You are on page 1of 5

Mở đầu

Nóng lên toàn cầu đang diễn ra một cách nghiêm trọng. Việt Nam là một trong những
quốc gia chịu ảnh hưởng nặng bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu. Theo báo cáo của Ủy
ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng
lên khoảng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mực nước biển cũng đã dâng lên, dự
kiến vẫn tiếp tục tăng đến con số 30-40cm trong vài mươi năm tới. Điều đáng nói nước ta
có đường bờ biển kéo dài dọc Bắc-Nam, cho nên nóng lên toàn cầu phần nào ảnh hưởng
đến đời sống, sức khỏe, kinh tế con người.

Việt Nam đang nỗ lực chung tay cùng thế giới làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí
hậu ngày càng rõ nét, ô nhiễm môi trường. Vào ngày 14 tháng 11 năm 2021, Việt Nam đã
công bố cam kết mới về giảm phát khí thải nhà kính tại Hội nghị COP26. Cam kết này
bao gồm: Giảm 8% lượng phát khí thải nhà kính vào năm 2030 nên kịch bản phát triển
thông thường, dựa trên năng lượng phát thải năm 2010. Giảm 25% lượng phát khí thải
nhà kính vào năm 2030 nếu được nhận hỗ trợ kết quả từ cộng đồng quốc tế.

Để giảm thiểu các tác động môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, trước đó
Chính phủ cũng đã ban hành các quy định về sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả
Công trình xanh là một trong những giải pháp được Việt Nam xem trọng trong việc giảm
tác động môi trường.

Ngành xây dựng là một trong những ngành khá phổ biến ở Việt Nam. Công trình xây
dựng xuất ngày một nhiều hơn bởi dân số tăng và nhu cầu của con người ngày càng cao
về nhiều vấn đề như cần các: Trung tâm siêu thị lớn để thỏa sức vui chơi mua bán. Việc
xây dựng đã trở thành một việc khá phổ biến hiện nay cung cấp việc làm cho hàng nghìn
người.
Tính đến năm 2023, có hơn 100 quốc gia trên thế giới tham gia công trình xanh. Các
quốc gia này đã phát triển các tiêu chuẩn, tiêu chuẩn và hệ thống chứng nhận công nghệ
xanh dành riêng hoặc tham gia các hệ thống chứng nhận quốc tế. Các quốc gia phát triển:
Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New
Zealand,... Các quốc gia gia đang phát triển: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil,
Mexico, Indonesia, Malaysia,.. Điều này cho thấy xu hướng tất yếu của thế giới về việc
thực hiện công trình xanh.
Với xu thế đó, ở nước ta cũng đã có một số nghiên cứu về tính bền vững đối với sự
“xanh” của công trình, tuy nhiên đó là những nghiên cứu mang tính kỹ thuật và nâng cao
nhận thức, tập trung trả lời các câu hỏi, thế nào là công trình, lợi ích của công trình này là
gì mà chưa đi sâu vào thực nghiệm. Như vậy, có thể thấy việc tập trung nghiên cứu về
công trình xanh (vấn đề vận hành một công trình) là chưa đủ, mà phải tiến hành thực
nghiệm. Nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu Công trường
xanh ở Tp Hồ Chí Minh”.

Tình hình nghiên cứu nước ngoài:


1. Nhóm tác giả Wenwwu Yang, Jianbo Wang, Juan Ge và PengChen năm 2013 đã
nghiên cứu được rằng: các nước trên thế giới cam kết tiết kiệm năng lượng và giảm phát
thải, và xây dựng là giai đoạn tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trong vòng đời của công
trình. Xây dựng xanh sẽ là mắt xích quan trọng để hiện thực hóa việc tiết kiệm năng
lượng và giảm phát thải trong lĩnh vực xây dựng. Hệ thống chỉ số đánh giá công trình
xanh được thiết lập trong bài nghiên cứu, bao gồm năm cấp độ như quản lý xây dựng, sử
dụng vật liệu và tài nguyên vật liệu, bảo tồn và sử dụng nước, sử dụng và tiết kiệm năng
lượng, sử dụng và bảo vệ đất. Các khía cạnh này được chia thành 20 chỉ số trong hệ
thống quản lý công trình xanh.

2. Nhóm tác giả Ram Arif, Z Sriyolja, A Wibawwa, H Nofita, K Yahya và S Sharif trong
bài báo trên “IPOP Conference Series” số 513 năm 2019 đã đề cập rằng: Con người là
một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại về môi trường. Hành vi xanh của nhân viên
phải có khả năng duy trì chất lượng môi trường vì ngành xây dựng là tác nhân gây ra thiệt
hại môi trường cao trên thế giới. Kiểm soát tổng hợp là cần thiết trong việc phát triển
nhận thức hành vi xanh, đặc biệt đối với nguồn nhân lực tham gia vào các dự án xây
dựng và nhà ở. Nhóm tác giả đưa ra mục tiêu của bài nghiên cứu này là phát triển khung
khái niệm về Chỉ số xanh hành vi (BGI) trong xây dựng. Phương pháp được phát triển
bằng cách sử dụng các nghiên cứu khung và phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố được
thực hiện trên các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến hành vi xanh như các yếu tố bên
ngoài và yếu tố bên trong. Kết quả của nghiên cứu này sẽ được áp dụng làm khung khái
niệm đầu vào để phát triển BGI cần được theo dõi bằng cách tăng cường hành vi xanh,
giảm rào cản hành vi và hỗ trợ khả năng sinh sống.

3. Tác giả Yan Shuai-ping thông qua bài báo nghiên cứu được đăng trên tạp chí “Nature
Enviroment and Pollution Technology” năm 2018 đã nêu ra rằng: Trong quá trình đô thị
hóa ở Trung Quốc, nhiều dự án xây dựng đã được hoàn thành. Các dự án rất nhạy cảm
với nhiều yếu tố và có thể tạo ra những tác động lớn đến môi trường ô nhiễm. các biện
pháp xây dựng xanh hiệu quả có thể kiểm soát sự ô nhiễm môi trường, đến phân tích các
loại ô nhiễm môi trường xây dựng, đưa ra một số biện pháp bảo vệ môi trường dựa trên ý
tưởng về kiến trúc xanh. Bài nghiên cứu chỉ ra được tiếng ồn ô nhiễm, ô nhiễm ánh sáng,
ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và ô nhiễm bụi là các loại chính ô nhiễm môi trường
tại các công trường xây dựng. cốt lõi của công trình xanh là kiểm soát hiện tại và các chất
gây ô nhiễm tiềm tàng trong toàn bộ công trình. Và cuối cùng, một số công trình xanh
xây dựng một hệ thống quản lý môi trường, tăng cường quản lý môi trường, hoàn thiện
quản lý môi trường xây dựng, xác định quy tắc quản lý công nghệ môi trường. Qua bài
nghiên cứu trên đây có thể lấy làm một tham khảo tích cực cho các khía cạnh để giải
quyết các vấn về các loại ô nhiễm môi trường, tạo ra các công trình xanh bảo vệ môi
trường, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ các tòa nhà trong quá trình xây dựng môi trường.

4. Nhóm tác giả Qian Shi, Jian Zuo, Rui Huang, Jing Huang và Stephen Pullen đã có một
bài báo khoa học đăng trên tạp chí “Habitat International” năm 2013 đã nghiên cứu
được rằng: Hoạt động xây dựng có tác động đáng kể đến cộng đồng và môi trường. Một
cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi được thực hiện với các bên liên quan chính của ngành
xây dựng ở Thượng Hải để điều tra các vấn đề liên quan đến áp dụng công trình xanh.
Qua những gì nhiên cứu ta thấy được rằng chi phí bổ sung, thời gian gia tăng và hạn chế
sự sẵn có của các nhà cung cấp xanh và thông tin là những rào cản quan trọng. Trong quá
trình nhiên cứu đã có các cuộc thảo luận nhằm phân tích những rào cản này nhằm thúc
đẩy thực hành xây dựng xanh. Nghiên cứu này cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích
cho cả chính sách các nhà sản xuất và những người hoạt động trong ngành để thực hiện
xây dựng xanh.

5. Tác giả Ezanee M. Elias và Chang Khai Lin, năm 2015 đã có nghiên cứu về công trình
xanh trên tạp chí “ScienceDirect”: đây là một nghiên cứu về việc triển khai công trình
xanh từ góc độ của các nhà phát triển nhà ở. Tác giả đưa ra mục tiêu của công trình xanh
là bảo tồn thiên nhiên khỏi sự tàn phá bởi các hoạt động của con người. Trong đó đề cập
đến việc không nhiều chủ nhà biết rằng nhà của họ đang bị xuống cấp và thải ra khoảng
10 đến 30 tấn CO2 mỗi năm. Điều này có nghĩa là ngôi nhà là một trong những nguyên
nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và ô nhiễm môi trường. Vì vậy,mà nhóm tác
giả đưa ra khái niệm công trình xanh cho khu dân cư xanh là một nỗ lực thay thế nhằm
giảm tác động của CO2. Việc thu thập dữ liệu cho khu vực nghiên cứu được thực hiện
thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc trực tiếp, bộ sưu tập ảnh và một số quan sát
với các nhà phát triển nhà ở. Qua bài nghiên cứu này, tác gỉa đã cho ta thấy được một số
cái nhìn về nhần thức của người dân về vấn đề khu dân cư xanh, đồng thời đề cao về vai
trò của chính phủ trong việc phát triển công trình xanh và công nghệ xanh trong các dự
án nhà ở.

Tình hình nghiên cứu trong nước:

Tuy nhiên, lại có ít nghiên cứu về công trường xannh tại Việt Nam, các nghiên cứu trước
đây chỉ tập trung vào công trình xanh( Green Building).
Công trình xanh là công trình được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí,
tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên; đảm bảo tiện nghi, chất
lượng môi trường sống bên trong công trình và bảo vệ môi trường bên ngoài công trình.
Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC), tính đến năm 2023,
Việt Nam đã có hơn 1.000 công trình xanh được cấp bằng chứng nhận. Trong đó, có
nhiều công trình xanh nổi bật, nổi bật như tòa nhà Ecolife Capitol, tòa nhà Tháp tài chính
Bitexco và khu đô thị Vinhome Ocean Park.

Mục tiêu nghiên cứu:


- Xác định các yếu tố đo lường Mức độ xanh của công trường xây dựng.
- Xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố đo lường Mức độ xanh của công trường
xây dựng.

Phương pháp nghiên cứu:


- Xác định các yếu tố đo lường Mức độ xanh của công trường xây dựng: Tìm hiểu các
nghiên cứu trước đây.
- Xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố đo lường Mức độ xanh của công trường
xây dựng Khảo sát kỹ sư tại các công trường xây dựng.
Phân tích dữ liệu bằng phương pháp Relative Importance Index (RII)
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Tp. Hồ Chí Minh.
- Phạm vi về thời gian: tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian hk1 năm học 2022
- 2023 đến 2023-2024.

You might also like