You are on page 1of 7

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – E202

Giảng viên: PGS.TS Lê Thị Lanh


Họ tên: Phạm Thị Nga

MSSV: 7701280768A

BÀI TẬP LMS 2

CHƯƠNG 10: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

Câu hỏi 1-1: Nếu bạn mua một cổ phiếu, bạn sẽ kỳ vọng để nhận được cái gì, bạn kỳ
vọng sẽ nhận nó khi nào, và bạn sẽ chắc chắn rằng các kỳ vọng của bạn sẽ được đáp ứng?

Trả lời:

Nếu mua một cổ phiếu, tôi sẽ kỳ vọng cổ phiếu đó trong tương lai sẽ sinh lời cao, và
nhận được trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên các kỳ vọng của tôi chưa chắc sẽ được đáp ứng. Vì trong đầu tư cổ phiếu
có rất nhiều rủi do ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu. Điều này tôi sẽ trình bày rõ hơn trong
câu hỏi 1-2.

Câu hỏi 1-2: Liệu các cổ phiếu của các công ty khác nhau có độ rủi ro như nhau
không? Nếu không, những nhân tố nào sẽ làm cổ phiếu công ty được coi là rủi ro?

Trả lời

Các cổ phiếu của các công ty khác nhau có độ rủi ro khác nhau.

Những nhân tố làm cổ phiếu công ty được coi là rủi ro:

(1) Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các cổ phiếu.
Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến
động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi... là những minh chứng cho rủi ro hệ
thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá cả của các cổ phiếu
trên thị trường. Các loại rủi ro hệ thống:
- Rủi ro về lãi suất: Giá cả cổ phiếu vận động ngược chiều với lãi suất, khi lãi suất
tăng, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm
xuống, do đó giảm giá cổ phiếu. Ngược lại khi lãi suất giảm, chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp giảm, do đó làm tăng giá cổ phiếu. Như vậy lãi suất quan hệ tỷ lệ nghịch
với giá cả chứng khoán và những loại cổ phiếu càng nhạy cảm với lãi suất càng ảnh
hưởng đến hoạt động đầu tư.
- Rủi ro về lạm phát: Lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, như vậy cổ
tức thu được từ cổ phiếu bị giảm giá trị. So với trái phiếu, cổ tức thu được từ cổ phiếu bị
tác động bởi rủi ro lạm phát thấp hơn lợi tức thu được từ trái phiếu vì cổ tức được chi trả
hàng năm thay đổi phụ thuộc vào tình hình hoạt động và chính sách của doanh nghiệp,
hơn nữa phần vốn gốc cũng tăng theo giá trị của doanh nghiệp. Trong khi đó, lợi tức của
trái phiếu là cố định và nếu như tiền gốc đến hạn hoàn trả vào thời điểm lạm phát cao thì
sức mua của nó nhỏ hơn nhiều so với vốn đầu tư ban đầu.
- Rủi ro thị trường: Rủi ro này thường xuất hiện ở những thị trường cổ
phiếu mới nổi như Việt Nam. Cung cầu thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi
cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu sụt giảm.
Loại rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Rủi ro về tỷ giá hối đoái: các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước
ngoài rất quan tâm đến loại rủi ro này bởi nó liên quan mật thiết đến lợi nhuận trong hoạt
động đầu tư cổ phiếu của họ. Cụ thể là: khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá và đồng
ngoại tệ tăng giá, lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành đồng ngoại tệ để
mang về nước sẽ ít hơn và ngược lại.
- Rủi ro về pháp luật: trong bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào, yếu tố luật pháp
luôn chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà nước khuyến khích đầu tư bằng luật
pháp và hạn chế đầu tư cũng bằng luật pháp. Rủi ro về pháp luật là khả năng các quy định
luật pháp thay đổi theo chiều hướng bất lợi, gây nên những tổn thất cho các nhà đầu tư.
- Rủi ro do biến động của thị trường chứng khoán quốc tế: khi thị trường chứng
khoán trong nước kết nối với thị trường chứng khoán quốc tế thì bất kỳ sự biến động nào
từ thị trường chứng khoán quốc tế sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong nước.
Rủi ro này mang tính chất ngoại vi nên khó tránh khỏi một khi thị trường trong nước hội
nhập với thị trường chứng khoán quốc tế.
- Rủi ro chính trị xã hội: là rủi ro do các chính sách về chính trị xã hội
hoặc do những trường hợp bất khả kháng như: chiến tranh, thiên tai, đảo chính...những
rủi ro này làm cho sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, làm cho hoạt động đầu tư trên thị
trường chứng khoán bị ngưng trệ.
(2) Rủi ro phi hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài
sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại chứng khoán cụ thể nào đó.
Rủi ro phi hệ thống bao gồm:
- Rủi ro kinh doanh: cổ phiếu của công ty mà nhà đầu tư đang nắm giữ
sẽ tụt mất giá trị nếu tình trạng và kết quả kinh doanh của công ty không thuận lợi.
- Rủi ro kinh doanh có thể phát sinh nội tại doanh nghiệp hoặc từ bên
ngoài:
Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động
kinh doanh của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ thành
công của mỗi công ty thể hiện hiệu quả hoạt động. Công ty cũng chịu những rủi ro đến từ
bên ngoài, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể như lãi vay, sự cắt
giảm ngân sách, mức thuế nhập khẩu tăng, sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh.
Chính sách Nhà nước cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ
và tài khóa có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn
vốn. Điều kiện tự nhiên không tốt cũng có thể ảnh hưởng đến sản phẩm, máy móc thiết
bị,… của công ty.
Rủi ro bên ngoài là tất cả những yếu tố tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của
công ty mà công ty không kiểm soát được. Rủi ro kinh doanh khiến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty xấu đi lợi nhuận giảm dẫn đến cổ tức trả cho cổ đông giảm,
giá cổ phiếu của công ty giảm, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu
tư.
- Rủi ro tài chính: liên quan đến những mất mát có thể xảy ra trên thị trường tài
chính. Những thay đổi trong các biến số tài chính như lãi suất, tỷ giá hối đoái đều có thể
tạo ra rủi ro cho các doanh nghiệp. Rủi ro tài chính được phân thành rủi ro thị trường, rủi
ro tín dụng, rủi ro khả năng thanh toán, rủi ro hoạt động, các loại rủi ro liên quan khác.
- Rủi ro về vỡ nợ của nhà phát hành: là khả năng có thể người phát
hành cổ phiếu sẽ không thể thực hiện được việc thanh toán tiền lãi hoặc tiền gốc khi
- Rủi ro do thiếu thông tin hoặc thông tin không minh bạch: Công bố
thông tin công khai, đầy đủ và kịp thời là nguyên tắc cơ bản mà các công ty niêm yết phải
tuân thủ. Đây là điều hết sức cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư. Tuy nhiên, vì lý do trục lợi mà một số công ty niêm yết không tuân theo nguyên tắc
này, gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư.
- Rủi ro khả năng thanh khoản của cổ phiếu: Là rủi ro đối với khả năng
chuyển đổi cổ phiếu thành tiền. Cổ phiếu có khả năng thanh khoản càng cao thì càng thu
hút các nhà đầu tư. Tình thanh khoản của thị trường chứng khoán đóng vai trò rất quan
trọng đối với sự thành công hay thất bại của một thị trường chứng khoán. Thị trường
càng có tính thanh khoản càng tạo lực hút với các nhà đầu tư

Câu hỏi 1-10: Ba hình thức tổ chức kinh doanh chủ yếu là gì? Cái gì là lợi thế và
bất lợi của mỗi hình thức?

Bài làm:

 Ba hình thức kinh doanh chủ yếu:


(1) Công ty sở hữu một chủ: là loại kinh doanh không có tính pháp nhân và được sở
hữu bởi một cá nhân.
(2) Công ty hợp danh: là loại kinh doanh không có tính pháp nhân, được sở hữu bởi
hai người trở lên.
(3) Công ty đại chúng: là loại kinh doanh được chính quyền cho phép thành lập tồn
tại riêng rẽ và tách biệt đối với chủ sỡ hữu và những người quản lý nó.
 Lợi thế và bất lợi của mỗi hình thức kinh doanh

Công ty sở hữu một chủ Công ty hợp danh Công ty đại chúng
(1) Được thành lập dễ (1) Được thành lập (1) Có thời hạn kinh
dàng và không tốn nhiều dễ dàng và không doanh vô hạn
chi phí. tốn nhiều chi phí (2) Chủ sở hữu không
(2) Chịu một số quy định (2) Không phải chịu phải chịu các khoản lỗ
của chính phủ thuế thu nhập công vượt ra ngoài giới hạn các
Lợi thế
(3) Chịu thuế thu nhập ty khoản tiền họ đầu tư vào
thấp hơn các công ty đại kinh doanh
chúng. (3) Việc chuyển nhượng
quyền sở hữu dễ dàng hơn
các công ty đại chúng
(1) Chủ sở hữu phải chịu (1) Chịu trách (1) Phải chịu thuế thu
trách nhiệm cá nhân vô nhiệm cá nhân vô nhập mức độ công ty
hạn cho các khoản nợ hạn (2) Thu nhập sau thuế
kinh doanh mà có thể đưa (2) Khó khăn về được chi trả dưới dạng cổ
đến kết quả thua lỗ vượt việc tăng vốn tức bị đánh thuế một lần
quá số tiền họ đầu tư vào (3) Thời gian kinh nữa dưới dạng thuế thu
Hạn chế công ty. doanh giới hạn nhập cá nhân
(2) Khó có thể có một số
vốn lớn
(3) Thời gian kinh doanh
giới hạn tương ứng với
cuộc đời của cá nhân –
người sở hữu công ty.

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN

Câu hỏi 2-4: Bạn sẽ muốn có một tài khoản tiết kiệm trả 5% mỗi nữa năm hay một tài
khoản tiết kiệm trả 5% lãi, hằng ngày. Giải thích.

Trả lời: Với lãi suất 5%, số tiền nhận được cả năm sẽ như nhau. Nhưng với việc nhận lãi
hằng ngày, khoản lãi này ngay sau khi nhận sẽ có sơ hội sinh lời nên việc nhận lãi hàng
ngày sẽ sinh lợi thực sự tốt hơn, hay là giá trị theo thời gian của tài khoản trả theo ngày sẽ
lớn hơn.

BÀI TẬP 2-1. Tính giá trị tương lai Nếu bạn gửi ngân hàng 10.000 đôla với lãi suất
10%, lãi gộp theo năm, thì sau 5 năm tài khoản của bạn có bao nhiêu?

Giải: FV = PV*(1+r)t = 10000*(1+0.1)5 = 16105.1

Bài tập 2-11: Doanh thu năm 2005 của công ty Shalit Corporation là 12 triệu đô la,
Doanh thu năm 2000 là 6 triệu đôla.

a. Tỷ lệ tăng trưởng là bao nhiêu?


b. Giả sử có phát biểu: “Doanh số gấp đôi trong 5 năm, Nó thể thiện mức tăng 100%
trong 5 năm, nên 100% chia 5 năm, ta thấy được tỷ lệ tăng trưởng là 20% một
năm”. Câu phát phiếu này đúng ko.
Giải:

a. tỷ lệ tăng doanh thu của công ty là (12-6)/6 = 100%. Do đó, tỷ lệ tăng doanh thu
của công ty là 100% sau 5 năm.
b. Giả sử, tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm là cố định qua các năm, với tỷ lệ r.
Sau mỗi năm ta có St+1 = (1+r)*S
Sau 5 năm ta có: St+5 = (1+r)5*S
 Ta có (1+r)5 = 100%.
 r = 15.87%
Do đó, mệnh đề trên là không đúng.

CHƯƠNG 7: TRÁI PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU

Câu hỏi 7-5: Nếu bạn mua 1 trái phiếu có thể mua lại, và lãi suất giảm, giá trái phiếu có
tăng lên giống như trong trường hợp trái phiếu không thể mua lại không? Giải thích?

Trả lời: Đối với trái phiếu, khi lãi suất giảm, chênh lệch lãi suất của trái phiếu với lãi
suất thị trường tăng lên, khi đó, giá trái phiếu tăng lên. Tuy nhiên đối với trái phiếu có thể
mua lại, công ty phát hành có thể lựa chọn giải pháp là mua lại trái phiếu và tái phát hành
với lại suất coupon thấp hơn so với trước đó. Vì lý do này, giá trái phiếu có thể không
tăng, hoặc nếu tăng thì cũng thấp hơn so với trái phiếu không có thể mua lại.

BÀI TẬP 7-1. Định giá trái phiếu Trái phiếu công ty Callaghan Motors còn 10 năm
nữa sẽ đáo hạn. Lãi coupon được thanh toán hàng năm với lãi suất 8%, trái phiếu có
mệnh giá $1000 và YTM là 9%. Giá thị trường của trái phiếu là bao nhiêu?

Giải: dòng tiền của trái phiếu:

Từ năm 1-năm 10: lãi coupon: $80

Năm 10: mệnh giá $1000.

Sử dụng công thức chiết khấu dòng tiền:

PV = C*(1-(1+r)-t)/r + M (1+r)-t = 80*(1-(1.09)-10)/0.09 + 1000*1.09-10 = 935.82

BÀI TẬP 7-9. YTM Trái phiếu công ty Heymann còn 4 năm nữa sẽ đáo hạn. Lãi
coupon 9% được trả hàng năm, mệnh giá $1000.
a. YTM của trái phiếu là bao nhiêu nếu giá thị trường hiện tại là (1) $829 hoặc (2)
$1104?
b. Bạn có sẵn sàng trả $829 để mua trái phiếu không nếu nghĩ rằng lãi suất chiết
khấu của trái phiếu ở mức 12% (rd = 12%). Giải thích.
Giải:

C = $90

M = $1000.
a.
P = C*((1-(1+r)-t)/r + M*(1+r)-t
(1) Với P = $829 => YTM = r = 12.05%
(2) Với P = $1.104 => YTM = r = 7.48%
b. Với r = 12% => P = $830 => Nên có thể mua trái phiếu ở giá $829 vì vẫn rẻ hơn
giá tính được.
CHƯƠNG 9: CỔ PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Câu hỏi 9-3. Nếu bạn mua 1 cổ phiếu phổ thông, bạn có thể kỳ vọng sẽ nhận được cổ tức
cộng với phần lợi vốn. Quyết định chia cổ tức nhiều hơn hoặc giữ lại nhiều lợi nhuận hơn
để tái đầu tư có ảnh hưởng đến sự phân bố giữa lợi tức cổ tức và lợi suất phần lợi vốn
không? Hãy giải thích.

Trả lời: nếu công ty thay đổi quyết định về chia cổ tức và giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư
sẽ ảnh hướng đến sự phân bố giữa lợi tức cổ tức và lợi suất phần lợi vốn.

- Nếu chia cổ tức nhiều hơn sẽ dẫn đến lợi tức cổ tức tăng lên, nhưng phần lợi vốn
giảm đi
- Nếu giữ lại lợi nhuận tái đầu tư sẽ làm cho phần lợi vốn tăng lên.
Bài tập 9-3. Định giá cổ phiếu tăng trưởng đều Cổ phiếu Harrison Clothiers đang giao
dịch với giá $20. Công ty vừa chi trả cổ tức $1/ CP. Cổ tức dự kiến tăng trưởng đều 6%/
năm. Giá cổ tức 1 năm nữa là bao nhiêu. Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của cổ phiếu bằng bao
nhiêu?

Giải: công thức tính giá của cổ phiếu tăng trưởng đều:

P0 = D1 / (r-g) => r = P0 / D1 + g = 20 / 1.06 + 0.6 = 19%

P1 = D2 / (r-g)

Bài tập 9-16. Tăng trưởng không đều Microtech Corporation đang tăng trưởng rất
nhanh và hiện nay đang giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư mà không chia cổ tức. Tuy
nhiên, các nhà đầu tư dự kiến công ty sẽ bắt đầu trả cổ tức 1$ sau 3 năm nữa. Cổ tức sẽ
tăng rất nhanh với tốc dộ 50%/năm – trong năm thứ 4 và 5, nhưng sau năm thứ 5 tốc độ
tăng trưởng ổn định mức 8%/năm. Nếu tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của Microtech là 15%, giá
trị cổ phiếu ngày hôm nay bằng bao nhiêu?

Giải:

Việc chia cổ tức của Microtech chia làm các giai đoạn:

- GD1: Từ nay đến cuối năm 2: không có cổ tức


- GD2: Từ năm 3 đến cuối năm 5: cổ tức lần lượt: 1$, 1.5$, 2.25$.
- GD3: Sau năm 5: tăng trưởng 8%/năm (năm 6: $2.43)
IRR: 15%

Để tính giá trị cổ phiếu:

- Giá trị cổ phiếu tại năm thứ 5 (không tính cổ tức nhận được ở năm thứ 5): công
thức tính giá trị cổ phiếu theo cổ tức có mức tăng đều:
𝐷6 2,43
V5 = = =34.71
𝐼𝑟𝑟−𝑔 0.15−0.08

- Hiện giá cổ phiếu: hiện giá cổ phiếu theo V5, cộng với hiện giá các khoản cổ tức
nhận được từ năm 3-5:
V2 = V5 (1+irr)-5 + D5 (1+irr)-5+ D4(1+irr)-4 + D3(1+irr)-3

= 34.71(1.15)-5 + 2.25(1.15)-5 + 1.5(1+irr)-4 + 1(1.15)-3 = 19.89

Type equation here.

You might also like