You are on page 1of 72

1.

Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (Tâm)

Kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của các ngành cần sử dụng
nhiều nguồn nguyên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng truyền thống, … khiến
chúng dần dần cạn kiệt. Ngoài ra, việc lạm dụng quá mức các nguồn nguyên, nhiên
liệu này sẽ thải ra một lượng lớn khí C02 vào khí quyển dẫn đến môi trường ngày càng
ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường luôn là vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu
ở mọi quốc gia trên thế giới bởi những tác động không nhỏ của nó tới nền kinh tế và
đời sống, xã hội.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào các công ước, hiệp định chung của thế giới
về môi trường như: Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định
thư Kyoto, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, … Cùng với đó, nước ta đã ban hành
nhiều quy định, chính sách, pháp luật, chương trình cho thấy sự quan tâm đặc biệt của
các cấp, các cơ quan, ban, ngành để cải thiện một cách tốt nhất vấn đề bảo vệ môi
trường. Nghị quyết số 24 NQ/TW, ngày 03/06/2013, Hội nghị Trung ương khóa XI,
“Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường” đã nêu ra những quan điểm từ đó chỉ ra mục tiêu để Đảng và nhà nước
hoàn thành trong công tác bảo vệ môi trường: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định
sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách
nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư,
trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia,
giám sát của toàn xã hội ...” Những năm sau đó, Quốc hội thông qua nhiều luật liên
quan đến môi trường như Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010,
Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, Luật Tài nguyên nước năm 2012, …
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) vào
tháng 11 năm 2021; tại Glasgow, Anh; 197 quốc gia tham gia Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow, khẳng
định quyết tâm để đạt mục tiêu kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C; đồng
thời, kêu gọi thế giới giảm dần điện, than, không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và
trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả. Đây được xem là bước ngoặt lớn bởi lần
đầu tiên nhiên liệu hóa thạch được đề cập tại một thỏa thuận của Hội nghị thượng đỉnh
khí hậu Liên hợp quốc. Để đạt được những mục tiêu trên, thế giới đòi hỏi phải cắt
giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45%
lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế
kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.[1] 1 Sau khi Hội nghị COP26
được thống nhất và triển khai, Việt Nam đưa ra cam kết xây dựng và triển khai các
biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Như vậy, để vừa phát triển kinh tế và vừa thực hiện mục tiêu đã cam kết, nước ta cần
phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng
trưởng xanh và phát triển bền vững.

Mặc dù, thời gian qua nước ta đã rất cố gắng trong việc chuyển đổi các ngành
kinh tế theo hướng phát triển bền vững, khuyến khích và nâng cao nhận thức của
người dân trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường chưa
thực sự giảm mạnh và hiệu quả. Theo số liệu của Airvisual năm 2021, Việt Nam xếp
thứ 21 trong bảng xếp hạng các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, nồng độ bụi mịn ở hầu
hết các thành phố vẫn ở mức cao hơn nhiều so với thông số cho phép.

Nhận thức được những vấn đề trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “Cơ chế
pháp lý về thuế carbon hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam – Góc nhìn từ Việt
Nam và pháp luật quốc tế” để tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu các vấn đề chung của
cơ chế về thuế carbon; so sánh với pháp luật các quốc gia khác để có những đề xuất,
kiến nghị và giải pháp cụ thể trong việc thực tiễn xây dựng cơ chế thuế carbon tại Việt
Nam.

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (Ngọc)

1Thẩm định dự án không huỷ ngang trong điều kiện bất định: trường hợp bất định về thuế Carbon, Tạp chí
Nghiên cứu Tài chính số 49, 2019.
1.2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này được đặt ra với mục đích tìm hiểu về thuế carbon cũng như đề
xuất triển khai thuế carbon vào thực tiễn, một loại thuế hoàn toàn mới so với thuế bảo
vệ môi trường khi tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
khi xả thải carbon ra môi trường. Theo đó, tìm hiểu về thuế carbon thông qua kinh
nghiệm các nước như Nhật Bản, Singapore, Pháp, Đức để có thể tham khảo kinh
nghiệm các quốc gia đã và đang áp dụng thuế carbon và đạt được những hiệu quả như
thế nào đối với môi trường, qua đó, học hỏi và có thể cân nhắc áp dụng thuế carbon tại
Việt Nam.

Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về những lợi ích cũng như cân nhắc về các hạn chế mà
thuế carbon mang lại, việc nghiên cứu về thuế carbon còn đưa ra các đề xuất để xây
dựng khung pháp lý thuế carbon với mong muốn triển khai thuế carbon trên thực tiễn,
giúp đất nước ta vừa đảm bảo các hoạt động phát triển kinh tế, vừa kiểm soát được
lượng khí nhà kính phát thải từ các hoạt động đó ra môi trường thông qua công cụ thuế
carbon khi tích hợp với thuế bảo vệ môi trường.

Như vậy, mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về thuế carbon và đề xuất xây
dựng khung pháp lý thuế carbon để triển khai trên thực tiễn, cũng như đề xuất các biện
pháp bảo đảm thực hiện thuế carbon nhằm hình thành cơ chế pháp lý thuế carbon đầy
đủ hướng tới phát triển bền vững của đất nước ta.

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để có thể thực hiện được mục đích mà nghiên cứu đã đề ra, theo đó, phải giải
quyết được các nhiệm vụ sau trong quá trình nghiên cứu:

Thứ nhất, nghiên cứu, tìm hiểu về sự hình thành về thuế carbon nói riêng và cơ
chế pháp lý về thuế carbon nói chung thông qua kinh nghiệm từ các nghiên cứu khoa
học cũng như kinh nghiệm từ các quốc gia đã và đang áp dụng thuế carbon. Từ đó, đưa
ra cơ sở để làm sáng tỏ hơn về thuế carbon từ định nghĩa, đặc điểm đến ý nghĩa, vai trò
của thuế carbon.

Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá về khả năng áp dụng thuế carbon tại Việt Nam
thông qua kinh nghiệm từ các quốc gia đã và đang áp dụng thuế carbon từ việc giới
thiệu thuế mới đến kết quả thu được qua các năm, các vấn đề pháp lý, thị trường tín
chỉ carbon. Từ đó, đánh giá khả năng áp dụng thuế carbon tại Việt Nam và nghiên cứu
lộ trình đưa thuế carbon vào thực tiễn.

Thứ ba, nghiên cứu phương hướng phát triển thuế carbon để đạt đến mục tiêu
phát triển bền vững khi đưa ra các đề xuất để xây dựng khung pháp lý về thuế carbon
cũng như đề xuất các biện pháp đảm bảo thực hiện thuế carbon nhằm hình thành cơ
chế thuế carbon đầy đủ.

Thứ tư, thực hiện khảo sát thực tế thông qua phiếu khảo sát do nhóm tác giả xây
dựng và triển khai phiếu khảo sát đến với đối tượng mở rộng như sinh viên trong và
ngoài trường Đại học Luật Hà Nội, người đi làm để thu thập số liệu thực tế cũng như
các quan điểm về thuế carbon. Bên cạnh đó, xử lý số liệu phiếu khảo sát để đánh giá
mức độ khả thi của thuế carbon khi áp dụng vào thực tế sẽ mang đến những hiệu quả
như thế nào đồng thời xem xét mức độ ủng hộ thuế mới từ người dân.

Như vậy, để có thể đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, cần thiết phải thực hiện
các nhiệm vụ trên để bài nghiên cứu được hoàn thành đúng theo lộ trình đã đề ra.

1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài (Ngọc)

Nhóm tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu về thuế carbon là một sắc thuế hoàn
toàn mới, thậm chí, thuế carbon còn chưa được Việt Nam triển khai trên thực tế và
đang có sự cân nhắc thực hiện thuế carbon và thuế bảo vệ môi trường. Do đó, đây là
một đề tài nghiên cứu về một loại thuế mới chưa có trên thực tiễn tại đất nước ta, vì
vậy, đề tài có những tính mới và đóng góp như sau:

Thứ nhất, đưa một định nghĩa cụ thể về thuế carbon cũng như nghiên cứu về
đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thuế này khi áp dụng trên thực tiễn sẽ mang đến những
kết quả tích cực về môi trường, là một công cụ kiểm soát lượng khí nhà kính xả thải ra
môi trường thông qua các hoạt động sản xuất từ các doanh nghiệp.

Thứ hai, đề xuất phương hướng triển khai thuế carbon trên thực tế thông qua
việc cân nhắc những ưu điểm và hạn chế từ các phương án, từ đó, đưa ra phương án
xây dựng khung pháp lý về thuế carbon từ các quy định về thuế suất đến việc đảm bảo
thực hiện thuế carbon.
Thứ ba, việc nghiên cứu về thuế carbon mở rộng góc nhìn về một loại thuế có
thể phát huy vai trò là một công cụ kinh tế nhưng có khả năng giảm thiểu lượng khí
CO2 gây nên ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, đề tài cung cấp số liệu thực tế thông qua khảo sát để có thể vừa giải
quyết những thắc mắc khi triển khai đề tài, vừa có sự đánh giá tổng quan về việc ủng
hộ từ người dân đối với sắc thuế mới.

Như vậy, thuế carbon là một loại thuế hoàn toàn mới đối với Việt Nam nên số
lượng thực tế qua hoạt động thu thuế carbon là không có, do đó, đề tài này cung cấp
hoàn chỉnh từ những cơ sở chung về thuế carbon, kinh nghiệm từ các quốc gia đã và
đang áp dụng thuế carbon cũng như đề xuất phương án triển khai thuế carbon trên thực
tiễn góp phần trong việc cân nhắc việc ban hành thuế carbon.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (Tâm)

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế về thuế carbon.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài dưới góc độ khoa học pháp lý tài chính, bao gồm các
vấn đề chính: các vấn đề chung về khái niệm, đặc điểm, mục đích, nguồn gốc của thuế
carbon; cơ chế pháp lý và những yếu tố chi phối tới sự hình thành và áp dụng cơ chế
thuế carbon. Trên cơ sở nghiên cứu và so sánh kinh nghiệm áp dụng cơ chế về thuế
carbon của một số quốc gia trên thế giới để đánh giá khả năng áp dụng tại Việt Nam.
Từ đó, nhóm tác giả đưa ra giải pháp để khắc phục nhược điểm và xây dựng một cơ
chế pháp lý về thuế carbon tại nước ta.

Về thời gian nghiên cứu từ sau năm 2010 đến nay. Về không gian nghiên cứu ở
pháp luật một số quốc gia khác ngoài Việt Nam là Thụy Điển, Ba Lan, Đan Mạch,
Pháp, Canada, Nhật Bản, Singapore, …

1.5. Phương pháp nghiên cứu (Nga)


Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: phương
pháp khảo sát, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê,… để giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.

1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu (Nga)


Trước tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, vấn đề môi trường ngày càng
được quan tâm sâu sắc hơn với những công trình nghiên cứu liên quan tới việc sử dụng
các công cụ kinh tế nhằm hạn chế ô nhiễm có thể kể đến như “Áp dụng các công cụ
kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội” do tác giả Nguyễn Thế
Chinh chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1999); “An ninh môi trường -
Một yếu tố của tăng trưởng bền vững” của tác giả Ngô Vương Anh (Tạp chí Lý luận
chính trị, số 9/2013); “Áp dụng quy định mới về phí bảo vệ môi trường với nước thải”
của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (Tạp chí Pháp luật và phát triển, số 5+6/2020);...
Tuy nhiên, thuế carbon vẫn còn là một vấn đề rất mới, số lượng các công trình nghiên
cứu liên quan trực tiếp đến loại thuế này còn rất hạn chế. Một số công trình nghiên cứu
có thể kể đến gồm “Luận cứ khoa học để ứng dụng thuế phát thải các-bon tại Việt
Nam” do tác giả Lê Quốc Thành là chủ nhiệm đề tài (Trường đại học Tài chính –
Marketing); “Cơ hội thực hiện định giá Các-bon tại Việt Nam” do Tiến sĩ Axel
Michaelowa thực hiện cùng sự hỗ trợ của các cộng sự (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối
hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa
Kỳ); “Hướng tới các thành phố phát triển carbon thấp, nhìn nhận thế giới và kịch bản
cho các thành phố ở việt nam” của tác giả Nguyễn Tùng Lâm (Tạp chí Chính sách và
Quản lý Khoa học và Công nghệ, tập 6, số 4/2017);...
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện về
thuế carbon, chưa có công trình nào xây dựng được khung pháp lý để đưa thuế carbon
vào Việt Nam. Vì vậy, nhóm tác giả cho rằng việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ chế
pháp lý thuế carbon ở Việt Nam hiện nay là cần thiết, có nhiều ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn.
1.7. Ý nghĩa của đề tài (Ngọc)
Đề tài mong muốn có thể cung cấp hoàn chỉnh nhất các cơ sở lý luận chung về
thuế carbon cũng như phương hướng để có thể thực hiện thuế carbon trong xu hướng
phát triển bền vững hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu, đề tài cung cấp những đề
xuất cụ thể nhất để góp phần triển khai, xây dựng cơ chế thuế carbon hoàn chỉnh trên
thực tiễn để phần nào có thể đưa ra một giải pháp trong quá trình giảm thiểu lượng khí
nhà kính phát thải ra môi trường thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
hoá từ các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước, qua đó, đảm bảo đời sống sức khỏe
người dân được sống trong môi trường lành mạnh.
2. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của
đề tài bao gồm 03 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về thuế carbon và pháp luật thuế carbon
Chương 2: Kinh nghiệm áp dụng luật thuế carbon ở một số quốc gia trên thế giới và
đánh giá khả năng áp dụng thuế carbon tại Việt Nam
Chương 3: Phương hướng phát triển thuế carbon hướng tới phát triển bền vững tại Việt
Nam
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ CARBON
1.1. Tổng quan thuế Carbon
1.1.1. Khái niệm của thuế Carbon (Ngọc)
Khí thải carbon trong không khí đã và đang là mối quan ngại lớn đối với người
dân khi chất lượng không khí tại các thành phố lớn và khu công nghiệp đang ở mức
đáng báo động. Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến đường hô hấp chủ yếu nguyên do
ô nhiễm không khí và chất lượng không khí từ khói bụi xây dựng hay các phương tiện
giao thông như ô tô, xe máy. Việc chỉ số ô nhiễm không khí ở mức thang cảnh báo như
vậy cần thiết có sắc thuế để giảm thiểu việc thải không khí ô nhiễm cũng như chuyển
hoá khí thải nhà kính sang một mức năng lượng có thể tiêu thụ được.
Ở một số nước trên thế giới và có xuất hiện ở châu Á những năm gần đây, thuế
carbon đã được áp dụng rộng rãi trong việc giảm phát thải khí nhà kính để kiềm chế
biến đổi khí hậu với những tác động ít ảnh hưởng nhất đến nền kinh tế. Thuế carbon
được định nghĩa ở những công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, trong đó:
“Thuế carbon là thuế đánh vào các nhà sản xuất gây phát thải carbon, thường
được áp trên khối lượng khí carbon phát thải ra môi trường hay tính trên công suất
phát điện trong trường hợp nhà máy điện sử dụng nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc
hoá thạch.2” Thuế carbon được cho rằng là một sắc thuế có phạm vi áp dụng là các
nhà sản xuất gây phát thải carbon ra môi trường hoặc các nhà máy điện sử dụng
nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc hoá thạch. Đối với định nghĩa này, việc quy định
các nhà sản xuất gây phát thải carbon chưa thật sự bao quát được phạm vi điều chỉnh
trong diện rộng để áp dụng thuế carbon trong quá trình hoàn thiện mô hình sắc thuế
này.
Bên cạnh đó, theo định nghĩa mà Green Yellow Vietnam 3 giải thích về thuế
carbon được hiểu là “loại thuế đánh trên cơ sở lượng khí phát thải carbon tương
đương phát ra trong quá trình sản xuất một đơn vị hàng hoá và các dịch vụ liên quan
như chế biến, đóng gói, vận chuyển và cả hoạt động về logistic đến tay người tiêu
thụ”. Ý tưởng đánh thuế carbon hoặc đưa việc phát thải carbon vào giá thành sản xuất
và dịch vụ đã được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội nghị lần thứ 15 Công ước về Đa

2 Green Yellow Vietnam là công ty chuyên về năng lượng tái tạo đến từ Pháp.
3Cơ hội thực hiện định giá các-bon tại Việt Nam, Dự án “hỗ trợ tăng cường năng lực và đổi mới thể chế thực
hiện tăng cường xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam”.
dạng sinh học năm 2015 theo khuôn khổ công ước khung của UN về biến đổi khí hậu,
tính đến năm 2018, ít nhất 27 quốc gia và địa phương đã thực hiện thuế carbon.
Thêm vào đó, có quan điểm cũng giải thích rõ hơn về việc loại thuế môi trường
này đánh vào lượng carbon của nguyên liệu, trong đó, các nguyên tử carbon có mặt
trong mọi nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ hay khí tự nhiên và thải ra khí CO2
khi được đốt cháy. Ngược lại, những nguồn năng lượng không có khả năng cháy như
năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, năng lượng nước và năng lượng hạt nhân không
chuyển đổi hidrocarbon thành CO2, một trong những khí nhà kính có tác dụng cầm
giữ nhiệt lượng trong khí quyển Trái Đất, không cho thoát ra ngoài vũ trụ. Vì khí nhà
kính được sinh ra do việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch có liên quan mật thiết tới hàm
lượng carbon tích chứa trong từng loại nhiên liệu đó, thuế carbon có thể được đặt ra
dựa theo hàm lượng carbon trong mỗi loại nhiên liệu tại bất cứ khâu nào trong chu
trình sản xuất của nhiên liệu đó.
Mặt khác, trong công trình nghiên cứu về cơ hội thực hiện định giá carbon tại
Việt Nam có đưa ra định nghĩa về thuế carbon như sau: “Thuế carbon thường được
hiểu là một loại thuế do Chính phủ áp đặt lên đối tượng phát thải khí nhà kính (KNK)
do đốt nhiên liệu hóa thạch. Cơ sở nền tảng của việc áp thuế carbon là đưa ra chi phí
bổ sung cho mỗi tấn CO2e2e phát thải vào khí quyển. Thuế carbon là một công cụ
chính sách kinh tế và là một công cụ hiệu quả về mặt chi phí để khuyến khích giảm
phát thải KNK tại nơi diễn ra phát thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm trả phí. 4”
Nhóm tác giả nhận thấy định nghĩa này đã có phần đầy đủ cũng như bao quát hơn về
đối tượng điều chỉnh của loại thuế này là khí nhà kính do đốt nhiên liệu hoá thạch.
Nhìn chung, các loại nhiên liệu hoá thạch khi đốt lên sẽ sản sinh ra nhiều chất thải độc
hại như benzen, formaldehyde và làm tăng lượng CO2 vào khí quyển. Do đó, việc
đánh thuế lên nhiên liệu hóa thạch là hợp lý trong quá trình giảm thiểu sự ô nhiễm
không khí. Các nhà chuyên môn cho rằng những phí tổn về môi trường do những loại
năng lượng này gây ra cần được tính vào giá trị thương mại của chúng trên thị trường
qua một loại thuế cụ thể. Do đó, thuế carbon là công cụ để khuyến khích giảm phát
thải khí nhà kính tăng thu cho ngân sách nhà nước cũng như sử dụng nguồn thu từ thuế
carbon hiệu quả.
Như vậy, từ những phân tích trên có thể định nghĩa về thuế carbon như sau:
“Thuế carbon là một loại thuế do Chính phủ áp đặt lên đối tượng phát thải khí nhà
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
kính. Đây là loại thuế tính vào lượng phân tử Carbon - một trong những tác nhân
chính làm Trái Đất nóng lên và gây ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Khối lượng khí
carbon phát thải ra môi trường hoặc trong quá trình sản xuất một đơn vị hàng hoá và
các dịch vụ liên quan. Thuế carbon là một công cụ chính sách kinh tế và là một công
cụ hiệu quả về mặt chi phí để khuyến khích giảm phát thải khí nhà kính tại nơi diễn ra
phải thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm trả phí”.
1.1.2. Đặc điểm của thuế Carbon (Ngọc)
Từ định nghĩa về thuế carbon, ta có thể rút ra một số đặc điểm của thuế carbon
được thể hiện qua những ý sau:
Thứ nhất, thuế carbon là công cụ được áp dụng đối với các loại đối tượng như
việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch, những sản phẩm dùng than và nhiên liệu như
xăng dầu, nhiên liệu hàng không và khí tự nhiên tương ứng với hàm lượng carbon thải
ra. Khối lượng khí carbon được thải ra qua thông qua hoạt động sản xuất với khả năng
tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người cũng như môi trường xung
quanh. Việc đánh thuế với lượng khí carbon thải ra đối với các nhà máy sản xuất là
biện pháp để hạn chế việc phát thải khí của những đối tượng này.
Thứ hai, thuế carbon được thiết kế để giảm lượng phát thải khí nhà kính và khí
CO2 vào khí quyển. Thuế carbon được tạo ra với mục tiêu bảo vệ môi trường. Việc
nóng lên toàn cầu là hồi chuông cảnh báo đến con người khi việc biến đổi khí hậu
đang ngày một thể hiện rõ rệt, con người phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột từ thiên
nhiên khi khó có thể kiểm soát cũng như đưa ra thông báo chính xác về việc thay đổi
khí hậu trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh việc ô nhiễm môi trường từ
các nguồn khác nhau, việc khí nhà kính là một trong những nhân tố chính khiến Trái
Đất đang nóng lên một cách rõ rệt.
Do vậy, thuế carbon góp phần thúc đẩy việc bảo vệ môi trường thông qua việc
thu thuế đối với những đối tượng sản xuất carbon nói chung. Sử dụng nguồn thu để cải
thiện môi trường cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ ba, thuế carbon cũng được gọi là một hình thức định giá carbon đối với khí
thải nhà kính nơi Chính phủ định giá cố định cho phát thải carbon trong một số lĩnh
vực nhất định.
Thứ tư, thuế carbon là một phương tiện để nhà nước kiểm soát lượng khí thải
carbon mà không cần dùng đến đòn bẩy của nền kinh tế chỉ huy, qua đó Nhà nước có
thể kiểm soát các phương tiện sản xuất và ngăn chặn phát thải dấu chân carbon. Bằng
việc đánh thuế lên hàm lượng khí carbon thải ra, Nhà nước có thể kiểm soát được khối
lượng khí nhà kính thải ra trong năm với con số lên đến hàng nghìn tấn.
1.1.3. Mục đích của thuế Carbon (Nga)

Một trong những mục đích của thuế nói chung là nhằm thể hiện thái độ của nhà
nước: nhà nước áp thuế cao đối với mặt hàng, dịch vụ nhà nước muốn hạn chế và
ngược lại, áp dụng mức thuế ưu đãi đối với mặt hàng nhà nước muốn khuyến khích
phát triển.5 Thuế carbon được đặt ra nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Ô nhiễm không
khí là mối quan ngại lớn khi các chỉ số chất lượng không khí liên tục trong nhiều ngày
tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp ở ngưỡng cao của thang
cảnh báo. Vào khoảng đầu tháng 1/2022, chỉ số ô nhiễm không khí trung bình tại Hà
Nội là 326 đơn vị. Với số liệu này, Hà Nội đứng đầu trong số các thành phố ô nhiễm
không khí trên thế giới. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, với chất lượng
không khí như vậy, người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm
người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.6

Nguyên nhân gây ô nhiễm đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng trước hết và
chủ yếu là do phương tiện giao thông, do bụi xây dựng, sản xuất công nghiệp bởi đây
là những nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất. 7 Đứng trước tình hình đó, nước ta buộc
phải có chính sách phù hợp để giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường, từ đó khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Thuế carbon là một trong những chính sách hiệu
quả, hiện đại giúp làm giảm lượng khí nhà kính thải ra.

1.1.4. Ý nghĩa của thuế Carbon (Nga)

5 Thanh Tùng (2022), “Chất lượng không khí Hà Nội suy giảm nghiêm trọng những ngày đầu năm 2022”, Báo
Tài nguyên Môi trường, truy cập ngày 25/08/2022, tại https://baotainguyenmoitruong.vn/chat-luong-khong-khi-
ha-noi-suy-giam-nghiem-trong-nhung-ngay-dau-nam-2022-335664.html.
6 “Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp khắc phục” (2021), Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 02/02/2022, từ <https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-
thien-tai/nguyen-nhan-gay-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-khong-khi-va-giai-phap-khac-phuc-
594455.html#:~:text=Vi%E1%BB%87c%20l%E1%BA%A1m%20d%E1%BB%A5ng%20thu%E1%BB%91c
%20tr%E1%BB%AB,nhi%E1%BB%85m%20m%C3%B4i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20kh%C3%B4ng
%20kh%C3%AD.&text=%C4%90%C3%A2y%20ch%C3%ADnh%20l%C3%A0%20nguy%C3%AAn%20nh
%C3%A2n,nhi%E1%BB%85m%20kh%C3%B4ng%20kh%C3%AD%20hi%E1%BB%87n%20nay>.
7 Tống Minh (2020), “Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí: Phải dựa trên căn cứ khoa học mới đủ độ tin
cậy”, Báo điện từ Tài nguyên và Môi trường, truy cập ngày 02/02/2022, từ
<https://baotainguyenmoitruong.vn/danh-gia-anh-huong-cua-o-nhiem-khong-khi-phai-dua-tren-can-cu-khoa-
hoc-moi-du-do-tin-cay-298005.html>.
Việc áp dụng thuế carbon trên thực tế không chỉ có hiệu quả trong giảm phát
thải khí nhà kính, từ đó bảo vệ môi trường như mục đích ban đầu nó được đặt ra mà
thuế carbon còn có nhiều ý nghĩa trong sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế:

Thứ nhất, áp dụng thuế carbon là cách nhanh nhất để thúc đẩy phát triển nền
kinh tế xanh. Thuế carbon có thể dùng để đánh vào việc đốt các loại nhiên liệu hóa
thạch (than đá, dầu khí, khí ga,…), từ đó có khả năng làm tăng khả năng cạnh tranh
của ngành công nghệ không carbon với những ngành đốt nhiên liệu hóa thạch truyền
thống. Phí nguyên liệu tăng và cạnh tranh lớn sẽ thúc đẩy các công ty chuyển sang sử
dụng năng lượng sạch (pin mặt trời, năng lượng gió,…). Đồng thời, đánh thuế carbon
đối với xăng dầu cũng khiến người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm hơn, chuyển sang sử
dụng các phương tiện công cộng nhiều hơn, từ đó góp phần đáng kể trong việc giảm
phát thải khí nhà kính.

Thứ hai, thuế carbon góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. PGS.TS Đinh
Đức Trường, Trưởng Khoa môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, Đại học Kinh tế
Quốc dân cho biết: “Thiệt hại do ô nhiễm không khí được tính trên cơ sở đo lường
tổng thu nhập bị mất do chết trước tuổi kỳ vọng vì ô nhiễm không khí và đo lường mức
độ chi trả của xã hội cho giảm rủi ro tử vong từ ô nhiễm không khí. Ước tính thiệt hại
của ô nhiễm không khí ở Việt Nam năm 2018 là từ 10,82-13,63 tỷ USD (tương đương
từ 240.000 tỷ đồng) trở lên, tương đương 4,45%-5,64% GDP năm 2018”. 8 Như vậy,
việc hạn chế phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường sẽ giảm thiểu mức thiệt hại mà
Việt Nam phải gánh chịu do ô nhiễm không khí.

Tiếp đó, việc đánh thuế carbon thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường
carbon ở Việt Nam. Theo Điều 17 Nghị định thư Kyoto 1997, với cơ chế thị trường
carbon, các quốc gia có thể tham gia mua bán phát thải nhằm thực hiện các cam kết
của mình theo Điều 3 Nghị định thư này, ví dụ các quốc gia có dư thừa quyền phát thải
CO2 được bán cho các quốc gia phát thải nhiều hơn mục tiêu đã cam kết. Như vậy thị
trường carbon là thị trường mà ở đó, diễn ra quá trình giao dịch mức giới hạn phát thải
khí carbon. Từ đó, một loại hàng hóa mới được tạo ra dưới dạng chứng chỉ giảm/hấp
thụ phát thải khí nhà kính, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ
8Nguyễn Vân (2022), “Việt Nam có thể thu hàng trăm triệu USD từ việc bán tín chỉ carbon”, Thời báo Tài
chính, truy cập ngày 25/08/2022, từ https://thoibaotaichinhvietnam.vn/viet-nam-co-the-thu-hang-tram-trieu-usd-
tu-viec-ban-tin-chi-carbon-100884.html.
carbon. Tại Việt Nam, ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức
quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm, có thể thu về hàng trăm triệu
USD.9 Đó là những con số rất ấn tượng hứa hẹn là nguồn tài nguyên mới, giúp nước ta
có nguồn kinh phí lớn để nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đồng thời, góp phần
không nhỏ bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam, từ đó tiếp tục phát triển mạnh hơn
nữa thị trường carbon.

Trên thế giới, một số công ty tư nhân cung cấp các khoản bù đắp carbon cho
các công ty khác đang tìm cách giảm lượng khí thải carbon ròng của họ. 10 Các khoản
bù đắp này thể hiện các khoản đầu tư hoặc đóng góp vào lâm nghiệp hoặc dự án khác
có lượng khí thải carbon âm. Đó là mô hình kinh doanh có thể áp dụng vào Việt Nam
khi nước ta phát triển thị trường carbon từ đó đẩy mạnh sự đa dạng trong nền kinh tế
quốc gia.

Thứ ba, việc áp dụng thuế carbon sẽ giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc
tế và từ đó hội nhập với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã tham gia ký Công ước
khí hậu ngày 11/6/1992, Nghị định thư Kyoto ngày 3/12/1998 và Hiệp định Paris về
biến đổi khí hậu vào ngày 22/4/2016. Thuế carbon với vai trò giúp giảm phát thải khí
CO2 một cách hiệu quả là công cụ hữu hiệu nhất để Việt Nam thực hiện những cam
kết quốc tế trên. Đồng thời sự xuất hiện của Thỏa thuận xanh châu Âu đặt ra yêu cầu
đối với phát triển kinh tế xanh bền vững của Việt Nam. Trong Thỏa thuận xanh châu
Âu, nhiều lĩnh vực sẽ phải thay đổi theo hướng xanh hơn, trong số đó có ngành may
mặc - một trong những ngành xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang các nước Liên
minh châu Âu (EU). Theo Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) được đề xuất
vào năm 2021, từ năm 2026, hàng hóa nhập khẩu vào EU sẽ bị đánh thuế tương ứng
với lượng khí CO2 bị phát thải trong quá trình sản xuất. Cơ chế này ban đầu sẽ áp
dụng với các mặt hàng xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón và sản phẩm điện tử. Tuy
đây không phải các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU, danh sách
này có thể được mở rộng và bao gồm việc “phát thải gián tiếp” như khí CO2 phát sinh
từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa.

1.1.6. Nguồn gốc của thuế Carbon (Tâm)

9 Xem thêm tại https://carboncredits.com/


10 Xem thêm tại: https://carbonpricingdashboard.worldbank.org/map_data
Vào năm 1990, Phần Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế Carbon 11
(dựa trên tính toán về sự tăng trưởng của carbon dioxide trong khí quyển có thể làm
nóng bề mặt Trái Đất thông qua khí nhà kính của nhà khoa học người Thụy Điển
Svante Arrhenius vào năm 189612) từ đó để làm công cụ giảm thiểu biến đổi khí hậu
dựa trên hàm lượng Carbon của nhiên liệu hóa thạch. Kể từ đó, 18 quốc gia châu Âu
đã theo sau, thực hiện thuế carbon từ dưới 1 Euro cho mỗi tấn khí thải carbon ở Ba
Lan và Ukraine đến hơn 100 Euro ở Thụy Điển.13
Để đạt được mục tiêu giảm phát thải, chỉ thị về việc xây dựng hệ thống thương
mại khí thải Liên minh Châu Âu (European Union Emissions Trading System - EU-
ETS) năm 2003 đã được thông qua và được thành lập vào năm 2005, là hệ thống buôn
bán carbon quốc tế đa lĩnh vực đầu tiên, lớn nhất trên thế giới. Đây được coi là nền
tảng trong chính sách chống biến đổi khí hậu của EU và là công cụ quan trọng để giảm
phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả về chi phí.
Ở Châu Mỹ, thuế Carbon ở Canada được phát triển đầu tiên ở British Columbia
(BC).14 Vào tháng 3 năm 2007, khi Alberta trở thành cơ quan tài phán đầu tiên của Bắc
Mỹ ban hành pháp luật về việc cắt giảm khí nhà kính từ các nhà phát thải công nghiệp
lớn thông qua thuế Carbon. Tháng sau, BC đã tham gia lực lượng với năm bang của
Hoa Kỳ trong Sáng kiến Khí hậu Phương Tây - một nhóm nhằm giải quyết vấn đề biến
đổi khí hậu. Ontario và Quebec cũng đã ký tiếp. Vào tháng 5 năm 2008, Bộ trưởng
Môi trường liên bang John Baird đã gọi hoạt động buôn bán carbon là “một phần quan
trọng” trong kế hoạch phát thải của chính phủ nhằm vào các nhà sản xuất dầu khí và
các nhà máy nhiệt điện than. Vào tháng 7 năm đó, BC trở thành tỉnh đầu tiên thực hiện
thuế carbon.
Sau Canada, một số quốc gia khác phát triển thuế Carbon như Mexico (năm
2014), Colombia và Chile (năm 2017), Argentina (năm 2018), …
Vào tháng 10 năm 2012, là một phần của nỗ lực cải cách thuế tổng thể, Nhật Bản
đã trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên thực hiện thuế Carbon với mức giá là 2,89 YPY

11 Svante Arrhenius (1896), Ueber den Einfluss des atmosphärischen Kohlensäuregehalts auf die Temperatur
der Erdoberfläche, Stockholm.
12 Elke Asen (2021), “Carbon Taxes In Europe”, Green Fiscal Policy Network, truy cập ngày 05/12/2022, từ
[https://greenfiscalpolicy.org/carbon-taxes-in-europe/]
13 Xem thêm tại: https://www2.gov.bc.ca/gov/content/environment/climate-change/clean-economy/carbon-
tax#:~:text=In%202008%2C%20the%20province%20implemented,pricing%20is%20gaining%20momentum
%20globally.
14 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển
bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr. 612.
(2,65 đô la Mỹ) trên một tấn C02. Thuế Carbon của Nhật Bản áp dụng đối với các
nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, các sản phẩm dầu, khí đốt tự nhiên và than đá.
Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực tham vấn và tranh luận công khai, Nam Phi đã đưa
ra mức thuế Carbon vào tháng 6 năm 2019. Bộ Tài chính đã vấp phải sự phản đối
mạnh mẽ, đặc biệt từ các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng. Nhưng việc này đã
được phê chuẩn tại thỏa thuận Khí hậu Paris vào tháng 11/2016 báo cáo cam kết của
chính phủ về biến đổi khí hậu và cam kết quốc tế sâu rộng nhằm giảm đáng kể lượng
khí thải carbon, thỏa thuận này là một bước ngoặt trong lịch sử về quan hệ của con
người với khí hậu Trái Đất.
Như vậy, với sự phát triển của hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2016,
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) nên
ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thuế Carbon để giảm phát thải khí nhà
kính. Điều này thể hiện ở việc đã có 68 công cụ định giá carbon trực tiếp đang hoạt
động tính đến tháng 6 năm 2022 tại 46 khu vực pháp lý quốc gia trên khắp thế giới
(theo Ngân hàng Thế giới).
1.2. Khái quát cơ chế pháp lý về thuế Carbon
1.2.1. Định nghĩa cơ chế pháp lý thuế carbon (Tâm)
1.2.1.1. Khái niệm về cơ chế pháp lý thuế Carbon
Cơ chế là một thuật ngữ có thể hiểu theo nhiều khái niệm khác nhau tùy thuộc
vào từng lĩnh vực.
Trong Từ điển bách khoa Việt Nam không định nghĩa cụ thể về cơ chế nhưng
đưa ra nhiều khái niệm cụ thể về cơ chế cho từng lĩnh vực như: Cơ chế điều chỉnh
pháp luật, cơ chế kinh tế, cơ chế phản ứng, cơ chế tâm lý, … 15 Còn theo từ điển Tiếng
Việt phổ thông: “Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện”16
Ngoài ra, trong nghiên cứu khoa học về “Mối quan hệ hữu cơ giữa thể chế, cơ
chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử” được viết trong tạp chí Phát
triển & Hội nhập của PSG.Nguyễn Thanh Tuyền viết: “Cơ chế có thể hiểu một cách
khái quát, đó là một cấu trúc KT-XH hoặc cơ cấu tổ chức KT-XH như: Quan hệ giữa
kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng; cấu trúc bộ máy nhà nước…, được xác lập bởi

15 Viện ngôn ngữ học (2009), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb. Phương Đông TP. Hồ Chí Minh, tr.194.
16 Nguyễn Thanh Tuyền (2015), “Mối quan hệ hữu cơ giữa thể chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và
hành vi ứng xử”, Thể Chế Kinh Tế-Xã Hội & Phát Triển, Tạp chí phát triển & hội nhập, số 22 (32), tr.5.
https://user-cdn.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-05-06-22/1-so-22.pdf
một phương thức sản xuất tương ứng (lực lượng sản xuất + quan hệ sản xuất (quan hệ
sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý)) thuộc Nhà nước đương quyền.”17
Như vậy từ các khái niệm nêu trên, theo nhóm tác giả, cơ chế pháp lý được hiểu
là hệ thống các quy phạm pháp luật và các phương tiện pháp lý khác hợp thành, có
quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau theo một trật tự xác định nhằm điều chỉnh,
tác động đến một đối tượng hay quan hệ xã hội. Hoặc cơ chế pháp lý là cách thức tổ
chức, thực hiện các quy phạm pháp luật nhằm tác động lên hoặc điều chỉnh các đối
tượng, quan hệ xã hội.
Từ khái niệm cơ chế pháp lý nêu trên, cơ chế pháp lý về thuế Carbon được hiểu
là hệ thống các quy phạm pháp luật về thuế Carbon như các căn cứ tính thuế, đối
tượng nộp thuế, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật về
loại thuế này, hình thức, phương pháp tính thuế, trình tự thủ tục đăng ký thuế và phạm
vi áp dụng các quy định về thuế Carbon, được nhà nước ban hành để thực hiện quyền
quản lý thuế của mình đối với nghĩa vụ đóng thuế của người dân cũng như các tổ
chức-xã hội.
1.2.1.2. Đặc điểm cơ chế pháp lý thuế Carbon
Từ khái niệm cơ chế pháp lý về thuế Carbon có thể rút ra những đặc điểm cơ bản
sau đây:
Thứ nhất, cơ chế pháp lý về thuế Carbon là việc chi tiết hóa về vấn đề cụ thể thuế
Carbon nên nó có đầy đủ những đặc điểm của cơ chế pháp lý nói chung. Do đó, tính
pháp lý của cơ chế buộc phải gắn liền với pháp luật, thể hiện bởi các chủ thể tham gia
vào nghĩa vụ đóng thuế tuân theo những căn cứ pháp lý nhất định quy định về các
quyền và nghĩa vụ, những thủ tục pháp lý, phạm vi và quy định xử phạt vi phạm trong
quy định của pháp luật.
Hệ thống pháp luật bao gồm nhiều văn bản có cấp độ giá trị khác nhau, cao nhất
là Hiến pháp, tiếp đó là các luật và văn bản dưới luật. Quy định pháp luật về thuế
Carbon không chỉ được thể hiện trong một văn bản mà được thể hiện trong nhiều văn
bản trên các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy, từ góc độ pháp lý, nói đến cơ chế pháp
lý về thuế Carbon là nói đến sự thể hiện ra bên ngoài thông qua việc cụ thể hóa các
quy định của pháp luật về thuế Carbon.

17 Phạm Thị Giang Thu (Chủ biên, 2020), Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.9.
Thứ hai, cơ chế pháp lý về thuế Carbon có thể được thực thi trong đời sống, xã
hội một cách hiệu quả đều phụ thuộc vào ý thức và cách thực hiện nghĩa vụ của các cá
nhân, tổ chức đối với việc tham gia đóng thuế Carbon.
Vấn đề về thuế luôn đi kèm với nghĩa vụ nộp thuế từ người dân góp phần đóng
góp vào nguồn thu trong ngân sách Nhà nước. Để nâng cao vai trò tự nguyện thực hiện
nghĩa vụ của mình thì các quy định trong cơ chế pháp lý phải có trách nhiệm nhất định
trong việc bảo đảm cho các chủ thể tham gia có hiệu quả và trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức Nhà nước là quan trọng nhất.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm sự tham gia của các chủ thể nộp
thuế được hiểu là Nhà nước tạo ra các điều kiện thuận lợi và giải quyết các yêu cầu, đề
nghị, khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm môi trường của các chủ thể vi phạm
pháp luật , xử lý các vi phạm đối với quyền tham gia của các chủ thể.
Như vậy, giữa nhà nước và chủ thể tham gia nghĩa vụ nộp thuế Carbon có mối
liên hệ chặt chẽ để đảm bảo cơ chế pháp lý về thuế Carbon được vận hành một cách
trơn tru trong thực tiễn. Vì vậy, giữa các đối tượng cần được hài hòa giữa các lợi ích
để phát triển một cách đồng bộ hơn những quy định của pháp luật tạo ra một cơ chế
toàn diện.
Thứ ba, cơ chế pháp lý về thuế carbon gắn liền với sự phát triển của xã hội nói
chung và Nhà nước nói riêng. Lịch sử xã hội loài người đã chúng minh rằng, thuế ra
đời là một tất yếu khách quan gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước.
Và thuế carbon cũng là một trong những loại thuế góp phần vào ý nghĩa đó. Sự xuất
hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà Nhà nước sử dụng nó làm
công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy. 18 Vào thời điểm hiện tại, cơ chế
pháp lý về thuế carbon không chỉ bao gồm những tác dụng trên mà nó còn thể hiện
được cách một nhà nước xử lý với những tác động xấu, to lớn và lâu dài từ môi trường
để thấy được sự phát triển và tiến bộ của cả một cơ chế pháp lý của một thể chế chính
trị.
1.2.2. Nội dung cơ bản của cơ chế pháp lý thuế Carbon (Nga)

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, hiện nay, có 40 quốc gia và 20 thành
phố tự trị đã áp dụng việc đánh carbon nhằm giảm lượng khí thải nhà kính toàn cầu

18 Hồ Ngọc Tú (2021), “Đề xuất thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu ở các nước thành viên Liên minh
châu Âu và tác động đến kinh tế thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, tại <tapchinganhang.gov.vn>.
hằng năm.19 Để phù hợp nhất với tình hình kinh tế, chính trị và xã hội, cơ chế pháp lý
thuế carbon ở mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, về tổng thể, cơ
chế pháp lý thuế carbon gồm những nội dung chính sau:

Thứ nhất, về đối tượng bị đánh thuế. Đối tượng chịu thuế carbon phụ thuộc vào
loại năng lượng bị đánh thuế. Ví dụ, thuế carbon có thể được đánh vào hàm lượng
CO2 của nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu khí,…). Ở Thụy Điển, thuế carbon được áp
dụng đối với tất cả các nguồn năng lượng tạo ra khí CO2 không thuộc cơ chế giao dịch
khí phát thải của liên minh châu âu (Emission Trading System/EST).20

Thứ hai, về giai đoạn bị đánh thuế. Thuế carbon có thể được đánh vào bất kỳ
giai đoạn nào trong chuỗi cung ứng năng lượng. Ví dụ nhiều quốc gia quy định đánh
thuế ở “thượng nguồn” hay nói cách khác là ở giai đoạn đầu tiên của quá trình cung
ứng năng lượng như đánh thuế đối với các công ty cung cấp than, các cơ sở chế biến
dầu khí,… Bên cạnh đó, thuế carbon còn có thể được đánh ở giai đoạn giữa như ngành
sản xuất điện hay ở giai đoạn “hạ nguồn” như các ngành công nghiệp sử dụng năng
lượng, các hộ gia đình và phương tiện giao thông,…

Thứ ba, về mức đánh thuế. Các nhà kinh tế học cho rằng mức thuế carbon nên
được đặt ngang bằng với chi phí xã hội của chúng, hay nói cách khác là mức phí tổn
về thiệt hại môi trường ước tính theo thời gian do một tấn carbon dioxide thải ra. Mức
thuế suất được quy định tăng dần theo thời gian nhằm phản ánh mức độ thiệt hại môi
trường do biến đổi khí hậu gây ra đang ngày càng tăng lên. Đồng thời, việc tăng thuế
suất đối với carbon chính là “tín hiệu” đối với những chủ thể phát thải khí CO2 rằng
họ cần có những hành động tích cực hơn nữa và việc đầu tư vào các công nghệ tiên
tiến, sử dụng năng lượng sạch sẽ có lợi ích lâu dài về mặt kinh tế.

Thứ tư, về chính sách phân phối thuế. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các hộ gia
đình có thu nhập phải dành nhiều phần thu nhập của mình để chi trả cho việc sử dụng
năng lượng hơn các hộ gia đình có thu nhập cao. Trung bình, một hộ gia đình thu nhập
thấp dành 7.2% tổng thu nhập cho nhu cầu năng lượng (điện, xăng, ga,…) trong khi

19 Johannes Ackva & Janna Hoppe (2018), “The Carbon Tax in Sweden”, Ecofys & adelphi, từ https://www.euki.de/wp-
content/uploads/2018/09/fact-sheet-carbontax-se.pdf.
20 Jocelyn Durkay (2017), Energy Efficiency and Renewables in Lower-Income Homes, National Conference
of State legislatures, Vol.25, No. 06.
một hộ gia đình thu nhập cao chỉ dành 2.3% tổng thu nhập cho các nhu cầu này. 21
Nguyên nhân xuất phát từ việc các thiết bị có công nghệ tiết kiệm năng lượng có giá
thành cao hơn so với các thiết bị thông thường, do đó, hộ gia đình thu nhập thấp khó
có điều kiện tiếp cận hơn. Như vậy, việc giá năng lượng tăng do việc đánh thuế carbon
sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn tới những gia đình có thu nhập thấp. Một số quốc gia có
chính sách điều tiết một phần thuế thu được từ carbon để hỗ trợ cho các hộ gia đình
thu nhập thấp nhằm bù đắp cho mức chi phí để chi trả cho năng lượng tăng lên do việc
đánh thuế carbon, từ đó góp phần đảm bảo việc đánh thuế không ảnh hưởng quá lớn
tới họ.

Thứ năm, về vấn đề đảm bảo tính cạnh tranh hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Nếu đánh thuế carbon mà không có những biện pháp phù hợp thì sẽ dẫn đến tình trạng
giảm khả năng cạnh tranh của các ngành nghề cần sử dụng nhiều năng lượng như công
nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng trên thị trường quốc tế do các sản phẩm với chất
lượng tương tự từ các quốc gia không đánh thuế carbon sẽ có giá thành rẻ hơn. Điều
này có thể dẫn tới hiện tượng “rò rỉ carbon”, từ đó làm giảm ý nghĩa về mặt lâu dài và
toàn cầu của việc đánh thuế carbon.22 Hiện nay tất cả các chương trình định giá thuế
carbon đều có cơ chế để giải quyết vấn đề về cạnh tranh kể trên. Một số giải pháp bao
gồm: phân bổ tín chỉ carbon dựa trên lượng phát thải trong quá khứ, phân bổ tín chỉ
carbon dựa trên sản lượng đầu ra, miễn trừ hoặc giảm giá thuế carbon cho một số
ngành nghề mũi nhọn,…

Thứ sáu, về nguồn thu thuế carbon. Việc đánh thuế carbon sẽ tạo ra một nguồn
thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Một số quốc gia quy định một phần hoặc toàn bộ
nguồn thu từ thuế carbon sẽ được hoàn trả cho người tiêu dùng dưới dạng cổ tức. Bên
cạnh đó, một số quốc gia khác lại quy định nguồn thu này được sử dụng để tái đầu tư
cho việc bảo vệ môi trường như cải tiến công nghệ xanh, khắc phục thiệt hại môi
trường. Một số nhà nghiên cứu đề xuất việc sử dụng nguồn thu từ thuế carbon để giảm
các thuế khác cho người lao động, hay còn gọi là hoán đổi thuế, từ đó có thể mang lại
lợi ích kinh tế ròng.

21 “Rò rỉ carbon” là hiện tượng do các chính sách về kinh tế nên một quốc gia chuyển việc sản xuất từ quốc gia
mình sang quốc gia khác có quy định về môi trường lỏng lẻo hơn nhằm giảm giá thành sản phẩm. Xem thêm tại
climate.ec.europa.eu.

22 Phạm Thuỷ Tiên, Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol), Nghiên cứu quốc tế, 2015.
1.2.3. Sự hình thành cơ chế pháp lý thuế Carbon (Ngọc)
Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu
(United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC). Nghị định
thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính
được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực
Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải
chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này
đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư
chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/2/2005. tính đến tháng 02/2009, đã có 184
quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày
03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002.23
Nội dung chính của Nghị định thư Kyoto là đưa ra các mục tiêu mang tính bắt
buộc đối với 37 nước công nghiệp trên thế giới là Liên minh Châu Âu (EU) về việc
giảm lượng khí thải nhà kính, theo đó, các nước này đến năm 2012 phải giảm lượng
phát thải khí nhà kính, chủ yếu là caron dioxide, ít nhất 5% so với mức phát thải năm
1990.
Bên cạnh đó, về việc bảo vệ môi trường, Nghị định thư Montreal là một trong
những hiệp định môi trường tích cực nhất. Năm 1985, các chính phủ đã thông qua
Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozone. Nghị định thư Montreal của Công ước này
yêu cầu hạn chế vè cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp
chất carbon của clo và flo cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozone khác
như tetraclorit carbon,... Nghị định thư này được thông qua tại thành phố Montreal và
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1998. Nghị định thư này áp đặt các biện pháp và
nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozone đối
với các nước thành viên. Nghị định thư Montreal, ban đầu là một hiệp định môi trường
đa phương quốc tế, đã giúp bảo vệ tầng ozone kể khi được thông qua. Ngày thế giới
bảo vệ tầng ozone (16/09/2021) nhằm tăng cường sự hiểu biết cũng như nhấn mạnh
các lợi ích của Nghị định thư montreal, trong đó, việc làm chậm biến đổi khí hậu và

23 Nghị định thư Montreal-một trong những hiệp định môi trường tích cực nhất, https://dangcongsan.vn/the-
gioi/nhung-van-de-toan-cau/nghi-dinh-thu-montreal-mot-trong-nhung-hiep-dinh-moi-truong-tich-cuc-nhat-
591179.html, truy cập ngày 2/10/2022.
giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực đông lạnh là một trong các ưu
điểm của Nghị định này24.
Hành lang pháp lý về cơ chế thuế Carbon được xây dựng đầu tiên qua Nghị
định thư Kyoto và Nghị định thư Montreal. Thông qua hai Nghị định thư cho thấy
những cơ chế đầu tiên để hình thành nên khung pháp lí được đặt ra trong thuế Carbon,
giúp định hình và có nguồn pháp luật tham khảo để xây dựng lên một hành lang pháp
lý hoàn chỉnh đối với cơ chế thuế này. Bên cạnh đó, bước đầu cơ bản để hiểu được sắc
thuế này bao gồm những điều kiện, đối tượng hay phạm vi điều chỉnh đối với carbon
nói riêng và môi trường nói chung. Chính vì thế, khi có các Nghị định này, cần thiết
phải có một khung cơ chế thuế cụ thể riêng cho carbon - đây là thành phần chính trong
khí thải nhà kính, khí thải từ các loại phương tiện hay loại khí đốt có thành phần độc
hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nói chung và đời sống người dân nói
riêng.
Do đó, khi có khung pháp lý đầu tiên và cơ bản nhất về thuế Carbon đã được
Nghị định thư Kyoto và Nghị định thư Montreal thể hiện cụ thể trong nội dung cũng
như các điều khoản trong luật pháp thế giới.
1.2.4. Những yếu tố chi phối tới sự hình thành và áp dụng cơ chế thuế
Carbon (Tâm)
Thứ nhất, năng lực của mỗi quốc gia trong việc xây dựng chính sách, định
hướng thực hiện mục tiêu xây dựng cơ chế thuế carbon và áp dụng cơ chế này vào
thực tiễn một cách có hiệu quả.
Việc xây dựng những chính sách chung để hướng dẫn một mục tiêu chung cần
hướng tới khi hình thành cơ chế cũng như sự chỉ đạo đồng bộ của chính phủ tới tất cả
các cơ quan, ban ngành trong bộ máy chính quyền có những cơ chế tương ứng, phù
hợp với cơ chế chung. Vì vậy, cơ chế pháp lý không thể mang lại hiệu quả nếu không
có sự đảm bảo thống nhất các lực lượng chính trị trong việc nhận thức về cơ sở, nền
tảng của các chính sách xây dựng pháp luật.
Cơ chế pháp lý thuế carbon hình thành đòi hỏi cần có sự nỗ lực toàn diện ở mỗi
quốc gia vì mục tiêu chung giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và hướng
tới phát triển kinh tế bền vững. Chính phủ ở các nước này ban hành những chính sách
có lợi tập trung vào các biện pháp và phương thức vận hành loại thuế này một cách

24 The Government Offices of Sweden (2021), “Sweden's climate policy framework”,


https://www.government.se/articles/2021/03/swedens-climate-policy-framework/, truy cập ngày 29/11/2022.
hợp lý. Như vậy, muốn hình thành được các chính sách về khí hậu ở cụ thể từng quốc
gia thì mỗi nước nên xây dựng cho mình những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về
chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Những chính sách này sẽ tạo ra một khuôn khổ để
hình thành nên một trật tự và ổn định trong chính sách khí hậu.
Một trong những quốc gia đi đầu về việc giảm khí thải carbon và ban hành cơ
chế thuế carbon sớm nhất là Thụy Điển. Đến năm 2019, Thụy Điển duy trì dẫn đầu với
tư cách là nền kinh tế sử dụng ít carbon nhất trong EU. Để đạt được thành tựu như
trên, chính phủ Thụy Điển đã có những bước đi quyết liệt và đúng đắn trong chương
trình về khí hậu tại nước này.
Cụ thể, vào tháng 6 năm 2017, chính phủ Thụy Điển đã thông qua khung chính
sách khí hậu với ba trụ cột chính: Đạo luật Khí hậu, các mục tiêu khí hậu mới và Hội
đồng Chính sách Khí hậu.25 Đạo luật Khí hậu, có hiệu lực vào tháng 1 năm 2018, đặt
ra các mục tiêu cho chính sách khí hậu và cách thức phát triển chính sách khí hậu, yêu
cầu chính phủ lập báo cáo khí hậu hàng năm và kế hoạch hành động chính sách khí
hậu mới bốn năm một lần. Cuối cùng, nó quy định rằng các mục tiêu chính sách về khí
hậu và ngân sách phải kết hợp với nhau. Các mục tiêu khí hậu là trung hòa khí hậu và
giảm 85% tổng lượng phát thải KNK trong nước vào năm 2045 (với các biện pháp bổ
sung để bù đắp 15% còn lại) và giảm 75% lượng phát thải không thuộc hệ thống
thương mại khí thải ETS vào năm 2040 - ngoài các mục tiêu năm 2030 giảm 40%
lượng khí thải trong các lĩnh vực không nằm trong hệ thống thương mại khí thải của
EU theo Quyết định Chia sẻ Nỗ lực (2021-2030).26 Nhìn chung, nhờ vào việc phát hiện
và thực thi cơ chế thuế carbon sớm và có được hệ thống chính sách chi tiết quy định về
thuế carbon nên đã trở thành một trong những quốc gia đi đầu về việc hình thành và áp
dụng cơ chế pháp lý thuế carbon.
Thứ hai, các quy định của pháp luật liên quan hỗ trợ làm tiền đề cho quá trình
hình thành cơ chế pháp lý thuế carbon. Mỗi khi một cơ chế pháp lý mới sắp ban hành
vào thực tiễn thì đều cần xem xét đến các văn bản pháp luật liên quan về sự đồng bộ
và thống nhất trong từng văn bản này để tránh việc có mâu thuẫn giữa các quy định
pháp luật. Không chỉ vậy, nếu các cơ chế pháp lý mới ra đời mà ảnh hưởng tới các cơ
chế cũ thì cơ chế cũng cũng hoàn toàn có thể sửa đổi lại cho phù hợp nhất.

25 Henrique Morgado Simões (2021), “Climate action in Sweden”, European Parliamentary Research Service,
tr.1, từ [https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2021/698764/EPRS_BRI(2021)698764_EN.pdf],
truy cập ngày 29/11/2022.
26 British Columbia và Alberta là tỉnh thuộc Canada.
Canada là một trong những quốc gia mới triển khai các quy định pháp luật về
thuế carbon từ những năm gần đây. Đạo luật định giá ô nhiễm khí nhà kính đặt ra
khuôn khổ cho hệ thống định giá carbon liên bang để đáp ứng các mục tiêu phát thải
carbon của Canada theo Thỏa thuận Paris bằng cách giảm phát thải khí nhà kính trên
khắp Canada. Tại British Columbia, một số đạo luật điều chỉnh lượng phát thải KNK
và tìm cách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đạo luật về trách nhiệm giải trình với
biến đổi khí hậu đặt ra các mục tiêu của tỉnh về giảm phát thải khí nhà kính vào năm
2050. Đạo luật Giảm thiểu khí nhà kính yêu cầu về nhiên liệu tái tạo và carbon thấp đã
cung cấp cho chính phủ khả năng thiết lập các tiêu chuẩn cho nhiên liệu tái tạo trong
hỗn hợp nhiên liệu vận tải để đáp ứng các cam kết về tiêu chuẩn mới của nhiên liệu
carbon thấp. Đạo luật Quản lý Khí thải và Khả năng Ứng phó với Khí hậu của Alberta
đặt ra các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, bù đắp phát thải cũng như các yêu cầu
về chế độ thương mại và báo cáo của Alberta. Nó cũng quy định Quỹ Đổi mới Công
nghệ và Giảm thiểu Phát thải nhằm mục đích tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, thể
hiện việc sử dụng các công nghệ mới để giảm phát thải và phát triển các cơ hội loại bỏ
các khí cụ thể khỏi bầu khí quyển, trong số những công nghệ khác.27
Thứ ba, sự phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi quốc gia. Việc một cơ chế có thuận
lợi thực hiện và tác động tích cực đến các đối tượng hướng tới trong xã hội hay không
phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế đất nước phát triển năng động, bền vững. Ngược lại,
nền kinh tế- xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng
tiêu cực tới việc thực hiện cơ chế pháp lý. Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức,
hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành
và áp dụng cơ chế pháp lý.
Cùng với những ý nghĩa đó, cơ chế thuế carbon hình thành và áp dụng trong bất
kỳ quốc gia nào thì nước đó cũng cần phải có những điều kiện thuận lợi về kinh tế, cụ
thể là một nền kinh tế phát triển bền vững. Điều này có nghĩa là, các quốc gia dù
không nằm trong những nước có chỉ số tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao nhất thế
giới nhưng đang phát triển đất nước theo hướng kinh tế xanh thì đều có khả năng phát
triển loại thuế này. Những nước này đòi hỏi phải có một hệ thống kinh tế với quy trình
sản xuất và kinh doanh phù hợp với mục tiêu của một nền kinh tế phát triển theo
hướng tuần hoàn để đảm bảo các điều kiện cần thiết thực hiện chính sách chung về khí
hậu.
27 Xem thêm tại https://www.worldbank.org/en/country/poland/overview#3
Nền kinh tế Ba Lan đa dạng hóa tốt đã được chứng minh là một trong những
nền kinh tế linh hoạt nhất trong Liên minh châu Âu (EU), với tốc độ tăng trưởng việc
làm vào năm 2020 mặc dù GDP giảm tương đối nhỏ 2,5%, mức giảm sản lượng đầu
tiên kể từ năm 199128 Nhờ có nền kinh tế phát triển đó nên Ba Lan đã đầu tư vào xây
dựng cơ sở hạ tầng xanh, nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại và các quy trình công nghệ
tiên tiến để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với đó, các chính sách về
giảm khí thải carbon cũng được tăng cường thực hiện, thể hiện bằng việc phát thải khí
nhà kính tỉ lệ nghịch với sự tăng trưởng kinh tế Ba Lan (thể hiện ở biểu đồ tại Phụ lục
1).
Thứ tư, việc cơ chế thuế carbon được thực hiện và áp dụng rộng rãi ở từng quốc
gia cũng cần có sự đồng thuận từ cộng đồng tham gia. Bất kỳ các quy định pháp luật
nào muốn đi vào thực tế một cách hiệu quả thì đều cần đến sự quan tâm của người dân
và các cá nhân, tổ chức là đối tượng thực thi cơ chế này trong thực tiễn. Vậy nên, cần
đảm bảo được sự ổn định và hưởng ứng khi cơ chế thuế carbon được ban hành.
Một xã hội được xây dựng từ nhiều cộng đồng khác nhau. Ngoài việc phát triển
môi trường để tạo ra tác động trực tiếp dẫn đến thay đổi lối sống giữa mọi người, sự
kết nối chặt chẽ giữa mọi người hoặc cộng đồng sẽ tạo ra sự hỗ trợ gián tiếp cho
những tác động đó. Điều này rất quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì mọi nỗ lực
ban đầu trong quá trình phát triển cơ chế pháp lý thuế carbon.
Trong việc xây dựng xã hội carbon thấp (Low Carbon Society - LCS) được đưa
ra vào năm 2012 nhằm giảm cường độ phát thải các-bon của khu vực xuống 58pc vào
năm 2025 vì một môi trường xanh và bền vững hơn nhưng năng động về kinh tế ở
Iskandar (Malaysia), nước này đã có riêng một chính sách về việc xây dựng một cộng
đồng đồng thuận về cơ chế này khi thực hiện nó. Cụ thể, Iskandar đã có những phương
hướng sau: (1) chia sẻ thông tin LCS và thu thập ý kiến thông qua sự tham gia của các
bên liên quan, (2) Thông tin công khai về tiến độ của LCS, (3) phát triển các cộng
đồng carbon thấp kiểu mẫu, và (4) bổ nhiệm các đại sứ hoặc nhà vô địch về phát triển
xanh. Trong mỗi phương án này, chính phủ Iskandar luôn quan tâm tới những đóng
góp từ người dân để hình thành nên cơ chế pháp lý cụ thể cho thuế carbon.
Như vậy, để cơ chế thuế carbon có thể được hình thành và áp dụng trong thực
tiễn cơ bản cần những yếu tố đã nêu trên, các yếu tố này không tác động độc lập mà

28 OECD (2021), Supplement to effective carbon rates 2021. Xem thêm tại phụ lục.
đồng thời và kết hợp với nhau để giúp cho việc phát triển cơ chế thuế carbon hiệu quả,
hợp lý và chính xác nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 (Nga)

Như vậy, các quốc gia, tổ chức khác nhau có những định nghĩa khác nhau về
thuế carbon, nhưng có thể hiểu một cách khái quát thuế carbon là một loại thuế do
Chính phủ áp đặt lên đối tượng phát thải khí nhà kính. Đây là loại thuế tính vào lượng
phân tử Carbon - một trong những tác nhân chính làm Trái Đất nóng lên và gây ảnh
hưởng đến biến đổi khí hậu. Khối lượng khí carbon phát thải ra môi trường hoặc trong
quá trình sản xuất một đơn vị hàng hoá và các dịch vụ liên quan. Thuế carbon là một
công cụ chính sách kinh tế và là một công cụ hiệu quả về mặt chi phí để khuyến khích
giảm phát thải khí nhà kính tại nơi diễn ra phải thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm
trả phí.

Nhìn chung, mục đích của thuế carbon khi được đặt ra ở các quốc gia đều nhằm
mục đích giảm khí phát thải khí nhà kính, một trong những nguyên nhân chính gây ra
ô nhiễm môi trường, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới một nền kinh tế
xanh.

Chương I đã khái quát khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa cũng như lịch sử
hình thành thuế carbon. Qua đó, ta thấy đây là loại thuế còn khá mới và chưa được áp
dụng thực sự rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, với thực trạng môi trường
cùng xu hướng phát triển kinh tế xanh hiện nay, vai trò của thuế carbon đang ngày
càng được khẳng định.

Đồng thời, qua chương I, nhóm tác giả đã khái quát cơ chế thuế carbon của các
quốc gia trên thế giới, từ đó làm nền tảng để đánh giá tính khả thi và đưa ra những đề
xuất phù hợp khi áp dụng thuế carbon Việt Nam nhằm hướng tới sự phát triển bền
vững tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG LUẬT THUẾ CARBON Ở
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
THUẾ CARBON TẠI VIỆT NAM
2.1. Cơ chế pháp lý về thuế Carbon ở một số nước trên thế giới
2.1.1. Cơ chế pháp lý về thuế Carbon ở các nước châu Âu (Nga)
Năng lượng hóa thạch được biết đến là nguồn năng lượng chủ yếu của thế giới và
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tần suất sử dụng loại năng lượng này cũng
ngày càng cao. Lượng năng lượng hóa thạch được tiêu thụ hiện nay đã gấp 3 lần so với
những năm 1960 đi cùng với đó là lượng khí thải CO2 cũng ngày càng tăng. Một số
nước phát triển trên thế giới đã có nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính thông qua
thuế carbon. Trong đó, Đan Mạch và Pháp là hai quốc gia có cơ chế thuế carbon khá
phát triển.
2.1.1.1. Cơ chế pháp lý về thuế Carbon ở nước Đan Mạch

Đan Mạch là một trong những nước đi đầu trong việc đánh thuế carbon với luật
thuế carbon lần đầu tiên được ban hành năm 1992. Nhờ có thuế carbon, Đan Mạch đã
chú trọng hơn trong việc sử dụng năng lượng tái tạo và trở thành một trong bốn quốc
gia đi đầu trong lĩnh vực này. 75% năng lượng điện trong cả nước được tạo ra từ năng
lượng gió (50%) và năng lượng sinh học (25%). Từ đó, Đan Mạch đã giảm thiểu được
đáng kể lượng khí thải trong nước.

Mức thuế carbon hiện tại ở Đan Mạch là 24 Euro cho mỗi tấn carbon thải ra
môi trường và được đánh vào khí thải của phương tiện giao thông và hệ thống cấp
nước nóng cá nhân (chiếm 35% lượng khí thải CO2). Đồng thời, Đan Mạch cũng là
thành viên của EU ETS trong lĩnh vực sản xuất năng lượng và công nghiệp chế tạo
(chiếm 26% lượng khí thải CO2). Các cơ sở trong lĩnh vực này buộc phải mua giấy
phép carbon với giá 98 Euro cho mỗi tấn khí thải CO2, trừ trường hợp được miễn. Các
cơ sở trong ngành công nghiệp chế tạo được giảm 30% khi mua giấy phép carbon, tạo
điều kiện cho các ngành công nghiệp như lọc dầu, xi măng, thủy tinh,… Phương tiện
giao thông đường bộ cũng phải chịu nhiều loại thuế tiêu thụ nhiên liệu khác nhau, dẫn
đến mức giá carbon trung bình là 197,7 Euro với mỗi tấn khí thải CO2.

Theo thống kê của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đan Mạch
đánh thuế với 61% lượng khí thải từ việc tiêu thụ năng lượng và 39% lượng khí thải
CO2 ở Đan Mạch được đánh thuế trên 60 Euro với mỗi tấn CO2, 29 đây là mức đánh
thuế cao hơn khá nhiều so với mức đánh thuế trung bình của các nước trong nhóm
G20, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với các quốc gia đứng đầu về thuế carbon
như các nước Bắc Âu, Pháp và Thụy Sĩ. Do đó, ngày 24 tháng 6 vừa qua, Đan Mạch
đã đưa ra đề xuất tăng mức thuế carbon đối với các doanh nghiệp nhằm thực hiện mục
tiêu giảm 70% lượng khí thải trong năm 2030. 30 Theo đó, Các doanh nghiệp thuộc cơ
chế EU EST sẽ chịu mức thuế 50 Euro với mỗi tấn khí thải. Các doanh nghiệp không
thuộc cơ chế EU EST sẽ phải chịu mức thuế 100 Euro với mỗi tấn khí thải CO2, cao
gấp 4 lần so với mức thuế hiện nay, và cũng là một trong những mức thuế carbon cao
nhất hiện nay chỉ sau Thụy Điển (117.30 Euro), Liechtenstein và Thụy Sỹ (117.27
Euro).31 Đồng thời, theo Bộ trưởng Thuế Đan Mạch Jeppe Bruus, chính phủ đề xuất
chi 7 tỷ crown (hơn 900 nghìn Euro) để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quá trình
chuyển đổi xanh nhằm giảm nguy cơ doanh nghiệp chuyển ra nước ngoài để tránh thuế
carbon, từ đó tránh tình trạng “rò rỉ khí thải”.32

Tuy nhiên, việc tăng thuế carbon sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới các hộ gia đình
ở Đan Mạch do các doanh nghiệp tăng giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Theo
ước tính trung bình, mức thuế 100 Euro với mỗi tấn khí thải CO2 sẽ khiến chi phí tiêu
dùng tăng 1.8% do hàng hóa đắt đỏ hơn. Để khắc phục tình trạng này, chính sách thuế
mới dự kiến sẽ điều tiết một phần doanh thu từ thuế để hỗ trợ các hộ gia đình khó
khăn. Cụ thể, sẽ có cơ chế giảm thuế với điện, đây là chính sách có lợi đối với các hộ
gia đình có thu nhập thấp. Như đã đề cập ở phần trên, hộ gia đình thu nhập thấp có tỉ lệ
chi phí cho năng lượng điện cao hơn các hộ gia đình có thu nhập cao, do đó, việc giảm
29 Xem thêm tại https://www.reuters.com/
30 Xem thêm tại phụ lục
31 Mai Đan (2022), “Đan Mạch đề xuất đánh thuế carbon doanh nghiệp để đáp ứng mục tiêu khí hậu”, Báo tài
nguyên và môi trường điện tử, từ <https://baotainguyenmoitruong.vn/dan-mach-de-xuat-danh-thue-carbon-
doanh-nghiep-de-dap-ung-muc-tieu-khi-hau-339014.html>.
32 Ministère de la Transition écologique et solidaire et ministère de la Cohésion des territoires (2018), Plan
rénovation énergétique des bâtiments, https://www.ecologique-solidaire.gouv.fr/sites/default/files/Plan%20de
%20r%C3%A9novation%20%C3%A9nerg%C3%A9tique_0.pdf.
thuế carbon đối với điện tiêu dùng mang lại nhiều lợi ích cho hộ gia đình có thu nhập
thấp hơn là với các hộ gia đình có thu nhập cao. Từ đó, sẽ tránh được tình trạng việc
tăng thuế carbon khiến mức độ chênh lệch giàu nghèo trong xã hội trầm trọng hơn.

1/6 lượng khí thải từ các nguồn năng lượng trên phạm vi toàn thế giới đến từ
các ngành công nghiệp nặng. Ở Đan Mạch, ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng
phi kim loại (như ngành công nghiệp sản xuất xi măng và gạch) chiếm hơn 25% lượng
khí thải carbon từ nền công nghiệp của Đan Mạch. Hiện nay, các doanh nghiệp trong
lĩnh vực này thường được miễn thuế carbon do nếu họ phải nộp thuế như các doanh
nghiệp khác thì mức thuế phải nộp vô cùng lớn, gây nguy hại đến khả năng tồn tại của
doanh nghiệp. Theo chính sách thuế mới của Đan Mạch, các doanh nghiệp trong
ngành công nghiệp này chỉ phải trả mức thuế là 16.5 Euro với mối tấn phát thải khí
CO2 và thuế sẽ được đánh vào lượng phát thải từ việc tiêu thụ năng lượng và phát thải
từ quá trình sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư vào các công
nghệ hiện đại với một loạt các khoản trợ cấp để thiết lập công nghệ lưu giữ và lưu trữ
carbon (carbon capture and storage - CCS). Tuy nhiên, Đan Mạch dự định sẽ xem xét
để nâng mức thuế carbon đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất các sản
phẩm từ khoáng phi kim loại nhằm thúc đẩy sự nỗ lực phát triển theo hướng công
nghiệp xanh của ngành công nghiệp này.

2.1.1.2. Cơ chế pháp lý về thuế Carbon ở nước Pháp

Pháp là một trong các ước tiên phong trong việc đánh thuế môi trường với việc
ban hành thuế nước năm 1964 nhằm phòng ngừa lãng phí nước. Năm 2014, luật thuế
carbon lần đầu tiên được ban hành ở Pháp. Tại thời điểm đó, nhiều các quốc gia trên
thế giới đang nỗ lực giảm lượng phát thải khí carbon của ngành sản xuất điện, tuy
nhiên, năng lượng điện ở Pháp chủ yếu được tạo ra từ năng lượng hạt nhân nên phần
lớn lượng khí carbon do ngành công nghiệp này phát thải đã được hạn chế. Do đó,
thuế carbon ở pháp tập trung chủ yếu vào giao thông vận tải, và xây dựng.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Pháp đặt ra mục tiêu vào năm 2030, giảm 28%
lượng phát thải khí nhà kính so với năm 2018. Và trong lĩnh vực xây dựng, mục tiêu là
năm 2030 giảm 48% so với năm 2018. 33 Để giảm phát thải CO2 và đạt được các mục

33 Điều 265, Code des douanes.


tiêu đặt ra trong lĩnh vực giao thông và xây dựng, Pháp đã đưa ra hệ thống tính phí
phát thải CO2 trong các lĩnh vực không thuộc cơ chế EU ETS. Tính phí carbon được
xây dựng dưới dạng “thuế carbon” tăng dần theo thời gian và được kết hợp với thuế
nội địa hiện hành về tiêu thụ năng lượng tỷ lệ với lượng khí thải CO2 do tiêu thụ nhiên
liệu hóa thạch gây ra. Do đó, thuế carbon đã được coi là một phần tạo nên mức thuế
đánh vào việc tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá.

Vào năm 2014, mức thuế carbon ban đầu được đặt ở mức 7€/ 1 tấn phát thải khí
CO2 và được dự tính sẽ tăng dần lên theo thời gian. Để đạt được mức thuế này, mức
thuế đánh vào việc sử dụng khí đốt tự nhiên, nhiên liệu nặng và than đá phải được tăng
lên. Tuy nhiên, mức thuế đánh vào việc sử dụng xăng, dầu diesel, dầu đốt nóng và khí
hóa lỏng, vốn đang bị đánh thuế khá cao, đã được giảm xuống để đảm bảo sự tác động
cân bằng của thuế carbon đến giá của những nguồn năng lượng trên. Sau đó, mức thuế
carbon đã được tăng lên mức 14.5€ vào năm 2015 và 22€ vào năm 2016 đối với mỗi
tấn khí thải CO2. Mức tăng thuế carbon trong năm 2017 và 2019 đã được ấn định cụ
thể trong Luật Chuyển đổi năng lượng cho tăng trưởng xanh, với mức tăng cố định
hàng năm là 8.5€ với mỗi tẫn CO2. Mức tăng này đã được thay đổi vào năm 2018
trong Luật tài chính, khiến mức tăng trong năm 2018 lên tới 14.1€ và từ năm 2019 đến
năm 2022, mỗi năm mức thuế sẽ tăng thêm 10.4€ với mỗi tấn khí thải CO2. Tuy nhiên,
do vấp phải làn sóng phản đối dữ dội, chính phủ Pháp đã phải giữ nguyên mức thuế
carbon từ năm 2018 là 44.60€ với mỗi tấn khí thải CO2 cho đến nay.

Thuế carbon của Pháp chủ yếu đánh vào các lĩnh vực vận tải và xây dựng do
lượng khí thải CO2 từ lĩnh vực nông nghiệp được miễn một phần và chỉ 8% lượng khí
thải CO2 trong lĩnh vực công nghiệp phải chịu thuế này. Trong lĩnh vực vận tải và xây
dựng, dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không và hàng
hải - bao gồm cả tàu đánh cá – được miễn 100% thuế carbon, bên cạnh đó, chính sách
hoàn thuế được áp dụng với các phương tiện vận tải công cộng, taxi, vận chuyển hàng
hóa trên 7.5 tấn và dầu diesel được sử dụng cho các loại máy móc công cộng không
phải là phương tiện giao thông.34

34 Callonnec, G., Gouëdard, H. & Jolivet, P. (2019), La Contribution Climat-Solidaire: Une taxe carbone pour
la transition écologique et pour plus de solidarité fiscale, ADEME, tr.7.
Thuế carbon chủ yếu do các hộ gia đình trả, với 58% tổng doanh thu từ thuế
carbon. Con số này lên tới 5,2 tỷ euro trong năm 2019, trong đó 3,1 tỷ euro đến từ hệ
thống sưởi và phần còn lại từ phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch. 35 Tác
động về mặt kinh tế của thuế carbon đối với các hộ gia đình thay đổi tùy theo vị trí địa
lý và loại nhiên liệu hóa thạch mà họ sử dụng. Thuế carbon có ảnh hưởng lớn hơn đối
với các hộ gia đình sử dụng xe chạy bằng diesel và sử dụng hệ thống sưởi ấm bằng
dầu. Các hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn thường có ít lựa chọn hơn trong việc
lựa chọn loại phương tiện, do đó, nhu cầu về xăng dầu của họ gần như không có sự
thay đổi bất kể giá thành có tăng.

Về việc phân phối nguồn thu từ thuế carbon, trong năm 2016, trong tổng số 4 tỷ
euro, 3 tỷ euro để tài trợ cho chương trình “tín dụng thuế cho khả năng cạnh tranh và
việc làm” và 1 tỷ euro để tài trợ cho việc giảm thuế Giá trị gia tăng để tân trang lại các
tòa nhà công cộng. Trong năm 2017, doanh thu từ thuế carbon được chuyển sang sử
dụng nhằm thúc đẩy “quá trình chuyển đổi năng lượng” thông qua việc trợ cấp 1.7 tỷ
euro cho kế hoạch triển khai năng lượng tái tạo. Trong năm 2018, khoảng 20% (6,6 tỷ
euro) - doanh thu từ thuế tiêu thụ đối với các sản phẩm dầu được phân bổ cho quá trình
chuyển đổi năng lượng.36

2.1.2. Cơ chế pháp lý về thuế Carbon ở các nước Châu Á (Ngọc)


2.1.2.1. Cơ chế pháp lý về thuế Carbon ở Nhật Bản
Đô thị hoá, hiện đại hoá đã dẫn đến hệ luỵ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường, khi ô nhiễm không khí đang ngày một tăng nhanh, đe dọa đến sức khoẻ con
người cũng như hệ sinh thái. Do đó, nhiều quốc gia đã có giải pháp được thiết lập
nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp
kỹ thuật thì sử dụng công cụ tài chính cũng là một cách thức mang đến hiệu quả cao,
tiêu biểu là thuế Carbon. Theo đó, Nhật Bản được xem là quốc gia khá thành công
trong tiến trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. Chính vì vậy, việc tìm hiểu
về cơ chế pháp lý thuế Carbon ở Nhật Bản không chỉ tham khảo về cách thức thực
hiện việc áp dụng thuế ở quốc gia này mà còn dự liệu xây dựng hành lang pháp lý cho
Việt Nam.

35 Conseil des prélévements obligatoires (2019), La fiscalité environnementale au défi de l’urgence climatique,
tr.46.
36 Japan, Tax for Climate Change Mitigation, 2012
Sau khi tham gia vào Nghị định thư Kyoto 1997, Nhật Bản đã bắt đầu có các
bước tiến đầu tiên trong nhiệm vụ “phòng, chống” sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên,
những đạo luật đầu tiên sau Nghị định thư Kyoto liên quan đến môi trường vào năm
1998 chỉ yêu cầu các doanh nghiệp và hộ gia đình cố gắng trong việc giảm phát thải
khí nhà kính trên cơ sở tự nguyện mà không có bất kỳ chế tài bắt buộc nào được áp
dụng như các quốc gia thành viên khác.
Năm 2009, để thực hiện mục tiêu trung hạn vào năm 2020 có thể cắt giảm phát
thải khí nhà kính xuống dưới 20% so với năm 1990 và mục tiêu dài hạn là giảm lượng
phát thải xuống dưới 80% vào năm 2050 thì Chính phủ đã giới thiệu “Đạo luật cơ bản
về các biện pháp ứng phó với sự nóng lên toàn cầu”, trong đó đề xuất cả thuế Carbon
và giao dịch phát thải theo hạn mức như là các biện pháp tiềm năng để hoàn thành cam
kết của quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính. Mặc dù đưa ra đề xuất để có thể hạn
chế khả năng tăng cao mức độ khí nhà kính , vì có khó khăn trong quá trình đưa đạo
luật vào áp dụng cũng như có sự phản đối của Liên đoàn Doanh thương Nhật Bản
(Keidanren) nên Đạo luật đã không được Nghị viện Quốc gia thông qua.
Mãi cho đến năm 2011, khi Nhật Bản đối mặt với các thảm họa thiên nhiên thì
việc thúc đẩy việc áp dụng thuế Carbon là vô cùng cần thiết và kiên quyết. Việc thực
hiện loại thuế này như một biện pháp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu và tiết kiệm
năng lượng, chính phủ Nhật Bản mới thực sự cam kết giảm sự lệ thuộc vào hạt nhân
và giảm tiêu thụ năng lượng, đồng thời giới thiệu “Thuế cho giảm nhẹ biến đổi khí
hậu” năm 201237 như một phần cải cách Thuế.
Nhật bản có ba loại thuế năng lượng, bao gồm:
1. Thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu hoặc có thành phần là nhiên liệu hóa
thạch, như thuế dầu mỏ và than.
2. Thuế đánh vào nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông, như thuế
xăng dầu, thuế dầu Diesel, thuế nhiên liệu hàng không.
3. Thuế đánh vào năng lượng điện hoặc năng lượng chuyển đổi.
Thay vì thiết lập một hệ thống thuế mới, cải cách thuế năng lượng của chính
phủ Nhật Bản tiến hành bổ sung thêm thuế lên hàm lượng Carbon phát thải có trong
nhiên liệu hóa thạch. Có thể kể đến dầu thô, khí tự nhiên, dầu mỏ và than đá trong
khoảng thời gian khi bắt đầu đưa vào thị trường, điều này đồng nghĩa với việc những
đối tượng này đã được nhập khẩu hoặc khai thác.
37 MOE, “Details of Carbon Tax (Tax for Climate Change Mitigation”: https://www.env.go.jp/content/900453366.pdf
Nhật Bản áp dụng thuế suất khác nhau đối với mỗi loại nhiên liệu hóa thạch,
tùy thuộc vào hàm lượng CO2 nhưng về cơ bản mỗi đơn vị phát thải sẽ gánh tương
đương thêm 289 Yên/tấn CO2. Để giảm bớt tác động tiêu cực lên nền kinh tế và xã
hội, thuế suất khởi đầu ở mức thấp và tăng dần theo giai đoạn trong ba năm rưỡi đến
khi đạt ngưỡng thuế suất vào tháng 4 năm 2016 thì dừng lại. Giai đoạn này nhằm cung
cấp cho người dân và doanh nghiệp đủ thời gian để điều chỉnh mô hình tiêu dùng của
họ.
Mặc dù thuế suất cao nhất vào năm 2016 nhưng so với các quốc gia khác, thuế
carbon tại Nhật Bản vẫn được coi là thấp, kể đến như mức thuế suất Carbon tại Anh là
18 Bảng/tấn CO2 hay tại Pháp là 65,4 Euro/tấn CO2 vào năm 2020. Bên cạnh đó, Nhật
Bản có quy định về đối tượng chịu thuế được miễn thuế bao gồm38:
1. Dầu bay hơi nhập khẩu và trong nước cho sản xuất sản phẩm hóa dầu.
2. Than đặc chủng nhập khẩu.
3. Than cụ thể cho phát điện ở Okinawa.
4. Dầu sử dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
5. Dầu nhựa đường trong nước.
Tuy mức thuế suất thấp có thể làm tác động của thuế Carbon lên đời sống xã
hội tại Nhật Bản là không lớn nhưng để thay đổi xu hướng lựa chọn năng lượng sạch
hơn và hiệu quả hơn của cộng đồng nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn dự định sẽ đạt
được các cam kết cắt giảm khí thải nhà kính bằng cách kết hợp giữa nguồn thu từ thuế
Carbon và trợ cấp xanh. Trên thực tế, các phân tích của Chính phủ cho thấy rằng hiệu
quả kiểm soát phát thải CO2 thông qua thuế sẽ đóng góp 17,5% (năm 2020) và 9,1%
(năm 2030) vào mục tiêu cắt giảm CO2 của Nhật Bản. 39 Nguồn thu thuế Carbon ở
Nhật Bản ước tính lên đến 39,1 tỷ yên trong năm đầu tiên (năm 2012) và lên đến 262,3
tỷ yên cho mỗi năm kể từ năm 2016, đồng thời ước tính sẽ cắt giảm 24 triệu tấn CO2
vào năm 2020 so với năm 1990.40
Khi mức thuế suất thấp như vậy thì tác động của thuế Carbon đối với hộ gia
đình là tương đối nhỏ, ước tính khoảng 1200 yên mỗi năm. 41 Mặc dù loại thuế này
không có sự phản đối từ phía người dân nhưng lại nhận sự phản đối từ phía các doanh

38 Nguyễn Lưu Lan Phương, Thuế Carbon - công cụ tài chính kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - bài học kinh
nghiệm cho pháp luật Việt Nam từ Nhật Bản, tạp chí pháp luật và thực tiễn số 42/2020, 2020, tr 90.
39 MOE, “Details of Carbon Tax (Tax for Climate Change Mitigation”: https://www.env.go.jp/content/900453366.pdf
40 MOE, “Details of Carbon Tax (Tax for Climate Change Mitigation”: https://www.env.go.jp/content/900453366.pdf
41 Nguyễn Lưu Lan Phương, Thuế Carbon - công cụ tài chính kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - bài học kinh
nghiệm cho pháp luật Việt Nam từ Nhật Bản, tạp chí pháp luật và thực tiễn số 42/2020, 2020, tr 90 - tr 91.
nghiệp sử dụng năng lượng hóa thạch truyền thống. Từ năm 2014, Liên đoàn Doanh
thương Keidanren cũng đã chỉ trích việc thiếu minh bạch về các khoản thu thông qua
thuế Carbon và thiếu sự rõ ràng về việc chi tiêu thực tế của nguồn thu. Việc phản đối
này ngày càng gia tăng khi các nhà máy điện hạt nhân đóng của và các doanh nghiệp
lo lắng cho tương lai của điện hạt nhân và an ninh năng lượng.42
Như vậy, mặc dù thuế carbon tại Nhật Bản đóng vai trò không nhỏ trong công
cuộc giảm thiểu phát thải khí nhà kính cũng như lợi ích to lớn về kinh tế mà chính phủ
nhận được, nhưng những ý kiến trái chiều về các doanh nghiệp sử dụng năng lượng
hóa thạch truyền thống phần nào gây ảnh hưởng đến việc áp dụng sắc thuế này. Do đó,
bên cạnh việc xây dựng khá tốt trong cơ chế pháp lý về thuế Carbon, song, Nhật Bản
cần giải quyết những sự phản đối từ phía doanh nghiệp. Như vậy thì thuế Carbon tại
Nhật Bản về cơ bản đã áp dụng thành công trong quá trình giảm thiểu khí nhà kính.
2.1.2.2. Cơ chế pháp lý về thuế Carbon ở Singapore
Singapore là quốc gia bị ảnh hưởng rõ rệt do mực nước biển dâng vì biến đổi
khí hậu nên quốc gia này rất quan tâm tới các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như
việc giảm khí thải nhà kính. Theo đó, biện pháp mới nhất mà quốc gia này công bố là
đánh thuế khí thải carbon từ năm 2019. Do đó, Singapore là quốc gia đầu tiên ở Đông
Nam Á áp dụng cơ chế định giá carbon.
Nước này bắt đầu thực thi việc đánh thuế carbon vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Theo đó, khoản 1 Điều 16 Luật Định giá Carbon năm 2018 có định nghĩa thuế carbon:
“Là một loại thuế, được gọi là thuế carbon, được tính trên tổng lượng phát thải khí
nhà kính có thể tính toán được của một cơ sở chịu thuế của một người đã đăng ký
trong một kỳ báo cáo, như được nêu trong báo cáo phát thải hoặc một phần của báo
cáo phát thải cho kỳ báo cáo đã được xác minh theo mục 12 và được phê duyệt bởi Cơ
quan, tương ứng”, bên cạnh đó tại khoản 2 nêu rõ khoản 1 không áp dụng nếu tổng
lượng phát thải khí nhà kính có thể tính toán được trong giai đoạn báo cáo đó không
đạt đến ngưỡng phát thải thứ hai. Tại khoản 3 của Điều luật này nêu số tiền thuế bị
tính theo khoản 1 dựa trên công thức A x B trong đó A là lượng carbon dioxide tương
đương của tổng lượng phát thải khí nhà kính có thể tính toàn được đề cập trong khoản
1 được làm tròn đến đơn vị tấn gần nhất; B là thuế suất carbon được quy định trong
phần 1 của biểu thứ ba tại luật này.

42 Carbon tax, https://www.nccs.gov.sg/singapores-climate-action/carbon-tax/


Thuế carbon cung cấp một tín hiệu về giá trên diện rộng để khuyến khích các
công ty giảm lượng khí thải, đồng thời cho họ sự linh động trong quá trình hành động
ở những nơi có ý nghĩa kinh tế nhất. Thuế carbon là một phần trong các biện pháp
giảm thiểu toàn diện của Singapore nhằm giảm lượng khí thải, tạo cơ hội tăng trưởng
xanh và chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Để duy trì tín hiệu giá cả minh bạch,
công bằng và nhất quán trong toàn bộ nền kinh tế, thuế carbon được áp dụng thống
nhất cho tất cả các lĩnh vực bao gồm các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng và tiếp
xúc với thương mại mà không được miễn trừ 43 có thể kể đến việc áp dụng cho tất cả
các cơ sở thải ra 25 nghìn tấn khí nhà kính trở lên hàng năm, bao gồm các nhà máy lọc
dầu và nhà máy điện. Đây là công cụ được chứng nhận đại diện cho việc giảm phát
thải tại các dự án hành động khí hậu.
Từ những năm đầu tiên từ năm 2019 đến năm 2023, Singapore đặt mức thuế
carbon ở mức 5 đô la Singapore/tCO2e nhằm cung cấp một giai đoạn chuyển tiếp để
các cơ quan phát thải có thời gian điều chỉnh. Theo đó, để đạt được mong muốn về khí
hậu của quốc gia này, thuế carbon sẽ được tăng lên 25 đô la singapore/tCO2e vào năm
2024 và 2025 và 45 đô la singapore/tCO2e vào năm 2026 và 2027 với mục tiêu đạt 50
đến 80 đô la singapore/tCO2 vào năm 2030. Điều này sẽ cung cấp một tín hiệu giá
mạnh và thúc đẩy các doanh nghiệp và cá nhân giảm lượng khí thải carbon của họ để
phù hợp với các mục tiêu khí hậu quốc gia.
Việc sửa đổi thuế carbon là vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho tốc
độ chuyển đổi cần thiết để đạt được mong muốn về khí hậu đã đề ra của quốc gia này,
theo đó, thực hiện quá trình chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế và xã hội sang một tương
lai ít carbon. Hành động sớm này sẽ mang lại sự chắc chắn và động lực để các doanh
nghiệp lên kế hoạch chuyển đổi. Đồng thời, điều này còn giúp các doanh nghiệp có
khả năng cạnh tranh trong một tương lai ít carbon, bằng cách nâng cao khả năng kinh
doanh để đầu tư vào các công nghệ và thị trường carbon thấp. Mặt khác, đảm bảo các
khoản đầu tư mới và các hoạt động kinh tế phù hợp với một tương lai ít carbon.44
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng bị đánh thuế carbon tại quốc gia này,
đạo luật định giá Carbon cũng giống như tất cả các quy tắc tuân thủ, chỉ bao gồm
lượng khí thải trực tiếp từ một cơ sở (được gọi là lượng khí thải Phạm vi 1). Theo Luật

43 Carbon tax, https://www.nccs.gov.sg/singapores-climate-action/carbon-tax/


44 Xem thêm tại https://www.worldbank.org/
Định giá carbon năm 2018, không phải tất cả các khí thải đều bị đánh thuế, có một số
nguồn phát thải bị loại trừ được quy định tại phần 2 biểu mục 2 của luật là:
1. Phát thải nitơ triflorua.
2. Lưu huỳnh hexaflorua từ thiết bị điện.
3. Carbon dioxide để nổ mìn và thanh lọc.
4. Carbon dioxide từ quá trình đốt cháy chất bôi trơn hoặc sáp paraffin.
5. Carbon dioxide từ nhiên liệu sinh học.
6. Hydrofluorocarbons từ tủ lạnh hoặc điều hòa không khí.
7. Perfluorocarbons từ tủ lạnh hoặc điều hòa không khí.
8. Khí thải từ thiết bị phòng cháy chữa cháy.
9. Phát thải nhất thời từ dầu khí (trừ đốt và thông hơi).
10. Khí thải từ vận chuyển người hoặc hàng hóa.
11. Khí thải từ nhiên liệu phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
12. Phát thải từ nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất.
Như vậy, thuế carbon tại Singapore cũng loại trừ một số khí thải không thuộc
diện chịu thuế. Nhìn chung, bước đầu Singapore xây dựng thuế carbon đang ở mức
thành công với mong muốn một môi trường xanh giảm sự nóng lên toàn cầu đang ở
mức báo động. Với cơ chế giá ở mức ban đầu thấp, dần dần tăng lên qua các năm là
hợp lí tạo sự làm quen dần với sắc thuế đối với người dân và các doanh nghiệp.
2.2. Đánh giá khả năng áp dụng thuế Carbon tại Việt Nam
2.2.1. Các điều kiện về kinh tế để triển khai luật thuế Carbon tại Việt Nam
(Nga)

Hiện nay, rất nhiều công bố trong nước, quốc tế khẳng định về ý nghĩa, vai trò
của việc áp dụng thuế carbon. Tuy nhiên, thuế carbon có thể áp dụng được hay không
và có áp dụng được hiệu quả hay không còn phụ thuộc trước hết vào điều kiện kinh tế
ở mỗi quốc gia, cần phải cân nhắc về tính khả thi, đồng bộ và cả thách thức đặt ra khi
áp dụng thuế carbon ở Việt Nam.

Thuế carbon chỉ có thể phát huy hiệu quả của mình trong việc giảm phát thải khí
nhà kính khi nó được áp dụng trong một nền kinh tế có sự mềm dẻo, đa dạng như nền
kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại thành
phần kinh tế như thành phần kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, sự cạnh tranh về lợi nhuận, giá cả là một trong những
đặc trưng cơ bản của loại nền kinh tế này. Về bản chất, thuế carbon hoạt động dựa vào
mức giá của carbon, các cơ sở chịu mức thuế carbon cao buộc phải tìm cách giảm khí
phát thải khí CO2, từ đó giảm mức chi phí phải chi trả khi sản sản xuất sản phẩm. Nếu
chi phí tăng cao do phải chịu thuế carbon cao, giá cả hàng hóa buộc phải tăng lên để
doanh nghiệp có lợi nhuận, từ đó, giảm khả năng cạnh tranh của những doanh nghiệp
này so với những doanh nghiệp sử dụng công nghệ xanh, phát thải ít khí CO2. Từ sau
năm 1986, Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đi cùng với đó là sự đa dạng loại hình doanh
nghiệp đến từ các thành phần kinh tế khác nhau với sức cạnh tranh ngày càng tăng. Do
đó, về mặt kinh tế nền tảng nhất, Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi để áp dụng thuế
carbon.

Tuy nhiên, bên cạnh điều kiện thuận về bản chất nền kinh tế, vẫn còn những
tranh luận, quan ngại về khả năng áp dụng thuế carbon vào thực tiễn Việt Nam hiện
nay. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, từ sau thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt
Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, Việt Nam phát triển từ một trong
những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp
chỉ trong vòng 20 năm. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần
3.700 USD. Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011
xuống còn dưới 2%. Tuy nhiên trong năm 2021, với sự bùng phát của đại dịch Covid-
19, tăng trưởng GDP giảm xuống 2,58% và nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai
đoạn cố gắng phục hồi.45 Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam vẫn chưa thực sự cao, 95% doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa,
năng suất lao động thấp, chưa thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực
doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy, các doanh nghiệp này càng rơi vào vị thế bất lợi khi
cạnh tranh. Trên 40% doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/1 năm; 85% doanh
nghiệp có doanh thu dưới 2 tỷ đồng/năm. 46 Áp dụng thuế carbon sẽ làm tăng chi phí
đối với doanh nghiệp, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Do đó, cần

45 Vân Anh (2020), “Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tài chính điện tử,
từ <https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/thuc-trang-nang-luc-canh-tranh-cua-
doanh-nghiep-viet-nam-324447.html>.
46 Phạm Thị Giang Thu (2020), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.14, 15.
phải cân nhắc mức thuế và những hỗ trợ cần thiết đối với doanh nghiệp trong giai đoạn
đầu áp dụng thuế carbon.

2.2.2. Các vấn đề pháp lý để triển khai luật thuế Carbon tại Việt Nam (Tâm)
Hiện nay trên toàn thế giới đã có nhiều quốc gia áp dụng thuế carbon để đánh
thuế vào các nhà sản xuất gây phát thải khí carbon vào không khí. Còn ở Việt Nam,
loại thuế này hoàn toàn mới và chưa được ghi nhận trong các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, cũng như trong các quy định pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế, thuế có hai
loại cơ bản là thuế trực thu và thuế gián thu. 47 Thuế trực thu bao gồm các loại thuế mà
người có nghĩa vụ nộp thuế thường là người chịu gánh thuế (thuế thu nhập cá nhân,
thuế thu nhập doanh nghiệp, …). Thuế gián thu bao gồm các loại thuế mà người gánh
chịu thuế là khách hàng nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng, nhà nhập khẩu
(thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo
vệ môi trường, thuế tài nguyên, …). Trong đó, hai loại thuế có đối tượng chịu thuế là
các sản phẩm hay hàng hóa có liên quan đến môi trường là thuế tài nguyên và thuế bảo
vệ môi trường.
Thứ nhất, về thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên thu vào hoạt động khai thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia
của các tổ chức, cá nhân khai thác nhằm khuyến khích việc khai thác, sử dụng tài
nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, đảm bảo
cho ngân sách nhà nước có nguồn thu để bảo vệ, tài tạo, tìm kiếm, thăm dò tài
nguyên.48 Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc
đối tượng chịu thuế tài nguyên. Trong đó, một số trường hợp được quy định cụ thể tại
khoản 2 điều 3 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2014: Doanh
nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên
doanh là người nộp thuế; bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác
kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác
định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên
nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối

47 Phạm Thị Giang Thu (2020), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.341..
48 Điều 4 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, sửa đổi bổ sung năm 2014.
thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức,
cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Số tiền thuế tài nguyên phải nộp được xác định bằng sản lượng tài nguyên tính
thuế nhân giá tính thuế và nhân với thuế suất 49 Trong đó, sản lượng tài nguyên tính
thuế phụ thuộc vào từng loại tài nguyên khác nhau được quy định tại điều 5 Luật Thuế
tài nguyên năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Giá tính thuế của tài nguyên là giá
bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá
trị gia tăng. Trường hợp chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được
xác định theo một trong những căn cứ quy định tại điều 6 Luật Thuế tài nguyên năm
2009, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Cuối cùng là thuế suất, mức thuế suất thuế tài
nguyên được quy định bằng tỉ lệ % áp dụng riêng cho từng nhóm, từng loại tài nguyên
khác nhau được quy định cụ thể trong bảng thuế suất tại điều 7 Luật Thuế tài nguyên
năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Luật Ngân sách Nhà nước hiện nay không có quy định về việc phân tách nguồn
thu từ thuế tài nguyên để chi tiêu cho việc phục hồi, tái tạo môi trường tại các khu vực
mà tài nguyên thiên nhiên được khai thác cũng như đảm bảo lợi ích xã hội để giảm ảnh
hưởng tiêu cực của việc khai thác tài nguyên lên cộng đồng địa phương.50 Như vậy,
nguồn thu từ thuế tài nguyên không được dùng trực tiếp vào việc bảo vệ môi trường
mà được đưa chung vào ngân sách nhà nước. Điều này dẫn đến việc chưa cụ thể hóa
được mục đích sử dụng tập trung hơn từ các nguồn thu ngân sách trong việc phát triển
môi trường bền vững.
Với những đặc điểm đã phân tích ở trên về thuế tài nguyên, có thể thấy cơ sở ban
hành thuế, phương pháp tính thuế và mục tiêu của thuế không bao gồm các hoạt động
kinh tế tạo ra phát thải khí nhà kính, không hướng tới việc nhằm giảm phát thải khí
nhà kính. Như vậy, thuế tài nguyên không được xem là tương thích với thuế carbon.
Thứ hai, về thuế bảo vệ môi trường
Theo khoản 1 điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 (Luật Thuế bảo vệ
môi trường) quy định: “Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản
phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến
môi trường.”

49 Nguyễn Thị Thu Hiền (2022), “Thuế carbon - Công cụ kinh tế hiệu quả trong việc thúc đẩy giảm phát thải
khí nhà kính”, Tạp chí Công thương, từ [https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thue-carbon-cong-cu-kinh-te-hieu-
qua-trong-viec-thuc-day-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-99069.htm], truy cập ngày 28/11/2022.
50 Điểm d khoản 2 điều 63 Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Chủ thể nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa
thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại
khoản 2 điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường như sau: trường hợp ủy thác nhập khẩu
hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế; trường hợp tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình
được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế. Do vậy, những người
chịu thuế là các chủ thể sử dụng, sản xuất hay nhập khẩu những loại hàng hóa gây ô
nhiễm môi trường.
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế
tuyệt đối. Trong đó, về số lượng hàng hóa tính thuế, pháp luật đã quy định cụ thể từng
loại hàng hóa tính thuế cho từng trường hợp đối với hàng hóa sản xuất trong nước
hoặc đối với hàng hóa nhập khẩu để tránh trường hợp thất thu thuế và đảm bảo công
bằng giữa những người nộp thuế. Bên cạnh đó, về mức thuế, thuế bảo vệ môi trường
quy định mức thuế tuyệt đối cho từng loại hàng hóa khác nhau được quy định cụ thể
tại Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường.
Do vậy, có thể coi thuế bảo vệ môi trường và thuế carbon tương đồng nhau.
Tuy nhiên, cũng giống với thuế tài nguyên, theo điều 35 Luật Ngân sách nhà
nước năm 2015 tiền thu từ thuế bảo vệ môi trường không được dùng trực tiếp cho môi
trường mà dùng cho các mục đích chung trong ngân sách nhà nước. Ngoài ra, căn cứ
vào điểm i khoản 3 điều 36 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định nhiệm vụ chi
của ngân sách trung ương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đối với ngân sách địa
phương, nhiệm vụ chi cho bảo vệ môi trường được quy định tại điểm h khoản 2 Điều
38 Luật Ngân sách nhà nước 2015. Như vậy, ngân sách nhà nước được sử dụng cho
nhiều mục tiêu khác nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và
phát triển đất nước. Trong đó, có mục tiêu thực hiện bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó,
loại thuế này chưa tác động một cách trực tiếp vào khí thải carbon để làm giảm thiểu
khí thải nhà kính.
Thứ ba, về các loại phí bảo vệ môi trường.
Danh mục phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường ban hành kèm theo Luật
Phí và Lệ phí năm 2015 có một số các loại phí liên quan đến phát thải khí nhà kính
(CH4, CO2 và N2O) bao gồm: phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ
môi trường đối với khí thải và phí xử lý chất thải nguy hại.
Ngoài ra, tại khoản 2 điều 61 Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì việc hấp thụ và lưu
giữ carbon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái
rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh các loại dịch vụ môi trường là một
trong các loại dịch vụ môi trường rừng. Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh
doanh mà gây ra lượng phát thải khí nhà kính lớn sẽ phải chi trả tiền phí dịch vụ từ
việc hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng.51 Tuy nhiên, các chủ thể phải trả những loại
phí được liệt kê ở trên để sử dụng dịch vụ liên quan tới các hoạt động môi trường. Còn
việc thu thuế carbon là khoản phí mà các chủ thể phải nộp vào ngân sách nhà nước khi
có hành vi phát thải khí nhà kính vào môi trường. Nghĩa là các loại phí và lệ phí ở trên
không trùng và không mâu thuẫn với thuế carbon khi áp dụng trên thực tế.
Do vậy, từ những căn cứ pháp lý trên, luật thuế carbon hoàn toàn có thể áp dụng
tại Việt Nam bởi tính cần thiết và khả thi của loại thuế này sẽ góp phần giảm phát thải
khí nhà kính và phát triển bền vững.
2.2.3. Thuế carbon trong nền tảng thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam
(Ngọc)
2.2.3.1. Giới thiệu về thị trường tín chỉ carbon
Việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc
sống của mỗi người dân cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững
ở các quốc gia. Do đó, để giải quyết vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, việc tìm ra
phương án hiệu quả và thiết thực là vô cùng quan trọng. Theo đó, trao đổi carbon được
coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Thông qua cơ chế thị trường hay còn gọi là thị trường trao đổi tín chỉ carbon, các bên
tham gia có thể tăng cường giảm nhẹ phát thải khí nhà kính một cách hữu hiệu và tiết
kiệm. Nguyên tắc cơ bản của thị trường tín chỉ carbon là bên phát thải lớn sẽ trả phí để
nhận thêm các tín chỉ, hạn ngạch phát thải nhằm đạt được các mục tiêu giảm nhẹ. Trên
thực tế, thị trường carbon trên thế giới tồn tại dưới hai hình thức là thị trường carbon
bắt buộc và thị trường carbon tự nguyện.

51 Mai Kim Liên, Lương Quang Huy, Nguyễn Thành Công, Đỗ Tiến Anh, Thị trường trao đổi tín chỉ carbon:
kinh nghiệm quốc tế và chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Khí tượng Thuỷ Văn, 2020, tr.76 - tr.78:
http://tapchikttv.vn/data/article/986/7.%20Proofreading1.pdf:
Thứ nhất, thị trường carbon bắt buộc. Được thành lập và quản lý bởi các hiệp
định, thỏa thuận giảm phát thải carbon quốc gia và quốc tế, có thể kể đến Nghị định
thư Kyoto, thị trường trao đổi phát thải của Liên minh châu Âu. Cơ chế vận hành tiêu
biểu cho thị trường này là thông qua thiết lập hệ thống thương mại phát thải. Cụ thể,
chính phủ có nhiệm vụ phân bổ, hoặc giao bán một số lượng hữu hạn các tín chỉ, giấy
phép phát thải một lượng carbon nhất định (thường được quy định là 1 tấn CO2tđ)
trong một khoảng thời gian. Bên phát thải chỉ có quyền phát thải tương đương với số
lượng tín chỉ hoặc giấy phép đang sở hữu. Các doanh nghiệp phát thải có nguyện vọng
tăng lượng phát thải, tương ứng tăng lượng sản xuất, sẽ phải mua tín chỉ từ những bên
có nguyện vọng bán lại. Theo đó, bên mua sẽ phải trả các chi phí phát sinh do tăng
mức phát thải, ngược lại bên bán sẽ được hưởng lợi từ cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Vì vậy, các bên có khả năng giảm phát thải hiệu quả sẽ có động lực để thực sự tiến
hành giảm phát thải và qua đó thúc đẩy động lực đầu tư vào công nghệ sạch, ít phát
thải.
Thứ hai, thị trường carbon tự nguyện. Thị trường này hoạt động bên lề thị
trường bắt buộc, và hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân mua và bán tín chỉ carbon theo
cơ chế tự nguyện. Một số tiêu chuẩn trong thị trường carbon tự nguyện như: Tiêu
chuẩn carbon chứng nhận (VCS), Tiêu chuẩn vàng (GS)... Điểm đặc biệt của thị
trường carbon tự nguyện là sự đa dạng của các dự án của các bên, và thường được coi
là nơi thử nghiệm trước khi đưa vào thị trường carbon bắt buộc.52
Như vậy, việc xây dựng thị trường tín chỉ Carbon là hoạt động mang tính đặc
thù do một tổ chức chính quyền sử dụng các công cụ chính sách dựa trên tiềm năng và
mục tiêu giảm phát thải của nhiều bộ phận trong một quốc gia nói riêng và toàn thế
giới nói chung. Ngày nay, nhờ tính ứng dụng cao và hiệu quả cũng như tầm quan trọng
của thị trường Carbon đối với biến đổi khí hậu, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã và
đang được tiến hành, học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã áp dụng phương án này và
xây dựng thị trường Carbon cho nước mình.
2.2.3.2. Khái quát chung về thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng bởi
biến đổi khí hậu, do đó, việc tìm ra phương án để giải quyết vấn đề về môi trường nói
chung là cấp thiết.

52 Dự án hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp (LCASP), Thị trường tín chỉ carbon trong lĩnh vực khí sinh học, Nxb. Lao động,
2016, tr.4 - tr.6: https://lcasp.org.vn/uploads/kien-thuc/2017_03/thi-truong-tin-chi-cac-bon-trong-linh-vuc-khi-sinh-hoc.pdf
Về cột mốc trong lịch sử mà Việt Nam đã thực hiện trong quá trình tiếp cận và
tham gia vào thị trường tín chỉ Carbon.
Việt Nam trở thành 1 trong 155 quốc gia đầu tiên ký Công ước khung của Liên
Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate
hay còn được viết tắt là UNFCCC) ngày 11 tháng 6 năm 1992 và phê chuẩn ngày 16
tháng 11 năm 1994. Đến năm 1998, khi UNFCCC đưa ra NGhị định thư KYOTO
trong đó đề xuất các cơ chế cụ thể thúc đẩy mua bán tín chỉ carbon như Cơ chế phát
triển sạch (Clean Development Mechanism hay còn được viết tắt là CDM), Việt Nam
cũng tham gia ký kết và sẵn sàng tham gia vào thị trường này.
Về việc xây dựng hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc
triển khai dự án thị trường tín chỉ Carbon.
Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao là Cơ quan đầu mối quốc
gia về tham gia và thực hiện UNFCCC cùng Nghị định thư Kyoto, cũng như là cơ
quan thẩm quyền quốc gia (DNA) về CDM của Việt Nam. Tháng 3 năm 2003, Bộ Tài
nguyên và Môi trường tiếp tục giao Vụ Hợp tác Quốc tế trực thuộc Bộ làm cơ quan
đầu mối trong nước về CDM. Theo đó, kể đến một số chức năng và nhiệm vụ của
DNA Việt Nam bao gồm:
(i) Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá quốc gia, các quy định và hướng dẫn về
CDM;
(ii) Đánh giá các dự án giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế CDM (dự án
CDM) ở cấp quốc gia;
(iii) Trình các dự án CDM tiềm năng cho Ban Tư Vấn - chỉ đạo về CDM để
đánh giá;
(iv) Tiếp nhận, đánh giá và trình tài liệu ý tưởng dự án (PIN) hoặc Văn kiện
thiết kế dự án (PDD) do các bên tham gia dự án xây dựng để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành tán thành hoặc phê duyệt;
(v) Cung cấp thông tin về CDM cho các nhà đầu tư, các tổ chức và công ty bao
gồm công ty nhà nước hoặc công ty tư nhân có liên quan;
(vi) Quản lý và điều phối các hoạt động và đầu tư CDM ở Việt Nam.
Theo đó, việc thành lập DNA đã thực hiện những yêu cầu cơ bản của UNFCCC
để tham gia gia cơ chế CDM. Từ đó, các dự án giảm phát thải khí nhà kính tại Việt
Nam cũng có đủ điều kiện để xây dựng theo cơ chế CDM. Tuy nhiên, để thúc đẩy thị
trường tín chỉ Carbon nói chung và thị trường tín chỉ carbon theo cơ chế CDM nói
riêng, bên cạnh DNA, Việt Nam cũng thành lập Ban Tư vấn Chỉ đạo về CDM
(CNECB) vào tháng 4 năm 2003, do Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và Bộ Tài nguyên
và Môi trường làm trưởng ban. CNECB gồm 12 đại diện của 9 bộ, ngành liên quan và
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. CNECB có các chức năng sau: (i)
tư vấn cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về chính sách có liên quan đến việc xây
dựng, thực hiện và quản lý các hoạt động CDM trong nước; (ii) tham mưu hướng dẫn
chỉ đạo và đánh giá các dự án CDM ở Việt Nam.
Về việc xây dựng các văn bản pháp luật cũng như các chính sách ưu đãi để
thực hiện dự án đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường tín chỉ carbon.
Tháng 4 năm 2007, Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ
ban hành Phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto giai đoạn 2007 -
2010, trong đó đề cao mục tiêu huy động mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào
việc tổ chức thực hiện UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và CDM thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước vào các dự án CDM, hỗ trợ và khuyến khích cải tiến công nghệ,
tiếp cận đến các ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, kỹ thuật hiện đại.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp
tham gia dự án CDM sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế nhập
khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập
khẩu; miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất và trong một số trường hợp, sản phẩm của
dự án CDM được trợ giá.
Tháng 11 năm 2012, Quyết định số 1775/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban
hành phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt
động kinh doanh tín chỉ carbon ra thị trường thế giới. Quyết định nêu rõ quan điểm của
Chính phủ trong việc tăng cường công tác quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ
carbon và hình thành thị trường carbon trong nước cũng như việc tham gia vào thị
trường carbon thế giới với mục tiêu quản lý, giám sát hiệu quả các hoạt động mua bán,
chuyển giao tín chỉ carbon được tạo ra từ các cơ chế trong và ngoài khuôn khổ Nghị
định thư Kyoto ra thị trường thế giới.53

53 Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam
(2012), Thông tin tóm tắt về cơ chế phát triển sạch và thị trường carbon quốc tế, Hà Nội, 2012.
Từ những hoạt động trên, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong những bước
đầu khi tiếp cận và tham gia thị trường tín chỉ carbon bắt buộc với vai trò là bên bán.
Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam dần được hình thành khi các dự án được triển
khai từ năm 2003.
Đến ngày 31 tháng 10 năm 2012, Việt Nam đã có 160 dự án được Ban Chấp
hành quốc tế về CDM (EB) công nhận là dự án CDM với tổng lượng khí nhà kính
được giảm khoảng 76 triệu tấn CO2e trong thời kỳ tín dụng và 4 chương trình hoạt
động (PoA) được EB công nhận. Với tổng lượng 7.203.167 CERs do EB cấp cho Việt
Nam, Việt Nam được xếp thứ 4 trên thế giới về số lượng dự án CDM được EB công
nhận, đăng ký và xếp thứ 9 trên thế giới về số lượng CERs đã được EB cấp. 54
Ngày 7 tháng 1 năm 2022, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Nghị định quy
định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị tường carbon trong nước.
Theo đó, với lộ trình được xây dựng thì trong giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ xây dựng
quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và
tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí
điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn
thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy
định cua rphaps luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, và bao gồm các
quy định khác trong quá trình nỗ lực phát triển thị trường carbon.
Như vậy, trải qua cả quá trình nỗ lực và không ngừng cố gắng, Việt Nam đã và
đang từng bước xây dựng, phát triển thị trường carbon đồng thời quy định khung pháp
lý để quản lý trong việc kiểm soát quá trình trao đổi carbon trong và ngoài nước.
2.2.3.3. Khả năng áp dụng thuế carbon trong nền tảng thị trường tín chỉ
Carbon tại Việt Nam
Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam có sự rộng mở trong khả năng áp dụng
và triển khai cũng như hành lang pháp lý, tuy nhiên, việc áp dụng thuế carbon trong
nền tảng thị trường tín chỉ carbon tại bối cảnh hiện nay có khả thi hay không thì phải
xét đến những khía cạnh sau đây.

54 Phân tích so sánh thuế cacbon và thị trường cacbon, tổng cục môi trường, trung tâm quan trắc
môi trường miền nam: https://scem.gov.vn/vi/tin-tuc-trung-tam/van-de-moi-truong/phan-tich-so-sanh-
thue-cac-bon-va-thi-truong-cac-bon-301.html
Thứ nhất, cần thiết phải làm rõ và phân biệt thuế carbon và thị trường tín chỉ
carbon để có cái nhìn bao quát trong quá trình cân nhắc việc áp dụng phương án này.
Thuế Carbon là mức thuế áp dụng trên một đơn vị carbon của một sản phẩm,
khi đó, doanh nghiệp phát thải carbon sẽ có động lực trong việc giảm phát thải tới chi
phí biên của giảm phát thải ngang bằng với mức thuế suất. Khác với thuế Carbon, ở thị
trường phát thải carbon, Nhà nước không đặt mức giá carbon. Thay vào đó, Nhà nước
thiết lập tổng hạn ngạch phát thải carbon chung. Sau đó phân bổ hạn ngạch phát thải
cho từng doanh nghiệp, hoặc tổ chức bán đấu giá hạn ngạch phát thải. Do đó, Nhà
nước sẽ kiểm soát mức phát thải của các doanh nghiệp, nếu mức phát thải vượt quá
hạn ngạch phát thải, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt.
Như vậy, từ vấn đề trên, ta có thể nhận thấy điểm khác biệt lớn nhất giữa thuế
carbon và thị trường carbon như sau:
Về việc xác lập hoạch định carbon, Nhà nước xác lập mức giá carbon đối với
thuế carbon còn thị trường carbon thì Nhà nước xác lập tổng hạn ngạch phát thải và để
thị trường quyết định giá carbon. Điều này có thể hiểu rằng, Nhà nước kiểm soát được
giá carbon khi áp dụng thuế carbon và kiểm soát được mức phát thải khi áp dụng thị
trường carbon.
Về vấn đề doanh thu, điểm khác biệt giữa thuế carbon và thị trường carbon thể
hiện trên việc tạo ra doanh thu giữa một bên chủ thể là Nhà nước và chủ thể còn lại là
doanh nghiệp. Đối với Nhà nước, thuế carbon góp phần trong việc tạo doanh thu cho
Nhà nước, đóng góp một phần trong việc tăng thu ngân sách nhà nước. Trong khi đó
thì thị trường carbon chỉ tạo doanh thu khi hạn ngạch phát thải được tổ chức bán đấu
giá, đối với trường hợp hạn ngạch phát thải được phân bổ miễn phí thì Nhà nước
không có khoản thu này.
Về vấn đề giảm phát thải, đây cũng là điểm khác biệt tiếp theo khi có công nghệ
tiên tiến hơn giúp lượng phát thải với chi phí thấp, thuế carbon sẽ tạo động lực cho
doanh nghiệp tiếp tục giảm phát thải thấp hơn, khi đó, họ sẽ tiết kiệm thêm chi phí,
điều này sẽ mang chiều hướng tốt cho cả doanh nghiệp và môi trường. Tuy nhiên, đối
với thị trường tín chỉ carbon thì mức tổng phát thải là cố định nên phần lớn doanh
nghiệp sẽ không có động lực phát thải thêm.
Về thủ tục hành chính, thuế carbon đơn giản hơn thị trường carbon bởi nhà
nước chỉ cần xác định mức thuế suất rồi giám sát việc trả thuế thông qua giám sát mức
phát thải của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với thị trường carbon, bên cạnh việc
giám sát mức phát thải của từng doanh nghiệp, nhà nước cần xác lập mức tổng phát
thải, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải, thiết lập và giám sát thị trường trao đổi hạn
ngạch phát thải. Điều này yêu cầu việc kiểm tra giám sát cũng như nhân lực phức tạp
hơn nhiều so với thuế carbon.55
Thứ hai, về việc cân nhắc những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng thuế carbon
trong thị trường tín chỉ carbon.
Như đã phân tích phần trên về sự khác nhau giữa thuế carbon và thị trường tín
chỉ carbon cho thấy những mặt ưu điểm và nhược điểm của hai phương án này mang
lại. Tuy nhiên, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định việc thành lập thị
trường carbon và ở bối cảnh hiện tại thì việc áp dụng thị trường carbon ở Việt Nam
nhận được sự đồng thuận từ phía doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung hơn là
thuế carbon. Bởi thuế carbon là một loại thuế mới, hơn nữa lại đánh vào giá carbon
tính lên chi phí từ mỗi sản phẩm khi sản xuất, do đó, để có thể đưa thuế carbon vào
trong xã hội cần phải xem xét những mặt lợi ích do loại thuế này mang lại.
Mặc dù tính chất giữa thuế carbon và thị trường tín chỉ carbon là khác nhau, do
đó, sẽ phải cân nhắc lựa chọn giữa hai phương án là chỉ áp dụng thuế carbon hoặc chỉ
áp dụng thị trường tín chỉ carbon. Bởi lẽ, ở Việt Nam thì thị trường tín chỉ carbon đang
ở bước khởi đầu, nhà nước cần tổ chức xây dựng và giám sát vận hành thị trường
carbon để vừa đảm bảo tính minh bạch, vừa đảm bảo hiệu quả khi triển khai. Để khi
thị trường tín chỉ carbon ở mức ổn định thì lúc đó sẽ cân nhắc áp dụng đồng thời thuế
carbon với thị trường carbon, có sự hỗ trợ và bổ sung khi thuế carbon sẽ giúp giữ mức
giá carbon cao đủ để tạo nhu cầu giao dịch hạn ngạch phát thải, tạo động lực giảm phát
thải. Mức thuế suất khởi đầu có thể không cao nhưng có thể tăng sau đó trong trường
hợp nhận được sự tích cực từ phía doanh nghiệp và xã hội, kèm theo đó là những hiệu
quả về việc giảm lượng phát thải ra môi trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 (Tâm)

Như vậy, chương 2 nhóm tác giả đã phân tích về kinh nghiệm áp dụng luật thuế
carbon tại các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Nhật Bản và Singapore để thấy rõ được

55 Trương Thị Thuý Hằng, Phát triển bền vững và phát triển con người trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
ở Việt Nam hiện nay, Học viện Giáo dục:
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10205/1/09%20PTBV%20-%20PTCN%20(TTHang).pdf
thời điểm áp dụng, căn cứ tính thuế, phạm vi tính thuế, mức thuế, đặc biệt những ưu
điểm và nhược điểm khi áp dụng loại thuế này trên thực tế.

Từ việc đánh giá cơ chế pháp lý về thuế carbon của một số quốc gia trên thế giới,
nhóm tác giả đã phân tích được khả năng áp dụng loại thuế này tại Việt Nam dựa trên
các điều kiện về kinh tế, xã hội, pháp lý.

Thứ nhất, về điều kiện kinh tế. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa là một trong những điều kiện nền tảng để thuế carbon phát huy hiệu quả của
mình trong việc thực hiện công dụng kiểm soát phát thải khí nhà kính ra ngoài môi
trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản về khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp ở Việt Nam chưa cao nên dễ gây khó khăn đối với doanh nghiệp trong giai
đoạn đầu còn biến động khi áp dụng luật thuế carbon.

Thứ hai, về điều kiện pháp lý. Bên cạnh những loại thuế về bảo vệ môi trường
mà Việt Nam hiện nay đã triển khai thì thuế carbon sẽ là một trong những công cụ
thuế có tác động trực tiếp nhất đến các doanh nghiệp trong việc chống biến đổi khí
hậu.

Thứ ba, về thị trường tín chỉ carbon. Thuế carbon và thị trường tín chỉ carbon đều
là hai công cụ định giá carbon mang lại hiệu quả cao khi áp dụng đồng thời một cách
linh hoạt để hạn chế mức phát thải thấp nhất ra ngoài môi trường.

Qua những phân tích và đánh giá về khả năng áp dụng thuế carbon tại Việt Nam
nhìn từ kinh nghiệm ở các quốc gia trên thế giới, tuy vẫn còn có một số hạn chế nhất
định nhưng nhóm tác giả cho rằng nước ta có khả năng áp dụng luật thuế carbon, tuy
nhiên đòi hỏi là cả một quá trình xây dựng luật và ban hành luật vào thực tiễn một
cách hợp lý nhất.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THUẾ CARBON


HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM
3.1. Chính sách thuế carbon hướng tới phát triển bền vững
3.1.1. Khái quát chung (những lý luận chung) về phát triển bền vững (Ngọc)
3.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Những vấn đề về môi trường đều có sự bắt nguồn từ phát triển, từ những thuở
sơ khai dần tiến hoá và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, giữa môi trường và sự phát
triển của con người nói chung có một sự mâu thuẫn và để giải quyết mâu thuẫn này,
phải chấp nhận sự phát triển nhưng không được tác động tiêu cực đến môi trường.
Thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo
tồn thế giới do Hiệp hội Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế, Quỹ Động vật
Hoang dã Thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đề xuất, cùng với sự
trợ giúp của UNESCO và FAO. Sau nhiều nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu về lý luận và
thực tiễn của nhiều học giả và các tổ chức quan tâm đến bảo vệ thiên nhiên, môi
trường, phát triển xã hội, Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (gọi tắt là Báo cáo
Brundtland) của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên
Hợp Quốc năm 1987 đã đưa ra định nghĩa khái niệm phát triển bền vững như sau:56
“Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ
hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc
thỏa mãn nhu cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ”.
Kể từ sau báo cáo đó, khái niệm phát triển bền vững trở thành khái niệm chìa
khóa giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ bế tắc
trong các vấn đề phát triển. Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình
Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc sau:
(i) Bảo vệ Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
(ii) Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên tái tạo và không tái
tạo được.
(iii) Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất.
(iv) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng.
(v) Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
(vi) Xây dựng thái độ mới, thay đổi thói quen của mọi người đối với thiên nhiên.
(vii) Cho phép các cộng đồng tự quản lấy môi trường của mình.
(viii) Tạo ra cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường.

56 Đại học Đà Nẵng, Giáo trình Quản lý môi trường, Đà Nẵng, 2002, tr.7 - tr.8.
(ix) Xây dựng một cơ cấu liên minh toàn cầu, không một quốc gia nào được lợi
hay thiệt riêng mình khi toàn cầu có một môi trường trong lành hay ô nhiễm.
Như vậy, dù rằng phát triển sẽ kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường nhưng vấn đề được đặt ra là làm sao cho môi trường tuy chịu sự biến đổi nhưng
vẫn thực hiện được ba chức năng cơ bản là: tạo cho con người một không gian sống
với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết; cung cấp cho con người những tài
nguyên cần thiết để sản xuất, sinh sống; là nơi chôn vùi các phế thải sản xuất và sinh
hoạt để không làm ô nhiễm môi trường. Khi thực hiện được những chức năng này thì
đây là phát triển bền vững.
Theo đó, phát triển bền vững gồm ba thành phần cơ bản là môi trường bền
vững, xã hội bền vững và kinh tế bền vững.
Môi trường bền vững là những khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững
đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ
khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp
tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên Trái Đất.
Xã hội bền vững là những khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được
chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho
lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm
năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Kinh tế bền vững là khi kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển
bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với
những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn
tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia xẻ một cách bình đẳng.
Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào
cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là
tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi
nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không
xâm phạm những quyền cơ bản của con người.57
3.1.1.2. Nội dung của phát triển bền vững
Phát triển bền vững chủ yếu gồm ba nội dung như sau:

57 Xem thêm tại http://tnmt.tnus.edu.vn/_editor/assets/Phat%20trien%20ben%20vung.pdf


Thứ nhất, phát triển bền vững về kinh tế. Bền vững kinh tế có thể được đánh giá
thông qua giá trị và mức ổn định của các chỉ số tăng trưởng truyền thống như: tổng sản
phẩm trong nước GDP, tổng sản phẩm quốc gia GNP, GDP hay GNP bình quân đầu
người, mức tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP và một số chỉ số tăng trưởng khác.
Theo đó, GDP hay GNP cho biết khả năng sản xuất và dịch vụ của một quốc
gia, chỉ tiêu này cho phép so sánh mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia ở những
thời điểm khác nhau cũng như so sánh sự phát triển của các quốc gia khác nhau trên
thế giới. Chính chỉ thị này thể hiện quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức gia tăng
dân số, do đó, căn cứ vào GDP/người mà các tổ chức quốc tế thường phân thành các
nhóm chủ yếu như: thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp, thu nhập cao và thu nhập
trung bình cao.
Thêm nữa, tăng trưởng GDP thể hiện lượng tăng của GDP trong một năm cụ
thể so với GDP năm trước và được tính bằng %. Do đó, một quốc gia phát triển bền
vững về kinh tế phải đảm bảo tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao.
Trong trường hợp có mức tăng trưởng GDP cao nhưng GDP bình quân đầu người thấp
thì vẫn xem là chưa đạt tới mức bền vững.58
Thứ hai, phát triển bền vững về xã hội - nhân văn. Đời sống xã hội luôn là yếu
tố cần được chú trọng và giữ vững trật tự, ổn định các quan hệ xã hội xoay quanh
những vấn đề cấp thiết trong cuộc sống. Để đánh giá được tính bền vững về xã hội của
một quốc gia cần thiết thông qua các tiêu chí và chỉ thị như: chỉ thị phát triển con
người (hay còn được gọi là HDI - Human Development Index), chỉ thị bất bình đẳng
về thu nhập, tiêu chí về giáo dục, dịch vụ ý tế và các hoạt động văn hoá.
Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần
phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của con người cũng như tạo cơ hội để
phát triển điều kiện sống. Theo đó, có một số nội dung cần quan tâm về việc ổn định
dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị, giảm thiểu tác động xấu
của môi trường đến đô thị hoá, bảo vệ đa dạng văn hoá, bình đẳng giới, tăng cường sự
tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định và một số hoạt động khác.
Thứ ba, phát triển bền vững về môi trường. Hiện nay, khi đời sống xã hội, kinh
tế đang ngày càng phát triển, kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thì
vấn đề bảo vệ môi trường được đặt ra ngày càng cấp thiết. Bền vững môi trường là khi

58 Bộ Công thương Việt Nam, Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển:
https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-tieu-chi-danh-gia-va-dinh-huo.html
sử dụng các yếu tố tự nhiên thì chất lượng môi trường sống của con người phải được
đảm bảo. Do đó, cần thiết phải bảo đảm về không gian địa lý, không khí, tài nguyên
nước, đất đai, cảnh quan, để có thể thực hiện được thì chất lượng của các yếu tố trên
luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu
chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Để phát triển bền vững về môi trường thì việc duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ
môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con
người là điều đáng chú ý và ưu tiên quan tâm. Bởi lẽ, nguồn tài nguyên thiên nhiên là
hữu hạn, cần thiết nên duy trì mức độ khai thác ở một giới hạn nhất định để vừa cho
phép môi trường hỗ trợ điều kiện sống cho con người và hệ sinh thái động thực vật,
vừa giữ gìn nguồn tài nguyên tồn tại, không bị sử dụng lãng phí.
Theo đó, phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một
là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; hai là, phát
triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; ba là, bảo vệ đa dạng sinh học,
bảo vệ tầng ôzôn; bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; năm là, bảo
vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm
(nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu
vực ô nhiễm...59
Như vậy, nội dung của phát triển bền vững chủ yếu tập trung vào các yếu tố về
kinh tế, xã hội và môi trường thông qua qua các chỉ số đo lường mức độ đã được đề
cập ở phần phân tích trên. Từ đó, qua dữ liệu được thể hiện trên các chỉ số đó việc xác
định mức độ bền vững của một quốc gia cũng có sự chính xác hơn. Nếu như chỉ số ở
mức báo động khi có sự chênh lệch giữa các yếu tố lớn, các quốc gia cấp thiết đưa ra
những biện pháp để có thể đạt được đến “độ bền vững” theo kỳ vọng tương lai.
3.2.1. Thuế carbon trong cơ chế phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên ngành,
thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể và rõ nét. Phát
triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn thế giới với những vấn đề được đặt
ra để làm sao có sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội với việc bảo vệ môi trường
ở mức ổn định cùng với duy trì nguồn tài nguyên không tái tạo được đang có xu hướng
cạn kiệt.

59 Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, net zero, hay phát thải ròng bằng 0, nghĩa là cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính
xuống càng gần không càng sớm càng tốt.
Do đó, góp phần trong quá trình bền vững của đất nước, việc áp dụng thuế
carbon đóng vai trò trong việc cân đối lượng khí nhà kính thải ra môi trường trong quá
trình sản xuất các sản phẩm đáp ứng lượng cung cầu trong xã hội, là một biện pháp để
có thể vừa đảm bảo vệ mặt kinh tế - xã hội, vừa giảm thiểu vấn nạn ô nhiễm môi
trường, đảm bảo cho sức khỏe người dân, để đạt được những mong muốn đó thì thuế
carbon thể hiện qua những yếu tố sau:
Thứ nhất, thuế carbon hướng đến xu hướng phát triển xanh.
Theo Báo cáo kiểm kê khí nhà kính quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường
thực hiện năm 2016 cho thấy tổng lượng khí thải cả nước là 316 triệu tấn CO2 tương
đương và dự kiến sẽ tăng lên 928 triệu tấn co2 tương đương vào năm 2030,1,5 tỷ tấn
CO2 tương đương vào năm 2050 theo kịch bản phát triển thông thường, kể từ năm
2000 lượng khí thải từ các hoạt động năng lượng bao gồm giao thông vận tải, công
nghiệp và dân cư tăng nhanh chiếm 65% tổng lượng khí thải vào năm 2016 so với các
nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, cường độ phát thải trên một đơn vị GDP
của Việt Nam khoảng 0,35kg CO2/ đô la Mỹ. Như vậy, thách thức hiện nay với Việt
Nam là phát triển nhưng hướng tới một nền kinh tế carbon thấp, bên cạnh đó sẽ cần
huy động mọi nguồn lực áp dụng các giải pháp sáng tạo trong đó định giá carbon bao
gồm thuế carbon và thị trường carbon được coi là công cụ hữu hiệu và khả thi. Trong
xu hướng phát triển xanh, nước ta cũng cần có sự định hướng đối với thuế carbon.
Ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ bước sang giai đoạn mới với việc các bên
bắt đầu thực hiện thỏa thuận Paris kể từ năm 2021 trở đi, trong đó bao gồm đóng góp
về giảm phát thải nhà kính được cam kết trong “Đóng góp do quốc gia tự quyết định
(NDC - Nationally Determined Contributions)”, Việt Nam đã hoàn thành NDC cập
nhật và gửi cho ban thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
theo đó bằng nguồn lực trong nước Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lương phát thải khí nhà
kính so với kịch bản phát triển thông thường tương đương 83,9 triệu tấn CO2 mức
đóng góp giảm nhẹ sẽ tăng lên 27% tương đương 250,8 triệu tấn CO2 khi nhận được
hỗ trợ quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu “Phát thải ròng bằng 0 - Net Zero vào năm 2050” 60 các
bộ ngành đã và đang phân tích cũng như lên kế hoạch để có thể cắt giảm lượng phát
thải nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu ổn định hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp
và phát triển bền vững. Đặt ra vấn đề áp dụng thuế carbon đồng nghĩa với việc giải
60 Xem thêm tại https://moit.gov.vn/
quyết cơ bản những khía cạnh liên quan đến môi trường, trong đó, phát thải khí nhà
kính là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Do đó, việc áp dụng thuế carbon sẽ là
một giải pháp hiệu quả để vừa đảm bảo việc kiểm soát lượng khí phát thải, vừa ổn định
các hoạt động kinh tế trong quá trình hướng tới phát triển bền vững.
Thứ hai, thuế carbon là một biện pháp điều chỉnh lượng xả thải carbon hàng
năm.
Hiện nay, không khí bao phủ thành phố chủ yếu là bụi mịn, khói bụi từ các nhà
máy sản xuất có công suất lớn. Những hình ảnh khói đen bao phủ cả bầu trời khi xuất
hiện trên các trang mạng là hiện tượng phổ biến trong thời đại công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, thì lượng hàng hoá sản xuất ngày
một lớn, kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, gây ra những hậu quả
xấu đến sức khoẻ con người.
Chính vì thế, thuế carbon góp phần trong công cuộc kiểm soát lượng khí thải từ
các nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông với một mức thuế suất cụ thể khi lượng
khí thải tương đương với tấn CO2 thải ra trong không khí. Do đó, thuế carbon góp
phần điều chỉnh lượng carbon được thải ra môi trường hàng năm, trong đó, có thể cân
nhắc khi các doanh nghiệp trong công cuộc giảm phát thải lượng carbon thì đồng
nghĩa với việc thuế suất sẽ được cân nhắc giảm để phù hợp với thực tế.
Thứ ba, thuế carbon góp phần trong tạo nguồn thu ngân sách nhà nước để thực
hiện khuyến khích tăng trưởng xanh.
Nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch, việc thúc đẩy đầu tư, sản xuất, sử
dụng năng lượng tái tạo cần phải có nguồn tài chính lớn để hiện thực hoá những dự án
này. Dưới góc độ kinh tế, nhiều quốc gia thường tiến hành huy động các nguồn lực tài
chính tư nhân thông qua các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá
trị gia tăng và các loại thuế khác đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực môi trường.
Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng thu hút lượng đầu tư lớn bởi dự án năng lượng
tái tạo đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về vốn, công nghệ hiện đại, trình độ nhân lực.
Theo đó, khi áp dụng thuế carbon trong quá trình thu thuế từ các hoạt động phát
thải khí nhà kính sẽ giúp nhà nước có sự chủ động nguồn tài chính trong việc nghiên
cứu và phát triển đầu tư quá trình chuyển đổi năng lượng từ hoá thạch sang tái tạo,
giảm thiểu tình trạng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến đời sống
người dân. Do đó, thuế carbon cũng là một công cụ kinh tế hiệu quả trong việc thúc
đẩy giảm phát thải khí nhà kính, ngăn chặn tình trạng nóng lên của Trái Đất và biến
đổi khí hậu toàn cầu.
Như vậy, thuế carbon trong cơ chế phát triển bền vững góp phần không những
kiểm soát lượng phát thải carbon trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp mà
còn đóng góp trong công cuộc tăng trưởng xanh của đất nước.
3.1.2. Áp dụng thuế Carbon trong việc sử dụng hiệu quả lượng nhiên liệu trong
môi trường (Nga)

Nguồn nhiên liệu hóa thạch là nguồn nhiên liệu không thể tái tạo, nguồn nhiên
liệu này sẽ cạn kiệt theo thời gian, do đó cần phải có biện pháp sử dụng một cách tiết
kiệm, hợp lý. Bên cạnh đó, trong tự nhiên tồn tại nhiều nguồn năng lượng khác có thể
thay thế nhiên liệu hóa thạch nhưng chưa được sử dụng, khai thác triệt để, việc áp
dụng thuế carbon sẽ tạo ra cơ sở để giải quyết những vấn đề trên nhằm hướng tới sự
phát triển một cách bền vững ở Việt Nam.

Thứ nhất, áp dụng cơ chế thuế carbon sẽ hạn chế việc sử dụng tràn lan, lãng phí
các nguồn nguyên liệu hóa thạch.

Nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt ở Việt Nam nói riêng và trên quy mô
toàn cầu nói chung. Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra các loại nhiên liệu hóa thạch
trong khi tốc độ khai thác và tiêu thụ của con người lại rất nhanh khiến nguồn nhiên
liệu này ngày càng trở nên cạn kiệt bởi đây là nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Tại Việt Nam, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác nguồn nhiên liệu này như hiện nay, sản
lượng dầu mỏ chỉ còn khoảng 34 năm, khí thiên nhiên còn 63 năm và than đá là
khoảng 4 năm.61
Việt Nam đang phải nhập khẩu xăng, dầu và sự biến đổi của thị trường thế giới
ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế nội địa. Tính chung năm 2021, lượng xăng, dầu
nhập khẩu của Việt Nam ở mức 6,96 triệu tấn, trị giá 4,14 tỷ USD, giảm 15,5% về
lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020; giá trung bình là 593 USD/tấn, tăng
191 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Và với chỉ trong Lũy kế 9 tháng đầu năm

61 Thế Hải (2022), “Việt Nam đã chi 6,8 tỷ USD nhập xăng dầu”, Báo đầu tư online, truy cập ngày 11/1/2023, từ
https://baodautu.vn/viet-nam-da-chi-68-ty-usd-nhap-xang-dau-d175307.html#:~:text=Vi%E1%BB%87t%20Nam
%20%C4%91%C3%A3%20chi%206%2C8%20t%E1%BB%B7%20USD%20nh%E1%BA%ADp%20x%C4%83ng%20d
%E1%BA%A7u&text=9%20th%C3%A1ng%20n%C4%83m%202022%2C%20Vi%E1%BB%87t,v%E1%BB%9Bi%20c
%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%20ngo%C3%A1i.&text=Vi%E1%BB%87t%20Nam
%20%C4%91%C3%A3%20ti%C3%AAu%206,d%E1%BA%A7u%20trong%209%20th%C3%A1ng%202022
2022, cả nước nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại, trị giá 6,8 tỷ USD, tăng
22,7% về lượng và tăng 131,8% về trị giá so với cùng kỳ. 62 Theo dự báo của các tổ
chức quốc tế và nhiều chuyên gia, đến năm 2050 nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam
sẽ tăng 15 lần và chất thải carbon phát ra do tiêu dùng năng lượng sẽ tăng 26 lần so với
năm 2000.63 Bởi vậy, nếu không kịp thời có những chính sách phát triển năng lượng
bền vững thì Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng.
Như đã đề cập ở phần trên, thuế carbon có thể được áp dụng vào việc đốt các
nguyên liệu hóa thạch như xăng, dầu, than đá,… khiến cho mức giá của các mặt hàng
này có sự thay đổi theo hướng tăng lên trong thị trường. Khi giá trị của nhiên liệu hóa
thách tăng cao, các cá nhân, tổ chức sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng loại nhiên liệu
này, hạn chế sử dụng và có phương hướng chuyển sang nguồn nhiên liệu khác kinh tế
hơn. Tiến tới các nguyên liệu hóa thạch sẽ chỉ được khai thác và sử dụng khi thực sự
cần thiết đối với những ngành chưa thể sử dụng các loại nhiên liệu khác, tránh lãng
phí, khai thác một cách bừa bãi.
Thứ hai, áp dụng thuế carbon nhằm tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tái
tạo. Khi chi phí phải bỏ ra để sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch tăng cao thì tất yếu,
người tiêu thụ sẽ buộc phải chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng khác, cụ thể là
nguồn năng lượng tái tạo như gió, nước, năng lượng mặt trời,… Theo thống kê của Bộ
Tài nguyên và Môi trường năm 2020, ngành công nghiệp năng lượng là ngành thải ra
ngoài môi trường lượng khí CO2 cao nhất, lên tới 207,5 triệu tấn.64
Việt Nam là nước rất có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo. Về năng lượng
mặt trời, nước ta được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn do có sẵn quanh năm,
khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền của đất nước. Tổng số giờ nắng ở
nước ta là khoảng từ 1.400 giờ đến 3000 giờ một năm, cường độ bức xạ mặt trời trung
bình nhận được tại mặt đất dao động trong khoảng 3,54 - 5,15 kWh/m2/ngày và tăng
dần từ Bắc vào Nam. Năm 2020, tổng công suất điện mặt trời của Việt Nam đạt

62 Trần Quang Vinh - TTXVN (2022), “Việt Nam thúc đẩy tiết kiệm năng lượng nhằm mục tiêu kép”, Báo Vietnamplus,
truy cập ngày 11/1/2023, từ https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-thuc-day-tiet-kiem-nang-luong-nham-muc-tieu-kep/
784173.vnp.
63 Xem thêm tại https://monre.gov.vn/
64 Bức tranh ngành năng lượng và tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Việt Nam (2022), “Bức tranh
ngành năng lượng và tiềm năng của năng lượng tái tạo ở Việt Nam”, truy cập từ
http://cefd.edu.vn/buc-tranh-nganh-nang-luong-va-tiem-nang-cua-nang-luong-tai-tao-o-viet-nam-
tin404#:~:text=Theo%20k%E1%BB%8Bch%20b%E1%BA%A3n%20c%C6%A1%20s%E1%BB
%9F,33%25%20(h%C3%ACnh%206).
khoảng 16.500 MW, vượt xa mục tiêu 850 MW được đặt ra và thậm chí đang tiến gần
đến mục tiêu đạt được năm 2030 là 18.600 MW
Về năng lượng gió, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng
điện gió lớn nhất Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 512 GW. Cũng
theo nghiên cứu trên, 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận
lợi cho việc lắp đặt các tuabin gió lớn. Theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện có
khoảng 106 dự án điện gió đăng ký đầu tư ở Việt Nam, và dự kiến nâng tổng công suất
khai thác lên khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030.
Tuy nhiên, đây vẫn là một con số rất khiêm tốn so với tiềm năng năng lượng gió của
nước ta.
Về tiềm năng thủy điện, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc phân bố trên
khắp cả nước nên tiềm năng phát triển thủy điện là rất lớn. Hiện Việt Nam có trên
1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, quy mô từ 10
KW tới 30 MW với tổng công suất lắp đặt trên 7.000 MW.
Về tiềm năng năng lượng sinh khối, Việt Nam là nước nông nghiệp. Tiềm năng
sinh khối từ gỗ củi vào khoảng 10,6 triệu tấn dầu quy đổi năm 2010, dự kiến là 14,6
triệu tấn năm 2030 và 14 triệu tấn năm 2050; phế thải từ nông nghiệp vào khoảng 16,8
triệu tấn năm 2010; dự kiến 20,6 triệu tấn năm 2030 và 26,3 triệu tấn năm 2050; từ rác
thải đô thị vào khoảng 0,64 triệu tấn năm 2010, dự kiến 1,5 triệu tấn năm 2030 và 2,5
triệu tấn năm 2050.
Tuy nhiên, do năng lượng tái tạo vẫn được coi là một ngành công nghiệp non
trẻ tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều gặp phải một số khó khăn
khi đầu tư vào lĩnh vực này. Đánh thuế carbon nhằm giảm mức tiêu thị năng lượng hóa
thạch là cơ sở, tiền đề để đẩy mạnh đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch, tận dụng
triệt để tiềm năng sẵn có của Việt Nam. Từ đó, tạo ra một hệ thống năng lượng đa
dạng, giảm sự lệ thuộc vào các nguồn nhiên liệu than, dầu, khí đốt. Giúp nước ta chủ
động hơn trong điều phối giá và giảm thiểu rủi ro từ tác động của thị trường bên ngoài.
Thứ ba, áp dụng thuế carbon tạo tiền đề để nghiên cứu, phát triển năng lượng
hạt nhân.
Ước tính tới năm 2030, nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam có thể đạt 551,3
TWh, tới năm 2045 mức tiêu thụ có thể tăng tới 977 TWh, tương đương mức tăng lần
lượt là 123% và 296% so với hiện nay. Theo giai đoạn 5 năm, trung bình mức tăng
trưởng nhu cầu điện được ghi nhận ở mức là 33%. 65 Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, Việt Nam đang phải đối mặt
với nguy cơ thiếu điện cục bộ, không đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.66
Vì vậy, Việt Nam cần phải có những nghiên cứu, kế hoạch tích hợp, chuyển đổi
cơ cấu sử dụng năng lượng phù hợp, hiệu quả cho đất nước, đồng thời góp phần cùng
cộng đồng quốc tế thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường đã cam kết. Phát triển
năng lượng điện hạt nhân là một trong những giải pháp góp phần giải quyết vấn đề
biến đổi khí hậu vì nhiều quốc gia trên thế giới coi là nguồn năng lượng chính, công
suất lớn, ổn định, tin cậy để chạy nền trong hệ thống điện thay thế dần nhiên liệu hóa
thạch vốn đang trong tình trạng cạn kiệt, không tạo khí nhà kính, dễ cung cấp và dự trữ
nhiên liệu, có nhiều ưu điểm trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển
bền vững. Điện hạt nhân đang cung cấp hơn 10% điện năng trên thế giới, chiếm
khoảng một phần ba lượng điện carbon thấp toàn cầu. Việc khai thác, sử dụng năng
lượng hạt nhân còn là vấn đề mới ở Việt Nam, còn gặp nhiều khó khăn, cần có sự
nghiên cứu, đầu tư dài hạn, kỹ lưỡng về công nghệ, trang thiết bị. Tuy nhiên, xu hướng
sử dụng năng lượng điện hạt nhân toàn cầu, những ưu thế của năng lượng hạt nhân
cũng như nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng cao ở Việt Nam khiến cho việc
phát triển nguồn năng lượng này là tất yếu. Và việc áp dụng thuế carbon sẽ mở đường,
tạo thêm nguồn động lực mạnh mẽ để Việt Nam tiến hành phát triển công nghệ điện
hạt nhân.
3.1.3. Áp dụng thuế carbon để giảm lượng phát thải khí nhà kính (Nga)
Giảm lượng phát thải khí nhà kính là mục tiêu chung của toàn thế giới và là xu
hướng phát triển nền kinh tế hiện đại, bền vững, có giá trị lâu dài.
Thứ nhất, áp dụng thuế carbon buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu ứng
dụng hệ thống máy móc sử dụng năng lượng sạch nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng
cao khả năng tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. Đánh thuế carbon khiến các doanh
nghiệp đang phát thải khí nhà kính phải chịu thêm chi phí và có ảnh hưởng đặc biệt
lớn tới những doanh nghiệp đang có lượng khí thải lớn, buộc họ phải tăng giá sản
phẩm để bù lại chi phí sản xuất nếu vẫn tiếp tục duy trì hệ thống sản xuất hiện tại.

65 Hồng Hạnh (2022), “Nhu cầu năng lượng tăng mạnh: Việt Nam ứng phó ra sao?”, Báo giao thông
online, truy cập ngày 11/1/2023, từ https://www.baogiaothong.vn/can-mua-dien-tu-lao-cac-du-an-ket-
noi-luoi-dien-voi-cac-nuoc-lang-gieng-d552824.html.
66 Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh và tồn tại của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường khi giá cả của hàng hóa đóng vai trò quyết định đến lựa
chọn của người tiêu dùng. Vì lợi ích lâu dài, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là
phải nghiên cứu, ứng dụng năng lượng sạch vào sản xuất để giảm thiểu tối đa lượng
khí thải ra môi trường, bình ổn giá thành sản phẩm hoặc phải tiến hành nghiên cứu các
ngành khác mà có lượng khí thải âm để bù đắp lại chi phí. Dù theo doanh nghiệp lựa
chọn phương hướng giải quyết vấn đề chi phí nào thì tổng lượng khí thải nhà kính
cũng sẽ giảm.
Thứ hai, áp dụng thuế carbon khiến cá nhân người tiêu dùng ưu tiên mua sản
phẩm ít thải CO2. Tương tự như chính sách của Pháp, chính phủ đã đánh thuế cao hơn
đối với các phương tiện giao thông thải ra nhiều khí CO2 hơn và khoản tiền thu được
này sẽ được trích ra để trừ trực tiếp vào giá của những phương tiện thải ra ít khí CO2
hơn. Việt Nam có thể áp dụng tương tự chính sách trên thông qua việc đánh thuế
carbon, định hướng người tiêu dùng mua những sản phẩm ít thải ra khí CO2. Bên cạnh
đó, đánh thuế carbon cũng khiến giá xăng dầu tăng cao, người tiêu dùng cũng sẽ có xu
hướng chuyển sang các phương tiện, sản phẩm ít tiêu thụ năng lượng (thường tương
đương với việc ít thải ra khí CO2) hoặc chuyển sang sử dụng các phương tiện, sản
phẩm sử dụng nguồn năng lượng khác như điện, năng lượng mặt trời,… Từ đó, lượng
khí nhà kính thải ra môi trường sẽ giảm đáng kể.
Thứ ba, áp dụng thuế carbon sẽ giúp giảm đến mức tối đa hậu quả của tình
trạng “rò rỉ carbon” (carbon leakage). Rò rỉ carbon được hiểu là khi một doanh nghiệp
chuyển hoạt động sản xuất phát thải carbon sang quốc gia khác có các chính sách hạn
chế phát thải lỏng lẻo hơn. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu thông qua việc các doanh
nghiệp ở các nước phát triển với chính sách bảo vệ môi trường chặt chẽ như Thủy
Điển, Đan Mạch, Pháp,… chuyển cơ sở sản xuất tới các nước kém phát triển hơn như
một số nước ở châu Phi, châu Á, mà Việt Nam cũng là một đối tượng bị hướng đến,
nhằm giảm mức thuế carbon phải nộp cho ngân sách nhà nước do chính sách hạn chế
phát thải ở các quốc gia này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hiện tượng này
không chỉ gây ô nhiễm ở các quốc gia này mà còn gây tăng phát thải khí nhà kính toàn
cầu do doanh nghiệp không còn quan tâm đến việc hạn chế đến mức tối đa lượng khí
thải. Như vậy, sự ra đời của cơ chế thuế carbon sẽ góp phần tạo ra sự cân bằng trong
chính sách hạn chế phát thải giữa Việt Nam và các quốc gia phát triển, từ đó, hạn chế
tình trạng “rò rỉ carbon”, cải thiện môi trường trong nước và góp phần bảo vệ môi
trường chung của toàn cầu, thực hiện những cam kết mà Việt Nam đã đặt ra.
3.1.4. Áp dụng thuế carbon thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo
hướng bền vững (Tâm)

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng bền vững là quá trình biến đổi hay
cấu trúc lại các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế dựa trên nền tảng các nguồn lực vật
chất, phi vật chất với số lượng, quy mô, tỉ trọng, trình độ khoa học – công nghệ nhất
định; phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan của nền kinh tế nhằm mục tiêu
kép: hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 67

Tại hội nghị COP 26, Việt Nam đã cam kết giảm 30% lượng phát thải khí nhà
kính vào năm 2030, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. 68 Để làm được như đã
cam kết, Việt Nam cần phải phối hợp giữa các ngành kinh tế với nhau trong việc đưa
ra mục tiêu chung về phát triển bền vững. Vì vậy, thuế carbon là một trong những
công cụ hữu hiệu có thể giúp chính phủ thực hiện được mục tiêu đã đặt ra bằng việc
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng bền vững.

Thuế carbon tác động vào các ngành kinh tế với phạm vi rộng, đặc biệt là các
ngành sử dụng nhiều nguyên liệu hóa thạch có mức độ phát thải khí nhà kính lớn nhất
như giao thông vận tải, sản xuất điện và một số ngành công nghiệp khác. Chỉ với bất kì
mức giá carbon nào được đưa ra để áp dụng thuế carbon cũng đều có thể sẽ giúp giảm
đáng kể lượng khí thải C02 trong hoạt động sản xuất. Thuế carbon sẽ làm tăng chi phí
đốt nhiên liệu hóa thạch, do đó làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ đặc biệt
đối với các ngành sử dụng nhiều carbon như đã kể trên. Đối với ngành sản xuất điện
thì những nơi sản xuất điện bằng than đá sẽ có mức tăng giá mạnh nhất vì nguồn điện
đó sử dụng nhiều CO2. Sự thay đổi về giá đó sẽ làm thay đổi mô hình tiêu dùng khi
các cá nhân và doanh nghiệp chuyển sang tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ ít sử dụng
carbon hơn. Điều này không chỉ định hướng sản xuất cho các ngành kinh tế, thúc đẩy
quy trình sản xuất xanh, hạn chế tạo ra khí thải carbon và chuyển sang cung cấp những
sản phẩm bền vững với môi trường bằng việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng

67 Việt Hà (2022), “Giảm phát thải khí nhà kính để phát triển xanh bền vững”, Bộ Công Thương Việt Nam, từ
[https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/phan-dau-phat-thai-rong-bang-0-vao-nam-2050.html], truy cập ngày 20/01/2023.
68 công cụ đánh giá chính xác hiệu quả của các dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu,
tiến tới phát triển lĩnh vực năng lượng và giao thông theo hướng bền vững
lượng sạch hơn trong toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, thuế carbon giúp định hướng
tiêu dùng, tạo thói quen sử dụng những sản phẩm vừa bảo vệ môi trường vừa hợp giá
cả và nhu cầu của khách hàng.

3.2. Đề xuất phương án nhằm triển khai áp dụng thuế carbon tại Việt Nam
Để có thể triển khai thuế carbon tại Việt Nam đạt được như kì vọng, cần thiết
có phương án cụ thể để vừa đảm bảo tính thực thi trên thực tế, vừa mang lại hiệu quả
cao. Theo đó, trên cơ sở nghiên cứu việc áp dụng thuế carbon của một số nước trên thế
giới như đã đề cập ở chương 2 cùng với hệ thống thuế tại Việt Nam, việc áp dụng thuế
carbon có thể được thực hiện theo 1 trong 2 phương án sau đây để cân nhắc những ưu
nhược điểm để xây dựng luật thuế carbon sao cho đạt được hiệu quả cao:
Phương án thứ nhất, tích hợp thuế carbon vào thuế bảo vệ môi trường hiện tại.
Về ưu điểm, thuế carbon và thuế bảo vệ môi trường có sự tương thích với nhau
bởi hai loại thuế này đều hướng đến mục đích chung là bảo vệ môi trường nói chung,
giảm những tác động xấu đến với môi trường. Bên cạnh đó, đối tượng chịu thuế như
than đá, xăng, dầu thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thuế bảo vệ môi trường đồng
thời đang được cân nhắc là đối tượng chịu thuế của thuế carbon.
Thêm nữa, việc xây dựng thuế carbon trên cơ sở thuế bảo vệ môi trường phần
nào sẽ nhận được sự chấp thuận từ xã hội hơn so với việc thiết lập và áp dụng một loại
thuế hoàn toàn mới và độc lập. Khi tích hợp thuế carbon vào thuế bảo vệ môi trường
thì giảm đi sự khó khăn trong vấn đề chồng chéo thuế cũng như tình trạng đánh thuế
hai lần sẽ được giải quyết, đây cũng là một bài toán khó khi thiết lập thuế carbon bởi lẽ
xuất phát từ những đặc điểm của thuế carbon đã được đề cập tại chương 1.
Bên cạnh đó, việc quản lý thuế carbon trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp
thuế, quyết toán thuế được thực hiện trên cơ chế quản lý thuế bảo vệ môi trường sẽ
giảm được nhân lực cũng như các chi phí hành chính có liên quan, giúp cho việc áp
dụng thuế carbon có tính khả thi khi đưa vào thực tế.
Ngoài ra, phương án này còn có ưu điểm nữa là ít cần thiết phải tăng cường
năng lực của MRV69 hiện tại. Điều này sẽ giảm gánh nặng có liên quan đến yêu cầu
MRV cho các đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và tạo thuận lợi cho việc thực
hiện phương án, đặc biệt trong bối cảnh các lĩnh này có các thực hành MRV hiện tại
chưa đủ mạnh.
69Dự án “Hỗ trợ tăng cường năng lực và đổi mới thể chế thực hiện tăng cường xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam
(CIGG)”, Nghiên cứu “Cơ hội thực hiện định giá carbon tại Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018, tr.57.
Về hạn chế, việc nhận biết và phân bổ nguồn thu từ thuế carbon cho các hoạt
động môi trường cụ thể là không khả thi theo khung pháp lý thuế hiện có ở Việt Nam,
và do vậy chỉ điều chỉnh đơn giản thuế hiện có sẽ không cho phép sử dụng nguồn thu
cho mục đích khác. Hạn chế này sẽ làm giảm vai trò của thuế carbon trong việc thực
hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế
carbon thấp. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được khắc phục khi Chính phủ ban hành
nghị định quy định cụ thể về việc hạch toán riêng phần thuế carbon trong thuế bảo vệ
môi trường để sử dụng cho các dự án nói chung trong lĩnh vực môi trường.
Tiếp theo, như đã thấy trong ý kiến chưa thông qua việc tăng thuế suất đối với
các sản phẩn xăng dầu gần đây, phương án này cần sự đồng thuận từ đông đảo các bên
tham gia và phê duyệt của các bộ ngành, cơ quan Chính phủ và tới Quốc hội. Nhìn
chung sẽ có phản đối đối với bất kỳ đề xuất tăng thuế nào mà có thể có ảnh hưởng tiêu
cực và do vậy không dễ để có thể thông qua đề xuất tăng do các quan ngại về các tác
động chính trị lên các quyết định đó. Để giảm rủi ro này, cần phải cung cấp đầy đủ các
thông tin cơ sở để làm rõ tính hợp lý của đề xuất tăng thuế như vậy và thể hiện các lợi
ích xã hội và môi trường liên quan (ví dụ thông qua việc sử dụng các công cụ mô hình)
để tránh nguy cơ các phương án này sẽ đơn giản được hiểu là tăng thêm gánh nặng đối
với người trả thuế và cuối cùng là tăng gánh nặng đối với xã hội, Các chiến dịch nâng
cao nhận thức ở cấp chính sách và đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình có thể giúp
giảm bớt nguy cơ này và có thể đóng góp vào việc thảo luận minh bạch hơn về lợi ích
và ảnh hưởng của việc điều chỉnh thuế suất hiện tại.70
Phương án thứ hai, ban hành thuế carbon hoàn toàn mới, độc lập trong hệ thống
thuế và được áp dụng song song với thuế bảo vệ môi trường.
Về ưu điểm, việc xây dựng thuế carbon hoàn toàn độc lập sẽ phù hợp với Nghị
định Chính phủ quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bởi
loại thuế này sẽ tập trung chủ yếu về việc giảm phát thải khí nhà kính và đáp ứng theo
đúng lộ trình. Bên cạnh đó, thuế carbon sẽ tách bạch cụ thể những chất thải chứa
carbon ra khí quyển và đánh thuế trên hoạt động sản xuất mà thải ra khí nhà kính.
Về hạn chế, việc giới thiệu thuế mới về phát thải cần phải trải qua một quy trình
phê duyệt kéo dài, bắt đầu từ cơ quan đề xuất (theo đây là Bộ Tài chính) qua thẩm định
của Bộ Tư pháp để có được phê duyệt từ Chính phủ. Khi đó, Chính phủ sẽ phải đề xuất

70Dự án “Hỗ trợ tăng cường năng lực và đổi mới thể chế thực hiện tăng cường xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam
(CIGG)”, Nghiên cứu “Cơ hội thực hiện định giá carbon tại Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018, tr.57
việc đưa luật thuế carbon mới vào chương trình xây dựng pháp luật của Uỷ ban
Thường vụ của Quốc hội. Sau đó, đề xuất luật thuế sẽ phải thông qua thẩm định của
Uỷ ban Dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội, sau đó sẽ tiếp nhận được góp ý từ
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và được thảo luận trong Kỳ họp Quốc hội để thông qua.
Để được Quốc hội thông qua, còn có sự ủng hộ chính trị và đồng thuận mạnh từ các
bên liên quan: phương án này do vậy sẽ cần có cam kết mạnh mẽ từ các Bộ, ngành để
hỗ trợ việc giới thiệu thuế mới trải qua toàn bộ quy trình và nhận được sự ủng hộ cần
thiết từ các bên tham gia khác nhau trong các bước khác nhau để giới thiệu thuế mới71.
Ngoài ra, về chi phí ban hành thuế carbon mới rất cao, bao gồm chi phí hành chính cho
quy trình phê duyệt kéo dài, chi phí kỹ thuật cho việc đánh gíá trước và thiết lập hệ
thống MRV cùng nhiều chi phí khác.
Bên cạnh đó, cần thiết phải giải quyết vấn đề trùng lặp thuế dẫn đến việc đánh
thuế hai lần khi thuế carbon tồn tại song song với thuế bảo vệ môi trường, hoặc có thể
dẫn đến trường hợp khi thuế carbon được giới thiệu thì các loại thuế khác cũng sẽ dần
bị thay thế để đảm bảo sự công bằng trong việc tái phân phối nguồn thu từ thuế thông
qua việc giảm các thuế khác hiện có. Điều này dẫn đến sự cồng kềnh cũng như tốn
kém về mặt thời gian, cũng như sự nhạy cảm khi có thể tạo ra sự phản đối, bất bình đối
với thuế carbon nếu việc phân bổ nguồn thu tạo ra được cho là không công bằng.
Vấn đề đáng quan tâm tiếp theo là về MRV, bởi đây là một thách thức khi
MRV chưa phải là một thực hành thông thường trong phần lớn ngành công nghiệp ở
Việt Nam. Bởi khi áp dụng thuế carbon, cần thiết phải có năng lực kỹ thuật để thiết kế
và thực hiện việc giám sát, báo cáo và thẩm tra cấp cơ sở hoặc nhà máy phải được cụ
thể hoá, bởi hoạt động này đảm bảo kiểm kê được các phát thải chịu thuế một cách
minh bạch và chính xác, là điều kiện để thu thuế đúng, đủ và phát huy vai trò của thuế
carbon.
Như vậy, xét thấy hai phương án trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất
định để có thể lựa chọn phương án hợp lý. Thông qua việc xem xét và cân nhắc những
mặt lợi ích từ việc áp dụng thuế carbon, nhóm tác giả nhận thấy lựa chọn phương án
thứ nhất khi tích hợp thuế carbon vào thuế bảo vệ môi trường hiện tại có tính khả thi

71 Xem thêm tại:


https://www.nccs.gov.sg/singapores-climate-action/carbon-tax/#:~:text=The
%20carbon%20tax%20level%20is,give%20emitters%20time%20to
%20adjust.&text=To%20achieve%20our%20climate%20ambition,tCO2e%20by
%202030.
và nhóm tác giả sẽ đề xuất xây dựng khung pháp lý về luật thuế carbon bao gồm chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật thuế carbon, thuế suất carbon, đối tượng chịu thuế
carbon.
3.3. Đề xuất xây dựng khung pháp lý về luật thuế Carbon tại Việt Nam
3.3.1. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế carbon (Tâm)
Trên cơ sở tham khảo về các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế carbon ở
các quốc gia trên thế giới, chủ yếu là quan hệ giữa người nộp thuế có hoạt động sản
xuất, phát thải khí nhà kính và Nhà nước giữ vai trò là chủ thể thu thuế, do đó, quan hệ
này sẽ thể hiện qua khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể nộp thuế carbon

Quan hệ pháp luật thuế carbon là quan hệ thu, nộp thuế phát sinh giữa Nhà nước
với các cá nhân, tổ chức có hoạt động phát thải khí nhà kính ra ngoài môi trường được
quy phạm pháp luật thuế carbon điều chỉnh.

Việc đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu và khí tự nhiên đã tạo ra một lượng
carbon đáng kể từ các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận
tải, sản xuất điện hay một số ngành công nghiệp nên thuế carbon là một khoản phí để
áp dụng cho các cá nhân, tổ chức này nhằm giảm khí nhà kính và carbon vào khí
quyển. Thuế carbon có thể được đánh vào các loại khí nhà kính khác nhau, chẳng hạn
như carbon dioxide, metan, nitơ oxit và khí flo. Những loại khí này đều tồn tại trong
quá trình sản xuất các loại nhiên liệu hóa thạch đã kể trên.

Thuế carbon có thể được đánh thuế vào “thượng nguồn”, nơi ít phải chịu thuế
nhất (ví dụ là các nhà cung cấp than, cơ sở chế biến khí tự nhiên và nhà máy lọc dầu).
Ngoài ra, thuế cũng có thể đánh vào “giữa dòng” là các nhà sản xuất điện hay “hạ
nguồn” (ví dụ như các ngành sử dụng năng lượng, hộ gia đình hay các phương tiện).
Tuy nhiên, nhóm tác giả đề xuất phương án đánh thuế carbon vào chính các nhà cung
cấp hay các cơ sở chế biến (tức là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất) bởi chính
những tổ chức này đã sử dụng các nhiên liệu hóa thạch để tạo ra sản phẩm và là nơi
thải khí CO2 trực tiếp. Bên cạnh đó, nếu đánh thuế carbon vào giữa dòng hay ở hạ
nguồn có khả năng bị trùng với một số loại thuế đã ban hành như thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế giá trị gia tăng, … hạn chế việc đánh thuế hai lần.
Căn cứ để xác định cá nhân, tổ chức nào có nghĩa vụ phải nộp thuế carbon cho
Nhà nước Việt Nam là dựa vào dấu hiệu có hoạt động thải khí C02 ra ngoài môi
trường bởi thuế carbon là loại thuế đánh vào lượng khí C02 phát thải ra môi trường
hoặc trong quá trình sản xuất một đơn vị hàng hóa và dịch vụ liên quan.

Thứ hai, về cơ quan quản lý, thu thuế carbon.

Theo khoản 1 điều 55 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định: “Cơ quan
thu ngân sách là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ
thu ngân sách nhà nước.” Theo đó, cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý và thực hiện
thu thuế đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế trong nước.

3.3.2. Căn cứ tính thuế suất (Tâm)

Số tiền phải nộp thuế carbon có thể được tính bằng cách nhân hàm lượng khí
carbon dioxide trong tổng lượng phát thải khí nhà kính có thể tính toán được (làm tròn
đến đơn vị gần nhất) với thuế suất carbon. Theo đó, thuế suất được tính căn cứ vào
mức thiệt hại mà 1 đơn vị trên tấn CO2 gây ra khi phát thải vào môi trường. Do đó,
thuế suất sẽ được xác định bằng một số tuyệt đối với đơn vị trên tấn CO2, điều này
đồng nghĩa với việc phát thải CO2 tăng thì thuế suất sẽ tăng và ngược lại.

Để chính phủ quy định một mức thuế suất carbon hợp lý, ta cần phải cân nhắc kỹ
lưỡng về các điều kiện trong nước và học hỏi kinh nghiệm các quốc gia khác. Tại
Singapore, mức thuế suất là $ 5 /tấn C02 (tC02e) đang nằm ở mức thấp nhất của khu
vực. Bộ trưởng bộ Môi trường và Bền vững bà Grace Fu phát biểu trước Quốc hội vào
thứ Ba (8/11/2022) tại buổi đọc thứ hai về Dự luật định giá carbon (sửa đổi) cho rằng
giá carbon quá thấp sẽ không cung cấp đủ động lực để thực hiện những thay đổi cần
thiết trong việc đạt được mục tiêu phát thải tại Singapore. 72 Vì vậy, như đã trình bày tại
chương 2, để đạt được tham vọng khí hậu của Singapore, thuế carbon sẽ được tăng dần
lên $ 25/tCO2e vào năm 2024 và 2025, và $ 45/tCO2e vào năm 2026 và 2027, nhằm
đạt tới $ 50-80/tCO2e vào năm 2030. Bởi việc tăng mạnh thuế suất carbon của
Singapore có thể phản tác dụng trong ngắn hạn và thậm chí có thể cản trở tiến bộ kinh
tế rộng lớn hơn, do chi phí gia tăng cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng mà nó sẽ

72 Bảng đề xuất thuế suất cụ thể xem thêm tại phụ lục số
mang lại. Do đó, chính sách tăng thuế suất carbon như hiện tại của nước này hoàn toàn
hợp lý.

Bên cạnh đó, Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 quy định về biểu khung
thuế, cụ thể thuế cho xăng, dầu, mỡ nhờn dao động từ 300 - 4.000 đồng/1 đơn vị hàng
hóa; thuế cho than đá dao động từ 10.000 – 50.000 đồng/1 đơn vị hàng hóa. Tại điều 9
Luật thuế xăng dầu năm 1957, sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định thuế suất thuế xăng
dầu là 24.300 yên/1 kg xăng. Hà Lan có thuế xăng cao nhất trong Liên minh châu Âu,
ở mức € 0,81 mỗi lít ($ 3,51 mỗi gallon). Ý đứng thứ hai, ở mức 0,73 EUR/lít (3,14
USD/gallon), tiếp theo là Phần Lan và Hy Lạp, với mức thuế lần lượt là 0,72 EUR và
0,7 EUR/lít (3,13 USD và 3,02 USD/gallon).Như vậy, so với một số quốc gia trên thế
giới thuế suất của nước ta có chênh lệch khá lớn.

Bên cạnh đó, nhìn từ thuế suất được áp dụng trong Luật thuế bảo vệ môi trường
năm 2010, nếu áp dụng mức thuế suất carbon dưới 10.000 đồng/1 tC02e là quá thấp và
không mang lại hiệu quả cao, nếu áp dụng mức thuế suất từ 40.000 - 50.000 đồng/ 1
tC02e thì sẽ quá cao khi ban hành 1 loại thuế mới vào thực tiễn sẽ gây ra ảnh hưởng
tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam do không có sự tương xứng với các loại
thuế đã có. Chẳng hạn, việc áp dụng một mức thuế suất quá cao khiến cho giá cả hàng
hóa liên tục tăng mạnh dễ gây ra lạm phát cho cả thị trường kinh tế, từ đó làm xáo trộn
sản xuất và tiêu dùng.

Từ những lý do trên, nhóm tác giả đề xuất áp dụng mức thuế suất carbon từ
10.000 - 30.000 đồng/1 tC02e.73

3.1.4. Đối tượng chịu thuế (Ngọc)


Xuất phát từ tính chất của thuế carbon khi áp dụng đối với lượng khí CO2 được
thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, đối tượng chịu thuế carbon là các
loại nhiên liệu hóa thạch được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống như dầu
thô, than đá, khí gas tự nhiên, xăng, dầu, methanol, naphtha, butan; khí hoá lỏng,... 74,
đây là những đối tượng chịu thuế cơ bản mà thuế carbon cân nhắc quy định.

73 Xem thêm tại: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?


dDocName=MOF156976
74 An Bình (2021), “Hội nghị COP26 bế mạc với thỏa thuận lịch sử”, Báo điện tử
Chính phủ, truy cập ngày 30/01/2023, từ [https://baochinhphu.vn/hoi-nghi-cop26-be-
mac-voi-thoa-thuan-lich-su-102303865.htm].
Tuy nhiên, có thể cụ thể hoá những chất hoá học được sử dụng trong sản xuất
khi phát thải ra môi trường cũng như tham khảo đối tượng chịu thuế carbon ở các nước
khác trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam, để có sự cụ thể hóa, tách bạch chế định
thuế carbon với luật bảo vệ môi trường. Có thể kể đến Singapore, đối tượng chịu thuế
carbon ở nước này là những cơ sở phát thải lớn hơn hoặc bằng 25000 tấn phát thải nhà
kính ở mỗi năm, còn đối tượng chịu thuế carbon ở Nhật Bản là dầu thô, xăng, khí gas
tự nhiên và than đá tại thời điểm bắt đầu đưa các sản phẩm nhiên liệu này vào thị
trường ở khâu nhập khẩu hoặc khai thác. Hoặc ở Mexico, đối tượng chịu thuế carbon
là nhiên liệu hóa thạch như Xăng, than cốc dầu mỏ, than cốc các-bon, propane, butane,
dầu hỏa và nhiên liệu phản lực, dầu ma-zút và than đá.
Bên cạnh đó, cần thiết tách bạch những đối tượng chịu thuế được quy định tại
Luật bảo vệ môi trường năm 2010 bao gồm chủ yếu xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá;
Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon, để trở thành đối tượng chịu thuế tại chế định
thuế carbon. Từ đó, đối tượng chịu thuế carbon sẽ không bị trùng với thuế Bảo vệ môi
trường.
Như vậy, nhóm tác giả đề xuất một số đối tượng chịu thuế carbon bao gồm một
số đối tượng chịu thuế trong thuế bảo vệ môi trường cùng với đối tượng chịu thuế mới
khi đã có sự tham khảo từ pháp luật các nước như sau:
(i) Xăng, dầu, mỡ nhờn;
(ii) Than đá;
(iii) Khí hoá lỏng;
(iv) Nhiên liệu phản lực;
(v) Các cơ sở phát thải khí nhà kính;
(vi) Nhà máy nhiệt điện đốt than.
Ngoài ra, trên cơ sở tham khảo về những đối tượng không thuộc diện chịu thuế
theo Singapore như đã đề cập tại chương 2, thì thuế carbon có thể tham khảo thêm một
số khí thải không thuộc diện chịu thuế có thể kể đến là: carbon dioxide để nổ mìn và
thanh lọc; Carbon dioxide từ quá trình đốt cháy chất bôi trơn hoặc sáp paraffin;
Carbon dioxide từ nhiên liệu sinh học cùng một số loại khí khác.
3.3. Đề xuất các biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật thuế carbon nhằm
hình thành cơ chế pháp lý thuế carbon đầy đủ (Nga)
3.3.1. Các chính sách nhằm giới thiệu thuế carbon
3.3.1.1. Các chính sách tạo điều kiện của nhà nước
Áp dụng thuế carbon sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, phù hợp với xu
hướng tiến bộ của thế giới. Tuy nhiên, việc đánh thuế carbon sẽ gây ảnh hưởng tới
nhiều khía cạnh của đời sống, nhất là về góc độ kinh tế. Do đó, để có thể áp dụng và
duy trì thuế carbon, nhà nước phải có những biện pháp phù hợp nhằm giới thiệu thuế
carbon vào đời sống, mà trước hết là phải tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình
chuyển đổi từ các phương tiện, hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất thông thường,
tạo ra nhiều khí thải CO2 sang các phương tiện sử dụng năng lượng sạch, thân thiện
với môi trường.
Đối với các doanh nghiệp, chính phủ có thể ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng cho các
doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất sạch hơn. Điều này như một sự bù đắp
chi phí cho doanh nghiệp khi phải nghiên cứu, ứng dụng hệ thống máy móc hiện đại,
bảo vệ môi trường hơn với giá thành cao hơn hệ thống máy móc cũ, nhà nước có thể
đặt ra những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như giảm thế, hoàn
thuế. Đồng thời, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp tại các ngân hàng và các
tổ chức tín dụng khác khi có nhu cầu đầu tư vào công nghệ hiện đại, sử dụng năng
lượng sạch. Từ đó, bài toán kinh tế của doanh nghiệp sẽ phần nào được giải quyết, cân
giúp doanh nghiệp cân bằng, ổn định giá thành sản phẩm.
Đối với cá nhân người tiêu dùng, những sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu hay sử
dụng năng lượng sạch vẫn còn có giá thành cao hơn so với những sản phẩm khác, do
đó, nhà nước cũng cần có chính sách để hỗ trợ họ. Việt Nam có thể áp dụng mô hình
“thưởng – phạt” (Bonus – malus) của Pháp như đã đề cập ở phần trên đối với các sản
phẩm tiêu dùng. Theo đó, người mua sản phẩm thải ra nhiều khí CO2 sẽ phải nộp thêm
một khoản tiền nữa (malus), còn người mua những sản phẩm thải ra ít hoặc không thải
ra khí CO2 sẽ được nhận lại khoản tiền tương ứng (bonus). Như vậy, đây là một hình
thức trợ giá đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường, động thời hạn chế việc
mua những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Khi có “cầu” từ thị trường, các doanh
nghiệp sẽ có nguồn động lực và nguồn vốn để tiếp tục nghiên cứu, cải tiến các sản
phẩm sử dụng năng lượng sạch để đảm bảo nguồn “cung”. Nhờ đó, các sản phẩm này
sẽ ngày càng trở nên hiện đại hơn, bảo vệ môi trường hơn và giá thành sẽ dần được ổn
định hơn, tiến tới không cần có sự trợ giá từ mô hình “thưởng – phạt” và có thể loại bỏ
hoàn toàn những sản phẩm thải ra nhiều khí CO2 gây ô nhiễm môi trường.
3.1.1.2. Các chính sách đầu tư cần thiết
Bên cạnh những hỗ trợ về mặt kinh tế của nhà nước cho các doanh nghiệp và cá
nhân người tiêu dùng, để áp dụng có hiệu quả thuế carbon, nhà nước cũng cần phải
tiến hành những khoản đầu tư nhất định.
Thứ nhất, phải đầu tư các công cụ cần thiết để đo lường lượng khí thải carbon.
Đây là những máy móc thiết yếu để có thể thực hiện đánh thuế carbon. Chỉ khi xác
định được mức độ phát thải CO2 thì mới có cơ sở để tính mức thuế carbon phải nộp
cho ngân sách nhà nước. Do đó, thiết bị đo lường phải được đầu tư kỹ lưỡng, đảm bảo
chất lượng để tránh sai sót khi sử dụng.
Thứ hai, phải tiến hành đầu tư nguồn nhân lực làm nhiệm vụ theo sát, thanh tra,
kiểm tra việc đóng thuế carbon. Đây là một cơ chế thuế mới nên khi mới được đưa vào
thực tiễn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, cơ chế ban đầu đưa ra cũng có thể sẽ còn nhiều lỗ
hổng, bất cập trên thực tế. Do đó, phải có đội ngũ theo sát việc áp dụng thuế carbon,
kịp thời phát hiện những điểm yếu còn tồn tại để có sự sửa đổi phù hợp, đồng thời hỗ
trợ, giải đáp thắc mắc của người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ
đóng thuế. Nhằm tránh thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước, đảm bảo mọi chủ thể
chịu thuế thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ, công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến
hành nghiêm túc nhất là trong những năm đầu tiên áp dụng cơ chế thuế carbon.
Thứ ba, áp dụng cơ chế thuế carbon đồng nghĩa với việc buộc doanh nghiệp,
người dân hạn chế sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên, do quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng lên rất nhanh và
không có dấu hiệu giảm, do đó, nhà nước phải đầu tư vào các nguồn nhiên liệu sạch
khác để đảm bảo nguồn cung năng lượng cần thiết. Áp dụng thuế carbon sẽ tạo ra
nguồn động lực để nhà nước đẩy mạnh việc ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo,
nhưng ngược lại, ứng dụng các nguồn năng lượng này cũng chính là cơ sở để việc
đánh thuế carbon có tính khả thi trên thực tế. Bởi chỉ khi nhu cầu năng lượng được đáp
ứng đủ từ năng lượng tái tạo thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng mới có thể hạn
chế sử dụng các nguồn nhiên liệu khác như xăng dầu.
3.3.2. Các chế tài pháp lý
Khi đã đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, đã tạo điều kiện tối đa cho doanh
nghiệp và cá nhân người tiêu dùng trong việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng
sạch, bảo vệ môi trường, mọi chủ thể đều phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm chỉnh
chính sách thuế của nhà nước. Để đảm bảo điều đó, nhà nước phải đặt ra những chế tài
xử phạt thích hợp đối với những trường hợp vi phạm.
Thứ nhất, chế tài hành chính. Cũng giống như khi không tuân thủ nghĩa vụ
đóng các loại thuế khác, hành vi trốn thuế carbon nếu chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt hiện nay đã tương đối phù
hợp, có thể tiếp tục được áp dụng đối với hành vi trốn thuế carbon. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 17, phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết
giảm nhẹ trở lên khi có hành vi vi phạm. Tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); nếu không có tình
tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn; phạt tiền 2 lần số
thuế trốn đối với người nộp thuế có một tình tiết tăng nặng; phạt tiền 2,5 lần số tiền
thuế trốn đối với người nộp thuế có hai tình tiết tăng nặng và 3 lần số tiền thuế trốn đối
với người nộp thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên. Bên cạnh đó, buộc người có
hành vi trốn thuế nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước, nếu đã quá thời
hiệu xử lý hành vi vi phạm (thời hiệu là 2 năm) thì người nộp thuế không bị xử phạt về
hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp
tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.
Theo quy định tại điều 42, trong trường hợp chậm nộp tiền phạt vi phạm hành
chính về thuế thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền
phạt chậm nộp. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ
quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề
trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế 2019, trong trường hợp
chậm nộp thuế thì mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế
chậm nộp; thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày
phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn
thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân
sách nhà nước.
Thứ hai, chế tài hình sự. Trong trường hợp trốn thuế với số tiền lớn đến mức
phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cá nhân, pháp nhân phải chịu trách nhiệm theo
quy định tại Điều 200 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Với cá
nhân trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết một trong các tội quy định tại
các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304,
305, 306, 309 và 311 Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể
bị phạt tiền với mức thấp nhất là 100.000.000 đồng và mức cao nhất là 4.500.000.000
hoặc phạt tù với mức thấp nhất là 3 tháng đến mức cao nhất là 7 năm tùy mức độ vi
phạm, bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản, nếu bị phạt tù thì có thể bị phạt tiền từ từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng.
Với pháp nhân trốn thuế từ 200.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến
dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế
hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189,
190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể
bị phạt tiền với mức thấp nhất là 300.000.000 đồng và mức cao nhất 10.000.000.000
đồng hoặc đỉnh chỉ đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy từng mức độ vi phạm. Nếu bị đình chỉ hoạt động thì
còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh,
cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến
03 năm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 (Ngọc)


Phát triển bền vững là mục tiêu mà các quốc gia trên thế giới luôn mong muốn
đạt được. Trong đó Việt Nam đang trong quá trình hướng đến mục tiêu “Phát thải ròng
bằng 0 - Net Zero năm 2050”, để hoàn thành kỳ vọng đó, cần thiết phải có những hoạt
động giảm phát thải khí nhà kính nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Thuế
carbon là một công cụ cần thiết để góp phần hướng đến phát triển bền vững theo
hướng vừa đảm bảo ổn định kinh tế trong các hoạt động sản xuất, vừa góp phần giảm
thiểu lượng khí thải nhà kính, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Để đạt được mong muốn đó, cần thiết cân nhắc lộ trình giới thiệu thuế carbon
vào thực tiễn cũng như phương hướng để áp dụng thuế carbon hiệu quả. Nhóm tác giả
đã đề xuất 02 phương án cũng như đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của từng
phương án, theo đó, nhóm tác giả lựa chọn phương án tích hợp thuế carbon vào thuế
bảo vệ môi trường để vừa đảm bảo chi phí thấp khi ban hành một sắc thuế mới, vừa
hạn chế được tình trạng chồng chéo, đánh thuế hai lần trong hệ thống thuế Việt Nam
và vừa hạn chế được sự tăng cường năng lực của MRV hiện tại.
Để có thể triển khai được phương án đã đưa ra, nhóm tác giả cũng đã xây dựng
khung pháp lý thuế carbon với 03 yếu tố chính là: chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
thuế carbon là người nộp thuế là các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động phát thải khí
nhà kính ra môi trường và Nhà nước là chủ thể thu thuế cũng như có những quy định
cụ thể trong quá trình quản lý thuế; đối tượng chịu thuế carbon và thuế suất carbon sẽ
giao động từ 10.000 đồng đến 30.000 đồng/t CO2 hoặc đơn vị lít áp dụng đối với đối
tượng chịu thuế cụ thể.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả đề xuất các biện pháp đảm bảo thực hiện thuế
carbon với mong muốn hình thành cơ chế pháp lý thuế carbon đầy đủ thông qua các
chính sách tạo điều kiện của Nhà nước như ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng cho các doanh
nghiệp chuyển đổi sang công nghệ sản xuất sạch, không sử dụng nhiên liệu hoá thạch;
chính sách đầu tư cần thiết cũng như có các chế tài pháp lý như chế tài hành chính, chế
tài hình sự để đảm bảo việc thực hiện thuế carbon nghiêm túc, thực hiện đúng, thực
hiện đủ theo quy định pháp luật, giảm thiểu tình trạng nộp chậm, nộp thiếu, trốn thuế
đối với sắc thuế mới này.
Như vậy, hướng đến cơ chế phát triển bền vững với những cơ hội mở rộng
trong tương lai khi vừa đảm bảo phát triển kinh tế bền vững vừa có những tác động
tích cực đến môi trường, thuế carbon có thể sẽ phát huy được vai trò của mình khi
hướng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả lượng nhiên liệu trong môi trường cũng như
dần chuyển sang những nhiên liệu sạch hơn, có khả năng tái tạo, tiết kiệm nguồn tài
nguyên hữu hạn. Bên cạnh đó, việc giảm thiểu lượng khí nhà kính trong môi trường là
mục tiêu mà đất nước ta luôn cố gắng thực hiện, không những kiểm soát được lượng
khí phát thải ra môi trường mà còn ngày càng đảm bảo sức khỏe của người dân, nâng
cao đời sống tinh thần để giúp cho đất nước ta ngày càng vững mạnh không chỉ trên
thương trường kinh tế mà còn là môi trường xanh sạch đẹp.

You might also like