You are on page 1of 2

1.

Thống kê
 Thống kê ghi chép các số liệu của một mẫu quan sát (sample) nhằm rút ra các đặc
điểm của mẫu đó, từ đó tìm cách suy rộng thành đặc điểm chung của toàn bộ tổng
thể để tìm mối liên hệ giữa nhiều quan sát khác nhau.
 Thống kê đơn biến chỉ làm việc với một mẫu, kết quả của thống kê đơn biến
thường bao gồm các giá trị được tập hợp thành một bộ thống kê mô tả
2. Giá trị trung bình
 Được coi là biến số cốt lõi của bộ thống kê mô tả, thể hiện giá trị trung tâm của
các biến số quan sát => thể hiện giá trị kỳ vọng
 Trung bình cộng không phản ánh chính xác tính sinh lợi của khoản đầu tư theo
thời gian, vì vậy nên khi có thể, cần sử dụng trung bình nhân.
3. Phương sai
 Phản ánh khả năng các giá trị quan sát có thể bị lệch xa tới đâu khỏi giá trị kỳ
vọng.
4. Độ lệch chuẩn
 Độ lệch chuẩn là thước đo có cùng chức năng như phương sai nhưng ở bậc 1.
5. Hiệp phương sai
 Phản ánh giá trị trung bình của tích các độ lệch đối với từng biến số.
 Ý nghĩa của hiệp phương sai là con số phản ánh việc nếu các biến số dịch
chuyển cùng chiều thì con số này dương, nghịch chiều thì con số này âm và nếu
hai biến số không liên quan thì con số này có giá trị gần bằng 0.
6. Hệ số tương quan
 Hiệp phương sai (Covar) không có giá trị nhiều trong việc ước tính mức độ tương
quan giữa hai biến số khác nhau.
 Hệ số tương quan (ρ) là một giá trị được chuẩn hóa của hiệp phương sai
(Covariance), được đo lường bằng cách chia hiệp phương sai (Covariance) với
tích độ lệch chuẩn của cả hai biến số.
7. Lợi suất
 Lợi suất (return) là tỷ lệ giữa các khoản thu nhận được so với khoản đầu tư ban
đầu, trong thống kê nó được biểu thị bằng giá trị μ.
8. Sự đánh đổi giữa lợi suất và rủi ro
 Rủi ro (risk) phản ánh khả năng thu nhập thực tế có thể khác xa tới đâu khỏi thu
nhập kỳ vọng.
 Rủi ro là thước đo sự không chắc chắn xung quanh lợi nhuận mà một khoản đầu tư
sẽ kiếm được, trong thống kê thước đo thường dùng của rủi ro là ĐỘ LỆCH
CHUẨN (σ)
 Các khoản đầu tư có lợi nhuận không chắc chắn hơn hoặc nhiều biến động hơn
thường rủi ro hơn.
9. Các thái độ đối với rủi ro
 Người lo ngại rủi ro: là những người lựa chọn phương án ít rủi ro hơn mặc dù
phương án ít rủi ro và phương án nhiều rủi ro có lợi suất kỳ vọng giống nhau.
 Người trung lập với rủi ro chỉ sử dụng duy nhất giá trị kỳ vọng của khoản đầu tư
làm thước đo cho quyết định đầu tư.
 Người ưa thích rủi ro lựa chọn phương án có rủi ro cao hơn để kỳ vọng thu về
được nhiều hơn.
 Trên thực tế, đại đa số các nhà đầu tư đều là những người né tránh rủi ro, tuân
theo nguyên tắc: “Với cùng một mức lợi suất kỳ vọng , khoản đầu tư nào có độ
lệch chuẩn thấp hơn sẽ được ưu tiên hơn”
10. Tại sao phải đa dạng hóa dang mục đầu tư ???
 Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là việc giúp cho các rủi ro cá biệt được kết hợp
với nhau trong một danh mục đầu tư. Đặc điểm của các rủi ro cá biệt là nó tác
động theo chiều hướng khác nhau lên các tài sản khác nhau.
 Nếu một danh mục đầu tư có các tài sản dịch chuyển ngược hướng với nhau, Covar
âm giữa các tài sản đó sẽ làm tổng σ của danh mục đầu tư nhỏ đi, đó là lý do tại
sao việc đa dạng hóa lại làm cho danh mục đầu tư có lợi hơn đầu tư riêng lẻ.

You might also like