin báo, tố giác tội phạm…) và chỉ kết
thúc khi vụ án được xét xử xong.
- Tố tụng hình sự tranh tụng có 3 chức năng, chức năng buộc tội và chức năng bào
chữa xuất hiện sớm hơn từ “giai đoạn trước xét xử” - giai đọan khởi tố, điều tra,
còn chức năng xét xử xuất hiện muộn hơn. Ở giai đoạn xét xử tại phiên tòa thì cả
ba chức năng này mới cùng tồn tại.
- Chứng cứ và sự tồn tại của hồ sơ vụ án hình sự là một đặc điểm nổi bật trong mô
hình tố tụng hình sự tranh tụng, đặc biệt phương thức “mặc cả thú tội” còn được áp
dụng một cách linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra mở rộng vụ
án.
- Từ những nội dung đã cung cấp, tác giả phân tích ưu điểm và hạn chế của mô
hình tố tụng hình sự tranh tụng ngoài ra còn đề cập đến pháp luật thực định của
Việt Nam về nguyên tắc tranh tụng và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
nhóm yếu thế trong tố tụng hình sự Việt Nam
1. Khái niệm, phạm vi, chủ thể, chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự
tranh tụng
1.1. Khái niệm tranh tụng trong tố tụng hình sự

Tranh tụng trong tố tụng hình sự là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được
áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Sự ra đời và phát triển của khái niệm
tranh tụng trong tố tụng gắn liền với sự hình thành và phát triển của các tư tưởng
dân chủ, tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Ở nước ta, khái niệm tranh tụng mới được chính thức đề cập đến trong các nghị
quyết của Đảng trong những năm gần đây, như Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày
02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và
“nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” cũng được thể hiện trong một
số văn bản pháp luật, như Hiến pháp năm 2013; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Bộ luật tố tụng dân sự 2015;…. Đây là những quy định mới, nổi bật của luật tố
tụng, là căn cứ pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền con người, quyền công dân,
nhất là của người bị buộc tội, của nhón người yếu thế trong hoạt động tố tụng của
nước ta trong thời kỳ đổi mới.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều quan điểm khác nhau về tranh
tụng trong tố tụng hình sự. Mặc dù vậy, các quan điểm đều phản ánh đầy đủ bản
chất cốt lõi của tranh tụng đó là sự “cọ xát chứng cứ”, là “tranh luận bình đẳng”
giữa các bên đối tụng (buộc tội-Công tố và bên bào chữa-bị cáo, người bào chữa),
Tòa án (Hội đồng xét xử) là cơ quan phán xét, trọng tài. Phán quyết của Tòa án dựa
trên cơ sở kết quả tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội.

Tác giả đưa ra quan điểm cá nhân về khái niệm tranh tụng như sau: Tranh tụng
là hoạt động dân chủ, bình đẳng giữa các chủ thể tố tụng có chức năng buộc tội và
chức năng bào chữa trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Hoạt động
này được bắt đầu kể từ khi xuất hiện chức năng buộc tội và chức năng bào chữa
cho đến khi vụ án được kết thúc việc xét xử. Tòa án giữ vai trò trọng tài khi xét xử,
ra phán quyết dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng
công khai tại phiên tòa.
Hiện nay, ở nước ta khái niệm tranh tụng được hiểu theo hai khía cạnh: Một là,
tranh tụng được hiểu với nghĩa rộng như một mô hình tố tụng hình sự, hai là tranh
tụng được hiểu theo nghĩa hẹp như một nguyên tắc trong tố tụng hình sự.

1.2. Phạm vi tranh tụng


Về bản chất, tranh tụng là quá trình kiểm tra chéo chứng cứ, là quá trình trình
bày những quan điểm, lập luận về chứng cứ giữa bên buộc tội và bên bào chữa
nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Vậy, quá trình tranh tụng này bắt đầu
từ khi nào và kết thúc khi nào, có đồng nhất với quá trình tố tụng hình sự không,
hiện đang còn nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, quá trình tranh tụng bắt đầu không chỉ từ giai
đoạn khởi tố vụ án mà cả các giai đoạn trước khởi tố (giai đoạn xác minh tin báo,
tố giác tội phạm…) và giai đoạn này sẽ kết thúc khi vụ án được xét xử xong (xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), thậm chí quá trình này còn được
tiếp tục trong một số trường hợp khi bản án bị Tòa án cấp trên hủy để tiến hành
điều tra, truy tố, xét xử lại. Những người đồng tình với ý kiến này cho rằng, tranh
tụng là một quá trình xác định sự thật khách quan về vụ án đồng thời cũng là
phương tiện để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra của tố tụng hình sự.
Quan điểm thứ hai cho rằng, quan điểm thứ nhất về phạm vi tranh tụng là chưa
đầy đủ, thiếu thuyết phục. Ở giai đoạn trước khi xét xử không có tranh tụng, tranh
tụng chỉ tồn tại ở giai đoạn mà ở đó có sự hiện diện đầy đủ các bên buộc tội, bào
chữa và xét xử. Quan điểm này cho rằng, ở giai đoạn khởi tố, điều tra mới chỉ xuất
hiện có hai chủ thể là bên buộc tội và bên bào chữa, thiếu vắng chủ thể giữ vai trò
quyết định đó là Tòa án với chức năng xét xử. Quá trình tranh tụng chỉ thực sự
được bắt đầu từ giai đoạn xét xử, mà tập trung nhất là tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
khi có sự hiện diện đầy đủ các bên buộc tội, bên bào chữa và bên xét xử. Tại phiên
tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, quá trình tranh tụng vẫn còn tồn tại
song bị hạn chế cả về nội dung, chủ thể tham gia, các chức năng buộc tội, bào
chữa, xét xử cũng không được thực hiện đầy đủ như ở phiên tòa sơ thẩm, bởi vì
phạm vi tranh tụng bị giới hạn bởi nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Ở một góc độ nhất định, chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất và cho
rằng tranh tụng sẽ bắt đầu khi xuất hiện ít nhất hai chức năng đối trọng nhau-buộc
tội và bào chữa - và kết thúc khi vụ án được xử lý xong (vụ án bị đình chỉ hoặc kết
thúc việc xét xử).
Chúng tôi không đồng tình với quan điểm thứ hai và cho rằng quan điểm thứ
hai đã thu hẹp phạm vi tranh tụng khi đề cập nó với tư cách là một mô hình tố
tụng. Nếu tranh tụng với tư cách là một mô hình tố tụng chỉ có thể xảy ra khi có
đầy đủ ba chức năng tố tụng-buộc tội, bào chữa, xét xử thì sẽ không trả lời được
câu hỏi: Thủ tục hay phương pháp “mặc cả thú tội” giữa Công tố viên và người bị
tình nghi phạm tội hoăc thủ tục “thống nhất các chứng cứ được đưa ra tranh tụng
tại phiên tòa” giữa Công tố viên và người bào chữa trước khi xét xử” thuộc mô
hình tố tụng nào?. Đây lại là hai thủ tục mà các nước tổ chức theo mô hình tố tụng
tranh tụng thường sử dụng như Anh, Mỹ…
1.3. Các chức năng cơ bản và chủ thể tranh tụng trong tố tụng hình sự tranh
tụng
1.3.1. Về các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự tranh tụng
Vấn đề các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự, mặc dù Bộ luật Tố tụng
Hình sự năm 2015 của nước ta đã ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
được bảo đảm, tuy nhiên việc phân định ba chức năng này trong các văn bản pháp
luật cũng chưa được rõ ràng. Xuất phát từ thực trạng các qui định của pháp luật
hiện hành, trong khoa học luật tố tụng hình sự của nước ta hiện nay vẫn còn có
những ý kiến khác nhau về các chức năng trong tố tụng hình sự.
Như vậy có thể thấy, trong tố tụng hình sự có nhiều chức năng khác nhau. Tuy
nhiên, theo chúng tôi trong tố tụng hình sự chỉ có ba chức năng cơ bản, đó là: Chức
năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử, vì đã gọi là chức năng cơ
bản thì khi được thực hiện nó phải giải quyết được nhiệm vụ chung của tố tụng
hình sự.
Trong mô hình tố tụng tranh tụng thì ba chức năng cơ bản được qui định rất rõ
và cụ thể. Điểm khác nhau cơ bản giữa ba chức năng này chỉ là ở thời điểm xuất
hiện của nó. Chức năng buộc tội và chức năng bào chữa xuất hiện sớm hơn từ “giai
đoạn trước xét xử” - giai đọan khởi tố, điều tra, còn chức năng xét xử xuất hiện
muộn hơn. Ở giai đoạn xét xử tại phiên tòa thì cả ba chức năng này mới cùng tồn
tại. Ở đây, Tòa án không có trách nhiệm chứng minh tội phạm và người phạm tội
mà giữ vai trò trung lập, điều khiển quá trình tranh tụng bình đẳng giữa bên buộc
tội và bên bào chữa. Phán quyết của Tòa án dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên
tòa.
1.3.2. Về chủ thể tranh tụng trong tố tụng hình sự tranh tụng
Như trên đã nói, mô hình tố tụng hình sự tranh tụng phân biệt rất rõ ba chức
năng tố tụng. Tham gia vào quá trình tranh tụng có nhiều chủ thể khác nhau và do
vị trí, vai trò khác nhau nên mỗi chủ thể tham gia thực hiện một chức năng hoặc
một phần chức năng tố tụng.
Với việc ủng hộ quan niệm tranh tụng bắt đầu từ khi xuất hiện hai chức năng
buộc tội và gỡ tội, nên chúng tôi cho rằng, chủ thể tham gia vào quá trình tranh
tụng bao gồm tất cả những chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, vào quá
trình tố tụng hình sự, như: Điều tra viên, Công tố viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Bị
can, Bị cáo, Người bị hại, Người làm chứng, Giám định viên, Hội đồng định giá tài
sản, Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự ... Và do vị trí, vai trò khác nhau nên mỗi
chủ thể tham gia thực hiện một chức năng hoặc một phần chức năng buộc tội hoặc
bào chữa hoặc xét xử.
1.4. Các điều kiện để thực hiện tranh tụng trong tố tụng hình sự
Để bảo đảm cho việc tranh tụng được thực hiện trên thực tế và có hiệu quả cần
thiết phải có các điều kiện về pháp lý, tổ chức cũng như điều kiện về cơ sở vật chất
sau đây:
Một là, luật tố tụng hình sự phải phần định rõ ràng ba chức năng cơ bản, đó là
chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Trong đó, chức năng
xét xử không tham gia vào “chức năng buộc tội, thu thập chứng cứ”, mà giữ vai trò
trung tâm, độc lập, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho bên buộc tội và bào
chữa thực hiện tốt chức năng của mình một cách bình đẳng;
Hai là, pháp luật tố tụng hình sự phải có những qui định nhằm tạo điều kiện cho
bên buộc tội và bên bào chữa phải thực sự bình đẳng với nhau trong việc xác lập,
xuất trình, đánh giá chứng cứ không chỉ ở giai đoạn xét xử, mà cả ở giai đoạn trước
xét xử.
Sẽ là bất bình đẳng và không công bằng nếu một bên có đầy đủ (đôi khi còn
“dư thừa”) các điều kiện, phương tiện pháp lý để thực hiện chức năng của mình,
còn bên khia thì lại có quá ít. Do đó, pháp luật tố tụng hình sự của các nước theo
mô hình tố tụng tranh tụng thường thể hiện tư tưởng bình đẳng này không chỉ tại
phiên tòa mà còn phải được đảm bảo từ giai đoạn trước khi xét xử. Ở đó, các bên
đều được đảm bảo các điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị các điều kiện cho
việc tranh tụng tại phiên tòa, vì nếu không sẽ không có tranh tụng thật sư, việc
tranh tụng chỉ là hình thức.
Ba là, bên cạnh sự bình đẳng về phương diện pháp lý giữa bên buộc tội với bên
bào chữa và sự độc lập của Tòa án, yêu cầu và hiệu quả của tranh tụng còn đòi hỏi
sự bình đẳng và độc lập trên phương diện thực tiễn. Theo đó, cần phải có một đội
ngũ Luật sư vừa đủ để tham gia tranh tụng; mở rộng phạm vi bào chữa để đảm bảo
các vụ án hình sự đều có người bào chữa, vì việc tham gia của người bào chữa là
điều kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng tranh tụng.
Bốn là, phải có cơ chế hữu hiệu bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và
giải quyết khiếu nại, tố cáo của các chủ thể tham gia tố tụng (người tham gia tố
tụng) trên thực tế, đặc biệt là của ngươi bị buộc tội trong suốt quá trình giải quyết
vụ án.
Năm là, trong thực tiễn hoạt động tố tụng, các chủ thể tham gia tố tụng – nhất là
Công tố viên, người bào chữa và Thẩm phán, Hội đồng xét xử - phải tạo điều kiện
cho nhau thực hiện tốt chức năng của các bên tham gia tố tụng. Ngoài kiến thức
chuyên môn, các chủ thể tham gia tố tụng hình sự còn phải nâng cao ý thức, trách
nhiệm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tránh mắc sai lầm, chủ quan,
áp đặt và luôn đặt mục đích của tố tụng hình sự “tìm ra sự thật khách quan của vụ
án” là mục tiêu cần đạt tới…
Trên đây là những điều kiện cần và đủ để thực hiện tranh tụng, nếu không tranh
tụng chỉ là khẩu hiệu, không hiện thực.
2. Một số nội dung cơ bản của tố tụng tranh tụng
2.1. Các phương thức thực hiện tranh tụng

Nhằm bảo đảm cho quá trình tranh tụng được diễn ra bình đẳng, dân chủ, khách
quan, mô hình tố tụng hình sự tranh tụng thực hiện các phương thức sau đây:

- Thứ nhất, bảo đảm việc tiến hành các hoạt động kiểm tra chéo chứng cứ, thực
hiện các biện pháp đối chất khi cần thiết để xác định tính chính xác, có căn cứ của
chứng cứ. Các bên đối tụng (buộc tội và gỡ tội) đều có quyền thẩm vấn các nhân
chứng để kiểm tra tính trung thực trong lời khai của họ, kiểm tra tính xác thực, lô
gíc và có căn cứ về những chứng cứ mà họ đã khai, nhằm bảo đảm lời khai của
nhân chứng phù hợp với những gì thực tế đã xảy ra và lời khai của họ đúng là cái
mà họ đã nhìn thấy, trực tiếp chứng kiến chứ không phải suy diễn.
- Thứ hai, bảo đảm quyền tranh tụng trước toà cho cả phía buộc tội (Công tố
viên-đại diện của Nhà nước) và phía gỡ tội (bào chữa) một cách bình đẳng, khách
quan, không bên nào được lấn át hay áp đặt quan điểm của mình đối với bên kia.
Thẩm phán giữ vai trò trọng tài, điều khiển cuộc tranh tụng, bảo đảm cho các bên
đối tụng có đầy đủ các điều kiện và quyền hạn như nhau, buộc bên bị phản đối phải
chấm dứt việc đưa ra các quan điểm suy diễn, áp đặt nếu sự phản đối của bên đối
tụng là có căn cứ (phản đối hữu hiệu), đồng thời, ngăn chặn những phản đối không
có căn cứ (phản đối vô hiệu).

2.2. Mục tiêu của tố tụng hình sự tranh tụng và cách thức để đạt đến mục tiêu
Cũng giống như các mô hình tố tụng hình sự khác, như mô hình tố tụng hình sự
thẩm vấn, mục tiêu của hình tố tụng hình sự tranh tụng cũng tìm đến sự thật của vụ
án.
Tuy nhiên, sự thật mà tố tụng hình sự tranh tụng tìm đến là sự thật pháp lý, còn
sự thật mà tố tụng hình sự thẩm vấn tìm đến lại là sự thật khách quan. Quyết định
của tòa án trong tố tụng hình sự tranh tụng được thực hiện không phải trên cơ sở sự
thật khách quan của vụ án (không trên cơ sở “niềm tin nội tâm” của Hội đồng xét
xử) mà là trên cơ sở sự thật được các bên đối tụng chứng minh tại phiên tòa. Ngoài
ra, cách thức mà các mô hình tố tụng hình sự tìm đến sự thật của vụ án cũng không
giống nhau. Trong khi mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn coi trọng hồ sơ vụ án, quá
trình tố tụng được thực hiện dựa trên cơ sở hồ sơ vụ án và bằng lời, Tòa án thực
hiện việc chứng minh hành vi phạm tội trên cơ sở sử dụng kết quả chứng cứ có
trong hồ sơ và qua việc kiểm tra công khai tại tòa. Trong khi đó, mô hình tố tụng
hình sự tranh tụng lựa chọn cách thức tìm đến sự thật khách quan là tạo ra và bảo
đảm quy trình, thủ tục tố tụng thực sự công bằng để các bên đối tụng đi tìm sự thật
theo cách của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tính tranh tụng
trong xét xử vụ án được thực hiện một cách triệt để, sự thật chỉ được xác lập tại
phiên tòa. Tòa án giữ vai trò như một trọng tài trong quá trình xét xử. Công bằng
trong tố tụng tranh tụng là bảo đảm cho các bên đối tụng có các điều kiện, cơ hội,
quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trong việc chứng minh cho quan điểm của
mình. "Công bằng" vừa được coi là cách thức, vừa được coi là yêu cầu mà mô hình
tố tụng hình sự tranh tụng sử dụng để đạt được mục đích tìm ra sự thật vụ án. Xuất
phát từ cách thức đạt đến mục tiêu của tố tụng hình sự mà khoa học pháp lý đã đưa
ra các khái niệm để mô tả về kết quả của hai mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn và
tranh tụng đó là "tội thực tế" và "tội pháp lý", "sự thật khách quan" và "sự thật hình
thức" .Điều đó có nghĩa là bên đối tụng nào đưa ra chứng cứ, lý lẽ thuyết phục
được hội đồng xét xử thì sự thật sẽ thuộc về bên đó và là người “chiến thắng” trong
cuộc tranh tụng, mặc dù sự thật khách quan có thể không phải là như vậy.
2.3. Địa vị pháp lý của các chủ thể trong tố tụng tranh tụng
Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng ý thức rõ rệt về sự tồn tại của các chức năng
cơ bản của hình tố tụng hình sự: Buộc tội, bào chữa và xét xử. Ba chức năng này
được phân định rạch ròi và mỗi chủ thể tố tụng chỉ thực hiện một trong ba chức
năng tố tụng cơ bản đó, đó là chủ thể buộc tội, chủ thể bào chữa và chủ thể xét xử.
Trong tố tụng tranh tụng, người ta không phân biệt cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. Những người thực hiện hoặc tham gia
thực hiện một trong ba chức năng tố tụng đều được gọi là các chủ thể tố tụng. Cách
gọi này thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các chủ thể tố tụng.
Việc phân định rõ ràng ba chức năng cơ bản đó, việc gọi các bên đối tụng đều
là các chủ thể tố tụng được coi là đặc trưng cơ bản nhất của tố tụng hình sự tranh
tụng và quyền lực được phân chia giữa Công tố viên (bên buộc tội), bên bào chữa
(bị cáo, Luật sư) và Hội đồng xét xử (Thẩm phán, Bồi thẩm đoàn).
Tòa án thực hiện chức năng xét xử, luôn giữ vai trò trung lập và không có nghĩa
vụ chứng minh tội phạm. Do đó, trước khi xét xử, Cơ quan công tố không gửi cho
Toà án các chứng cứ và hồ sơ vụ án, mà chỉ gửi bản quyết định truy tố làm cơ sở
để Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong Quyết định truy tố, cơ quan Công
tố chỉ nêu lý lịch bị can, tội danh và điều luật mà bị can vi phạm, không nêu diễn
biến hành vi phạm tội. Tòa án chỉ hiểu biết toàn bộ vụ án sau khi kết thức việc
tranh tụng. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán và bồi thẩm đoàn không được
nghiên cứu hồ sơ vụ án, không biết diễn biến của hành vi phạm tội. Thẩm phán và
bồi thẩm đoàn chủ yếu nghe các bên đối tụng trình bày các vấn đề liên quan đến vụ
án, xem xét các đề nghị của Công tố viên và người bào chữa, trên cơ sở đó đưa ra
các phán quyết theo quy định của pháp luật. Với cách tiếp cận hồ sơ vụ án của Tòa
án như trên, các nhà làm luật, các nhà lý luận theo quan điểm tố tụng hình sự tranh
tụng cho rằng như vậy mới bảo đảm tính khách quan của Tòa án trong quá trình xét
xử.
Thêm vào đó, nguyên tắc xét xử bằng Bồi thẩm đoàn là một trong những
nguyên tắc cơ bản của hệ thống tố tụng tranh tụng. Đây là nguyên tắc nhằm bảo
đảm tính dân chủ rộng rãi trong tố tụng hình sự tranh tụng. Tham gia bồi thẩm
đoàn để xét xử vụ án gồm những công dân bình thường trong xã hội, không phải
các chuyên gia pháp lý. Tuy vậy, bồi thẩm đoàn lại là người đưa ra phán quyết cuối
cùng là hành vi bị đưa ra xét xử có phải là tội phạm hay không chứ không phải
Thẩm phán. Trên cơ sở phán quyết của bồi thẩm đoàn, Thẩm phán mới quyết định
hình phạt.
Trong hệ thống tố tụng hình sự tranh tụng, người bào chữa có một vị trí, vai trò
rất quan trọng. Thông thường một phiên toà tranh tụng bắt buộc phải có người bào
chữa vốn là một bên “đối tụng". Trong quá trình hoạt động tố tụng, người bào
chữa hoàn toàn bình đẳng với Công tố viên trong việc điều tra, thu thập và xuất
trình chứng cứ.
Bên buộc tội và bên bào chữa là hai bên đối tụng chính trong quá trình giải
quyết vụ án. Bên buộc tội có trách nhiệm chứng minh tội phạm, bên bào chữa được
tạo điều kiện tối đa để thực hiện tốt chức năng bào chữa, chứng minh sự vô tội,
giảm tội hoặc giảm hình phạt cho người phạm tội. Suốt quá trình tố tụng, bên buộc
tội và bên bào chữa được xác định là các bên có quyền bình đẳng như nhau trong
việc sử dụng tất cả các nguồn lực và phương tiện pháp luật cho phép để thực hiện
chức năng tố tụng của mình. Cả hai bên đều tiến hành các hoạt động thu thập
chứng cứ, lấy lời khai nhân chứng và tự lập hồ sơ hình sự riêng để phục vụ mục
đích của mình. Như vậy, trách nhiệm chứng minh trong mô hình hình tố tụng hình
sự tranh tụng được chia sẻ cho cả hai bên đối tụng. Tòa án không có trách nhiệm
chứng minh tội phạm, không thu thập chứng cứ, không xét hỏi, không tranh luận
và cũng không gợi ý tranh luận, mà chỉ là người “trọng tài”, điều khiển phiên tòa,
đóng vai trò thụ động trong quá trình chứng minh tội phạm. Thẩm phán và Bồi
thẩm đoàn chỉ có trách nhiệm chứng minh cho phán quyết của mình. Việc chứng
minh cho phán quyết của Tòa án được dựa vào các căn cứ của pháp luật và kết quả
chứng minh các chứng cứ của các bên buộc tội hay bên bào chữa. Thẩm phán trong
mô hình hình tố tụng hình sự tranh tụng giữ vai trò khách quan và bảo đảm cho
cuộc đối tụng giữa hai bên buộc tội và bên bào chữa được diễn ra một cách công
bằng, bình đẳng và đúng qui định của pháp luật, không bên nào “lấn át” bên nào.
2.4. Chứng cứ và sự tồn tại của hồ sơ vụ án hình sự
Tố tụng hình sự tranh tụng đòi hỏi các bên phải tự trình bày chứng cứ. Toà án
giữ vai trò là người trung lập trong quá trình xét xử. Tòa án không có nghĩa vụ và
quyền hạn chứng minh tội phạm. Việc chứng minh tội phạm, việc chứng minh
người bị tình nghi phạm tội có phạm tội hay không phạm tội hoặc phạm tội nhẹ
hơn thuộc về trách nhiệm của cơ quan Công tố, của người bị tình nghi phạm tội,
của người bào chữa. Do đó, pháp luật quy định không chỉ Cơ quan điều tra, Cơ
quan công tố có quyển thu thập chứng cứ, mà cả người bào chữa và người bị tình
nghi phạm tội (bị can, bị cáo) cũng có quyền thu thập chứng cứ. Tố tụng tranh
tụng tuân thủ nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong việc đưa ra chứng cứ. Sự
thật của vụ án được xác lập thông qua việc thẩm vấn và tranh tụng công khai giữa
bên buộc tội và bên bị buộc tội trước Toà. Cả bên buộc tội và bên bị buộc tội đều
có quyền bình đẳng trong việc trực tiếp thẩm vấn bị cáo, người bị hại, người làm
chứng, giám định viên... và đưa ra chứng cứ để chứng minh.
Việc thu thập chứng cứ được pháp luật về chứng cứ quy định rất chặt chẽ và cụ
thể. Mọi hoạt động thu thập chứng cứ phải tuân theo các quy định của pháp luật về
chứng cứ;
Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng có các quy định rất phức tạp và chặt chẽ về
các chứng cứ được đưa ra sử dụng tại phiên tòa, trong đó không cho phép sử dụng
những chứng cứ gián tiếp (chứng cứ nghe nói lại), chứng cứ nhằm đánh vào tình
cảm của bồi thẩm đoàn... Tố tụng hình sự tranh tụng được thực hiện bằng lời nói,
trực tiếp, công khai tại phiên tòa. Các bên đối tụng sử dụng việc kiểm tra chéo để
khẳng định hoặc bác bỏ lời khai của nhân chứng. Tòa án chỉ căn cứ vào các chứng
cứ được đưa ra tranh luận tại phiên tòa để ra phán quyết mà không cần biết đến các
chứng cứ được thu thập trước khi xét xử. Do hoàn toàn được thực hiện bằng lời nói
nên mọi chứng cứ viết hay nói cách khác là các chứng cứ trong hồ sơ vụ án được
thiết lập ở giai đoạn điều tra đều không được công nhận là chứng cứ.
Sở dĩ mô hình tố tụng hình sự tranh tụng có các quy định chặt chẽ về chứng cứ
như vậy nhằm giúp cho bồi thẩm đoàn có những chứng cứ “sạch” để phán quyết
chính xác về hành vi của bị cáo, vì họ là những người không có kiến thức pháp
luật, không có nghiệp vụ xét xử nhưng lại là người có thẩm quyền quyết định bị
cáo có tội hoặc không có tội. Việc qui định chặt chẽ về chứng cứ nhằm ngăn chặn
việc sử dụng những chứng cứ không đáng tin cậy có thể làm cho Bồi thẩm đoàn
đưa ra phán quyết dựa trên những thông tin sai lệch và nghiêm cấm việc sử dụng
chứng cứ có thể gây ra những định kiến, không công bằng cho một trong các bên
tham gia tố tụng.
Trong mô hình tố tụng hình sự tranh tụng không tồn tại "hồ sơ vụ án" theo nghĩa
được sử dụng như trong mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn. Trong giai đoạn tiền
xét xử, bên buộc tội và bên bào chữa đều có quyền lập hồ sơ vụ án gồm các chứng
cứ, tài liệu mỗi bên thu thập được. Bộ hồ sơ này chỉ phục vụ mục đích của từng
bên trong tố tụng. Khi ra phiên tòa xét xử, các chứng cứ trong hồ sơ chưa có giá trị
chứng minh, chỉ có những chứng cứ được trình bày và thẩm tra tại phiên tòa dưới
hình thức bằng lời nói trực tiếp mới được sử dụng làm chứng cứ để xác đinh hành
vi cấu thành tội phạm hay không cấu thành tội phạm, vì vậy, tại phiên tòa buộc
phải có mặt tất cả những người tham gia tố tụng, đặc biệt là những người làm
chứng, nếu vắng mặt những người này thì phiên tòa không thể tiến hành được.
2.5. Phương thức “mặc cả thú tội”
Tố tụng hình sự tranh tụng giải quyết vụ án hình sự thông qua hai phương thức
chính: Một là thông qua xét xử; hai là, áp dụng phương thức “mặc cả thú tội”.
Phương thức “mặc cả thú tội” là một nét đặc trưng khá nổi bật của tố tụng hình sự
tranh tụng. Phương pháp này thể hiện sự “độc quyền truy tố” hay quyền “tùy nghi
truy tố” của cơ quan Công tố và cũng là phương thức khuyến khích người bị tình
nghi phạm tội nhận tội. Cơ quan Công tố là người chủ động áp dụng phương thức
này và người bị tình nghi phạm tội là người được yêu cầu. Nếu người bị tình nghi
phạm tội đồng ý và phương thức này được áp dụng thì vụ án được kết thúc ở giai
đoạn truy tố, còn không thì vụ án được đưa ra xét xử.
Phương thức “mặc cả thú tội” thường được Công tố viên áp dụng trong một số
trường hợp nhất định. Đổi lại, nếu người bị tình nghi phạm tội chấp nhận yêu cầu
áp dụng phương thức“mặc cả thú tội” mà Công tố viên đưa ra thì họ sẽ được miễn
truy tố về một hoặc một số tội nào đó mà mình đã thực hiện hoặc được giảm nhẹ
hình phạt.
Phương thức “mặc cả thú tội” thường được Công tố viên áp dụng trong trường
hợp có sự kiện phạm tội xảy ra trên thực tế, nhưng căn cứ vào kết quả điều tra, thu
thập chứng cứ, Công tố viên xét thấy với các chứng cứ hiện có mà ra tranh tụng
trước Tòa thì rất khó giành được “phần thắng” trước bên đối tụng, rất khó buộc tội
người bị tình nghi phạm tội. Phương thức “mặc cả thú tội” cũng được áp dụng
trong trường hợp, Công tố viên có đầy đủ chứng cứ để chứng minh tội trạng của
người bị tình nghi phạm tội, nhưng không truy tố và buộc tội họ trước Tòa mà
muốn để họ khai báo hoặc cung cấp thông tin về tội phạm khác, về người phạm tội
khác, đổi lại họ sẽ nhận một hình phạt nhẹ hơn hoặc được miễn truy tố.
3. Những ưu điểm và hạn chế của tố tụng hình sự tranh tụng
3.1. Những ưu điểm của tố tụng hình sự tranh tụng
Mô hình tố tụng tranh tụng có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, mô hình tố tụng hình sự tranh tụng đáp ứng yêu cầu bảo đảm sự công
bằng, dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự. Ở giai đoạn tiền xét xử, các bên
tranh tụng có quyền bình đẳng như nhau trong việc điều tra, thu thập chứng cứ. Ở
giai đoạn xét xử, chứng cứ của các bên đều phải được kiểm tra chéo tại phiên tòa
mới có giá trị chứng minh và quy trình kiểm tra chéo chứng cứ được tiến hành
công bằng, dân chủ. Như vậy, từ góc độ tố tụng, các bên đối tụng đều có quyền
như nhau tại phiên tòa. Tòa án có trách nhiệm điều khiển phiên tòa và bảo đảm cho
tiến trình tố tụng được tiến hành dân chủ, đúng luật, không bên nào lấn át bên nào.
Ngoài ra, mô hình tố tụng hình sự tranh tụng còn là động lực thúc đẩy văn hóa
pháp lý phát triển. Với cơ chế tố tụng đòi hỏi các bên tham gia tranh tụng phải có
sự hiểu biết sâu sắc pháp luật mới mong dành được “chiến thắng” trong quá trình
giải quyết vụ án. Từ đó đã thúc đẩy ý thức pháp luật của các chủ thể tố tụng và nền
văn hóa pháp lý không ngừng phát triển.
Thứ hai, với sự công bằng của quy trình tố tụng, mô hình tố tụng hình sự tranh
tụng tôn trọng các quyền cơ bản của con người ở mức độ cao hơn. Việc đề cao và
tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội yêu cầu các cơ quan tố tụng phải luôn tôn
trọng các quyền con người, quyền công dân trong suốt quá trình giải quyết vụ án,
phải đối xử với người bị buộc tội như với người vô tội, tạo mọi điều kiện để người
bị buộc tội chứng minh sự vô tội của mình.
Thứ ba, sự công bằng còn đem lại những tác động tích cực tới chất lượng giải
quyết vụ án. Do vụ án có người bào chữa-Luật sư, là một bên đối tụng “chuyên
nghiệp” nên Tòa án có thêm một nguồn thông tin quan trọng để khám phá sự thật
của vụ án. Tòa án được tiếp cận cả nguồn chứng cứ của cả bên buộc tội và nguồn
chứng cứ của bên bào chữa. Sự cọ xát của hai nguồn chứng cứ này giúp ích cho
quá trình tìm đến sự thật của vụ án.
Thứ tư, cơ chế vận hành của mô hình tố tụng hình sự tranh tụng đã hạn chế đến
mức tối đa các trường hợp kết án oan người vô tội. Bằng việc quy định bắt buộc có
sự tham gia của người bào chữa-Luật sư trong suốt quá trình giải quyết vụ án, đề
cao và bảo đảm quyền bào chữa của bên bị buộc tội, bảo đảm quy trình tố tụng
công bằng và nguyên tắc phán quyết của Tòa án chỉ dựa vào kết quả tranh tụng dân
chủ tại phiên tòa đã cho phép hạn chế tối đa các trường hợp làm oan, sai trong tố
tụng hình sự.
3.2. Những hạn chế của tố tụng hình sự tranh tụng
Thứ nhất, khả năng bỏ lọt tội phạm cao so với mô hình tố tụng hình sự thẩm
vấn. Với việc áp dụng cơ chế tố tụng mà trong đó người có nhiệm vụ xét xử tham
gia tố tụng một cách thụ động, Bồi thẩm đoàn thông thường là người không có
kiến thức pháp luật song lại được giao thẩm quyền phán quyết bị cáo có tội hay
không có tội. Do đó, trong quá trình tranh tụng, để thuyêt phục bồi thẩm đoàn
nghiêng theo quan điểm của mình, cả bên buộc tội và bên bào chữa đều đưa ra
những chứng cứ, lý luận có lợi cho việc chứng minh quan điểm của mình, mà quên
mất nhiệm vụ phát hiện tội phạm hay tìm đến sự thật khách quan của vụ án.
Thứ hai, tố tụng hình sư tranh tụng là thủ tục tố tụng rất phức tạp, đề cao
phương pháp đối tụng nên các bên buộc tội và bào chữa không bị hạn chế trong
việc triệu tập nhân chứng, đưa ra các chứng cứ, lập luận tại phiên tòa, dẫn tới chi
phí mở phiên toà cao, thời gian xét xử thường kéo dài gấp nhiều lần so với phiên
tòa trong mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn.
Thứ ba, việc quá đề cao lợi ích cá nhân làm cho mô hình tố tụng hình sự tranh
tụng không phản ánh được hết tầm quan trọng của việc bảo vệ lợi ích công cộng
trong các vụ án hình sự. Chính vì vậy, nhiều quan điểm cho rằng, tố tụng tranh tụng xa
rời thực tế, coi trọng việc người bị tình nghi thực hiện tội phạm được phán xét như
thế nào hơn là việc xem họ đã làm gì trên thực tế.
Trên đây là một số ưu điểm và hạn chế cơ bản của tố tụng tranh tụng mà các nhà làm
luật cần được cân nhắc, xem xét khi vận dụng vào mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn.
4. Pháp luật thực định của Việt Nam về nguyên tắc tranh tụng và việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của nhóm yếu thế trong tố tụng hình sự Việt Nam
4.1. Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam
Từ năm 2002, thuật ngữ “tranh tụng” lần đầu tiên xuất hiện ở Nghị quyết số
08/NQ-TW. Tuy nhiên, khi ban hành BLTTHS/2003 vẫn chưa ghi nhận tranh tụng
là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự. Các qui định của BLTTHS năm
2003 còn mang nặng tính thẩm vấn. Đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sau
đây gọi tắt là BLTTHS/2015) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, lần đầu tiên đã ghi nhận tranh tụng là
một nguyên tắc trong tố tụng hình sự. Việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng và
những qui định tiến bộ khác về bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp
của người tham gia tố tụng, của nhóm người yếu thế trong tố tụng hình sự là những
điểm mới, tiến bộ, mang tính đột phá, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và
uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp nói chung, nâng cao chất lượng, hiệu quả
giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo sự công bằng, dân chủ, minh bạch trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng.
Với việc qui định nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” thể hiện
sự giao thoa phổ biến hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng về
lĩnh vực pháp luật. Mô hình tố tụng hình sự của nước ta hiện nay, với sự ghi nhận
định nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, mặc dù về bản chất vẫn
là mô hình tố tụng thẩm vấn, nhưng đã có sự chuyển biến về chất và không còn
nguyên nghĩa của mô hình tố tụng thẩm vấn nữa mà là mô hình tố tụng hình sự kết
hợp hoặc đan xen.
Điều 26 BLTTHS/2015 với tên gọi “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”,
tuy nhiên, so với tên gọi và xét theo nội dung của điều luật thì phạm vi tranh tụng
đã được mở rộng hơn. Theo đó, tranh tụng không chỉ thể hiện trong giai đoạn xét
xử mà cả ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì biểu
hiện của tranh tụng cũng khác nhau.
Ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, đoạn một Điều 26 qui định: Điều tra viên,
Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội,
người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc
đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan
của vụ án. Ở các giai đoạn này, điều luật chỉ thể hiện một cách chung chung, ngắn
gọn, không cụ thể, chi tiết như ở giai đoạn xét xử.
Ở giai đoạn xét xử, đặc biệt tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm thì yếu tố
tranh tụng thể hiện rất đậm nét. Ở giai đoạn này, ngoài việc qui định quyền bình
đẳng của người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ,
đưa ra yêu cầu, Điều 26 còn nhấn mạnh trách nhiệm của Tòa án là: Phải tạo điều
kiện để những người này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình, tranh tụng
dân chủ, bình đẳng trước Tòa án và mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác
định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, …. đều phải
được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Đây là những quy định tiến bộ, tạo
cơ sở pháp lý và định hướng cho việc xây dựng các qui định khác của
BLTTHS/2015 nhằm đảm bảo cho các bên có điều kiện tranh tụng trên thực tế và
có hiệu quả. Qua đó cho thấy, mặc dù phạm vi tranh tụng được thực hiện ở tất cả
các giai đoạn tố tụng, nhưng tập trung nhất, cơ bản nhất vẫn là ở giai đoạn xét xử.
Bản chất của quá trình tranh tụng theo BLTTHS/2015 là việc các bên tham gia
tranh tụng đều có quyền bình đẳng đưa ra những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ
tội, đồng thời phát biểu quan điểm, tranh luận để làm rõ sự thật của vụ án tại phiên
tòa. Thông qua tranh tụng, Tòa án (Hội đồng xét xử) hiểu rõ hơn các tình tiết của
vụ án. Và dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ, dựa vào kết quả tranh tụng
tại phiên tòa, Tòa án mới có thể đưa ra được một bản án, quyết định đúng đắn,
khách quan, thuyết phục.
Tóm lại, có thể thấy, BLTTHS/2015 ghi nhận tranh tụng không chỉ là một thủ
tục tố tụng mà còn là phương thức để đạt tới chân lý khách quan, có ý nghĩa quan
trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Thông qua tranh tụng tại phiên toà,
những chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án đều được kiểm tra đánh giá một cách
công khai, dân chủ; những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án, những vi phạm tố tụng
của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở giai đoạn điều tra, truy tố đều được
làm rõ và xử lý triệt để. Bị cáo trực tiếp hoặc thông qua người bào chữa có quyền
phản đối quan điểm của bên buộc tội mà không bị coi là ngoan cố, chống đối,
không bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Thông qua tranh tụng,
Hội đồng xét xử xác định được sự thật khách quan của vụ án, làm cơ sở vững chắc
để đưa ra phán quyết trong bản án, quyết định của mình, không để xẩy ra tình trạng
oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
4.2. Một số nguyên tắc hoặc qui định của BLTTHS/2015 và các văn bản qui
phạm pháp luật khác liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hình sự, nhất là nhóm
người yếu thế
1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
3. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự và Nguyên tắc
trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng hình sự
4. Nguyên tắc suy đoán vô tội
5. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra
6. Các nguyên tắc liên quan đến việc xét xử của Tòa án, của Hội đồng xét xử
qui định trong BLTTHS/2015
7. Một số qui định của ngành Kiểm sát.
CHUYÊN ĐỀ 2: NÂNG CAO KỸ NĂNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA
KIỂM SÁT VIÊN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ

TÓM TẮT NỘI DUNG


- Kiểm sát viên cần tự trang bị cho mình những kỹ năng xử lý, nghiên cứu, đánh
giá và sử dụng tài liệu chứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập, nổi bật trong đó có
thể kể đến: Tài liệu, chứng cứ về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;
Kết luận giám định tư pháp; Kết luận định giá tài sản… Ngoài ra, chứng cứ dưới
dạng dữ liệu điện tử đòi hỏi KSV cần có Các biện pháp điều tra, khi sao chép, phục
hồi, giải mã, phân tích, tìm kiếm chứng cứ sao cho bảo vệ được tính toàn vẹn dữ
liệu điện tử, đảm bảo tính khách quan, hợp pháp, tính liên quan của chứng cứ. Đặc
biệt, đối với việc ghi âm, ghi hình có âm thanh đối với nhóm người yếu thế tham
gia tố tụng phải được đảm bảo theo quy định cụ thể.
- Để đảm bảo hơn nữa tính chủ động trong công tác, KSV xây dựng kỹ năng đề ra
yêu cầu kiểm tra, phải đảm bảo Yêu cầu điều tra định hướng được điều tra nhằm
thu thập chứng cứ
- Kỹ năng lấy lời khai của một số chủ thể là người tham gia tố tụng (người bị buộc
tội, bị can, bị cáo, bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) đặc biệt quan trọng đối với KSV, để làm
tốt, cần xác định các khó khăn, vướng mắc trong quá trình lấy lời khai đối với cụ
thể từng chủ thể trong nhóm người này. Ngoài ra trong từng trường hợp, cần chú ý
xác định đối tượng được lấy lời khai có phải là người yếu thế hay không, qua đó
cần áp dụng các quy định đặc biệt về tố tụng nhằm đảm bảo tối đa quyền của cá
nhân họ.

1. Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá, sử dụng các tài liệu, chứng cứ do Cơ quan
điều tra thu thập trong giai đoạn điều tra và việc thu thập chứng cứ của Kiểm
sát viên trong giai đoạn điều tra
1.1. Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá, sử dụng các tài liệu, chứng cứ do Cơ quan
điều tra thu thập trong giai đoạn điều tra
 Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá, sử dụng các tài liệu, chứng cứ về khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
Khi nghiên cứu các tài liệu về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử
thi, do CQĐT thu thập chuyển sang VKS, KSV được lãnh đạo VKS phân công
nghiên cứu các tài liệu trên, thì KSV phải xem xét tính hợp pháp của các tài liệu
đó, có lập và tuân thủ đúng biểu mẫu tố tụng hình sự không? Thành phần khám
nghiệm như thế nào? các dữ liệu trong biên bản có phù hợp với trình tự, thủ tục,
quá trình khám nghiệm và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác không? Cụ thể
như: Có phù hợp với sơ đồ hiện trường, bản ảnh hiện trường, biên bản thu giữ dấu
vết hiện trường, biên bản niêm phong mẫu vật, bệnh phẩm, tài liệu tại hiện trường
v.v. để phục vụ cho công tác giám định.
KSV cần kiểm tra các nội dung được ghi nhận, được phản ánh trong các
biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, biên bản khai quật tử thi
(nếu có), biên bản giám định, kết luận giám định, kết luận định giá v.v. KSV cần
nghiên cứu xác định độ tin cậy của các tài liệu đó, xác định xem các tài liệu do
CQĐT thu thập có giá trị là nguồn chứng cứ không? Những tài liệu, chứng cứ thu
thập được đã đủ để kết luận chưa, giá trị chứng minh của chứng cứ đó như thế nào?
Khi nghiên cứu phân tích, đánh giá biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản
thu giữ dấu vết hiện trường, sơ đồ hiện trường, các bản ảnh hiện trường, bản ảnh
dấu vết đường vân thu giữ ở hiện trường, các tệp ghi âm, ghi hình có âm thanh
(nếu có), các loại biên bản về thu giữ, niêm phong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu
phẩm, đồ vật, tài liệu thu giữ tại hiện trường.
Khi nghiên cứu các tài liệu trên, KSV cần nghiên cứu và đánh giá trong mối
quan hệ biện chứng giữa các tài liệu đó với nhau, với các tài liệu, chứng cứ khác.
Ví dụ: các chứng cứ xác định là hung khí, công cụ, phương tiện gây án, lời khai
của các bị can, của người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả v.v. Từ đó, trên cơ sở
quy định tại Điều 86 BLTTHS để đánh giá tình hợp pháp, tính xác thực, tính liên
quan của các tài liệu này.
Các biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi và các
biên bản khác được thực hiện trong giai đoạn điều tra, truy tố có tầm rất quan
trọng, có giá trị trong việc chứng minh tội phạm, người phạm tội và chứng minh
những vấn đề khác theo quy định của pháp luật.
Do vậy, khi KSV được lãnh đạo VKS phân công phải nghiên cứu đầy đủ tất
cả các tài liệu trên để đánh giá, sử dụng khi giải quyết vụ án.
 Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp:
Kết luận giám định tư pháp là một nguồn chứng cứ. Do vây, việc đánh giá
và sử dụng kết luận giám định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải bảo
đảm tính khách quan, toàn diện và đầy đủ.
KSV thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra và truy tố đối với vụ án hình
sự có nhóm người yếu thế tham gia tố tụng, được thực hiện như sau: Khi đánh giá
và sử dụng kết luận giám định làm chứng cứ KSV phải chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định của BLTTHS về chứng cứ và các quy định của Luật Giám định tư
pháp.
Kết luận giám định tư pháp có giá trị giúp cho việc xác định sự thật khách
quan, giải quyết đúng đắn vụ án. Cụ thể như: Xác định dấu vết của tội phạm; xác
định đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội; thông qua kết luận giám định tư
pháp, các cơ quan THTT xác định được năng lực trách nhiệm hình sự của người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH, năng lực nhận thức của bị can, bị cáo, người
bị hại, người làm chứng v.v.; độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự.
Kết luận giám định tư pháp giúp cho các cơ quan có thẩm quyền THTT xác
định đúng đối tượng tác động của tội phạm; xác định chính xác công cụ, phương
tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội; xác định thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc,
diễn biến của hành vi phạm tội.
Do vậy, trong giai đoạn THQCT và KSĐT đối với những vụ án có nhóm
người yếu thế tham gia tố tụng, thì KSV phải kịp thời nghiên cứu các trường hợp
bắt buộc phải trưng cầu giám định, theo quy định tại Điều 206 BLTTHS, các
trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định thoe quy định tại TTLT số
01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 13/12/2017 quy định
những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ
án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế nhưng chưa được trưng cầu giám định, hoặc
qua nghiên cứu kết luận giám định, nhưng KSV thấy nội dung kết luận giám định
chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc giải quyết vụ án
hoặc phat sinh những vấn đề mới cần phải giám định thì mới giải quyết được vụ
án, thì KSV phải kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo VKS có văn bản yêu cầu
CQĐT quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 205 BLTTHS hoặc
Điều 210 BLTTHS. Quá trình nghiên cứu, nếu KSV thấy nghi ngờ kết luận giám
định lần đầu không chính xác hoặc có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần
đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì KSV phải báo
cáo lãnh đạo VKS có văn bản yêu cầu CQĐT giám định lại hoặc giám định lại lần
thứ hai theo quy định tại khoản 3 Điều 211 BLTTHS.
Trong trường hợp cần thiết, KSV thấy cần phải tham dự giám định, thì KSV
phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo VKS để xin ý kiến chỉ đạo, nếu được lãnh đạo VKS
đồng ý để KSV tham dự giám định, thì KSV phải thông báo trước cho người giám
định biết theo đúng quy định tại Điều 209 BLTTHS.
 Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá, sử dụng kết luận định giá tài sản
Khi KSV nghiên cứu, đánh giá, sử dụng kết luận định giá tài sản phải căn cứ
vào các quy định của BLTTHS (từ Điều 214 đến Điều 222 BLTTHS) và nắm vững
nội dung của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/03/2018 của Chính phủ “Quy
định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình
tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự” và Nghị định số 97/2019/NĐ-CP
ngày 23/12/2019 của Chính phủ “Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về việc thành lập
và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong
tố tụng hình sự”.
 Kỹ năng về thu thập, khai thác, đánh giá, sử dụng chứng cứ dưới dạng dữ
liệu điện tử
Việc thu thập, khai thác, đánh giá, sử dụng chứng cứ điện tử phải được thực
hiện theo quy định tại Điều 196 BLTTHS. Việc Thu thập, khai thác, sử dụng các
chứng cứ dưới dạng dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ quan trọng để phát hiện và
xử lý tội phạm. Dữ liệu điện tử là chứng cứ phải được củng cố bằng chứng cứ khác
có liên quan, đó là: Vật chứng, lời khai của người làm chứng v.v. phải chứng minh
được những vấn đề về giá trị chứng cứ dưới dạng dữ liệu điên tử trước Tòa án. Do
đó, trong quá trình thu thập, khai thác, đánh giá, sử dụng chứng cứ dưới dạng dữ
liệu điện tử KSV cần phải chú ý, bảo đảm những vấn đề sau đây: Các biện pháp
điều tra, khi sao chép, phục hồi, giải mã, phân tích, tìm kiếm chứng cứ bảo vệ tính
toàn vẹn dữ liệu điện tử, không làm thay đổi dữ liệu; chuyển hóa chứng cứ phải sử
dụng thiết bị, phần mềm được pháp luật công nhận, thực hiện đúng quy định của
pháp luật; sử dụng các phương pháp chuyển dữ liệu ở dạng tín hiệu điện tử thành
dạng tín hiệu số có thể đọc được, nhìn được ,nghe được, tìm kiếm được để làm
chứng cứ, như: In dữ liệu điện tử ra giấy, in ảnh, ghi vào USB, ghi vào ổ cứng để
chuyển sang dạng đọc được, nhìn thấy được, nghe được và phải có kết luận giám
định về dữ liệu điện tử thu được từ điện thoại, từ máy tính hoặc từ các thiết bị khác
của bị can, của các đối tượng khác.
Để trở thành nguồn chứng cứ, dữ liệu điện tử phải đảm bảo đầy đủ 03 thuộc
tính của chứng cứ. Đó là:
Tính khách quan: Dữ liệu này, phải là dữ liệu có thật, tồn tại một cách khách
quan, phải có nguồn gốc rõ ràng, không bị người nào đó làm cho sai lệch, biến
dạng, dữ liệu này phải được tìm thấy và đang được lưu giữ trong máy tính, điện
thoại do động, USB, email, tài khoản trên mạng, trên máy chủ của nhà cung cấp
dịch vụ Internet v.v.
Tính hợp pháp: Chứng cứ phải được thu thập đúng theo quy định của
BLTTHS, sử dụng công nghệ được pháp luật công nhận, trong quá trình khám xét,
thu giữ vật chứng, sao lưu dữ liệu, chặn thu trên mạng, phục hồi, bảo quản, phân
tích, tìm kiếm, từng giữ liệu điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di
động, USB, đĩa CD/DVD phải được lập biên bản cụ thể, phải được niêm phong
theo đúng quy định của pháp luật, dữ liệu điện tử phải được trưng cầu giám định và
phải có kết luận giám định v.v.
Tính liên quan của chứng cứ: Dữ liệu điện tử thu được phải liên quan đến
hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội, nạn nhân, hậu quả v.v. được sử dụng để xác
định các tình tiết của vụ án. Biên bản khám xét, niêm phong, biên bản ghi lời khai,
bản tường trình v.v. phải thể hiện được 03 thuộc tính của dữ liệu. Qua trình khám
xét, thu giữ phải cho đối tượng ký vào tất cả các bản in trên giấy, ảnh, đĩa
CD/VCD ghi dữ liệu điện tử, xác nhận về nội dung, hình thức và nguồn gốc các tài
liệu có liên quan đến vụ án.
 Kỹ năng thu thập chứng cứ thông qua việc ghi âm hoặc ghi hình có âm
thanh đối với nhóm người yếu thế tham gia tố tụng
Việc thu thập chứng cứ thông qua việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh
đối với nhóm người yếu thế tham gia tố tụng, phải được thực hiện theo Thông tư
liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 của
Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc
phòng “Hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm
thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử” và thực hiện đúng theo Quy trình tạm thời
“Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều
tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai
trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố” ban hành kèm theo Quyết định số
264/QĐ-VKSTC ngày 21/7/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1.2. Kỹ năng đề ra yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 và khoản 6 Điều 165 BLTTHS,
khi THQCT trong giai đoạn điều tra, KSV có quyền “Đề ra yêu cầu điều tra và yêu
cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra” và tại Điều 47 Quy chế “Công tác thực
hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố”. Ban hành kèm theo
Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao,
thì KSV phải kịp thời trao đổi với ĐTV, Cán bộ điều tra được phân công điều tra
vụ án về những nội dung điều tra ngay từ khi nhận được quyết định khởi tố vụ án
hình sự và trong quá trình điều tra.
Do vậy, Bản yêu cầu điều tra là một văn bản tố tụng do KSV thực hành
quyền công tố trong giai đoạn điều tra thực hiện nêu rõ những vấn đề cần điều tra
để yêu cầu ĐTV và CQĐT thu thập, củng cố chứng cứ, hoàn thiện các thủ tục tố
tụng bảo đảm cho việc điều tra, truy tố được toàn diện, khách quan, triệt để theo
đúng quy định của pháp luật.
Bản yêu cầu điều tra là một quyền năng quan trọng và cơ bản của KSV khi
THQCT trong giai đoạn điều tra một vụ án hình sự. Bản yêu cầu điều tra có vị trí,
vai trò, tầm quan trọng, thể hiện giá trị pháp lý (hiệu lực của bản yêu cầu điều tra),
thể hiện sự quan hệ phối hợp giữa KSV và ĐTV trong giải quyết vụ án ở giai đoạn
điều tra, truy tố.
Bản “Yêu cầu điều tra” về hình thức phải thực hiện theo đúng Mẫu số 82
ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện trưởng
VKSND tố cao, theo Mẫu số 82 văn bản này gồm có 02 phần chính: Căn cứ để ban
hành bản yêu cầu điều tra và những nội dungcần yêu cầu điều tra.
Về nội dung yêu cầu điều tra, đây là vấn đề cốt lõi mà KSV cần phải thực
hiện, KSV đề ra yêu cầu điều tra không suy đoán, không suy diễn tùy tiện để đề ra
yêu cầu điều tra, yêu cầu điều tra phải cụ thể, rõ ràng, không được chung chung,
việc đề ra yêu cầu điều tra phải có tính khả thi. Nội dung yêu cầu điều tra phải tùy
thuộc vào tính chất và nội dung của từng vụ án, thì mới đề ra yêu cầu điều tra cụ
thể được. Các nội dung cần quan tâm là: Thủ tục tố tụng; thu thập chứng cứ, tội
danh, diện khởi tố, vấn đề đồng phạm và vai trò đồng phạm trong vụ án và việc
quan hệ phối hợp giữa VKS (KSV) với CQĐT (ĐTV) cần được đưa vào yêu cầu
điều tra.
Yêu cầu điều tra phải định hướng được điều tra để thu thập chứng cứ: Phải
căn cứ vào hành vi phạm tội của bị can (các bị can), khách thể bị xâm hại mà định
hướng điều tra cho sát đúng với tội danh luật định. Các tội phạm có sự ly lai với
nhau giữa các tội được quy định trong BLHS năm 2015 như: “Tội giết người (Điều
123) với “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”(Điều 125);
“Tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội” với “Tội đe dọa giết người” (Điều
133); “Tội giết người” (Điều 123) với “Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt người phạm tội” (Điều 126);
“Tội giết người” (Điều 123) với “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác”(Điều 134); “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 174)
với “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (Điều 175) v.v.
Xác định các đối tượng có liên quan có đồng phạm trong vụ án không? Để
yêu cầu điều tra mở rộng vụ án và xem xét diện khởi tố, hoặc nhân thân người
phạm tội. Ví dụ: tiền án, tiền sự; người phạm tội là đảng viên; là chức sắc trong tôn
giáo; người có công với cách mạng; người phạm tội, phạm tội do lạc hậu; người
phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình v.v.
Yêu cầu khởi tố bị can, khởi tố bổ sung về hành vi, khi nghiên cứu các tài
liệu, chứng cứ đã thu thập trong quá trình điều tra mà phát hiện thấy còn bỏ lọt tội
phạm hoặc bỏ lọt hành vi phạm tội. Mâu thuẫn lời khai giữa các bị can; giữa bị can
với người làm chứng, người bị hại; mâu thuẫn giữa các chứng cứ đã thu thập trong
quá trình điều tra v.v và tùy trường hợp cụ thể để có thể yêu cầu đối chất trong nội
dung yêu cầu điều tra.
Về dấu vết hiện trường, các biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản
khám nghiệm tử thi, biên bản khám nghiệm phương tiện với các bản ảnh, kết luận
giám định, dấu vết trên cơ thể nạn nhân, dấu vết tại hiện trường, với công cụ
phương tiện, hung khí gây án v.v; yêu cầu đối chiếu chứng từ hóa đơn; hợp đồng
kinh tế v.v. có hợp pháp không? Kết luận định giá tài sản v.v. Tùy thuộc từng vụ
án, loại án mà đề ra yêu cầu điều tra.
Đối với các loại tội phạm có yếu tố chiếm đoạt, các tội phạm về ma túy,
tham ô, tham nhũng v.v thì KSV phải đề ra yêu cầu điều tra (nếu CQĐT chưa làm)
về việc kê biên tài sản; thu giữ tài sản đã chiếm đoạt, tiền thu lời bất chính để đảm
bảo việc giải quyết vụ án và đảm bảo thi hành án cũng như thu hồi tiền tài sản cho
Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là người thuộc nhóm
người yếu thế.
Về tư cách người tham gia tố tụng; việc lập hồ sơ vụ án, tiến độ, thời hạn
điều tra, thời hạn tạm giam, các dữ liệu mà biểu mẫu quy định cũng phải yêu cầu
ĐTV ghi và xác định đầy đủ.
Việc khám xét, bảo quản, xử lý vật chứng khi thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ
vật, thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện,
bưu phẩm phải thực hiện đúng quy định của BLTTHS và tuân thủ đúng các nguyên
tắc quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-
TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tòa án nhân dân tối cao- Bộ Quốc phòng “Hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực
hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm
hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử” và Quy trình
tạm thời “Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của Cơ quan có thẩm
quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can,
lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố” Ban hành kèm theo
Quyết định số 264/QĐ-VKSTC ngày 21/7/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Tùy thuộc vào từng vụ án mà KSV đề ra yêu cầu điều tra.
Đối với những vụ án có các bị can là người yếu thế phạm tội đối với các tội
mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân,
tử hình; người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa;
người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi (khoản 1 Điều 76
BLTTHS) phải yêu cầu CQĐT chỉ định luật sư (trừ trường hợp bị can, người đại
diện hợp pháp của họ đã thuê luật sư bào chữa).
Những vụ án có người tham gia tố tụng thuộc nhóm người yếu thế mà phục
hồi điều tra, do bị can trốn nên tạm đình chỉ điều tra, giờ bắt được phục hồi điều
tra. Trong đó có nhiều bị can trước đó đã được điều tra, truy tố và xét xử (khi xét
xử có thể phát sinh tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án). Do vậy, để thu thập
tài liệu chứng cứ, KSV phải yêu cầu ĐTV và CQĐT sao y bản chính các bản cung,
bản án và bút ký phiên tòa xét xử, để làm cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện và
triệt để hành vi phạm tội của bị canđược phục hồi điều tra, các bị can đang trốn có
lệnh truy nã và các đối tượng liên quan để xem xét xử lý theo quy định của pháp
luật, không để lọt người, lọt tội phạm.
Quá trình THQCT và KSĐT Kiểm sát viên phải kiểm tra, đôn đốc việc ĐTV
thực hiện các nội dung đã đề ra trong Yêu cầu điều tra KSV phải phối hợp chặt chẽ
với ĐTV để nắm chắc tiến độ điều tra, việc thu thập tài liệu, chứng cứ, việc ĐTV
thực hiện Yêu cầu điều tra đến đâu, có gì thuận lợi, khó khăn, vướng mắc để cùng
nhau giải quyết. Việc đề ra yêu cầu điều tra và việc thực hiện yêu cầu điều tra của
KSV được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch số
04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018. Nếu CQĐT (ĐTV)
không thực hiện nội dung Yêu cầu điều tra thì CQĐT (ĐTV) phải nêu rõ lý do
trong bản kết luận điều tra.
2. Kỹ năng của Kiểm sát viên khi lấy lời khai, hỏi cung người bị buộc
tội, bị can, bị cáo
2.1. Một số kỹ năng chung của Kiểm sát viên khi lấy lời khai, hỏi cung người bị
buộc tội, bị can, bị cáo
Về kỹ năng lấy lời khai, hỏi cung đối với những người này cũng giống như
kỹ năng lấy lời khai của những người tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự nói
chung. Cụ thể là:
- Phải đảm bảo nguyên tắc lấy lời khai, hỏi cung như: đảm bảo nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa; nghiêm cấm bức cung, mớm cung, dụ cung hoặc dùng
nhục hình; Thận trọng, khách quan, coi trọng chứng cứ, không dễ tin lời khai của
họ; lời khai của họ phải được kiểm tra, xác minh, bảo đảm chính xác;
- Về chiến thuật lấy lời khai, hỏi cung, KSV phải nắm được những yếu tố
ảnh hưởng đến việc lấy lời khai, hỏi cung như: đặc điểm tâm lý của họ ảnh hưởng
đến việc hỏi cung; những yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả của việc lấy lời khai,
hỏi cung đối với họ.
- Trước khi lấy lời khai, hỏi cung, KSV cần chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị
như: nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án và hành bi phạm
tội của người bị buộc tội và những tài liệu khác có ý nghĩa đối với việc hỏi cung;
chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho việc hỏi cung; lập kế hoạch hỏi cung v.v.
- Trong quá trình ấy lời khai, hỏi cung người bị buộc tội, tùy theo thái độ
khai báo của họ, trường hợp cần thiết KSV có thể sử dụng một trong các chiến
thuật hỏi cung như: hỏi tuần tự; hỏi vòng quanh; hỏi bất ngờ vào điểm yếu; hỏi
củng cố hoặc có thể cho người bị buộc tội viết bản tự khai v.v.
- Tiến hành lấy lời khai, hỏi cung bị can là giai đoạn quan trọng nhất của
hoạt động lấy lời khai, hỏi cung. Đây là giai đoạn người tiến hành tố tụng nói
chung, KSV nói riêng, áp dụng những phương pháp, chiến thuật hỏi cung đã dự
kiến trong kế hoạch để thu thập lời khai đúng của người bị buộc tội về hành vi
phạm tội của họ và những đồng phạm (nếu có). Trước khi hỏi cung, KSV cần tiến
hành một số thủ tục pháp luật, thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa KSV với người bị
buộc tội.
Việc lập biên bản lấy lời khai, hỏi cung người bị buộc tội phải được lập biên
bản theo đúng quy định tại Điều 133 và 178 của BLTTHS v.v.
2.2. Kỹ năng của Kiểm sát viên khi lấy lời khai, hỏi cung đối với người yếu thế
Việc lấy lời khai, hỏi cung người yếu thế bị buộc tội, cũng giống như việc
lấy lời khai, hỏi cung người phạm tội trong vụ án hình sự như đã nêu ở phần trên.
Tuy nhiên, ngoài những kỹ năng chung như đã nêu trên, thì việc lấy lời khai, hỏi
cung người yếu thế bị buộc tội, còn có những đặc thù riêng như sau:
- Lời khai người dưới 18 tuổi bị buộc tội là một trong những nguồn chứng
cứ theo quy định của BLTTHS. Lấy lời khai của người dưới 18 tuổi bị buộc tội là
một biện pháp điều tra cần được tiến hành một cách nha
nh chóng và cấp bách, lời khai của họ sẽ tạo cơ sở định hướng giải quyết sự
việc và nhanh chóng làm rõ vụ việc.
- Lấy lời khai của người dưới 18 tuổi bị buộc tội là một biện pháp điều tra
theo trình tự tố tụng mà nội dung của việc lấy lời khai chính là để thu thập, ghi
chép lại lời khai của họ một cách chính xác về diễn biến sự việc xảy ra, hành vi
đồng phạm của người bị buộc tội khác, những tin tức, tài liệu có ý nghĩa đối với
việc điều tra và phòng ngừa tội phạm.
* Lập kế hoạch lấy lời khai, hỏi cung:
- KSV buộc phải lập kế hoạch lấy lời khai, hỏi cung;
- Kế hoạch lấy lời khai, hỏi cung có thể gồm các nội dung sau:
+ KSV phải xác định được những vấn đề trọng tâm nào? Cần làm rõ trong
quá trình lấy lời khai, hỏi cung.
+ KSV phải nắm chắc các tài liệu, chứng cứ, vật chứng, công cụ, phương
tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm, những tài liệu nào có căn cứ xác định hành
vi phạm tội của họ, trong quá trình hỏi cung thì cần dùng những tài liệu, chứng cứ
nào để đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của họ, nếu trong trường hợp họ không
nhận tội, hoặc khai báo không thành khẩn, đổ lỗi cho những bị can, bị cáo hoặc đối
tượng khác trong vụ án.
+ Kiểm sát viên có thể dự kiến một số câu hỏi để hỏi cung bị can, bị cáo; dự
kiến trước một số tình huống có thể xảy ra trong quá trình hỏi cung, để từ đó KSV
có kế hoạch giải quyết. Dự kiến trước cách thức, phương pháp, chiến thuật lấy lời
khai, hỏi cung như thế nào, nếu họ khai báo còn lộn xộn, chưa logic thì KSV có thể
sử dụng chiến thuật hỏi cung như: gợi ý sâu thêm; hỏi từ xa đến gần;
* Về chiến thuật lấy lời khai, hỏi cung người yếu thế bị buộc tội:
- Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đối với những người này, KSV phải
nắm chắc các quy định của BLTTHS, BLHS, các quy định của Quy chế nghiệp vụ
của Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành, các quy định của pháp luật chuyên
ngành v.v. Đồng thời, KSV còn phải hiểu được đặc điểm tâm lý của người dưới 18
tuổi, hiểu được tính cách, hoàn cảnh và điều kiện sống cũng như các đặc điểm
riêng biệt của người dưới 18 tuổi, điều kiện, hoàn cảnh của người dân tộc thiểu số,
về trình độ học vấn, nhận thức của họ đối với pháp luật, công tác tuyên truyền giáo
dục pháp luật của các cấp chính quyền ở nơi họ đang sinh sống như thế nào?
- Xác định mục đích, yêu cầu của việc lấy lời khai, hỏi cung người yếu thế bị
buộc tội để làm rõ diễn biến sự việc, hành vi phạm tội của họ, động cơ, mục đích
phạm tội, vai trò vị trí của từng người trong vụ án (nếu vụ án có vai trò đồng
phạm), xác định hậu quả thiệt hại, xác định mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả,
công cụ, phương tiện phạm tội, tang vật chứng v.v.
- Xác định rõ thời gian lấy lời khai, hỏi cung:
- Xác định địa điểm tiến hành lấy lời khai, hỏi cung:
- Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung người yếu thế: Lãnh đạo VKS phải bố
trí, cử KSV đã được học qua chương trình tư pháp người dưới 18 tuổi, có nhiều
kinh nghiệm, hoặc KSV là người dân tộc thiểu số, cùng người dân tộc với người bị
buộc tội (nếu có), hoặc KSV biết tiếng, am hiểu, phong tục tập quán, tiếng dân tộc
trong việc lấy lời khai người yếu thế (bao gồm: người dưới 18 tuổi, là người dân
tộc thiểu số) để tạo điều kiện cho KSV nhanh chóng tiếp cận, đồng cảm và tạo nên
sự tin tưởng lẫn nhau giữa KSV với họ.
- Trong quá trình hỏi cung những người này, nếu được KSV đồng ý thì
người bào chữa, người đại diện của họ có thể hỏi bị can, sau mỗi lần KSV hỏi cung
bị can kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi bị can.
- Thời gian hỏi cung bị can đối với người dưới 18 tuổi không được quá 02
lần trong một ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ các trường hợp: Phạm tội có
tổ chức; Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn; Ngăn chặn người khác
phạm tội; Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ
án; Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp
* Tiến hành lấy lời khai, hỏi cung người yếu thế bị buộc tội:
- Việc lấy lời khai, hỏi cung của những người yếu thế bị buộc tội cũng phải
thực hiện theo đúng quy định của BLTTHS (Điều 16, 29, 102, 420, 421 BLTTHS)
đó là: Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung người yếu thế bị buộc tội, nếu là người
dưới 18 tuổi thì bắt buộc phải có mặt người giám hộ, người có nhược điểm về thể
chất hoặc tâm thần thì phải có người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của
BLTTHS; nếu là phụ nữ là người dân tộc thiểu số thì phải hỏi họ xem có phải mời
phiên dịch không? và phải được ghi vào biên bản. Trước khi lấy lời khai, hỏi cung,
KSV cần phải tạo được không khí thân mật, thân thiện, gần gũi, phù hợp với đặc
điểm hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý của họ. Địa điểm để lấy lời khai người yếu thế bị
buộc tội phải được bố trí, sắp xếp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, lứa tuổi.
- KSV phải đặt những câu hỏi hoặc có những hành vi cử chỉ biểu hiện sự
quan tâm đối với họ để xóa đi những mặc cảm của họ đối với những người tiến
hành tố tụng, đối với các cơ quan THTT. Khi hỏi thì KSV nên đặt những hỏi chung
nhất để họ trả lời, khi họ đang trả lời thì KSV cần để cho họ trình bày hết, không
nên cắt ngang khi họ đang trình bày. Khi họ trả lời xong, KSV thấy họ cần phải hỏi
thêm thì lúc đó KSV tiếp tục đặt câu hỏi, để họ tiếp tục trả lời.
- Khi KSV đặt câu hỏi chung nhất để họ trả lời thì KSV nên chú ý lắng nghe,
khi đó KSV cũng chưa cần ghi biên bản mà nên để họ trình bày hết, sau đó KSV
mới ghi biên bản. Khi lấy lời khai thì KSV chú ý tuyệt đối không được mớn cung,
dụ cung hoặc bắc cung họ.
2.3. Một số khó khăn, vướng mắc khi lấy lời khai, hỏi cung của KSV đối với
người yếu thế bị buộc tội
Trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các cơ quan THTT,
trong đó có VKS giặp phải những khó khăn vướng mắc sau đây:
Thứ nhất, việc bảo đảm sự tham gia tố tụng của người đại diện nhà trường,
tổ chức:
Theo quy định tại Điều 420 BLTTHS thì người đại diện của người dưới 18
tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi
người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố
tụng theo quyết định của CQĐT, VKS và Tòa án.
Thứ hai, về tiếng nói và chữ viết:
Tiếng nói và chữ viết trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nói chung,
vụ án có người yếu thế tham gia tố tụng nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, góp
phần quyết định sự thành công của việc giải quyết vụ án hình sự. Theo quy định tại
Điều 29 của BLTTHS: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng
Việt Nam. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình, trường hợp này phải có phiên dịch”.
Thứ ba, về tâm lý của người bị buộc tội:
Sự phát triển trí nhớ và ngôn ngữ của người dưới 18 tuổi, của người dân tộc
ít người tham gia tố tụng cùng với kỹ năng giao tiếp chưa tốt của họ cũng là một
trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả việc lấy lời khai. Riêng đối với người
chưa thành niên thì thường tâm lý không ổng định nên khi lấy lời khai thường khai
báo không thống nhất.
2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động lấy lời khai, hỏi cung:
Để tiến hành tốt nhất và đạt kết quả cao khi lấy lời khai, hỏi cung đòi hỏi
KSV phải thực hiện tốt những vấn đề sau đây:
- Việc KSV tiếp xúc lần đầu tiên với những người yếu thế bị buộc tội là rất
quan trọng, việc gây được những ấn tượng ban đầu của KSV đối với họ là vô cùng
quan trọng, những ấn tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến trạng thái tâm lý, tình
cảm cũng như thái độ khai báo của họ có thành khẩn hay không? Nó phụ thuộc rất
nhiều vào thái độ của KSV, khi bắt đầu lấy lời khai, hỏi cung.
- Thực tế cho thấy, nếu KSV có phong cách, phong thái đúng mức như đi
đứng, nói năng, cử chỉ, thái độ mà nhẹ nhàng, tình cảm, lịch sự, có sự cảm thông
thì sẽ tạo cho họ một cảm giác tin cậy, thoải mái, gần gũi và tôn trọng thì sẽ tạo
cho họ có một thái độ khai báo thành khẩn hành vi phạm tội của mình cũng như
của các đồng phạm khác, tạo điều kiện cho KSV có những căn cứ vững chắc để
giải quyết vụ án.
* Về nội dung lấy lời khai, hỏi cung đối với nhóm người yếu thế bị buộc tội:
Biên bản hỏi cung đối với họ phải lập theo đúng quy định tại Điều 133 và
178 của BLTTHS, phải có đầy đủ thành phần trực tiếp tham gia hỏi cung theo quy
định của BLTTHS như phải có người giám hộ, người đại diện, người bào chữa,
nếu bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất tinh thần,
đối với người dân tộc thiểu số phải có người phiên dịch theo yêu cầu của những
người yếu thế bị buộc tội, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có khung hình
phạt cao theo quy định tại Điều 76 của BLTTHS, sau khi lấy lời khai, hỏi cung
xong KSV phải đọc lại biên bản cho những người tham gia, tham dự lấy lời khai,
hỏi cung cùng nghe, hoặc KSV để họ tự đọc lại, họ có quyền đề nghị được sửa đổi,
bổ sung, hoặc khai báo thêm những nội dung khác liên quan đến hành vi phạm tội,
liên quan đến vụ án v.v. họ phải cam kết đã được nghe đọc hoặc được đọc lại và
xác nhận đúng những nội dung họ đã khai báo và đã ghi trong biên bản lấy lời
khai, hỏi cung, đồng thời, họ cùng ký vào biên bản.
- Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung thì KSV phải chú ý đến việc đặt câu
hỏi, câu hỏi đặt ra đối với những người yếu thế bị buộc tội phải dễ hiểu, dễ trả lời,
không đặt những câu hỏi vừa dài dòng, đặt xong lại phải giải thích ngay cho chính
câu hỏi của mình vừa đặt ra. Trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung người yếu thế bị
buộc tội KSV có thể cho họ ngồi suy nghĩ để nhớ lại toàn bộ diễn biến của hành vi
phạm tội do họ gây ra, sau đó KSV mới có thể hỏi tiếp để làm rõ hành vi phạm tội
của họ hoặc có thể KSV thay đổi phương pháp và chiến thuật hỏi đối với họ như để
cho họ tự viết bản tự khai về toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Sau khi họ viết
bản tự khai xong, KSV đọc bản tự khai của họ xong, trên cơ sở đó, KSV có thể tiếp
tục lấy lời khai, hỏi cung đối với họ để làm rõ hơn diễn biến hành vi phạm tội của
họ.
- Trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung để tạo điều kiện cho họ nhớ lại, khai
đầy đủ, chi tiết diễn biến hành vi phạm tội của họ, thì KSV có thể lấy lời khai, hỏi
cung theo chiến thuật: hỏi tuần tự; hỏi củng cố từng bước; hỏi gợi ý sâu thêm.
Những chiến thuật lấy lời khai, hỏi cung này sẽ tạo cho họ một cảm giác, việc lấy
lời khai, cuộc hỏi cung của KSV như một buổi trò chuyện không gây áp lực, không
gây căng thẳng về tâm lý cho họ thuộc những người yếu thế bị buộc tội.

3. Kỹ năng của Kiểm sát viên lấy lời khai của người bị hại
3.1. Một số kỹ năng chung của Kiểm sát viên khi lấy lời khai người bị hại trong
vụ án hình sự
Lấy lời khai người bị hại là một biện pháp điều tra do người tiến hành tố
tụng thực hiện, trong đó có KSV. Việc tiến hành lấy lời khai của người bị hại trong
các vụ án hình sự nói chung, các vụ án có người bị hại thuộc nhóm người yếu thế
cũng phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục được BLHS quy định để thu thập
những tin tức, tài liệu, chứng cứ từ người bị hại để nhằm giải quyết đúng đắn vụ án
hình sự.
Lời khai của người bị hại thường bị chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như:
trạng thái tâm lý, hoảng hốt lo sợ; cũng có trường hợp người bị hại có trạng thái
tâm lý bình tĩnh, tự tin. Về động cơ khái báo của người bị hại: Trong thực tiễn ở
người bị hại thường xuất hiện một số loại động cơ như: Người bị hại mong muốn
tìm ra sự thật về vụ việc phạm tội; người bị hại có độ dửng dưng, thờ ơ trong việc
khai báo; người bị hại tìm cách giấu kín sự việc phạm tội, không mong muốn đưa
sự việc phạm tội ra điều tra, truy tố, xét xử công khai v.v.
Xuất phát từ thái độ tâm lý, từ động cơ khai báo của người bị hại như đã nêu
trên. Do vậy, khi tiến hành lấy lời khai của người bị hại thì người tiến hành tố tụng
nói chung, KSV nói riêng cần phải lựa chọn phương pháp lấy lời khai, phải căn cứ
vào tính chất, nội dung vụ án, những tin tức, tài liệu mà người bị hại cung cấp, đặc
điểm nhân thân của người bị hại để có chiến thuật lấy lời khai, dự kiến các tình
huống để việc lấy lời khai đạt kết quả, khách quan, làm rõ sự thật của vụ án .v.v.
Khi tiến hành lấy lời khai của người bị hại thuộc nhóm người yếu thế tham gia tố
tụng phải quan tâm, chú ý đến thái độ, tâm lý của người bị hại trong quá trình lấy
lời khai của họ.
* Về phương pháp lấy lời khai của Kiểm sát viên đối với người bị hại là
người yếu thế
Khi lấy lời khai của những người này, KSV phải bảo đảm những biện pháp
hữu hiệu để bảo vệ người bị hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài
sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa
(điểm l Điều 62 BLTTHS); bảo đảm việc cấp cứu nạn nhân, khắc phục hậu quả của
tội phạm, kịp thời lấy lời khai của người bị hại, nếu người bị hại có thể chết hoặc
mất khả năng khai báo.
Quá trình lấy lời khai KSV không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế,
đe dọa họ. Đảm bảo trong mọi trường hợp việc lấy lời khai người bị hại là người
yếu thế phải người giám hộ, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của họ, người phiên dịch, dịch thuật v.v. theo quy định của BLTTHS.
KSV phải kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo của người bị hại, cần có thái
độ đúng mực, nghiêm khắc đối với người bị hại trong những trường hợp do quá
khích, do thù tức, do mâu thuẫn mà người bị hại đổ hết lỗi cho người phạm tội.
Khi xem xét, kiểm tra các tài liệu, lời khai của người bị hại KSV cần chú ý
xác định tính có căn cứ và tính hợp pháp của các tài liệu, biên bản đó. Trên cơ sở
các tình tiết, nội dung mà người bị hại đã khai báo, KSV cần phân tích, đối chiếu
các sự kiện thực tế, các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án để xác định lời khai
của người bị hại có phù hợp với thực tế khách quan không?
Khi cần thiết KSV có thể tiếp tục lấy lời khai của người bị hại, để kiểm tra,
củng cố chứng cứ, giải quyết những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình lấy lời khai của người bị hại
là người yếu thế
- Người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, người
dân tộc thiểu số là bị hại trong các vụ án hình sự thường phải chịu những chấn
động lớn hơn nhiều do việc bị xâm hại, nhất là người dưới 18 tuổi là nạn nhân của
các tội phạm tình dục và các tội nhạy cảm khác như tội mua bán trẻ em, còn chịu
ảnh hưởng rất nặng nề của dư luận xã hội. Họ còn thiếu kinh nghiệm sống, họ cũng
không thể hiểu được quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bị hại, cũng như hậu quả
pháp lý của việc thực hiện hay không thực hiện các quyền đó. Do đó, khi KSV có
những hành động cứng nhắc sẽ tạo nên tâm lý căng thẳng, sợ hãi cho người bị hại
thuộc nhóm người yếu thế như: sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với độ tuổi, việc
trì hoãn các thủ tục tố tụng hình sự, họ phải khai báo nhiều lần, sợ người khác biết
sự việc của mình, phải đối diện với bị can, bị cáo sợ bị trả thù v.v. do vậy, mục
đích lấy lời khai của họ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án không đạt được kết quả
mong muốn.
Đối với vùng dân tộc ít người, người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại
tình dục thì việc lấy lời khai của họ càng khó khăn hơn vì gia đình nạn nhân
thường không quan tâm, hoặc do thiếu hiểu biết cho rằng đi rừng bị tai nạn, mặt
khác người dân tộc thường rất ngại việc liên quan đến pháp luật.
- Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến việc điều tra,
truy tố, xét xử trong đó có việc KSV lấy lời khai của người bị hại, đối với những
vụ án có người bị hại thuộc nhóm người yếu thế cho thấy: Người bị hại thường
không tích cực, không chủ động khai báo, thường có tâm lý chán trường, hoang
mang, thất vọng, xấu hổ v.v chính những diễn biến tâm lý như vậy nên người bị
hại không muốn báo chính quyền địa phương và các cơ quan tiến hành tố tụng,
thậm trí người bị hại trong vụ án bị xâm hại về tình dục còn muốn xa lánh mọi
người, người thân, hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Đặc biệt, là các em nữ
dưới 18 tuổi bị bóc lột tình dục (mại dâm) khi được giải cứu, thoát nạn trở về chỉ
muốn sống yên phận không muốn gợi lại những tủi nhục của mình, không muốn
mọi người biết nên không muốn khai báo.
- Sự phát triển về trí nhớ và ngôn ngữ cùng với kỹ năng giao tiếp chưa tốt
nên cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động lấy lời
khai của những người thuộc nhóm yếu thế.
- Thực tế cho thấy có người tiến hành tố tụng, trong quá trình tiếp xúc, lấy
lời khai người bị hại thuộc nhóm người yếu thế đã tỏ thái độ hống hách, quá nạt,
lạnh nhạt đối với người bị hại, chính những yếu tố đó đã tạo ra tâm lý ức chế đối
với người bị hại nên họ không muốn hợp tác, thiếu lòng tin với các cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, xuất phát từ đó đã làm ảnh hưởng đến việc
lấy lời khai của họ để kiểm tra, đánh giá các tài liệu chứng cứ khác để phục vụ cho
việc định hướng điều tra tiếp theo để thu thập tài liệu, chứng cứ kết tội đối với
người phạm tội, đến việc giải quyết vụ án.
3.3. Một số lưu ý để nâng cao kỹ năng của Kiểm sát viên khi lấy lời khai của
người bị hại là người yếu thế
- Việc lấy lời khai của người bị hại là người yếu thế cần phải được tiến hành
ngay sau khi tiếp nhận được tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Khi lựa chọn phương pháp lấy lời khai người bị hại thuộc những người yếu
thế, KSV phải căn cứ vào tính chất, mức độ, nội dung vụ án, những tin tức, tài liệu
mà người bị hại có thể cung cấp; đặc điểm nhân thân của người bị hại, thái độ khai
báo của họ.
- Đối với người bị hại là người yếu thế, do những nguyên nhân khách quan,
đã khai báo nhầm lẫn thì KSV phải áp dụng biện pháp lấy lời khai phù hợp để
người bị hại có thể nhớ lại chính xác chi tiết theo từng tình tiết của vụ án.
- Trong trường hợp người bị hại bị thương tích nặng thì sau khi cấp cứu và
được phép của bác sỹ, thì KSV có thể lấy lời khai nếu xét thấy việc lấy lời khai
không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị hại.
- Đối với người bị hại cố ý khai báo gian dối thì KSV cần nghiên cứu kỹ đặc
điểm nhân thân của người bị hại và làm rõ những nguyên nhân dẫn đến người bị
hại phải khai báo gian dối.
4. Kỹ năng của Kiểm sát viên khi lấy lời khai của người làm chứng, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
4.1. Kỹ năng của Kiểm sát viên khi lấy lời khai của người làm chứng
Theo quy định tại khoản 4 Điều 185, khoản 5 Điều 186 BLTTHS, Kiểm sát
viên sẽ trực tiếp lấy lời khai người làm chứng trong các trường hợp cần thiết trong
giai đoạn điều tra, trong giai đoạn truy tố khi cần thiết. Đó là những trường hợp xét
thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp
luật hoặc xét thấy cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc
không phê chuẩn quyết định tố tụng của cơ quan điều tra hoặc để quyết định truy
tố, thu thập chứng cứ.
Theo quy định tại Điều 185, Điều 186 và Điều 187 BLTTHS, Kiểm sát viên
khi trực tiếp lấy lời khai của người làm chứng cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị lấy lời khai của người làm chứng:
(1) Nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để xác định cụ cụ những vấn
đề, nội dung cần lấy lời khai từ người làm chứng. Khi xác định rõ những vấn đề
cần làm rõ để giải quyết vụ án thì việc lấy lời khai người làm chứng mới có ý
nghĩa. Ngoài ra, Kiểm sát viên cần nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của người
làm chứng, mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị cáo và bị hại. Trường
hợp người làm chứng là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm thể chất hoặc
tinh thần, người dân tộc thiểu số, Kiểm sát viên cần tìm hiểu kỹ đặc điểm này để có
kế hoạch lấy lời khai phù hợp, hiệu quả.
(2) Lập kế hoạch lấy lời khai của người làm chứng:
- Căn cứ vào mục đích lấy lời khai và đặc điểm của người làm chứng, Kiểm
sát viên cần lập kế hoạch lấy lời khai với các nội dung: lấy lời khai về nội dung gì?
Chiến thuật hỏi như thế nào? Các trình tự tố tụng cần phải thực hiện? Các phương
tiện, kỹ thuật phục vụ việc lấy lời khai? Đối với người làm làm chứng là người
dưới 18 tuổi, người dân tộc thiểu số hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc
tinh thần, Kiểm sát viên cần xác định rõ để triệu tập thêm người đại diện của người
dưới 18 tuổi, người phiên dịch hoặc người trợ giúp.
- Lựa chọn hình thức triệu tập, địa điểm và thời gian lấy lời khai người làm
chứng. Trường hợp lấy lời khai tại nơi tiến hành điều tra thì cần triệu tập người
làm chứng đến.
- Địa điểm lấy lời khai người làm chứng có thể ở nơi tiến hành điều tra, nơi
cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó. Nếu vụ án có nhiều người làm
chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người, không để họ tiếp xúc, trao đổi với
nhau trong thời gian lấy lời khai. Không được lấy lời khai của người làm chứng
vào ban đêm (trừ trường hợp không thể trì hoãn được). Nếu lấy lời khai của người
làm chứng vào ban đêm thì phải nêu rõ lý do "không thể trì hoãn được" trong biên
bản.
Bước 2: Thực hiện lấy lời khai người làm chứng:
Khi thực hiện lấy lời khai của người làm chứng, Kiểm sát viên cần thực hiện
theo các hoạt động sau:
(1) Thiết lập mối quan hệ và tiếp xúc tâm lý với người làm chứng
(2) Kiểm tra thông tin cá nhân của người làm chứng để biết rõ và khẳng định
đúng người cần lấy lời khai.
(3) Giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm
chứng cam kết khai đúng sự thật.
(4) Thu thập lời khai của người làm chứng:
Căn cứ theo kế hoạch lấy lời khai đã chuẩn bị từ trước và tình hình thực tế
khi tiếp xúc với người làm chứng, Kiểm sát viên thực hiện các chiến thuật lấy lời
khai của người làm chứng. Kiểm sát viên cho người làm chứng trình bày hoặc tự
viết một cách trung thực và tự nguyện về những gì họ biết, sau đó mới đặt câu hỏi
để làm rõ những nội dung cần thiết. Kiểm sát viên hỏi về thông tin mà người làm
chứng biết về vụ án, đồng thời hỏi rõ vì sao người làm chứng lại biết về những
thông tin này. Kiểm sát viên không được dùng những câu hỏi có tính chất gợi ý trả
lời, đe doạ hay hứa hẹn trái pháp luật. Câu hỏi của Kiểm sát viên cần ngắn gọn dễ
hiểu.
Bước 3: Kết thúc việc lấy lời khai người làm chứng:
(1) Ghi biên bản lấy lời khai người làm chứng.
(2) Đánh giá lời khai của người làm chứng: sau khi lấy lời khai của người
làm chứng, Kiểm sát viên cần đánh giá lời khai của người làm chứng để xem xét
có sử dụng làm chứng cứ được không? Có cần tiếp tục lấy lời khai của người làm
chứng hoặc của người khác nữa không?
4.2. Kỹ năng của Kiểm sát viên khi lấy lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Theo quy định tại Điều 188 BLTTHS, việc triệu tập và lấy lời khai người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án của Kiểm sát viên thực hiện tương tự như đối với người làm chứng.
Kiểm sát viên tạo điều kiện cho họ đưa ra những đồ vật, tài liệu và những yêu cầu
liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ, nhất là đối với nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự phải được hỏi và trình bày về
những vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Biên bản ghi lời khai do Kiểm sát viên
thực hiện phải được đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát một bản.
4.3. Một số lưu ý để nâng cao kỹ năng của Kiểm sát viên khi lấy lời khai của
người làm chứng, đương sự là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể
chất hoặc tinh thần hoặc người dân tộc thiểu số:
- Khi lấy lời khai của người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Kiểm sát viên
cần chú ý đến những vấn đề về tâm lý lứa tuổi và những vấn đề pháp lý về người
dưới 18 tuổi. Các câu hỏi phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi để người dưới 18 tuổi có
thể hiểu và trả lời. Kiểm sát viên cũng cần áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi. Việc lấy lời khai của người dưới
18 tuổi phải có mặt của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp, thầy giáo, cô giáo
của người đó. Việc lấy lời khai cần nhanh chóng, kịp thời vì thời gian càng xa thì
người làm chứng dưới 18 tuổi sẽ không nhớ được. Thời gian lấy lời khai không
quá 2 lần trong ngày, mỗi lần lấy lời khai không quá 2 tiếng, trừ trường hợp vụ án
có nhiều tình tiết phức tạp (khoản 4 Điều 421 BLTTHS).
- Khi lấy lời khai của người làm chứng, đương sự là người có nhược điểm về
thể chất hoặc tinh thần, Kiểm sát viên cần xác định rõ những điều kiện cần thiết
cho việc lấy lời khai như công cụ, máy móc hỗ trợ, người giúp đỡ. Để có được lời
khai đúng sự thực Kiểm sát viên cần hỏi vì sao, bằng cách nào mà người này lại
biết được những thông tin đó.
- Khi lấy lời khai của người dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào ở vùng xa xôi,
Kiểm sát viên cần bố trí người phiên dịch nếu người làm chứng, đương sự không
biết nói tiếng phổ thông. Kiểm sát viên cũng cần quan tâm đến tâm lý e ngại đối
với người lạ, khả năng nghe hiểu tiếng phổ thông, văn hoá dân tộc của người dân
tộc thiểu số để có phương án lấy lời khai phù hợp.
5. Kỹ năng của Kiểm sát viên khi thực hiện đối chất
5.1. Kỹ năng chung của Kiểm sát viên khi thực hiện đối chất
Khi tổ chức thực hiện đối chất, Kiểm sát viên cần thức hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thực hiện đối chất
(1) Nghiên cứu hồ sơ vụ án:
Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để xác định những mâu thuẫn
trong lời khai của bị can, bị hại hoặc người làm chứng, nguyên nhân của những
mâu thuẫn đó. Đồng thời, kiểm tra điều kiện tiến hành đối chất theo khoản 1 Điều
189 BLTTHS, đó là đã tiến hành các biện pháp điều tra khác rồi nhưng chưa giải
quyết được mâu thuẫn. Kiểm sát viên chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người
dưới 18 tuổi với bị can để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu
không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án (khoản 6 Điều 421 BLTTHS).
(2) Xây dựng kế hoạch thực hiện đối chất:
Lập kế hoạch đối chất chi tiết trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ và đặc
điểm của từng người tham gia đối chất. Trong bản kế hoạch đối chất cần làm rõ
những nội dung nào cần đưa ra đối chất? những lời khai gian dối nào cần đấu tranh
vạch trần thông qua đối chất? thứ tự các vấn đề cần giải quyết? phương hướng và
chiến thuật đối chất? dự kiến phương án, câu trả lời của người đối chất? các chứng
cứ, lời khai nào cần công bố khi đối chất?
Bước 2: Thực hiện việc đối chất
(1) Khi triệu tập những người tham gia đối chất, Kiểm sát viên không được
để họ tiếp xúc với nhau nhằm tránh việc những người này thoả thuận, tác động đến
nhau trong lúc khai báo đối chất.
(2) Kiểm sát viên phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia đối
chất. Trường hợp có người làm chứng tham gia đối chất, trước khi đối chất Kiểm
sát viên cần giải thích cho người đó biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh
khai báo hoặc khai báo gian dối. Việc giải thích này phải được ghi vào biên bản.
(3) Khi bắt đầu đối chất, Kiểm sát viên hỏi về mối quan hệ giữa những người
đối chất. Sau đó, hỏi họ về những vấn đề cần làm rõ theo kế hoạch đối chất đã xây
dựng.
Bước 3: Kết thúc việc đối chất:
(1) Lập biên bản đối chất theo quy định tại Điều 178 BLTTHS. Việc đối chất
có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh. Biên bản đối chất do Kiểm sát viên lập được
đưa vào hồ sơ vụ án và hồ sơ kiểm sát.
(2) Sau khi tổ chức đối chất, Kiểm sát viên cần kiểm tra, đánh giá kết quả
hoạt động đối chất theo mục đích đặt ra.
5.2. Một số lưu ý để nâng cao kỹ năng của Kiểm sát viên khi thực hiện đối chất
có người tham gia của người yếu thế
Những người tham gia đối chất có thể là bị can, người bị hại, người làm
chứng. Do đó để thực hiện đối chất có hiệu quả, Kiểm sát viên cũng cần lưu ý đến
đặc điểm của bị can, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, người có
nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, người dân tộc thiểu số như các mục trên.
CHUYÊN ĐỀ 3:
KỸ NĂNG XÉT HỎI CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NHÓM YẾU THẾ

TÓM TẮT NỘI DUNG


Xét hỏi tại phiên tòa là một giai đoạn của quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự, trong đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền
lợi của đương sự trực tiếp xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác về
mọi chứng cứ, tài liệu về những vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn. Phạm vi xét
hỏi của Kiểm sát viên đối với những người nêu trên bao gồm mọi khía cạnh liên
quan đến vụ án như: chứng cứ có trong tài liệu hồ sơ, tình tiết xác định có tội, vô
tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS…
Vai trò xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự là rất
quan trọng, việc tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa là bắt buộc, xưng
hô tại phiên tòa được quy định rõ ràng tại quy chế 505/QĐ-VKSTC ngày
18/12/2017.
Kỹ năng xét hỏi được phân tích chuyên biệt cho việc xét hỏi từng đối tượng
cụ thể như: bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện, người làm chứng, người
giám định, người định giá tài sản… Đối với mỗi đối tượng cụ thể, cần chú ý đến
việc xác định họ có thuộc nhóm yếu thế hay không để áp dụng các phương pháp
nhằm hỗ trợ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đảm bảo nguyên tắc của
tố tụng hình sự.
Giải pháp nâng cao hiệu quả xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm
vụ án hình sự tập trung phân tích các kỹ năng trong từng giai đoạn (Lập hồ sơ kiểm
sát, xây dựng đề cương xét hỏi, dự kiến chuẩn bị tình huống xét hỏi để tranh luận,
đối đáp, kỹ năng tại phiên tòa…).
1. Khái quát chung về thủ tục xét hỏi và hoạt động xét hỏi của Kiểm sát viên
tại phiên toà sơ thẩm vụ án hình sự
1.1. Khái quát về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định tại
Điều 26 BLTTHS 2015: Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội,
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng điểm, khoản, điều của
Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt
hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết có ý nghĩa giải quyết vụ án
đều phải trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Như vậy, tại phiên tòa có một
thủ tục có thể được hiểu là thủ tục điều tra công khai tại phiên tòa: thủ tục xét hỏi.
Theo quy định tại Mục V Chương XXI Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm
2015 thì xét hỏi tại phiên tòa là một phần (một giai đoạn) của quá trình xét xử sơ
thẩm hình sự, trong đó, Hội đồng xét xử (HĐXX), Kiểm sát viên (KSV), người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trực tiếp xét hỏi bị cáo và những người
tham gia tố tụng khác về mọi chứng cứ, tài liệu về những vấn đề chưa rõ hoặc có
mâu thuẫn trong kết luận giám định, công bố những tài liệu, công bố lời khai theo
quy định của BLTTHS năm 2015, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ... Áp dụng
các biện pháp được BLTTHS năm 2015 quy định để xem xét, đánh giá các tình tiết
của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và công khai tại phiên tòa nhằm
xác định sự thật của vụ án. Việc xét hỏi tại phiên tòa được thực hiện theo các điều
307, 308, 309, 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318 BLTTHS năm 2015.
Như vậy có thể đưa ra khái niệm thủ tục xét hỏi như sau: “Thủ tục xét hỏi tại phiên
tòa sơ thẩm vụ án hình sự là quá trình Hội đồng xét xử (HĐXX), Kiểm sát viên
(KSV), người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trực tiếp xét hỏi bị
cáo và những người tham gia tố tụng khác để làm rõ trách nhiệm hình sự, trách
nhiệm dân sự và các vấn đề có liên quan của vụ án”.
Phạm vi xét hỏi của KSV đối với những người nêu trên bao gồm mọi khía
cạnh liên quan đến vụ án, đó là: Những chứng cứ, tình tiết xác định có tội và vô
tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, nhân
thân bị cáo, nguyên nhân và điều kiện phạm tội... Kết quả xét hỏi là cơ sở để
HĐXX, KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự xác định đủ
căn cứ để kết tội bị cáo hay không. Nếu có thì bị cáo phạm tội gì? Theo quy định
tại khoản, điều nào của Bộ luật Hình sự (BLHS), hình phạt nào áp dụng đối với bị
cáo, có thể áp dụng biện pháp tư pháp cũng như buộc bị cáo và người có liên quan
bồi thường cho bị hại hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Hội đồng xét
xử (HĐXX), Kiểm sát viên (KSV), người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự trực tiếp xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
1.2. Vai trò xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 306 BLTTHS 2015, trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm
sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ
sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Bản cáo trạng là quyết định truy
tố bị can ra trước Tòa án của Viện kiểm sát. Theo Điều 243 BLTTHS 2015, bản
cáo trạng phải ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi
phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt
hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử
lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác
có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều,
khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày,
tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa và thực hiện việc xét hỏi phải tuân thủ
yêu cầu về Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án (Ban hành kèm theo
Quyết định Số 46/QĐ-VKSTC ngày 20 tháng 02 năm 2017). Kiểm sát viên phải
thực hiện đúng những việc Kiểm sát viên phải làm theo Điều 4 của Quy chế và
những việc Kiểm sát viên không được làm theo Điều 5 Quy chế. Tại phiên tòa,
KSV thực hiện đúng yêu cầu về cách xưng hô. Theo đó, khi xét hỏi, Kiểm sát viên
xưng hô với người tham gia tố tụng như sau: Đối với bị cáo là cá nhân, Kiểm sát
viên sử dụng từ “Bị cáo” hoặc “Bị cáo” cùng với tên hoặc họ tên của bị cáo.
Trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị
cáo” hoặc “Bị cáo” cùng với tên đầy đủ của pháp nhân đó; Đối với người bị kết án,
Kiểm sát viên sử dụng từ “phạm nhân” cùng với họ tên đầy đủ của người đó; Đối
với bị hại, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị hại” hoặc “Bị hại” cùng với họ tên đầy đủ
của người đó; Đối với Luật sư, Kiểm sát viên sử dụng từ “Luật sư” hoặc “Luật
sư” cùng với họ tên đầy đủ của Luật sư đó; Đối với người tham gia tố tụng khác là
cá nhân, Kiểm sát viên sử dụng từ “anh, chị, ông hoặc bà” hoặc “anh, chị, ông hoặc
bà” cùng với tên hoặc họ tên của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì Kiểm sát
viên sử dụng tên đầy đủ của cơ quan, tổ chức đó.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, về cơ bản
hoạt động xét hỏi người tham gia tố tung do Hội đồng xét xử với vai trò chủ đạo
của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện việc xét hỏi. Điều 307 quy định: Hội
đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ
án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi
trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Việc tham gia xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên
tòa là bắt buộc (Điều 24, Quy chế 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017), đây vừa là
phương thức thực hành quyền công tố vừa là trách nhiệm của Viện kiểm sát phải
kiểm tra, chứng minh lại toàn bộ chứng cứ một cách công khai các nội dung, quan
điểm truy tố đã nêu trong cáo trạng bằng việc chủ động xét hỏi, đưa ra các chứng
cứ để bảo vệ cáo trạng và đồng thời góp phần cùng hội đồng xét xử làm rõ sự thật
của vụ án, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan sai cũng
như bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
2. Kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ thẩm vụ án hình sự có sự
tham gia của nhóm yếu thế
2.1. Kỹ năng xét hỏi bị cáo
Việc xét hỏi bị cáo tại phiên toà là nội dung quan trọng nhất trong việc xét
hỏi tại phiên tòa. Bởi lẽ, bị cáo là đối tượng chính của việc xét xử, là người thực
hiện hành vi phạm tội, biết rõ nhất những nội dung, các tình tiết liên quan đến vụ
án và phải chịu hình phạt. Vì vậy, KSV cần chú trọng xét hỏi bị cáo để đạt được
mục đích buộc tội của mình. Trên cơ sở đề cương xét hỏi mà KSV đã chuẩn bị
trước, tại phiên tòa, KSV phải chú ý lắng nghe, theo dõi, đối chiếu với những câu
hỏi của thành viên HĐXX, nếu họ hỏi trùng với câu hỏi của KSV đã dự thảo trong
đề cương và bị cáo đã trả lời rõ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của câu hỏi thì KSV phải
đánh dấu (hoặc gạch bỏ) để không hỏi nữa, nếu các thành viên trong HĐXX hỏi
trùng với câu hỏi mà KSV dự kiến hỏi nhưng bị cáo trả lời chưa đầy đủ, rõ ràng thì
KSV cũng đánh dấu lại với ký hiệu khác để hỏi lại cho rõ thêm. Nếu người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đặt những câu hỏi không liên quan đến
việc giải quyết vụ án thì KSV phải lưu ý HĐXX yêu cầu họ tập trung đặt câu hỏi
đối với bị cáo (từng bị cáo) sau khi đã được sự đồng ý của HĐXX, hoặc được
HĐXX yêu cầu hỏi.
Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến
việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án (khoản 2 Điều 309 BLTTHS
năm 2015) để có cơ sở bổ sung, đề xuất trong phần luận tội (đề xuất về tội danh,
hình phạt và các quyết định khác có liên quan…) trừ những câu hỏi mà các thành
viên HĐXX đã hỏi và bị cáo đã trả lời rõ. Khi hỏi, KSV phải đặt câu hỏi trực tiếp
liên quan đến việc làm sáng tỏ các tình tiết, nội dung của vụ án, tránh các câu hỏi
dài dòng, khó hiểu và nặng về giải thích.
Trường hợp khi hỏi bị cáo im lặng không khai báo hoặc thay đổi lời khai tại
Cơ quan điều tra thì KSV phải giải thích, thuyết phục để bị cáo suy nghĩ trả lời.
Nếu bị cáo vẫn thể hiện thái độ cố tình không khai báo thì KSV căn cứ vào các tình
huống đã dự kiến trong đề cương xét hỏi để nêu câu hỏi có tính sắc bén, từng bước
đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo hoặc chuyển sang hỏi bị cáo khác,
không được mớm cung, tỏ thái độ cáu gắt, dọa dẫm, KSV chỉ được công bố những
lời khai tại Cơ quan điều tra khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 308 BLTTHS năm 2015. Đồng thời, chỉ cần công bố những lời khai có ý
nghĩa chứng minh về các tình tiết của vụ án. Nếu lời khai của bị cáo mâu thuẫn với
lời khai tại Cơ quan điều tra thì yêu cầu bị cáo khai rõ lý do có sự mâu thuẫn đó để
làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tính trung thực, khách quan trong lời khai
của bị cáo. Việc xét hỏi đối với bị cáo mà trước đó đã bị cách ly được thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều 309 BLTTHS năm 2015.
Khi tham gia xét hỏi bị cáo, thái độ của KSV cần phải bình tĩnh, không “đao
to, búa lớn” đe dọa bị cáo khi xét hỏi; không cứng nhắc phụ thuộc hoàn toàn vào
đề cương xét hỏi mà phải linh hoạt, chủ động, nhanh nhạy đưa ra những câu hỏi
phù hợp với tình hình diễn biến của phiên toà, trên cơ sở đó kịp thời bổ sung vào
bản dự thảo luận tội nhằm bảo đảm cho việc luận tội có tính thuyết phục cao. Về
xưng hô tại phiên tòa, KSV phải thể hiện đúng tư cách của người tiến hành tố tụng
đối với bị cáo, cụ thể phải gọi là bị cáo, tuyệt đối không xưng hô anh, chị, ông,
bà... “khai rõ”; không được sử dụng từ bị cáo “trình bày rõ” hoặc bị cáo “giải thích
rõ”.
Đối với vụ án có bị cáo chối tội, vụ án có nhiều bị cáo khác đồng phạm với bị
cáo chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo (là đại ca, là bạn bè thân thiết của nhau, là người
trong gia đình họ hàng, là cấp trên với cấp dưới trước khi phạm tội...), KSV phải
chủ động phối hợp để cách ly trước hoặc đưa ra phương thức xét hỏi cho phù hợp,
khi xét hỏi có thể xét hỏi những bị cáo có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải trước, sau cùng mới hỏi đến bị cáo phản cung hoặc chối tội không có căn cứ.
Đối với bị cáo chối tội, khi xét hỏi phải có sự đấu tranh trên cơ sở các chứng cứ và
kết quả xét hỏi các bị cáo đã xét hỏi trước đó, ví dụ: Bị cáo với vai trò chủ mưu,
chỉ đạo nhưng không nhận tội thì phải xét hỏi bị cáo thực hành trước. Đối với
những bị cáo khai báo thành khẩn, nhận tội thì cũng cần chọn bị cáo có tầm ảnh
hưởng đối với những bị cáo khác để xét hỏi trước, làm tiền đề cho các bị cáo đồng
phạm khác suy nghĩ để khai.
Trong trường hợp cần thiết phải xét hỏi bổ sung để làm rõ thêm về một tình
tiết nào đó thì KSV đề nghị chủ tọa phiên tòa quyết định việc xét hỏi (Điều 318
BLTTHS năm 2015) để làm rõ.
Trước khi kết thúc phần xét hỏi bị cáo, KSV phải đưa ra các câu hỏi “chốt
lại” để bị cáo khẳng định lời khai của mình là trung thực, chính xác và tự xác định,
thừa nhận hành vi của mình là phạm tội. Nếu bị cáo không thừa nhận thì có thể tiếp
tục xét hỏi để làm rõ những vấn đề không thừa nhận đó. Đối với bị cáo cố tình chối
tội, không thừa nhận mà KSV, HĐXX đã xét hỏi kỹ thì có thể kết thúc phần xét hỏi
mà không cần xét hỏi thêm nữa.
2.2. Kỹ năng xét hỏi bị cáo thuộc nhóm yếu thế
Đối với việc xét hỏi những người tham gia tố tụng thuộc nhóm yếu thế, KSV
cần chủ động thực hiện việc xét hỏi phù hợp với các đối tượng thuộc nhóm yếu
thế. Ví dụ: Đối với những người tham gia tố tụng là người dân tộc thiểu số là
người có hạn chế về nhận thức đối với các quy định của pháp luật, KSV cần kết
hợp việc tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn nhiều quy định của pháp luật trong
quá trình xét hỏi đối với họ. Đối với một số trường hợp người tham gia tố tụng là
người sống ở các vùng miền núi, mặc dù trong hồ sơ vụ án không thể hiện họ là
người dân tộc thiểu số thì KSV trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa cần đặt câu hỏi
để làm rõ về lý lịch của họ. Đặc biệt, theo quy định của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) có quy định về tình tiết “Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả
năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra” quy định tại điểm n, l, m
khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đây là tình tiết giảm
nhẹ thường gắn với chủ thể là người dân tộc thiểu số, hoặc người sống ở miền núi.
Do đó, KSV cần đặt câu hỏi để làm rõ khả năng nhận thức của họ về hành vi phạm
tội, từ đó có cơ sở để xác định có áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trên hay không.
Đối với các trường hợp người tham gia tố tụng là phụ nữ, đặc biệt trong các
vụ án về xâm hại tình dục, KSV đã thực hiện việc xét hỏi một cách phù hợp, tránh
việc xét hỏi khơi dạy lại nỗi đau của họ trong các vụ án xâm hại tình dục. Ví dụ,
đối với bị cáo là phụ nữ đang mang thai, Kiểm sát viên cần nắm được đặc điểm
tâm sinh lý, sức khoẻ của bị cáo tại phiên toà, không hỏi dài dòng, không hỏi
những câu hỏi gánh nặng, đe doạ tới việc bị cáo mang thai phạm tội sẽ chịu hình
phạt như thế nào. Trường hợp bị cáo im lặng, không khai báo hoặc thay đổi lời
khai so với lời khai tại Cơ quan điều tra thì Kiểm sát viên phải giải thích, thuyết
phục để bị cáo suy nghĩ trả lời. Nếu bị cáo vẫn thể hiện thái độ cố tình không khai
báo thì Kiểm sát viên căn cứ vào các tình huống đã dự kiến sẵn để nêu câu hỏi
hoặc chuyển sang hỏi tiếp những người khác, không được mớm cung, tỏ thái độ
cáu gắt hoặc dọa dẫm. Kiểm sát viên có thể hỏi những câu hỏi để bị cáo biết được
Nhà nước có chính sách khoan hồng đối với người phụ nữ mang thai phạm tội,
thông qua quy định tình tiết “người phạm tội là phụ nữ có thai” là tình tiết giảm
nhẹ TNHS áp dụng chung đối với mọi loại tội phạm tại điểm l khoản 1 Điều 51.
Đặc điểm này cũng được xem xét để thay đổi tội danh cho người phụ nữ phạm tội
từ đặc biệt nghiêm trọng (tội giết người) sang ít nghiêm trọng (tội giết con mới đẻ).
BLHS năm 2015 còn cho phép trì hoãn, đình chỉ hoặc huỷ bỏ áp dụng một số chế
tài để bảo hộ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ phạm tội. Đó là các quy định về
loại trừ hình phạt tử hình, hoãn chấp hành, tạm đình chỉ việc chấp hành hình phạt
tù đối với phụ nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi…Hoặc đối với
bị cáo là người dưới 18 tuổi, Kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công
tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, cần
tổng hợp tình hình, phân tích nguyên nhân, điều kiện, hậu quả của tội phạm. Tại
phiên toà sơ thẩm, khi xét hỏi, tranh luận, ngoài mục đích làm rõ sự thật khách
quan của vụ án, đề nghị hình phạt, các biện pháp khác phù hợp với bị cáo, Kiểm
sát viên đồng thời phải đề xuất các giải pháp phòng ngừa. Trên cơ sở đó, báo cáo
lãnh đạo Viện ban hành kiến nghị cơ quan, tổ chức, đoàn thể liên quan, gia đình,
nhà trường có biện pháp quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vị thành niên.
Đặc biệt, KSV đã cân nhắc các trường hợp có sự tham gia tố tụng là người
dưới 18 tuổi, phụ nữ để thực hiện việc cách ly trước khi xét hỏi, đảm bảo tâm lý tốt
nhất để họ tham gia tố tụng tại phiên tòa. KSV cần cân nhắc việc cách lý để họ
không bị ảnh hưởng bởi lời khai của các bị cáo khác trong vụ án. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 309 BLTTHS: “Chủ tọa phiên tòa phải quyết định hỏi riêng từng bị
cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì
chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời
khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó”. Như vậy đối với
các vụ án có nhiều bị cáo thì về nguyên tắc HĐXX và KSV xét hỏi thì phải hỏi
từng bị cáo. Thực hiện nguyên tắc này sẽ không những đảm bảo trật tự phiên tòa
mà vấn đề quan trọng hơn là tạo cơ hội để người được hỏi trình bày một cách dân
chủ, khách quan, chính xác nội dung khai báo, không bị bất cứ sức ép nào. Tuy
nhiên hỏi ai trước? ai sau, cách ly như thế nào là phụ thuộc vào tính chất của từng
vụ án, do đó đòi hỏi KSV phải nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng để đạt được yêu cầu
(ý đồ) đề ra. Thông thường trong một số vụ án những bị cáo có lời khai tại cơ quan
điều tra trung thực, thật thà, hối cải thì nên xét hỏi trước, nếu các bị cáo đều nhận
tội thì hỏi bị cáo cầm đầu, chủ mưu trước, các bị cáo có vai trò giúp sức, thực hành
hỏi sau. Tuy nhiên đối với các bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời
khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó. Sau khi KSV công
bố xong bản cáo trạng, bắt đầu xét hỏi bị cáo, nếu chủ tọa phiên tòa chưa cách ly bị
cáo thì KSV căn cứ khoản 1 Điều 309 BLTTHS yêu cầu chủ tọa phiên tòa cần cách
ly bị cáo. Đây là vấn đề KSV có thể trao đổi, phối hợp trước với chủ tọa phiên tòa
để đảm bảo cho phiên tòa được xét xử tốt.
Tình huống 1
Chiều ngày 24/8/2020, Nguyễn Văn A (15 tuổi) ngồi uống cafe tại xã X,
huyện Y, thành phố Z, gặp Trần Văn B (18 tuổi) đi vào quán uống nước. Tại đây,
A và B nói chuyện về việc giật dây chuyền của người đi đường. X ngồi gần đó có
nghe thấy 2 người nói chuyện nhưng không nhớ chính xác đoạn hội thoại giữa hai
người, chỉ nhớ B nói to và có thái độ tự tin, còn A thì nói nhỏ và thái độ rụt rè hơn.
X nhớ A có nói câu ‘công an thì sợ gì, chuyện nhỏ’, rồi cả 2 tiếp tục cười nói.
Ngày hôm sau, Z đang lưu hành trên đường thì bỗng dưng bị xô ngã và cảm
thấy đau ở cổ. Khi ngẩng mặt lên nhìn thì thấy 2 thanh niên nam ngồi trên xe máy
phóng vụt đi, cô Z rất sốc và hoảng loạn. Cả 2 thanh niên đều ngoảnh lại nhìn và
cười. Cô Z đã gọi báo công an và miêu tả chiếc xe máy 2 thanh niên đó đi có màu
hồng sáng, và có họa tiết vẽ trên thân xe.
Ngay sau đó, CQĐT đã tìm thấy một chiếc xe máy tương đồng với chiếc xe
cô Z đã mô tả, đỗ ở một quán cafe cách đó không xa. CQĐT tìm thấy A trong quán
cà fe và A nhận chiếc xe đó của mình. Khi khám xét chiếc xe, CQĐT tìm thấy
vòng cổ bằng vàng của cô Z được cất giấu dưới cốp xe.
A khai với cán bộ điều tra: “B là người đã giật chiếc dây chuyền, hôm qua B
đã rủ A nhưng A không muốn tham gia, và chỉ nghĩ B đùa”. B là người ngồi sau xe
máy và B tự ý giật dây chuyền của người đi đường mà không nói với A sẽ làm
hành động đó. A để B cất dây chuyền dưới xe vì cả nể và không muốn phật ý B. A
đã nghĩ cách để tìm lại nạn nhân và trả lại sợi dây chuyền.
Câu hỏi và gợi ý: Đối với vụ án trên, khi thực hiện việc xét hỏi đối
với các bị cáo Nguyễn Văn A, Trần Văn B, Kiểm sát viên cần lưu ý những nội
dung gì? (Các nội dung xét hỏi cần làm rõ ngoài các vấn đề cần phải chứng minh
quy định tại Điều 85 BLTTHS 2015, Kiểm sát viên cần làm rõ các nội dung cần
chứng minh quy định tại Điều 414 BLTTHS 2015).

2.3. Kỹ năng xét hỏi đối với bị hại, đương sự hoặc đại diện của họ
Theo quy định tại Điều 310 BLTTHS năm 2015 thì bị hại, đương sự hoặc
người đại diện của họ được trình bày trước về những tình tiết của vụ án có liên
quan đến họ. Sau đó, HĐXX, KSV, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bị hại, đương sự mới hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày
chưa đủ hoặc có mâu thuẫn. Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi
bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
Vì vậy, KSV phải chú ý lắng nghe, ghi chép tất cả ý kiến của những người này,
những câu hỏi của HĐXX và trả lời của họ. Sau đó, KSV cần đối chiếu với dự thảo
đề cương xét hỏi đã chuẩn bị, nếu điểm nào chưa rõ thì KSV có thể hỏi thêm để
làm rõ, tránh hỏi trùng lặp.
Về phương pháp hỏi, KSV cần đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và có
liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng này,
cách xưng hô của KSV với những người tham gia tố tụng này khác với cách xưng
hô với bị cáo, tùy theo độ tuổi, giới tính cho phù hợp như: Ông, bà, anh, chị...
2.4. Kỹ năng xét hỏi đối với bị hại, đương sự hoặc đại diện của họ là người yếu
thế
Trong vụ án có bị hại là người yếu thế, tùy từng trường hợp cụ thể, KSV có
cách đặt câu hỏi phù hợp với từng đối tượng người yếu thế và với từng vụ án cụ
thể. KSV thực hiện việc đặt câu hỏi để bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của
họ và không làm ảnh hưởng, tác động tới tâm lý của họ, đồng thời không xoáy xâu
vào nội dung vụ án có tính chất nhạy cảm, làm bị hại bị khủng hoảng tinh thần…
Kiểm sát viên cần đặt câu hỏi rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, có liên quan
trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, không có thái độ căng
thẳng, ép buộc họ phải trình bày, khai báo. Có biện pháp phù hợp để người bị hại
là người yếu thế khai trước tòa, nhất là cách thức hỏi để bảo đảm lời khai của họ là
trung thực, không bị chi phối, tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, nhất là từ phía bị
cáo. Trong trường hợp người yếu thế là người dưới 18 tuổi, phụ nữ là bị hại trong
các vụ án xâm hại tình dục, KSV cần tránh đặt các câu hỏi quá chi tiết, cụ thể về
hành vi bị xâm hại tình dục vì cần phải bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người bị
hại vì như vậy sẽ gợi lại nỗi đau khổ của người bị hại là người dưới 18 tuổi, phụ
nữ. Đặc biệt, trong các vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi, việc xác định
tuổi của người bị hại trong các vụ án xâm hại tình dục là một vấn đề quan trọng
liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo. Vì vậy, KSV cần hỏi rõ
người bị hại về ngày, tháng, năm sinh để bị hại khẳng định lại các tài liệu có trong
hồ sơ vụ án là đúng. KSV cũng cần hỏi người đại diện hợp pháp của người bị hại là
người dưới 18 tuổi để khẳng định lại về ngày, tháng, năm sinh của người bị hại,
hỏi rõ về thời điểm đăng kí khai sinh của người bị hại (do nhiều vùng miền núi,
người dân tộc thiểu số thường có việc đăng kí khai sinh muộn).
Tình huống 2

Nguyễn Văn A (trên 18 tuổi) là chú ruột của Nguyễn Thị C (14 tuổi), hai nhà
ở kế bên nhau. Khoảng 8h30 ngày 20/5/2020, sau khi đi uống rượu về, A sang nhà
cháu C mượn điện thoại củ cháu C để xem tin tức. A đi vào phòng khách nhưng
không thấy cháu ở nhà , điện thoại thì để sạc pin nên A lấy rồi đi ra ngoài hiên nhà,
lên võng nằm xem tin tức. Khoảng 15 phút sau thì mẹ ruột của C gọi điện thoại vào
máy nên A kêu cháu vào nghe điện thoại. Khi C lấy điện thoại để nghe thì A nảy
sinh ý định quan hệ tình dục với cháu. A đi vào cửa phòng ngủ và nói: “C ơi, vào
chú út biểu nè”. Cháu C đi vào phòng và ngồi trên nệm, A đứng dậy đóng cửa
phòng lại và dùng dao buộc cháu C phải làm theo ý mình để thực hiện hành vi
quan hệ tình dục. Trong lúc A đang thực hiện hành vi thì bị bà nội cháu đi tìm và
gọi tên. Nghe tiếng mẹ mình, A dừng lại tự mặc quần rồi chạy ra khỏi phòng bỏ
trốn. Bố mẹ cháu C khi biết việc đã làm đơn trình báo với Cơ quan chức năng. A bị
khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định
tại Điều 142 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Câu hỏi và gợi ý: Khi xét hỏi bị hại Nguyễn Thị C tại phiên tòa, Kiểm sát
viên cần lưu ý những nội dung gì để nâng cao chất lượng công tác xét hỏi tại phiên
tòa? (đối với vụ án trên, Kiểm sát viên cần lưu ý các nội dung xét hỏi vừa đảm bảo
tâm lý ổn định cho bị hại, khi xét hỏi không quá đi sâu vào nội dung thực hiện
hành vi của bị cáo nhưng vẫn làm sang tỏ được hành vi phạm tội của bị cáo…)
2.5. Kỹ năng xét hỏi người làm chứng
Tại phiên tòa, đối với những vụ án có nhiều người làm chứng, HĐXX phải
tách riêng từng người để hỏi nhằm đảm bảo tính khách quan trong lời khai của họ,
không để lời khai của người làm chứng này ảnh hưởng đến lời khai của người làm
chứng khác. Nếu HĐXX không thực hiện vấn đề này thì KSV đề nghị HĐXX khắc
phục kịp thời. Việc lựa chọn người làm chứng nào để hỏi trước, người làm chứng
nào để hỏi sau cũng có ý nghĩa trong việc làm rõ sự thật khách quan về những tình
tiết có liên quan của vụ án.
Cũng như những người tham gia tố tụng khác, người làm chứng thường được
HĐXX cho trình bày trước những điều mà họ biết về các tình tiết của vụ án, về
mối quan hệ của họ với bị cáo và các đương sự khác. Vì vậy, KSV phải chú ý lắng
nghe, ghi chép lại những vấn đề có liên quan, đặc biệt là các tình tiết có ý nghĩa
trong việc buộc tội và gỡ tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự cho bị cáo mà người làm chứng cung cấp. Sau khi HĐXX hỏi, nếu thấy điểm
nào chưa được làm rõ thì KSV tiếp tục hỏi, yêu cầu người làm chứng trình bày làm
rõ thêm. Trường hợp lời khai của những người làm chứng có mâu thuẫn với nhau
hoặc có mâu thuẫn với lời khai của bị hại thì KSV đề nghị HĐXX cho phép được
gọi những người này để đối chất ngay tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ những tình
tiết còn mâu thuẫn.
Theo quy định tại các điều 312, 314 BLTTHS năm 2015, trong quá trình
tham gia xét hỏi người làm chứng tại phiên tòa, KSV có thể đề nghị HĐXX, người
bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật
chứng có liên quan đến vụ án nhưng không thể đưa đến phiên tòa được hoặc xem
xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ
án.
Trong trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án
hoặc bị cáo tố giác bị bức cung, dùng nhục hình, KSV có thể đề nghị HĐXX quyết
định việc cho xem, nghe nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên
quan tại phiên tòa (Điều 313 BLTTHS năm 2015). Kiểm sát viên có thể yêu cầu
HĐXX triệu tập cán bộ bị tố cáo bức cung, dùng nhục hình đến phiên tòa để hỏi rõ
(hoặc đối chất) về việc có bức cung, dùng nhục hình hay không?
Trong quá trình xét hỏi, sau khi đã hỏi mà có vấn đề cần hỏi bổ sung để làm
rõ thì KSV đề nghị HĐXX cho hỏi thêm theo quy định tại Điều 318 BLTTHS năm
2015 để làm rõ.
2.6. Kỹ năng xét hỏi người làm chứng thuộc nhóm người yếu thế
Khi tham gia xét hỏi người làm chứng thuộc nhóm yếu thế, KSV cần chú ý
trạng thái tâm lý của họ để đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề thật cụ thể giúp họ dễ trả
lời. Đối với người làm chứng là người dưới 18 tuổi thì tùy trường hợp có thể yêu
cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. Khi người làm
chứng xuất trình chứng cứ, tài liệu mới tại phiên tòa, KSV cần kiểm tra, xét hỏi về
nguồn gốc nội dung để có kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của chứng
cứ, tài liệu đó. Trường hợp chưa đủ điều kiện kết luận mà chứng cứ, tài liệu mới đó
có thể làm thay đổi nội dung, tính chất vụ án thì KSV đề nghị HĐXX hoãn phiên
tòa để xác minh.
Đối với việc xét hỏi người làm chứng là người yếu thế, KSV cần lưu ý vấn đề
tiếp xúc giữa họ với bị cáo tại phiên tòa có thể tạo tâm lý lo sợ của người yếu thế,
điều này có thể khiến họ không dám khai báo. Trên thực tế, nhiều trường hợp
người bị hại là phụ nữ hoặc trẻ em khi ra phiên tòa chỉ cần nhìn thấy ánh mắt của
bị cáo hoặc trong quá trình xét hỏi của KSV đối với họ, các bị cáo có những lời lẽ
phản ứng mang tính đe dọa sẽ khiến họ không thể trả lời các câu hỏi của KSV. Do
đó, KSV cần có phương án cách ly trước khi tiến hành việc xét hỏi đối với họ.

Tình huống 3

Sùng A Sinh (sinh năm 1990) và Sùng A Cở (sinh năm 1985) là hai anh em
ruột và là người dân tộc. Một hôm, Sinh đi chăn trâu về và đi vào bàn uống nước
Cở đang ngồi ở bếp đi lên gặp Sinh, hai người cãi nhau. Sinh nói: “Anh đang say
rượu rồi ngủ đi”. Cở không nghe, tiếp tục cãi nhau với Sinh. Cở dùng tay đập
mạnh hai cái xuống bàn uống nước, Sinh thấy vậy liền đứng lên, rút chiếc điện
thoại đang cắm sạc đi ra ngoài. Cở đuổi theo chặn không cho Sinh đi và dùng chân
phải đá vào đùi Sinh. Tiếp theo, Cở dùng tay túm cổ áo Sinh, Sinh dùng tay gỡ tay
Sở đồng thời đẩy Cở ra. Hai bên xô đẩy nhau, dẫn đến Sinh đẩy Cở ngã ra sau, đầu
va vào cột nhà gây nên sưng nề vùng đỉnh phải, kích thước 8cm x 7cm. Sự việc
xảy ra có mặt vợ của Cở (Giàng Thị Dung) chứng kiến. Sau khi đứng dậy thấy Cở
có biểu hiện thở dốc, Sinh bảo chị dâu (vợ của Cở) gọi người đến cứu chữa, nhưng
Cở đã tử vong sau đó. Sinh đến cơ quan có thẩm quyền đầu thú.
Cả ba người đều là người dân tộc thiểu số, chủ yếu giao tiếp bằng ngôn ngữ
dân tộc, tiếng Kinh chỉ biết rất ít.
Câu hỏi và gợi ý: Dựa vào tình huống trên, anh (chị) hãy xây dựng kế hoạch xét
hỏi đối với người làm chứng Giàng Thị Dung là vợ của Cở? (Gợi ý, xác định các
nội dung về đặc điểm nhóm yếu thế ảnh hưởng đến lời khai của Giàng Thị Dung,
từ đó xây dựng nội dung xét hỏi phù hợp với nhận thức của Giàng Thị Dung để
chứng minh hành vi phạm tội của Sinh).
2.7. Kỹ năng hỏi người giám định, người định giá tài sản và người khác
Trong trường hợp cần thiết, nếu HĐXX không hỏi người giám định, người
định giá tài sản thì KSV đề nghị HĐXX tiến hành hỏi người giám định, người định
giá tài sản theo quy định tại Điều 316 BLTTHS năm 2015. Khi trình bày, người
giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích, bổ sung về kết luận giám
định, định giá tài sản, căn cứ đưa ra kết luận giám định, định giá tài sản. Kiểm sát
viên cần chú ý để hỏi rõ những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết
luận giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ
án. Trong trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại
phiên tòa, KSV đề nghị chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài
sản (nếu chủ tọa phiên tòa không công bố). Trong trường hợp cần thiết, KSV có
quyền đề nghị HĐXX quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá
lại tài sản.
2.8. Kỹ năng hỏi người giám định, người định giá tài sản và người khác trong
vụ án có người tham gia tố tụng là người yếu thế
Đối với vụ án có người tham gia tố tụng thuộc nhóm yếu thế, nhiều trường
hợp việc giám định có liên quan trực tiếp đến việc xác định đối tượng thuộc nhóm
yếu thế: trường hợp cần xác định tuổi của người tham gia tố tụng là người dưới 18
tuổi theo quy định tại Điều 206; giám định để xác định người có nhược điểm về
tâm thần hoặc thể chất... Đối với các trường hợp trên, KSV cần xét hỏi người giám
định để làm rõ các căn cứ liên quan đến việc xác định các đối tượng thuộc nhóm
yếu thế. Bên cạnh đó, đối với các vụ án xâm hại tình dục, ngoài việc xét hỏi người
hại, KSV có thể tập trung làm rõ các nội dung có liên quan đến các nội dung giám
định thể hiện rõ hành vi phạm tội của bị cáo. Ví dụ: Trong vụ án hiếp dâm trẻ em,
do bị hại không có mặt tại phiên tòa, KSV đã tập trung xét hỏi những người tham
gia tố tụng khác, đặc biệt trong đó có nội dung xét hỏi đối với người giám định về
các nội dung thể hiện trong kết luận trưng cầu giám định: các thương tổn trên cơ
thể người bị hại; các dấu vết của người bị hại để lại trên người của bị hại khi Cơ
quan điều tra thu giữ... từ đó, KSV chứng minh việc bị cáo dùng vũ lực để buộc bị
hại giao cấu trái ý muốn.

Tình huống 4

Ngày 1/3/2020, Nguyễn Văn A gặp Lò Thị B (15 tuổi, là người dân tộc thiểu
số tại tỉnh X) ở một quán game nằm ở trung tâm huyện. Y ngồi gần thấy hai người
nói chuyện vui vẻ với nhau, và nghe B có ngoảnh sang nói với bạn của B là ‘Anh
A thật hài hước và đáng yêu”. Sau đó Y nhìn thấy A và B rủ nhau đi ra ngoài.
Đến nửa đêm ngày hôm đó, chị Z (chị gái B) thấy em gái muộn rồi mà chưa
thấy về liền đi tìm. Z tìm thấy B vừa đi vừa khóc, Z nói với B “bố mẹ đang rất tức
giận, nếu bố mẹ biết B đi chơi với bạn trai về muộn thì bố mẹ sẽ cấm B không cho
đi chơi nữa”.
B nói với Z “em bị thằng A hiếp. thằng A rủ em đi uống nước, nhưng khi đi
xa khỏi thị trấn thì A bắt đầu sờ soạng và ép em đi xuống đường vắng dưới cầu. A
cầm dao và đe dọa em, rồi cởi quần và áo của em. Em đã chống cự và cào xước
lưng hắn nhưng không đủ sức đẩy hắn ra”. “Hắn đã dung dương vật của hắn cho
vào âm hộ của em và xuất tinh vào trong đó. Sau đó hắn bỏ đi để lại em dưới cầu”.
Ngày hôm sau, khi CQĐT lấy lời khai của B, B tường thuật lại giống như
những gì đã kể với chị Z. B nộp lại chiếc quần lót và quần đùi có dính vết máu trên
đó. Sau khi giám định thì phát hiện có dính cả tinh dịch ở trên quần lót.
Khi CQĐT lấy lời khai của A, A thừa nhận A đã gặp B ở thị trấn và cho rằng
B đã tán tỉnh mình. A nói “B đã rủ em ra ngoài chơi và rủ xuống gầm cầu ngồi nói
chuyện cho mọi người đỡ nhìn thấy”. A nói, B đã đồng ý quan hệ tình dục với A,
nhưng sau khi hai người bắt đầu B có nói B thấy đau và muốn dừng lại, A đã dừng
lại. Sau đó, B có hỏi A là “anh có yêu em không?” thì B trả lời “không”, B tức giận
và bắt đầu hét lên. A biết nhà B ở gần đó nên đã để B tự đi về nhà. CQĐT khám
xét cơ thể A thì có thấy 2,3 vết cào cấu ở sau lưng A.
Câu hỏi và gợi ý: Dựa vào tình huống trên, anh (chị) hãy xây dựng kế hoạch xét
hỏi đối với người giám định để chứng minh hành vi phạm tội hiếp dâm của A?
(Gợi ý, xây dựng kế hoạch xét hỏi để chứng minh hành vi dùng vũ lực và các
chứng cứ có thể thể hiện trong kết luận giám định để chứng minh hành vi quan hệ
tình dục trái ý muốn của người bị hại).

3. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên toà sơ
thẩm vụ án hình sự có sự tham gia của nhóm yếu thế
3.1. Nâng cao kỹ năng công tác chuẩn bị tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên
Để chất lượng tranh tụng đạt hiệu quả cao, thì công tác chuẩn bị tham gia
phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng, Kiểm sát viên phải thực hiện, nghiêm túc đầy
đủ các quy định theo Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự
(Quy chế 505), các yêu cầu của Chỉ thị Số 09/CT-VKSTC ngày 6 tháng 4 năm
2016 về tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát
viên tại phiên tòa. Theo đó, Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phải
nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, phải có sự chuẩn bị đề cương xét hỏi, dự kiến tình
huống tranh luận, dự thảo kết luận, dự kiến nội dung đối đáp làm tiền đề cho hoạt
động xét hỏi tại phiên tòa, để làm cơ sở đối đáp, tranh luận làm sáng tỏ hành vi
phạm tội của bị cáo, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, bồi thường Trách nhiệm dân sự,
góp phần làm cho Tòa án ra những phán quyết đúng người, đúng pháp luật, không
làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, công bằng trong quyết định hình
phạt, đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
Về lập hồ sơ kiểm sát
Phải thực hiện đúng Quyết định số 590/QĐ-VKSTC-V3 ngày 05/12/2014 của
Viện trưởng VKSNDTC, về lập hồ sơ kiểm sát, nghiên cứu hồ sơ phải có hệ thống,
khoa học, đảm bảo đầy đủ tài liệu, chứng cứ về nội dung, và phải được sắp xếp
theo trình tự như: Tập dự thảo kết luận, báo cáo án; tập tố tụng; tập chứng cứ, tập
lời khai, tự khai, biên bản hỏi cung… đối với vụ án kêu oan, vụ án phức tạp, vụ án
tham nhũng có sự chỉ đạo của Trung ương, Kiểm sát viên cần thiết phải lập thêm
bản hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội, kịch bản phiên tòa. Qua đó tăng cường
trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc nghiên cứu lập hồ sơ kiểm sát.
Về xây dựng đề cương xét hỏi
Thực hiện nghiêm túc Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát
xét xử ban hành kèm theo QĐ 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện
trưởng VKSNDTC “Khi thực hành QCT, KSXX tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt
buộc phải xây dựng đề cương xét hỏi” (Điều 24) để chuẩn bị tham gia phiên tòa.
Yêu cầu bản đề cương xét hỏi bao gồm những nội dung cơ bản như: xét hỏi bị cáo
có phải là người đã thực hiện hành vi phạm tội, năng lực TNHS, tuổi (Chủ thể của
tội phạm); Có lỗi (cố ý, vô ý) hay không có lỗi (mặt chủ quan); hành vi, hậu quả,
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, nguyên nhân, điều kiện phạm tội
(mặt khách quan của tội phạm), mối quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ bị các hành
vi phạm tội xâm hại đến (khách thể của tội phạm), các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
TNHS, Đồng phạm, vai trò của đồng phạm; TNDS…
Về dự kiến chuẩn bị tình huống xét hỏi để tranh luận, đối đáp
Khi nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên phải dự kiến tình huống phát sinh có thể
xảy ra tại phiên tòa, như bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng tại phiên
tòa bị cáo thay đổi nội dung kháng cáo kêu oan hay im lặng từ chối khai báo, khai
báo gian dối, dự kiến tình uống xét hỏi về tình huống Luật sư bào chữa vụ án theo
hướng bị cáo không phạm tội như án sơ thẩm đã tuyên mà phạm tội khác nhẹ hơn,
giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, giảm mức bồi thường, vụ án còn có đồng phạm
khác, hủy án điều tra lại, dự kiến các tình huống phát sinh ảnh hưởng đến người
tham gia tố tụng là người yếu thế khi tham gia phiên tòa...
3.2. Nâng cao kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa
Để nâng cao kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa , đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp theo quy định của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017,
BLTTHS 2015 cần thực hiện những giải pháp như sau:
Một là, mỗi Kiểm sát viên phải tích cực nghiên cứu, học tập để nắm cững 
các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật về hình sự và TTHS, các văn bản luật
có liên quan, các hướng dẫn áp dụng pháp luật. Thường xuyên rèn luyện kỹ năng
diễn đạt, kỹ năng trình bày bản kết luận giải quyết vụ án tại phiên tòa, kỹ năng đối
đáp, khả năng phản xạ linh hoạt trước các nội dung mới phát sinh tại phiên tòa, kỹ
năng ứng xử tại phiên tòa phù hợp theo Quyết định 46/QĐ-VKSTC ngày
20/02/2017 của VKSNDTC ứng xử có văn hóa, bảo đảm tôn trọng sự điều khiển
của chủ tọa, tôn trọng của những người tham gia tố tụng phiên tòa. Đặc biệt để
thực hiện việc xét hỏi đối với các vụ án có sự tham gia của nhóm yếu thế, KSV cần
nắm vững các quy định của pháp luật áp dụng riêng đối với các vụ án có người yếu
thế tham gia tố tụng: Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 (đối với các vụ án có người
dân tộc tham gia), các quy định của pháp luật về giải quyết các vụ án đối với người
dưới 18 tuổi tham gia tố tụng, các quy định của pháp luật tố tụng đối với người
tham gia tố tụng là phụ nữ trong các vụ án xâm hại tình dục...
Hai là, nâng cao kỹ năng xét hỏi cho Kiểm sát viên về phương pháp, cách đặt
câu hỏi, chiến thuật xét hỏi đối với bị cáo (bị cáo thành khẩn khai báo, bị cáo im
lặng từ chối khai báo, bị cáo khai báo gian dối); đối với người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người
địa diện hợp pháp của họ, xét hỏi người làm chứng, người giám định. Khi xét hỏi
Kiểm sát viên phải biết cách đặt câu hỏi, sử dụng ngôn từ xét hỏi dễ hiểu, rõ ràng
không đa nghĩa, không sử dụng tiếng lóng, không đặt câu hỏi mớm cung, dụ cung.
Khi tham gia xét hỏi KSV phải ứng xử có văn hóa, lịch sự có tâm lý tự tin, bình
tĩnh, chủ động và bản lĩnh vững vàng, nắm chắc từng bước để xét hỏi, chú ý chỉ
hỏi những nội dung mà trước đó HĐXX chưa hỏi hoặc đã hỏi nhưng không rõ
ràng. Để xác định những nội dung nào chưa hỏi thì KSV chú ý lắng nghe, ghi chép
đầy đủ và đánh dấu (hoặc gạch bỏ) vào đề cương đã dự kiến câu hỏi, còn câu hỏi
nào đã dự kiến nhưng HĐXX chưa hỏi thì KSV sẽ hỏi. Khi KSV hỏi phải tránh hỏi
lặp lại những câu hỏi mà HĐXX đã hỏi mà bị cáo đã trả lời rõ ràng theo yêu cầu
câu hỏi. Chỉ khi thấy thật cần thiết mới hỏi câu hỏi lặp lại mà bị cáo trả lời chưa rõ
ràng, chưa đủ ý, chưa đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi, hoặc hỏi lặp lại để nhấn
mạnh một vấn đề nào đó xét thấy rất quan trọng. Kiểm sát viên phải nắm được tâm
lý, độ tuổi, giới tính, nhận thức xã hội và suy nghĩ của từng người tham gia tố tụng
mà đưa ra câu hỏi cho phù hợp, tránh trường hợp để người tham gia tố tụng khi
được hỏi nổi nóng, không kìm chế được. Nâng cao kỹ năng xét hỏi cho Kiểm sát
viên theo từng nhóm, loại tội phạm như: Tội phạm xâm phạm ANQG, giết người,
cố ý gây thương tích… Đặc biệt, đối với việc xét hỏi các bị cáo thuộc nhóm yếu
thế, cần bồi dưỡng, tăng cường kĩ năng xét hỏi đối với các đối tượng thuộc nhóm
yếu thế là người dân tộc, người già yếu, phụ nữ và trẻ em...
Ba là, tăng cường vai trò quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo các đơn vị
nghiệp vụ của ngành trong duyệt xây dựng đề cương nội dung dự thảo kế hoạch xét
hỏi, để nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa
đối với từng loại tội, nhóm tội cụ thể là yêu cầu quan trọng đầu tiên. Sắp xếp, bố trí
Kiểm sát viên trực tiếp nghiên cứu HSVA và tham gia phiên tòa, nhất là vụ án lớn,
phức tạp, vụ án có nhiều bị cáo, vụ án tham những có sự chỉ đạo của Trung ương.
Quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên, có bản lĩnh
chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ
pháp chế, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lương tâm, trách nhiệm, tận tụy và tự
giác cao với công việc. Thường xuyên tập huấn, rèn luyện kỹ năng xét hỏi, đối đáp,
tranh tụng tại phiên tòa theo hướng chuyên sâu. Tăng cường công tác sơ kết, tổng
kết, rút kinh nghiệm, tổ chức hội thảo khoa học nhằm nâng cao chất lượng tranh
tụng cho Kiểm sát viên.
Bốn là: Tăng cường trách nhiệm cho Kiểm sát viên đáp ứng nhiệm vụ trong
tiến trình cải cách tư pháp theo BLTTHS 2015, khi làm nhiệm vụ thực hành quyền
công tố, kiểm sát xét xử của Tòa án tại phiên tòa hình sự, đồng thời VKS cần tăng
cường tính độc lập của Kiểm sát viên tại phiên tòa nhiều hơn nữa, tính độc lập của
Kiểm sát viên tại phiên tòa trên nguyên tắc tập trung thống nhất và chỉ tuân theo
pháp luật, Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
CHUYÊN ĐỀ 4:
KỸ NĂNG TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA XÉT
XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

TÓM TẮT NỘI DUNG


Về tổng quát, để nâng cao kỹ năng tranh luận, Kiểm sát viên cần chú ý các
nội dung chính như sau:
+Khi bước vào tranh luận, ngay sau khi trình bày xong luận tội, KSV phải
chú ý lắng nghe các bên trình bày quan điểm, nhanh chóng tổng quát các vấn đề,
khái quát các luận điểm, luận cứ mà các bên đưa ra
+ KSV cần chú ý các mâu thuẫn trong tranh luận của người bào chữa và giữa
những người bào chữa với nhau, giữa những người bào chữa với người bảo vệ
quyền lợi của các đương sự… trong quá trình tham gia phiên tòa.
+ Trong quá trình tranh luận, đối đáp, KSV cần bình tĩnh, linh hoạt, sử dụng
văn phong, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, chính xác, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn
đề, những khẳng định, phản bác phải sinh động, có tính thuyết phục cao, có lý, có
tình trên cơ sở tôn trọng sự thực khách quan của vụ án.
+ KSV cần căn cứ vào cấu thành tội phạm, phân tích, đánh giá 4 yếu tố cấu
thành tội phạm, lý luận về chứng cứ một cách logic theo từng vấn đề
+ Đối với các vụ án mà bị cáo, bị hại là người thuộc nhóm yếu thế (người
dưới 18 tuổi, phụ nữ…) thì ngoài các kỹ năng chung, KSV cần chú ý thực hiện một
số kỹ năng riêng biệt để phù hợp với quy định của BLTTHS
Đặc biệt, có những trường hợp cụ thể KSV cần trang bị kỹ năng chuyên biệt, giải
quyết các tình huống điển hình có trong phiên xét xử các vụ án hình sự:
+ Trường hợp bị cáo không nhận tội, phản cung
+ Trường hợp tại phiên tòa bị cáo không trả lời câu hỏi của người tiến hành
tố tụng hoặc thay đổi lời khai
+ Trường hợp bị cáo không đồng ý với khung hình phạt, tội danh mà VKS
đã truy tố
1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tranh luận tại phiên toà của
Kiểm sát viên
Tranh luận tại phiên tòa là một trong những nội dung quan trọng trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự. Tranh luận được quy định tại Điều 322 Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS), là một hoạt động tố tụng trong quá trình tranh
tụng để giải quyết vụ án hình sự. Theo quy định tại Mục 5 BLTTHS “Thủ tục tranh
tụng tại phiên tòa’ của Chương 21 “Xét xử sơ thẩm” thì tranh tụng tại phiên tòa bắt
đầu từ khi Kiểm sát viên (KSV) công bố bản cáo trạng cho đến khi bị cáo nói lời
sau cùng. Kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận, KSV trình bày luận
tội; trong luận tội, Kiểm sát viên buộc tội bị cáo theo điều, khoản, điểm của Bộ luật
hình sự năm 2015 (BLHS), phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị áp
dụng loại và mức hình phạt, đề nghị bồi thường thiệt hại về dân sự, xử lý vật chứng
và các vấn đề khác có liên quan. Sau lời luận tội của KSV, bị cáo, người bào chữa,
người tham gia tố tụng khác tham gia tranh luận, trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ,
tài liệu và lập luận của mình để thể hiện quan điểm đồng ý hay phản đối quan
điểm, đề nghị của KSV. Theo quy định tại Điều 322 BLTTHS về tranh luận tại
phiên tòa thì tranh luận tại phiên tòa hình sự là sự bảo đảm dân chủ trong tố tụng
hình sự, khi đó, các bên buộc tội (KSV, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, bị hại) và bên bị buộc tội (bị cáo, người bào chữa…) có quyền
bình đẳng ngang nhau trong việc đưa ra tài liệu, chứng cứ, lập luận có liên quan
đến vụ án để chứng minh sự có tội hay vô tội. KSV là một đại diện cho bên buộc
tội có trách nhiệm chứng minh tội phạm, người phạm tội, trên cơ sở đó đề nghị Tòa
án quyết định hình phạt và giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến vụ án.
Kiểm sát viên phải tranh luận, đối đáp với bị cáo, người bào chữa, người bị hại
hoặc người tham gia tố tụng khác để bảo vệ quan điểm đúng đắn của mình. Người
bào chữa, bị cáo đại diện cho bên bị buộc tội có quyền đưa ra tài liệu, chứng cứ,
trình bày ý kiến, quan điểm, lập luận của mình để đối đáp, phản đối lại sự buộc tội
của KSV hoặc người bị hại để chứng minh mình vô tội hoặc tội nhẹ hơn. Như vậy,
tranh luận dù nhìn ở khía cạnh người buộc tội hay người bị buộc tội thì cũng là để
tìm ra sự thật khách quan của vụ án, làm sáng tỏ các tình tiết có liên quan đến vụ
án, giúp giải quyết đúng đắn vụ án hình sự
Tranh luận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự.
Thông qua tranh luận tại phiên tòa, những chứng cứ, tài liệu được thu thập trong
quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa được kiểm tra, đánh giá một cách công
khai, công bằng, dân chủ và toàn diện, những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án được
làm rõ và giải quyết, những vi phạm pháp luật từ phía Cơ quan điều tra (CQĐT),
Viện kiểm sát (nếu có) được xem xét, xử lý triệt để. Người tham gia tố tụng được
công khai trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vụ án, có quyền phản đối quan
điểm của bên buộc tội hoặc bên bị buộc tội. Bị cáo trực tiếp hoặc thông qua người
bào chữa có quyền bình đẳng trình bày ý kiến, khai báo những tình tiết liên quan
đến vụ án, phản đối sự buộc tội từ phía Viện kiểm sát mà không bị coi là ngoan cố,
chống đối, không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Thông qua
tranh luận, Hội đồng xét xử xác định được sự thật khách quan của vụ án, làm cơ sở
vững chắc để đưa ra phán quyết trong bản án, quyết định của mình, không để xảy
ra tình trạng oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Bảo đảm tranh luận trong xét xử vụ án
hình sự là bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong Hiến
pháp năm 2013.
- Nội dung kỹ năng tranh luận tại phiên toà của Kiểm sát viên
Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự
(Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sau đây gọi tắt là Quy chế Kiểm sát xét xử),
tại Điều 26 quy định cụ thể việc KSV tranh luận tại phiên tòa hình sự. Trên cơ sở
Quy chế Kiểm sát xét xử cũng như thực tiễn thực hành quyền công tố tại phiên tòa
hình sự, có thể xác định những kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên như sau:
+ Khi bước vào tranh luận, ngay sau khi trình bày xong luận tội, KSV phải
chú ý lắng nghe các bên trình bày quan điểm, ý kiến của họ, vừa nghe vừa ghi lại
tóm tắt để nắm được nội dung vấn đề, đề nghị, ý kiến phản bác. Trường hợp họ
trình bày không rõ thì KSV yêu cầu họ nói rõ thêm để nắm được luận điểm, luận
cứ mà họ đưa ra. Nếu vụ án có nhiều người cùng bào chữa cho một bị cáo thì KSV
có thể nghe từng người để tham gia đối đáp, hoặc tổng hợp ý kiến chung của tất cả
những người bào chữa để phản biện. Trong quá trình nghe, KSV cần nhanh chóng
xác định nội dung cần đối đáp. KSV cần lưu ý, những nội dung, vấn đề mà các bên
đưa ra phải là những nội dung liên quan đến vụ án và phải có trong hồ sơ hoặc đã
được kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa. Trường hợp chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới
phát sinh thì cũng phải là những chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án
và phải kiểm tra nguồn gốc, tính hợp pháp của tài liệu đó để có lập luận đối đáp.
KSV cần chủ động đề nghị Chủ tọa phiên tòa cho tranh luận; tuỳ theo từng trường
hợp cụ thể, từng nội dung cụ thể để lựa chọn nội dung nào, vấn đề nào cần đối đáp,
tranh luận trước v.v. Thông thường, KSV nên chọn những vấn đề mà trong hồ sơ
vụ án đã được khẳng định phù hợp với kết quả xét hỏi công khai tại phiên tòa để
phản bác ý kiến của người bào chữa, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng
khác.
+ KSV cần chú ý những mâu thuẫn trong tranh luận của người bào chữa và
giữa những người bào chữa với nhau, giữa người bào chữa với người bảo vệ quyền
lợi của các đương sự… trong quá trình tham gia phiên tòa. Có thể do nhiều nguyên
nhân, ví dụ: họ không tham gia phiên tòa từ đầu cho đến khi kết thúc, hay vắng mặt
trong quá trình thẩm vấn, không chú ý lắng nghe ý kiến của luật sư đồng nghiệp
hoặc chỉ đọc nguyên văn bài bào chữa đã chuẩn bị sẵn... để dựa vào đó để làm cơ
sở phản bác lại những ý kiến tham gia tranh luận. Việc tranh luận, đối đáp không
nên dài dòng, KSV cần đi thẳng vào trọng tâm, nội dung của vấn đề cần tranh luận,
đối đáp, không được né tránh những vấn đề khó mà cần bình tĩnh từng bước tranh
luận, đối đáp đến cùng với từng ý kiến để khẳng định vấn đề.
+ Trong quá trình tranh luận, đối đáp, KSV cần bình tĩnh, linh hoạt, sử dụng
văn phong, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, chính xác, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn
đề, những khẳng định, phản bác phải sinh động, có tính thuyết phục cao, có lý, có
tình trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, để cho bị cáo, người bào
chữa nhận thức được hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội và quyết
định truy tố của Viện kiểm sát là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc đề
nghị hình phạt, bồi thường thiệt hại dân sự, xử lý vật chứng là có căn cứ, đúng quy
định của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Mặt khác, KSV
phải tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo, quyền của những người tham gia tố tụng
khác, tránh thái độ định kiến, bảo thủ, ghi nhận ý kiến đúng đắn của họ.
Trong trường hợp khi tranh luận có vấn đề chưa được rõ ràng thì Kiểm sát
viên đề nghị Hội đồng xét xử cho trở lại phần xét hỏi để tiếp tục xét hỏi, làm rõ sự
thật của vụ án, sau khi kết thúc việc xét hỏi thì KSV tiếp tục tranh luận. Kiểm sát
viên chỉ kết thúc tranh luận khi không còn ý kiến đề nghị tranh luận của các bên
tham gia tố tụng hoặc những vấn đề yêu cầu tranh luận đã được KSV tranh luận,
kết luận rõ ràng.
+ Khi tranh luận, KSV phải căn cứ vào lý luận cấu thành tội phạm, phân tích,
đánh giá 4 yếu tố cấu thành tội phạm, lý luận về chứng cứ để lập luận một cách
lôgic theo từng vấn đề. KSV cần dựa vào các chứng cứ của vụ án, các văn bản quy
phạm pháp luật, các văn bản dưới luật, các quy định chuyên ngành, các quy tắc
trong cuộc sống để tranh luận, đối đáp, lập luận chặt chẽ khẳng định quan điểm
đúng đắn của mình, bác bỏ ý kiến sai trái hoặc không đúng của người bào chữa, bị
cáo, bị hại hoặc những người tham gia tố tụng khác.
+ Đối với các vụ án hình sự mà bị cáo, bị hại là người thuộc nhóm yếu thế
như: là người dưới 18 tổi, phụ nữ thì ngoài các kỹ năng chung đã phân tích ở trên,
KSV cần chú ý thực hiện một số kỹ năng riêng biệt để phù hợp với quy định tại
chương 28 “Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi” của BLTTHS và những
quy định khác của BLTTHS trong trường hợp người phạm tội là phụ nữ, phụ nữ có
thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Một số nội dung, kỹ năng tranh luận
cụ thể như sau:
* Đối với bị cáo là phụ nữ: KSV cần tranh luận để làm rõ điều kiện, hoàn
cảnh cũng như nguyên nhân của việc bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Thông
thường, phụ nữ phạm tội do những điều kiện, hoàn cảnh khách quan tác động, như
thiếu hiểu biết pháp luật do không được ăn học vì còn có quan niệm phụ nữ không
cần có học vấn cao, chỉ cần làm tốt công việc nội trợ, nuôi con là đủ. Nhiều trường
hợp phụ nữ phạm tội do khó khăn về kinh tế, thu nhập thấp không bảo đảm được
đời sống của bản thân cũng như gia đình nên liều lĩnh phạm tội. Cũng có những
trường hợp phạm tội do bị chồng, người yêu hoặc những đối tượng khác ức hiếp,
cưỡng bức, đánh đập hoặc làm nhục dẫn đến phản kháng vượt quá giới hạn cho
phép của pháp luật. Và một số điều kiện, hoàn cảnh cũng như nguyên nhân khác.
KSV còn cần tranh luận làm rõ hành vi phạm tội của phụ nữ. Thông thường, hành
vi phạm tội của phụ nữ là đơn giản, không có những thủ đoạn tinh vi, phức tạp hay
có tính chất man rợ. Hành vi phạm tội biểu hiện của sự bột phát, ít có sự chuẩn bị
hay yếu tố phạm tội có tổ chức. Công cụ, phương tiện phạm tội đơn sơ, ít thể hiện
tính nguy hiểm đặc biệt như trong các tội phạm do nam giới thực hiện. Hậu quả
của tội phạm cũng ít nghiêm trọng hơn so với các tội phạm do nam giới thực hiện.
Những nội dung trên được tranh luận làm rõ sẽ góp phần định đúng tội danh, đánh
giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, từ đó có những đề
xuất, quan điểm xử lý, áp dụng loại và mức hình phạt phù hợp, bảo đảm nhiệm vụ
đấu tranh phòng chống tội phạm nhưng cũng đáp ứng yêu cầu nhân đạo của luật
pháp xã hội chủ nghĩa.
* Đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội (hoặc trẻ em – là người dưới
16 tuổi): KSV cần chú ý tranh luận làm rõ: tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng
nhận thức của người dưới 18 tuổi; nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Làm
rõ các yếu tố để bảo đảm nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi, phạm tội,
như: phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng
quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều
123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật
hình sự; là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án. Những nội
dung trên được làm rõ sẽ là căn cứ để có thể miễn trách nhiệm hình sự cho học và
áp dụng các biện pháp xử lý khác như hòa giải tại cộng đồng; khiển trách; giám
sát, giáo dục tại công đồng. Tranh luận cũng tập trung đến việc bảo đảm các
nguyên tắc tiến hành tố tụng ối với người dưới 18 tuổi phạm tội như: Bảo đảm giữ
bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi; quyền tham gia tố tụng của người đại diện
của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu
biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và
sinh hoạt; tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi;
quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi; bảo đảm giải
quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi. Đối với
người dưới 18 tuổi, do tâm, sinh lý chưa phát triển đầy đủ nên suy nghĩ còn nông
nổi, hay bột phát nên dễ gây ra hành vi phạm tội, Tuy nhiên lứa tuổi này dễ uốn
nắn, dễ giáo dục nên cần làm rõ những nội dung trên để áp dụng pháp luật phù
hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ nhận thức được lỗi lầm, sửa chữa khuyết
điểm, phát triển lành mạnh.
* Đối với phụ nữ hoặc người dưới 18 tuổi là bị hại (nạn nhân) của tội
phạm: KSV cần tranh luận làm rõ tuổi, hoàn cảnh, thiệt hại cũng như các yếu tố
khác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của học một cách tốt nhất.
2. Kỹ năng đối đáp của Kiểm sát viên trong một số thương hợp cụ thể
2.1. Kỹ năng đối đáp của Kiểm sát viên trong trường hợp bị cáo không
nhận tội, không trả lời và thay đổi lời khai
* Trường hợp bị cáo không nhận tội, phản cung
Tình huống bị cáo không nhận tội, phản cung thường xảy ra trong các vụ án
lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, gây thương tích có nhiều tình tiết phức tạp (nhiều bị
cáo tham gia), vụ án giết người có áp dụng biện pháp truy xét, vụ án có Luật sư
tham gia bào chữa.v.v. Hiện tượng này hiện nay khá phổ biến tại các phiên tòa sơ
thẩm, do đó đây cũng chính là một trong các tình huống dự kiến trước khi Kiểm sát
viên tiến hành tố tụng tại phiên tòa. Trong trường hợp này Kiểm sát viên cần bình
tĩnh, sử dụng các chứng cứ, tài liệu, vật chứng trong vụ án và các chứng cứ, tài liệu
đã được thẩm tra, xét hỏi tại phiên tòa để đấu tranh, chứng minh bị cáo đang có
thái độ không thành khẩn, khai báo quanh co nhằm chối tội. Song song với hoạt
động trên, Kiểm sát viên cần hỏi người làm chứng, bị hại, người có quyền và nghĩa
vụ liên quan, bị cáo khác (nếu có) về tình tiết liên quan đến câu hỏi đã hỏi bị cáo,
sau đó Kiểm sát viên cho xem các tài liệu, vật chứng để bác bỏ lời khai không
chính xác của bị cáo. Tiếp đó Kiểm sát viên cần giải thích cho bị cáo biết lời nhận
tội trước đây đã được bị cáo kí xác nhận và cam đoan khai đúng sự thật, đã được
xác minh và có căn cứ xác định phù hợp và hỏi bị cáo tại sao trước đây bị cáo nhận
tội với Cơ quan điều tra và VKS, nay tại phiên tòa lại chối tội… Trường hợp bị cáo
khai do bị Điều tra viên bức cung, dùng nhục hình thì Kiểm sát viên hỏi tiếp là bị
bức cung, dùng nhục hình ở thời điểm nào, tại đâu, có ai biết không? Cụ thể ai là
người thực hiện, sau khi bị bức cung, nhục hình có về nói chuyện lại với ai không
và tại sao khi VKS phúc cung bị cáo không khai vấn đề này?... Kiểm sát viên phải
truy đến cùng lời khai phản cung của bị cáo, sau đó đề nghị Hội đồng xét xử công
bố các tài liệu có liên quan, công bố băng ghi âm, ghi hình, dữ liệu điện tử (nếu có)
để bác bỏ lời khai phản cung của bị cáo. Trường hợp cần thiết Kiểm sát viên đề
nghị Hội đồng xét xử căn cứ quy định của BLTTHS triệu tập Điều tra viên đã tham
gia tiến hành điều tra vụ án đến phiên tòa để trình bày các vấn đề có liên quan
trong giai đoạn điều tra.
Trên cơ sở kết quả xét hỏi và thẩm tra các tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa,
Kiểm sát viên bổ sung ngay vào bản luận tội và sử dụng linh hoạt, hiệu quả trong
quá trình tranh luận. Kiểm sát viên cần phân tích từng ý kiến của người bào chữa
hoặc người tham gia tố tụng khác nêu ra; kiểm tra những tài liệu, chứng cứ mà các
bên đưa ra phải có liên quan đến vụ án và phải được thu thập theo đúng trình tự
của BLTTHS hay không; nguồn gốc của tài liệu đó có đảm bảo tính hợp pháp hay
không để có lập luận chấp nhận hoặc bác bỏ. Đối với vụ án có nhiều người bào
chữa, có nhiều quan điểm trái chiều, trùng lặp, Kiểm sát viên cần nhập lại thành
từng nhóm để đưa ra lập luận, luận giải, đồng thời phải chốt vấn đề lại theo hướng
nhằm củng cố cho việc buộc tội đối với từng bị cáo.
Kiểm sát viên có thể đề nghị Hội đồng xét xử cắt những ý kiến của các bên
không có liên quan đến vụ án để không phải đối đáp lại; khi cần thiết thì chủ động
đề nghị Chủ tọa phiên tòa cho tranh luận; tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, từng nội
dung cụ thể để lựa chọn nội dung nào, vấn đề nào cần đối đáp, tranh luận trước v.v.
Thông thường, Kiểm sát viên nên chọn những vấn đề mà trong hồ sơ vụ án đã
được khẳng định phù hợp với kết quả thẩm tra công khai tại phiên tòa để phản bác
ý kiến của người bào chữa hoặc bị cáo.
Khi tranh luận, Kiểm sát viên cần căn cứ vào lý luận của cấu thành tội phạm,
lý luận về chứng cứ để lập luận theo logic từng vấn đề, từ đó phản bác ý kiến của
phía tham gia tranh luận. Thực tế hiện nay cho thấy, người bào chữa thường tập
trung vào những vi phạm về thủ tục tố tụng của Cơ quan điều tra, VKS, Toà án
trong quá trình giải quyết vụ án, như thiếu chữ ký, có sự tẩy xoá, sửa chữa, ghi
không đúng ngày tháng năm tiến hành các hoạt động tố tụng hoặc người bào chữa
cho rằng việc triệu tập người tham gia tố tụng tham gia phiên tòa là không đầy đủ...
từ đó đề nghị Hội đồng xét xử không công nhận những nội dung trong hồ sơ, tài
liệu, đề nghị Hội đồng xét xử cho trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đề nghị hoãn
phiên tòa để thẩm tra, xác minh những tài liệu đó. Trong những trường hợp như
vậy, Kiểm sát viên phải nắm vững những quy định của BLTTHS để khẳng định
tính có căn cứ, tính hợp pháp của tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đồng thời chú ý
thẩm tra, xác minh công khai tại phiên tòa những thiếu sót về thủ tục tố tụng trong
quá trình điều tra để khẳng định không làm thay đổi bản chất của vụ việc đang
được xem xét và phản bác những ý kiến của người bào chữa.
Kiểm sát viên cần chú ý những mâu thuẫn trong tranh luận của người bào
chữa và giữa những người bào chữa với nhau, giữa người bào chữa với người bảo
vệ quyền lợi của các đương sự… trong quá trình tham gia phiên tòa. Có thể do
nhiều nguyên nhân, ví dụ: Họ không tham gia phiên tòa từ đầu cho đến khi kết thúc
hay bỏ ra ngoài trong quá trình thẩm vấn, không chú ý lắng nghe ý kiến của luật sư
đồng nghiệp hoặc chỉ đọc nguyên văn bài bào chữa đã chuẩn bị sẵn... song Kiểm
sát viên có thể dựa vào đó để làm cơ sở phản bác lại những ý kiến tham gia tranh
luận. Việc tranh luận, đối đáp không nên dài dòng, miên man, Kiểm sát viên cần đi
thẳng vào trọng tâm, nội dung của vấn đề cần tranh luận, đối đáp.
Trong quá trình tranh luận, đối đáp, Kiểm sát viên cần sử dụng văn phong,
ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, chính xác, những khẳng định, phản bác phải sinh
động, có tính thuyết phục cao, có lý, có tình trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan
của vụ án, để cho bị cáo, người bào chữa nhận thức được hành vi phạm tội của bị
cáo là nguy hại cho xã hội và quyết định truy tố của VKS là đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật. Mặt khác, Kiểm sát viên phải tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo
và quyền của những người tham gia tố tụng khác, tránh thái độ định kiến, bảo thủ,
không thừa nhận những yếu kém, thiếu sót của mình.
Ví dụ trong vụ án Hà Văn Lợi phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”: Khi
thực hiện hoạt động khám xét xe ô tô, Điều tra viên thu giữ được chất ma túy sau
badoxoc của xe ô tô, sau đó Điều tra viên dẫn giải đối tượng và phương tiện về Trụ
sở Công an xã để tiến hành lập biên bản thu giữ vật chứng. Quá trình lập biên bản,
Điều tra viên có mời Trưởng Công an xã và người chứng kiến tham gia chứng kiến
việc lập biên bản thu giữ chất ma túy và ký xác nhận. Nhưng sau đó, thì những
người nói trên khai rằng chỉ ký đại vào biên bản chứ không được trực tiếp nhìn
thấy Điều tra viên thu giữ ma túy trong xe ô tô của bị cáo. Tuy giai đoạn điều tra bị
cáo thừa nhận chất ma túy mà Cơ quan điều tra thu giữ là của bị cáo, nhưng sau đó,
bị cáo cho rằng bị cáo bị dùng nhục hình và bị buộc phải nhận tội, bản thân bị cáo
không biết chất ma túy là của ai… Trường hợp này, Kiểm sát viên cần căn cứ
nguồn thông tin mà Cơ quan điều tra nắm được để đưa ra phán đoán, nghi ngờ
người thực hiện tội phạm là bị cáo, nên đã tiến hành bắt bị cáo theo trình tự, thủ tục
bắt người phạm tội quả tang và quá trình thực hiện việc bắt người, Cơ quan điều
tra đã thực hiện đúng quy định của Điều 111 BLTTHS; lúc bắt giữ bị cáo, Cơ quan
điều tra thực hiện việc thu giữ vật chứng (chất ma túy) đảm bảo tính khách quan và
hợp pháp, biên bản thu giữ vật chứng được lập theo đúng quy định của Điều 133,
178 BLTTHS; lời khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra là do bị cáo tự nguyện
khai ra, các chữ ký xác nhận người khai báo là của bị cáo, không có cơ sở để
khẳng định bị cáo bị bức cung hay dùng nhục hình…rồi từ đó kết luận có căn cứ để
khẳng định bị cáo phạm tội, việc truy tố bị cáo về tội phạm trên là đúng người,
đúng tội.
*Trường hợp tại phiên tòa bị cáo không trả lời câu hỏi của người tiến hành tố
tụng hoặc thay đổi lời khai
- Trường hợp bị cáo không trả lời câu hỏi tại phiên tòa gây rất nhiều khó khăn
cho Kiểm sát viên khi tham gia thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Để hoàn
thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo cho việc buộc tội của VKS là có căn cứ, thì Kiểm sát
viên phải chủ động thực hiện việc xét hỏi những người tham gia tố tụng khác (bị
hại, người làm chứng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan hoặc bị cáo khác…) kết
hợp việc đối chiếu với vật chứng, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án một
cách logic, khoa học nhằm tạo cơ sở cho việc luận tội có tính thuyết phục cao.
Kiểm sát viên phải chủ động tìm cách để bị cáo thừa nhận các biên bản ghi lời khai
và bản cung của bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố là do bị cáo khai ra và ký
xác nhận; bên cạnh đó, quá trình thực hiện xét hỏi những người tham gia tố tụng
khác, Kiểm sát viên phải lần lượt hỏi rõ những tình tiết có ý nghĩa buộc tội đối với
bị cáo sao cho tạo thành một hệ thống chứng cứ vững chắc làm cho bị cáo không
thể im lặng hay chối cãi.
Kiểm sát viên phải sử dụng những lời khai của những người tham gia tố tụng
đã khai, kết hợp việc công bố tài liệu, chứng cứ được thu thập trong quá trình điều
tra, truy tố cũng như các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, từ đó phân tích
làm rõ nội dung vụ án, thủ đoạn phạm tội, lỗi, động cơ, mục đích phạm tội của bị
cáo, lên án thái độ khai báo thiếu thành khẩn, không hợp tác của bị cáo là ngoan
cố, cản trở quá trình xét xử và thuyết phục Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo phạm
tội như đề nghị của VKS.
- Đối với trường hợp bị cáo thay đổi lời khai, Kiểm sát viên cũng đối chiếu
với các tài liệu, chứng cứ khác để đặt câu hỏi bác bỏ lời khai gian dối của bị cáo,
đồng thời xác định trách nhiệm của bị cáo là phải khai báo trung thực để được
hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Trong trường hợp bị cáo chối tội, không khai báo, phản cung thì Chủ toạ
phiên toà thường chuyển hướng cho đại diện VKS thực hiện việc xét hỏi theo quy
định tại khoản 2 Điều 309 BLTTHS. Bởi vì, Tòa án không phải là cơ quan có chức
năng buộc tội mà chỉ làm sáng tỏ các tình tiết vụ án tại phiên toà, việc buộc tội bị
cáo bằng bản cáo trạng và thực hiện việc buộc tội đó tại phiên toà là nhiệm vụ của
VKS. Do đó, trong trường hợp bị cáo không khai báo, không nhận tội, phản cung,
khai báo khác với nội dung cáo trạng đã nêu thì đại diện VKS thực hành quyền công
tố tại phiên toà có trách nhiệm xét hỏi để bảo vệ cáo trạng.
Ví dụ: Trong một vụ án “Gây rối trật tự công cộng” có liên quan đến tôn giáo,
các bị cáo đã hô hào, lôi kéo và kích động hàng nghìn người theo đạo tập trung
nhiều ngày liên tục tại một khu đất để biểu tình gây sức ép với chính quyền nhằm
mục đích đòi đất và nhiều yêu sách khác, với động cơ mục đích đó, các bị cáo đã
có hành vi lập ban thờ (nhỏ) bằng gỗ, để ảnh (Thần, Thánh) lên rồi kê ban thờ ở
một góc khu đất trống, sau đó tuyên truyền, kêu gọi giáo dân tập trung đến đó để
“hành lễ”. Tại Cơ quan điều tra các bị can khai lý do “bà con có tín ngưỡng đi lễ để
cầu nguyện” hoặc “cứ ở đâu có ảnh Thần, Thánh là những người theo tín ngưỡng
phải cầu nguyện”, các bị cáo không thừa nhận hành vi gây rối trật tự, trị an tại địa
phương, … Trong trường hợp này, tại phiên tòa Kiểm sát viên nên hỏi những vấn
đề sau:
+ Trước khi xảy ra vụ việc mà cơ quan tố tụng khởi tố, hàng ngày hoặc hàng
tuần, bị cáo (các bị cáo) thường đi lễ ở đâu?
+ Nơi thờ tự là nơi trang nghiêm, chốn linh thiêng, nơi mà Thần, Thánh ngự
trị ở trên cao để răn dạy tín đồ những điều hay lẽ phải, có đúng vậy không?
+ Tại sao Thần, Thánh đang ngự ở “trên cao” mà các bị cáo lại hạ ảnh của
Ngài để dưới mặt đất tại khu vực không vệ sinh và sạch sẽ lắm (câu hỏi thẳng đánh
vào điểm yếu) …
+ Việc lập bàn thờ để ảnh Thần, Thánh xuống mặt đất có phải là hành động
đúng đắn hay không? Khi các bị cáo im lặng, thì Kiểm sát viên nói ngay: “Đề nghị
đồng chí thư ký ghi vào biên bản phiên tòa việc các bị báo không trả lời câu hỏi
của đại diện VKS” nhằm trấn áp về mặt tâm lý đối với bị cáo.
Ngoài ra, KSV cần lưu ý khi đặt câu hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng về nội dung và xác định về đối tượng cần
được làm rõ tránh trường hợp đặt câu hỏi dài dòng, vừa hỏi vừa giải thích, hoặc gợi
ý trả lời theo hướng đã định sẵn.
Thứ hai, KSV không được đặt các câu hỏi yêu cầu bị cáo trả lời “có” hoặc
“không”. Với tâm lý sợ hãi, mất bình tĩnh của người được xét hỏi tại phiên toà,
nhất là bị cáo bị truy tố về tội đặc biệt nghiêm trọng, thì các câu hỏi như vậy rất dễ
dẫn tới việc bị cáo khai báo không chính xác, thiếu khách quan. Thay vì câu hỏi
mang tính chất như vậy, KSV nên sử dụng câu hỏi “mở”, yêu cầu bị cáo trình bày
về các tình tiết có liên đến vụ án. Ví dụ: Thay vì hỏi bị cáo đã có mặt tại hiện
trường khi xảy ra vụ án phải không, thì KSV nên hỏi bị cáo khai rõ khi xảy ra vụ
án, bị cáo đang ở đâu, làm gì, với ai?
Trong quá trình xét hỏi, KSV không tranh luận với người được xét hỏi, không
nhận xét lời khai của họ đúng hay không đúng và không tuyên bố bị cáo có khai
báo thành khẩn hay không. Việc khẳng định lời khai đúng hay sai, khai báo có
thành khẩn hay không sẽ được Hội đồng xét xử thực hiện khi đánh giá các chứng
cứ trong vụ án tại phòng nghị án và thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án.
Mặc dù trách nhiệm của KSV phải làm rõ tất cả các tình tiết có tính chất buộc tội,
gỡ tội, tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, nhưng đối với những
vụ án có người bào chữa cho bị cáo, KSV chỉ nên tập trung việc xét hỏi để làm rõ
những chứng cứ buộc tội, tăng nặng đối với bị cáo; việc xét hỏi nhằm mục đích
làm rõ chứng cứ gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình, KSV không cần thiết thực
hiện, nhiệm vụ trên người bào chữa sẽ thực hiện theo chức năng họ.
2.2. Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên trong trường hợp bị cáo không
đồng ý với khung hình phạt, tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa trong
những trường hợp mà bị cáo không đồng ý với khung hình phạt, tội danh mà VKS
truy tố, Kiểm sát viên cũng phải thực hiện tốt hoạt động tham gia xét hỏi bị cáo và
những người tham gia tố tụng, chỉnh sửa dự thảo luận tội cho phù hợp với diễn
biến của phiên tòa.
- Tình huống mà bị cáo và người bào chữa thừa nhận hành vi của bị cáo đủ
yếu tố cấu thành tội phạm, nhưng cho rằng bị cáo phạm vào tội nhẹ hơn tội VKS
truy tố thường hay xảy ra trong thực tế (như: hành vi của bị cáo không phạm tội
giết người mà phạm tội cố gây thương tích; không phải tội lừa đảo mà chỉ là hành
vi lừa dối khách hàng hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...). Đối với các
trường hợp này, Kiểm sát viên phải nắm vững các dấu hiệu đặc trưng của từng loại
tội và các tình tiết khác có liên quan trong vụ án để phân tích phản bác và lập luận
đối đáp để bảo vệ cáo trạng. Ví dụ như trong các vụ án “giết người” (Điều 123
BLHS) mà nạn nhân có lỗi là có hành vi đánh bị cáo trước, sau khi Kiểm sát viên
tiến hành luận tội đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo phạm tội giết người, trường
hợp này, thực tiễn người bào chữa thường bào chữa theo hướng bị cáo phạm tội
“cố ý gây thương tích”gây ra hậu quả chết người (Khoản 4 Điều 134 BLHS) hoặc
tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126 BLHS) hoặc
bào chữa sang tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều
125 BLHS). Để việc tranh luận được thuyết phục trong các tình huống như vậy,
Kiểm sát viên phải vận dụng lý luận về định tội danh một cách chuẩn xác. Khi bị
cáo, người bào chữa cho rằng bị cáo chỉ phạm tội cố ý gây thương tích, Kiểm sát
viên phải phân tích rõ sự khác nhau giữa tội giết người và tội phạm cố ý gây
thương tích (gây ra hậu quả chết người), sau đó dùng các chứng cứ trong hồ sơ vụ
án và đã thẩm tra tại phiên tòa để kết luận về diễn biến của hành vi mà bị cáo thực
hiện, nhận thức, thái độ, sự quyết liệt cũng như các công cụ mà bị cáo sử dụng…
để chứng minh bị cáo mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả chết người, nên VKS
truy tố bị cáo về tội giết người là đúng pháp luật. Trường hợp bị cáo, người bào
chữa đề nghị chuyển tội danh của bị cáo sang tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng, Kiểm sát viên phải nêu được những điều kiện của phòng vệ
chính đáng và kết hợp với diễn biến của vụ án kết luận bị cáo có thái độ sẵn sàng
giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực, bị cáo nhân cơ hội bị hại có lỗi để đáp trả thích
đáng, trong hoàn cảnh như vậy, theo quy định của pháp luật thì bị cáo không được
thừa nhận là có quyền phòng vệ, do đó hành vi của bị cáo không thỏa mãn cấu
thành tội phạm quy định tại Điều 126 BLHS. Đối với trường hợp có quan điểm bào
chữa đề nghị xử phạt bị cáo về tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động
mạnh, Kiểm sát viên cần vận dụng quy định thế nào là phạm tội trong trạng thái
tinh thần kích động mạnh, dấu hiệu khách quan, chủ quan của tội trên được quy
định trong BLHS đòi hỏi như thế nào để bác bỏ lời tranh luận không có cơ sở của
người bào chữa.
- Đối với vụ án mà bị cáo cũng như luật sư bào chữa cho rằng bị cáo chỉ phạm
vào khung hình phạt khác nhẹ hơn khung hình phạt mà VKS đã truy tố. Khi gặp
trường hợp này, Kiểm sát viên cần đưa ra các lập luận và chứng cứ chứng minh để
bác bỏ quan điểm sai trái của bị cáo và luật sư bào chữa. Ví dụ như tình huống
chứng minh và làm rõ thiệt hại có ý nghĩa định khung hình phạt (số tiền được xác
định là biên bản định giá tài sản); tỷ lệ % tổn thương cơ thể của bị hại được chứng
minh bởi kết luận giám định tuân thủ quy định của pháp luật; hung khí nguy hiểm
mà đối tượng sử dụng là vật như dao, súng, gạch, đá, axit, xăng…; tính côn đồ,
động cơ đê hèn, man rợ… đã được chứng minh bởi tài liệu có trong hồ sơ vụ án để
tranh luận làm nổi bậc tính có căn cứ và thuyết phục của Cáo trạng truy tố đối với
bị cáo. Tóm lại, Kiểm sát viên phải bằng lý luận và chứng cứ chứng minh cụ thể,
lập luận chặt chẽ để đưa ra quan điểm và ý kiến tranh luận tại phiên tòa, tránh nhận
định, suy luận mang tính chủ quan, không căn cứ vào những vấn đề lý luận cơ bản
đã được thừa nhận chung và quy định của pháp luật.
2.3. Kỹ năng đối đáp của Kiểm sát viên về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ,
vấn đề bồi thường thiệt hại, các biện pháp tư pháp và các thủ tục tố tụng
Kỹ năng của Kiểm sát viên về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự
- Tình tiết tăng nặng: được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015, theo đó chỉ
các tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm p Khoản 1 Điều 52 BLHS mới là
tình tiết tăng nặng, điều đó có nghĩa những tình tiết khác không được quy định tại
khoản 1 điều này thì không được xem là tình tiết tăng nặng. Kiểm sát viên cần chú
ý các tình tiết khi đã sử dụng làm tình tiết định tội danh, định khung hình phạt thì
không được đưa những tình tiết đó làm tình tiết tăng nặng nữa. Trường hợp VKS
truy tố đối tượng A có nhiều tình tiết định khung tại khoản 2 của điều luật, tuy
nhiên đối tượng lại có tình tiết định khung tại khoản 3 thì việc truy tố thuộc khoản
3, song các tình tiết tăng nặng tại khoản 2 đó nếu thuộc 1 trong các điểm từ điểm a
đến điểm p Khoản 1 Điều 52, thì khi luận tội Kiểm sát viên hoàn toàn có thể xác
định những tình tiết đó là tình tiết tăng nặng, tuy nhiên nếu các tình tiết định khung
đó lại không quy định là tình tiết tăng nặng thì không được viện dẫn. Hiểu và nắm
vững quy định về nội dung này giúp Kiểm sát viên tự tin khi đối đáp, tranh luận về
vấn đề tình tiết tăng nặng tại phiên tòa sơ thẩm.
- Tình tiết giảm nhẹ: được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015, theo đó
điều luật quy định tại khoản 1 xác định những tình tiết giảm nhẹ từ điểm a đến
điểm x; khoản 2 xác định “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú
hoặc các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong
bản án”. Các tình tiết khác để coi là tình tiết giảm nhẹ sẽ do Tòa án nhận định và
xác định căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao; khoản 3
điều luật quy định “Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu
hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết
định hình phạt”. Kiểm sát viên cần nắm vững quy định về nội dung này để đưa ra
lập luận bác bỏ đề nghị cho bị cáo hưởng tình tiết giảm không có cơ sở của chính bị
cáo hoặc người bào chữa khi đối đáp, tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm.
Áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt sử dụng để truy
tố và xét xử: Tại khoản 1 Điều 54 BLHS năm 2015 có quy định về việc quyết định
áp dụng hình phạt trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người
phạm tội khi bị cáo có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1
Điều 51 BLHS. Thậm chí nếu xác định bị cáo có vị trí, vai trò không đáng kể,
phạm tội lần đầu và là người giúp sức thì có thể áp dụng hình phạt thuộc khung hình
phạt nhẹ nhất không nhất thiết phải là khung nhẹ hơn liền kề.
Kiểm sát viên phải căn cứ quy định của pháp luật, vận dụng đúng hướng dẫn
của các văn bản dưới luật sẽ có những đề nghị hợp lý khi giải quyết vụ án, cũng
như đưa ra quan điểm đối đáp, tranh luận đúng đắn.
Kỹ năng của Kiểm sát viên về vấn đề bồi thường thiệt hại và các biện pháp tư
pháp
- Về vấn đề bồi thường thiệt hại, Kiểm sát viên cần căn cứ vào quy định của
Bộ luật dân sự, cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày
08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao về hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trên cơ sở đó
có những đề nghị hợp lý trong giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự mà cụ
thể là những vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại của bị cáo.
- Các biện pháp tư pháp: Các biện pháp tư pháp được quy định tại chương VII
BLHS năm 2015 với 4 điều luật. Cụ thể: Điều 47 BLHS quy định các biện pháp tư
pháp gồm (1) tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Điều 48 BLHS (2)
quy định về trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin
lỗi; Điều 49 BLHS (3) quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Khi VKS đưa ra quan điểm giải quyết vụ án liên quan đến các biện pháp tư
pháp cần nắm vững các quy định của pháp luật cũng như lập luận và đưa ra quan
điểm chính xác, hợp lý đối với từng trường hợp cụ thể.
Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên về thủ tục tố tụng
Người bào chữa thường tập trung vào những vi phạm về thủ tục tố tụng của
Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, ví dụ như thiếu
chữ ký, có sự tẩy xóa, sửa chữa, ghi ngày tháng năm không chính xác trong các tài
liệu điều tra hoặc triệu tập người tham gia tố tụng tại phiên tòa không đầy đủ,
không có chữ ký của Luật sư trong bản cung… từ đó đề nghị Hội đồng xét xử
không công nhận những nội dung trong tài liệu đó và trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Trong trường hợp này Kiểm sát viên phải nắm chắc các chứng cứ trong vụ án,
vận dụng các quy định của BLTTHS về trình tự điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ,
vận dụng các quy định tại BLTTHS năm 2015 và văn bản hướng dẫn khác để
khẳng định tính hợp pháp của tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đồng thời chú ý thẩm
tra, xác minh công khai tại phiên tòa những thiếu sót về thủ tục tố tụng trong quá
trình điều tra, để khẳng định không làm thay đổi bản chất của vụ án và phản bác
những ý kiến của bị cáo cũng như người bào chữa đưa ra. Việc bám sát kịch bản đã
xây dựng và dự kiến đầy đủ các tình huống phát sinh tại phiên tòa, khi tham gia
phiên tòa, Kiểm sát viên luôn giữ được trạng thái bình tĩnh, linh hoạt và nhạy bén
xử lý các tình huống mới phát sinh; chủ động tham gia xét hỏi làm rõ những chứng
cứ có ý nghĩa chứng minh; bổ sung, cập nhật kịp thời những nội dung mới vào bản
luận tội; đưa ra lập luận logic và khoa học, đối đáp, tranh luận một cách thuyết
phục với bị cáo, người bào chữa sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho Hội đồng xét xử ra bản
án tuyên bố bị cáo có tội như đề nghị của Kiểm sát viên, từ đó góp phần nâng cao
uy tín của ngành Kiểm sát, tạo lập vững chắc niềm tin trong nhân dân và nâng cao
hiệu quả của nền tư pháp nước nhà.
3. Kỹ năng đối đáp của Kiểm sát viên tại phiên toà phúc thẩm hình sự
3.1. Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên trong trường hợp có kháng cáo,
kháng nghị đề nghị huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm hình sự
- Quá trình tranh luận, Kiểm sát viên cần phân tách ra thành hai phần: Tố tụng
và nội dung.
+ Về phần tố tụng, Kiểm sát viên căn cứ vào các quy định của BLTTHS về
thành phần, thẩm quyền của Hội đồng xét xử, trình tự, thủ tục các hoạt hoạt động
tố tụng, hoạt động thu thập chứng cứ; đối với phần nội dung, Kiểm sát viên dựa
trên các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên
tòa sơ thẩm, phúc thẩm để nhận định, đánh giá về diễn biến của tội phạm làm cơ sở
khẳng định quan điểm của VKS là đúng đắn và phù hợp với pháp luật.
+ Khi đưa ra quan điểm chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị hủy bản án sơ thẩm
theo Điểm a Khoản 1 Điều 358 BLTTHS 2015, Kiểm sát viên cần lưu ý các căn cứ
sau:
Chỉ hủy toàn bộ bản án để điều tra lại khi có bỏ lọt tội phạm, người phạm tội,
việc điều tra cấp sơ thẩm không đầy đủ, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
trong giai đoạn điều tra, truy tố;
Trường hợp hủy án để xét xử lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 358
BLTTHS khi Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm không đúng thành phần theo quy định;
không có thành phần Hội thẩm bắt buộc là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên trong
trường hợp quy định bắt buộc phải có sự tham gia của chủ thể nói trên; có vi phạm
nghiêm trọng tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; Tòa án sơ thẩm tuyên bị cáo
không phạm tội hoặc tuyên miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt không có
căn cứ, vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
- Khi có kháng cáo, kháng nghị đề nghị huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm hình sự
trong trường hợp Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội
Khi Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội, thông thường trong
thực tế bị hại, đại diện hợp pháp của bị hại sẽ kháng cáo và VKS cấp sơ thẩm sẽ
kháng nghị. Trên cơ sở tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn tại phiên
tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên cần lưu ý:
+ Nghiên cứu kỹ đánh giá của Tòa án cấp sơ thẩm về căn cứ tuyên không
phạm tội;
+ Xem xét, đánh giá các chứng cứ thu thập có đảm bảo các thuộc tính của
chứng cứ và đủ căn cứ buộc tội hay không;
+ So sánh, đối chiếu với các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc
thẩm với lời khai trong quá trình điều tra và các kết luận giám định, dấu vết khác,
để đánh giá đúng bản chất sự việc, hành vi phạm tội mà trên cơ sở đó Tòa án cấp
sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội là có căn cứ hay không.
- Đối đáp của Kiểm sát viên khi có kháng cáo, kháng nghị đề nghị đề nghị
huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm hình sự trong trường hợp có sai lầm về áp dụng pháp
luật.
Thông qua thực tiễn, nhận thấy có một số trường hợp như sau:
- Đối với trường hợp Bản án sơ thẩm tuyên không đúng tội danh. Những vụ
án mà cấp sơ thẩm xét xử chưa đúng tội danh (xét xử theo hướng nhẹ hơn) thường
xuất hiện ở những tội xâm phạm tính mạng, sở hữu và chức vụ. Nguyên nhân của
những sai lầm là do cấp sơ thẩm đánh giá chưa toàn diện, khách quan, còn nhận
định và sử dụng một cách phiến diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, từ đó dẫn
đến xét xử sai với tội danh mà bị cáo đã phạm tội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao, Kiểm sát viên phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm quy định trong
BLHS và đối chiếu với diễn biến của hành vi làm cơ sở kết luận việc cấp sơ thẩm
đã sai lầm trong áp dụng pháp luật.
Ví dụ như trong vụ án mà hành vi của bị cáo phạm tội “giết người”, nhưng
cấp sơ thẩm căn cứ vào tình tiết nạn nhân có lỗi là tấn công trước, bị cáo mới dùng
gậy đánh trả (một cái) mạnh vào đầu bị hại làm bị hại bị chấn thương sọ não chết
để xét xử bị cáo về tội “cố ý gây thương tích” (dẫn đến chết người) hoặc tội “giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” hoặc tội “giết người trong trạng
thái tinh thần kích động mạnh”. Trong tình huống như vậy, Kiểm sát viên phải vận
dụng lý luận về định tội danh một cách chuẩn xác, phải phân tích rõ sự khác nhau
giữa tội “giết người” và các tội nói trên, sau đó dùng các chứng cứ trong hồ sơ vụ
án và đã thẩm tra tại phiên tòa làm căn cứ kết luận về diễn biến của hành vi mà bị
cáo thực hiện, nhận thức, thái độ, sự quyết liệt cũng như các công cụ mà bị cáo sử
dụng, … để chứng minh bị cáo mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả chết người,
cấp sơ thẩm xét xử bị cáo về tội “cố ý gây thương tích” là chưa đúng pháp luật.
Trường hợp bị cáo chỉ bị xét xử về tội “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng”, Kiểm sát viên phải nêu được những điều kiện của phòng vệ chính
đáng, kết hợp với diễn biến của vụ án kết luận bị cáo có thái độ sẵn sàng giải quyết
mâu thuẫn bằng vũ lực, bị cáo nhân cơ hội bị hại có lỗi để đáp trả thích đáng, trong
hoàn cảnh như vậy, theo quy định của pháp luật thì bị cáo không được thừa nhận là
có quyền phòng vệ. Đối với trường hợp bản án sơ thẩm xử phạt bị cáo về tội “giết
người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh”, Kiểm sát viên cần vận dụng quy
định thế nào là phạm tội trong trạng thái tinh thần kích động mạnh để phân tích,
nhận định về tính không có cơ sở của bản án sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo. Vì
không có kháng cáo, kháng nghị theo hướng bất lợi cho bị cáo, nên cần hủy toàn
bộ Bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại nếu có sai lầm trong áp dụng pháp luật ở
giai đoạn điều tra, truy tố hoặc xét xử ở cấp sơ thẩm.
- Bản án sơ thẩm không áp dụng tình tiết định khung tăng nặng. Trách nhiệm
của cơ quan tiến hành tố tụng (đặc biệt là ở giai đoạn xét xử sơ thẩm) phải đánh giá
toàn diện về vụ án, xem xét đầy đủ các tình tiết có ý nghĩa định tội, định khung
hình hình phạt và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để ra bản
án phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà bị cáo thực hiện. Tuy
nhiên, thực tiễn còn nhiều lý do khác nhau dẫn đến nhiều trường hợp cấp sơ thẩm
đã bỏ qua các tình tiết định khung tặng nặng của bị cáo, làm cho mức hình phạt đã
áp dụng không phù hợp với bản chất của hành vi phạm tội, làm giảm tính nghiêm
minh của pháp luật và ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm.
Ví dụ: Do mâu thuẫn và đánh nhau với anh Duy, sau đó bị cáo Xuyên và
Hưng đã đi đến nhà anh Duy thì gặp ông Quang (bố Duy), lập tức Xuyên, Hưng
lao vào đánh, đấm ông Quang gây thương tích với tỉ lệ tổn hại sức khỏe là 42%.
Việc các bị cáo vô cớ đánh người bị hại gây thương tích là phạm tội “có tính chất
côn đồ”, kết hợp với hậu quả các bị cáo gây tổn hại cho sức khỏe của bị hại 42%,
nên hành vi phạm tội của các bị cáo thuộc trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 3
Điều 134 BLHS năm 2015. Nhưng Cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm lại truy tố và xét
xử các bị cáo theo Khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015 là không đúng quy định của
pháp luật, trong đó còn cho bị cáo Hưng được hưởng án treo là chưa đánh giá hết
tính chất, mức độ của hành vi phạm tội của các bị cáo. Do không có kháng cáo,
kháng nghị theo hướng áp dụng khung hình phạt nặng hơn và tăng nặng hình phạt
đối với các bị cáo (vụ án chỉ có kháng cáo theo hướng giảm nhẹ) nên Tòa án cấp
phúc thẩm không có căn cứ pháp lý để sửa bản án sơ thẩm theo hướng bất lợi đối
với các bị cáo theo quy định của Điều 357 BLTTHS. Trong vụ án này, Kiểm sát
viên căn cứ hướng dẫn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” để đưa ra phân
tích, nhận định việc các bị cáo vô cớ tấn công gây thương tích cho người bị hại là
thỏa mãn quy định về tình tiết định khung đó. VKS cấp sơ thẩm truy tố các bị cáo
theo Khoản 2 Điều 134 BLHS là chưa đúng, Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ quyết định
truy tố của VKS để ra bản án trong trường hợp trên là quá nhẹ, chưa tương xứng
với hành vi mà các bị cáo thực hiện. Vì vậy, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật, cần phải hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và trả về cấp sơ thẩm điều tra, xét
xử lại.
- Kinh nghiệm tranh tụng của Kiểm sát viên trong trường hợp bị cáo không
nhận tội
KSV cần phải nắm vững các quy định pháp luật về các hoạt động kinh tế tại
thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội (các văn bản quy phạm pháp luật,
quy chế, quy trình hoạt động của từng cơ quan, tổ chức, …) để đối chiếu xem hành
vi của bị cáo có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì theo quy định tại điều khoản
nào của BLHS.
KSV cần thẩm định các tài liệu chứng cứ thu thập trong hồ sơ vụ án có đảm
bảo khách quan hay không; chứng cứ trực tiếp hay gián tiếp (thông thường các tội
cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô, nhận hối lộ, …
đều có chứng cứ như có vi phạm nguyên tắc, vượt thẩm quyền, chưa được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, cần viện dẫn cụ thể các văn bản quy định về quy
trình, thẩm quyền phê duyệt, Nghị định, Thông tư hướng dẫn những vấn đề được
làm và không được làm …
Nắm chắc các quy định về quản lý kinh tế, xác định đúng bản chất của hành
vi tội phạm, xác định có dấu hiệu vụ lợi hay không, xác định hậu quả và hành vi vi
phạm có quan hệ nhân quả với nhau để định tội danh cho chính xác cũng như làm
cơ sở trong quá trình tranh tụng.
- Kinh nghiệm tranh tụng của Kiểm sát viên trong trường hợp bị cáo không
đồng ý với tội danh, khung hình phạt và những vấn đề khác liên quan vụ án mà
Kiểm sát viên đề nghị áp dụng đối với bị cáo

You might also like