You are on page 1of 2

Câu 12: Người thân thích của thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tu

cách là người làm chứng trong vụ án đó.

Nhận định: Sai.

Giải thích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2015 quy định về các
trường hợp không được làm chứng thì không quy định trường hợp người thân thích
của Thẩm phán không thể tham gia tố tụng với tư cách làm người làm chứng. Do
vậy, trường hợp người thân thích này không phải là người bào chữa của người bị
buộc tội, không phải là người có nhược điểm về tinh thần, thể chất hay khả năng
nhận thức thì hoàn toàn có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.

Cơ sở pháp lý: khoản 2, Điều 66 BLTTHS 2015.

Câu 1: Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng
cứ gián tiếp.
Nhận định: Đúng.

Giải thích: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về chứng cứ như sau:
Điều 86. Chứng cứ
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này
quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải
quyết vụ án.”
– Dựa vào ý nghĩa trực tiếp hay gián tiếp làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối
tượng chứng minh của vụ án, chứng cứ được phân thành chứng cứ trực tiếp và
chứng cứ gián tiếp.
     + Chứng cứ trực tiếp: là chứng cứ trực tiếp xác định các tình tiết thuộc những
vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Ví dụ: A giết B rồi dấu xác dưới
giếng nước, C nhìn thấy và báo Công an. Lời khai của C là chứng cứ trực tiếp vì
nó phù hợp với lời khai nhận tội của A.
     + Chứng cứ gián tiếp: là chứng cứ không trực tiếp làm sáng tỏ những vấn đề
thuộc đối tượng chứng minh của vụ án mà chỉ có ý nghĩa làm sáng tỏ những vấn đề
khác có liên quan. Nếu kết hợp với những chứng cứ khác thì chứng cứ gián tiếp có
ý nghĩa làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh của vụ án. Ví dụ: Cơ quan điều
tra thu được 1 con dao tại hiện trường. A xác nhận con dao đó là của B – bạn của
A. Qua đối chiếu vân tay trên con dao, Cơ quan điều tra xác định được dấu vân tay
phù hợp với vân tay của B. Như vậy lời khai của A xác nhận con dao của B là
chứng cứ gián tiếp. Dấu vân tay của B phù hợp với dấu vân tay trên con dao là
chứng cứ trực tiếp chứng minh B là kẻ phạm tội.
 Tuy nhiên, chỉ những tài liệu, sự kiện nào có liên quan đến vụ án mới được
dùng làm chứng cứ. Điều này có nghĩa là những tình tiết, tài liệu, đồ vật đã
thu nhập được phải có tác dụng chứng minh hành vi phạm tội cũng như các
tình tiết khác giúp cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn. Vì vậy, chứng
cứ trực tiếp có độ tin cậy và xác thực hơn chứng cứ gián tiếp.

You might also like