You are on page 1of 116

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HỒNG HUỆ

VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT


VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Đào Trí Úc

HÀ NỘI - 2014
M,

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Các khuyến nghị khoa học được rút ra từ
quá trình nghiên cứu đề tài, không có sự sao chép từ các công trình
nghiên cứu khác.

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Hồng Huệ


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT .....................................................13
1.1. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ CẤU TRÚC CỦA Ý
THỨC PHÁP LUẬT ...................................................................................13
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ý thức pháp luật ..............................................13
1.1.2. Cấu trúc và hình thức của ý thức pháp luật .................................................18
1.2. KHÁI NIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ........................................................................21
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật ....................................................................21
1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật ...............................................................22
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở
NƢỚC TA ...................................................................................................23
1.3.1. Ảnh hƣởng của lệ làng truyền thống ...........................................................24
1.3.2. Ảnh hƣởng của những yếu tố lịch sử ..........................................................30
1.3.3. Ảnh hƣởng của chiến tranh .........................................................................38
1.3.4. Ảnh hƣởng của cơ chế hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp ...............41
1.3.5. Công cuộc đổi mới và sự thay đổi của ý thức pháp luật .............................44
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA ..............................................................47
Kết luận Chƣơng 1 ....................................................................................................58
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA SỰ TÁC ĐỘNG Ý
THỨC PHÁP LUẬT LÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT........................59
2.1. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG PHÁP LUẬT .............................59
2.2. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TUÂN THEO PHÁP LUẬT ..............................64
2.3. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THI HÀNH PHÁP LUẬT ..................................68
2.4. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ...................................75
Kết luận Chƣơng 2 ....................................................................................................83
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO Ý
THỨC PHÁP LUẬT, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP
QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ..........................................................84
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ................84
3.2. GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY .............87
3.2.1. Giải pháp chung ..........................................................................................87
3.2.2. Các giải pháp cụ thể ....................................................................................88
Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................................101
KẾT LUẬN ............................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội


CNXH: Chủ nghĩa xã hội
HĐND: Hội đồng nhân dân
STT: Số thứ tự
TBCN: Tƣ bản chủ nghĩa
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
STT Tên bảng Trang
bảng
1 Bảng 2.1: Khảo sát tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của công dân 73
2 Bảng 2.2: Khảo sát tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ tài sản của nhà nƣớc, của cộng cộng 74
3 Bảng 2.3: Khảo sát vai trò của kiến thức pháp luật của đối
tƣợng cán bộ, công chức 76
4 Bảng 2.4: Khảo sát kiến thức pháp luật của đối tƣợng cán
bộ, công chức 77
5 Bảng 2.5: Khảo sát trình độ pháp luật của đối tƣợng cán bộ,
công chức 79
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền XHCN
ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình thực
hiện pháp luật, trong đó ý thức pháp luật là yếu tố rất quan trọng.
Ý thức pháp luật đƣợc xem là yếu tố quan trọng, là tiền đề tƣ tƣởng trực
tiếp cho việc thực hiện pháp luật, xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống
pháp luật; là cơ sở hình thành văn hoá pháp lý của các chủ thể pháp luật, tạo
cho chủ thể có khả năng và kỹ năng sử dụng có hiệu quả cơ chế điều chỉnh
pháp luật để bảo vệ lợi ích chính đáng cho bản thân mình, cho nhà nƣớc và cho
xã hội, đồng thời có những xử sự đúng đắn, phù hợp với pháp luật. Ý thức pháp
luật có ảnh hƣởng rất lớn tới việc thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp của chủ
thể và góp phần nâng cao phẩm chất, nhân cách con ngƣời, từ đó hình thành
trách nhiệm của mỗi ngƣời với bản thân, với gia đình và với xã hội.
Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy: trong xã hội ta nhà nƣớc là của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân còn “pháp luật là thể chế hoá đƣờng lối,
chủ trƣơng của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân...” nên cả nhà nƣớc và nhân
dân cùng quan tâm tới việc thực hiện pháp luật nghiêm minh. Mặc dù vậy,
thái độ bất tuân pháp luật đã trở thành thói quen, đã ăn sâu trong ý thức của
một bộ phận ngƣời dân, do vậy trong họ luôn tiềm ẩn khuynh hƣớng tìm mọi
cách để lẩn tránh luật pháp, tìm cách “lách luật”, tìm ra những kẽ hở, những
hạn chế của pháp luật để hễ có cơ hội thì vụ lợi.
Trong nhiều hoạt động nhà nƣớc ở nƣớc ta vẫn còn biểu hiện của tâm
lý cửa quyền, quan liêu, hách dịch, sách nhiễu nhân dân. Tình trạng nhân
nhƣợng, nể nang của một số cơ quan chức năng và cán bộ, công chức nhà
nƣớc trong việc bảo vệ pháp luật, duy trì trật tự pháp luật chính là những yếu

1
tố góp phần tạo ra tâm lý chây ỳ, thách thức chính quyền, coi thƣờng pháp
luật của một số kẻ bất tuân pháp luật.
Đồng thời ngƣời dân do không hiểu biết đầy đủ về pháp luật đã dẫn đến
tâm lý thiếu tự tin trong các hoạt động. Điều này, một mặt làm giảm khả năng
của ngƣời dân trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại, mặt khác
có thể góp phần làm tăng khả năng khiếu kiện bừa bãi, không đủ căn cứ, không
đúng thủ tục... dẫn tới bất ổn định xã hội. Tình trạng kém hiểu biết về pháp luật
cũng dễ tạo nên tâm lý thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí coi thƣờng pháp luật, dẫn đến
ngƣời dân có những hành vi xử sự không đúng với quy định của pháp luật.
Tình trạng này có nguyên nhân từ ý thức pháp luật thấp kém, pháp luật
chƣa thực sự đi vào cuộc sống, chƣa trở thành cái không thể thiếu khi điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Ý thức pháp luật của ngƣời dân còn nhiều hạn chế
và bản thân hệ thống pháp luật chƣa theo kịp sự phát triển của xã hội, mặt
bằng dân trí thấp, trình độ văn hóa pháp lý còn thấp kém.
Do vậy, trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện
nay vai trò của ý thức pháp luật có sự tác động vô cùng quan trọng đến việc
thực hiện pháp luật. Bởi nếu ý thức pháp luật thấp thì khó có thể xây dựng
và hoàn thiện đƣợc một hệ thống pháp luật khoa học, phù hợp, đồng thời với
ý thức pháp luật thấp thì các chủ thể cũng khó có thể nhận thức, thực hiện và
áp dụng pháp luật chính xác, có hiệu quả cao đƣợc. Để xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Vấn đề thực hiện pháp luật
nghiêm minh là trách nhiệm không những chỉ ở phía Nhà nƣớc, mà còn ở cả
phía nhân dân, trong đó ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng hàng đầu
không thể thiếu.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Vai trò của ý thức pháp luật
với việc thực hiện pháp luật” làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên
ngành Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật.

2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những nội dung liên quan đến lĩnh vực ý thức pháp luật, thời gian qua
đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây ở những
góc độ khác nhau, các tác giả đã cho ra mắt bạn đọc các công trình nghiên
cứu của mình, dƣới các hình thức nhƣ đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ, sách, các bài viết trên các tạp chí, các báo... Chẳng hạn, một số
công trình sau đây:
2.1.1. Đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước
- Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật,
chƣơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc KX-07, đề tài KX-07-17
(1995), do GS.TSKH Đào Trí Úc làm chủ nhiệm.
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công
cuộc đổi mới, Đề tài khoa học cấp bộ năm 1995 của Bộ Tƣ pháp.
2.1.2. Luận án Tiến sĩ
- Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ hành chính Nhà nƣớc ở
nƣớc ta hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, tác giả Lê Đình Khiên, năm 1996.
- Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Đào Duy Tấn, năm 2000.
- Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng
sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ
luật học, tác giả Hồ Việt Hiệp, năm 2000.
- Logic khách quan của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật
ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân, năm 2001.
2.1.3. Sách, báo, tạp chí
- Chính sách pháp luật và ý thức pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc
và pháp luật, số 4/1993, của tác giả Nguyễn Nhƣ Phát.

3
- Bàn về ý thức pháp luật. Tạp chí Luật học, số 1/2003, của TS. Hoàng
Thị Kim Quế.
- Vai trò của Ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật. Tạp chí
Luật học, số 3/2011, của Ths. Nguyễn Văn Năm.
- Vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng và thực hiện
pháp luật. Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 8/ 2005, của Ths. Trần Thị Nguyệt.
Công trình nghiên cứu này đã có những đóng góp nhất định, chủ yếu
tập trung luận giải về bản chất và vai trò của ý thức pháp luật ở hai phƣơng
diện: xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật.
- Bài viết: Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt
Nam. Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp Luật, của GS.TSKH Đào Trí Úc…
Bài viết này đã có những đóng góp đáng kể, chủ yếu bàn về các vấn đề
sau: Bản chất, vị trí và vai trò của thực hiện pháp luật trong hệ thống pháp
luật; các hình thức thực hiện pháp luật; cơ chế thực hiện pháp luật và những
điều kiện bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật.
Theo Ths.Trần Thị Nguyệt, ý thức pháp luật dù đƣợc thể hiện ở dạng
thức nào, thang bậc nào,ở hệ tƣ tƣởng pháp luật hay tâm lý pháp luật thì
cũng đều giữ vai trò là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng và ban hành
pháp luật. Ý thức pháp luật cao cho phép đánh giá đúng đắn tầm quan trọng
pháp lý của các quan hệ xã hội cần điều chỉnh, bảo đảm cho hoạt động soạn
thảo, thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật có chất lƣợng cao. Xu
hƣớng vận động và sự thể hiện vai trò của ý thức pháp luật ngày càng đa
dạng, càng có thêm nhiều yếu tố mới cả trên hai phƣơng diện hệ tƣ tƣởng
pháp luật và tâm lý pháp luật, nó có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng và
nội dung của văn bản pháp luật và đó cũng chính là một trong những biểu
hiện của xã hội công dân trong điều kiện nhà nƣớc pháp quyền, tôn trọng, đề
cao giá trị của dân chủ thực sự.

4
Trong qúa trình thực hiện pháp luật, ý thức pháp luật có một vai trò và
ý nghĩa quan trọng. Nó thuộc nhân tố chủ quan, gắn liền với tƣ duy, tình cảm
và hành vi của cá nhân. Quyết định chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động thực
hiện pháp luật trên nhiều góc độ và ở nhiều phƣơng diện. Ý thức pháp luật tốt
sẽ là tiền đề quan trọng bảo đảm thực hiện pháp luật tốt. Trong đó, mối quan
hệ hữu cơ giữa tâm lý pháp luật và hệ tƣ tƣởng pháp luật cũng thể hiện vai trò
thúc đẩy hoặc kìm hãm các hành vi tuân thủ, thi hành, vận dụng và áp dụng
pháp luật. Theo tác giả, chúng ta phải coi giáo dục, hình thành và nâng cao ý
thức pháp luật cho toàn xã hội là một quá trình liên tục, thƣờng xuyên, nhất
quán chứ không phải là hoạt động mang tính phong trào. Bên cạnh đó còn
phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ mở rộng và bảo vệ dân chủ; công
khai hóa các hoạt động lập pháp; chú ý hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát
việc tuân thủ, chấp hành pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tƣợng; tạo điều
kiện cho nhân dân tiếp cận và tiếp cận đƣợc một cách dễ dàng.
Hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
chính là các phƣơng thức chủ yếu nhất của cơ chế điều chỉnh pháp luật, mà ở
đó ý thức pháp luật có vai trò to lớn trong việc hình thành thái độ ứng xử,
hình thành động cơ, mục đích bên trong của các hành vi pháp luật. Nó có khả
năng biến cải và thôi thúc quá trình thực hiện hành vi xử sự của con ngƣời.
Tổng thể những yếu tố đó trở thành cơ sở khoa học cho việc hình thành lối
sống tuân thủ pháp luật ở nƣớc ta trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp
quyền XHCN hiện nay.
Theo GS.TSKH Đào Trí Úc, bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự
chuyển hóa các yêu cầu chung đƣợc xác định trong các nguyên tắc và quy
phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể. Nói thực hiện
pháp luật là nói đến một kết quả tích cực của quá trình điều chỉnh pháp luật,
mà điều chỉnh pháp luật thì hƣớng tới hai yêu cầu: thực hiện hành vi hợp pháp

5
hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, quá trình và kết quả
của việc thực hiện pháp luật là thƣớc đo hiệu quả điều chỉnh pháp luật. Với
những yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của quá trình thực hiện pháp luật
cũng nhƣ các yếu tố mang tính tác nhân của quá trình đó, có thể thấy rõ vị trí
và tầm quan trọng của thực hiện pháp luật trong hệ thống pháp lý. Bởi lẽ, thứ
nhất, thực hiện pháp luật là một phạm vi độc lập với những hình thức gắn với
hoạt động của các chủ thể tƣơng ứng và theo đó là những nguyên tắc, những
phạm vi thẩm quyền nội dung phƣơng pháp và trình tự, thủ tục thực hiện pháp
luật tƣơng ứng và thích hợp. Thứ hai, thực hiện pháp luật là tổng thể những
hoạt động và hành vi hết sức đa dạng ở những cấp độ khác nhau, từ hành vi
của cá nhân công dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể
pháp lý của mình, việc thực hiện các điều kiện tổ chức và hoạt động của một
pháp nhân, thực hiện các thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan công
quyền… cho đến hoạt động lập pháp của Quốc hội. Thực hiện pháp luật dù
hiểu theo nghĩa là một quá trình hay theo nghĩa là kết quả của quá trình đó
đều đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành ý thức pháp luật và văn
hóa pháp luật. Nhƣ vậy, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật với tính cách là
những tác nhân thúc đẩy hiệu quả thực hiện pháp luật cũng chịu sự tác động
mà chính quá trình và kết quả của việc thực hiện pháp luật tạo ra.
Theo tác giả Đào Trí Úc, việc sử dụng pháp luật thông qua việc sử
dụng các thẩm quyền luật định cũng không thể là một sự tùy tiện mà ngƣợc
lại cần phải đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng, thận trọng. Hoạt động áp dụng pháp luật
cũng góp phần bổ sung pháp luật, làm phong phú các nguồn sáng kiến pháp
luật, gắn bó chặt chẽ với nhu cầu giải thích pháp luật, có tiềm năng đối với
việc bổ sung sửa đổi pháp luật hoặc ban hành pháp luật mới.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra vấn đề cơ chế thực hiện pháp luật và
những điều kiện bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật. Trong đó, thực hiện

6
pháp luật là hành vi và hoạt động của con ngƣời, dù họ là cá nhân công dân
hay là công chức của bộ máy công quyền. Đối tƣợng của việc thực hiện pháp
luật cũng không có gì khác ngoài con ngƣời. Nhận thức về pháp luật, mức độ
chia sẻ những giá trị và đòi hỏi của các quy định pháp luật cần đƣợc thực hiện
cũng là tiền đề quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với thực hiện pháp luật.
Nhƣ vậy, ý thức pháp luật có vai trò quan trọng và có mối liên hệ mật thiết
với thực hiện pháp luật. Do đó, không thể bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp
luật nếu không có những bảo đảm về ý thức và văn hóa pháp luật của cá nhân,
của xã hội. Đồng thời, cơ chế thực hiện pháp luật vận hành thông qua các
hình thức thực hiện pháp luật và đƣợc cụ thể bởi các hình thức đó. Để vận
hành cơ chế thực hiện pháp luật trong các hình thức mà công dân là chủ thể
thì các điều kiện cần thiết là thủ tục thực hiện pháp luật, hoạt động tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, tƣ vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý – tức là toàn bộ
những hoạt động hƣớng vào mục đích tiếp cận thông tin, tiếp cận pháp luật.
Trong khi đó, đối với việc thi hành và áp dụng pháp luật của các thiết chế
công quyền thì điều kiện đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật là kiểm tra,
giám sát quá trình thực hiện pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng quyền con
ngƣời, quyền công dân và ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, trình độ
chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức bộ máy công
quyền. Có thể thấy rằng, bài viết đã có những đóng góp đáng kể trong việc
thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ý thức pháp luật là vấn đề cơ bản của lý luận pháp luật, đã nhận
đƣợc rất nhiều sự nghiên cứu ở những góc độ, bình diện khác nhau. Ở bình
diện nghiên cứu của tác giả ngoài nƣớc, trong phạm vi khả năng, tác giả
luận văn đã chọn 03 văn bản, công trình nghiên cứu cơ bản sau về chủ đề ý
thức pháp luật.

7
- Tƣ tƣởng về ý thức pháp luật của phái Pháp gia (Trung Hoa cổ đại).
Đây có thể coi là tƣ tƣởng sớm nhất đề cập tới nội dung của ý thức pháp luật
trên thế giới nói chung và ở phƣơng Đông nói riêng (trên bình diện thời gian
và sự ảnh hƣởng). Những ngƣời đề xuất và phát triển tƣ tƣởng này không phải
là các nhà nghiên cứu luật học, mà là các tƣớng lĩnh, quan chức của nhà nƣớc
phong kiến ở Trung Quốc, tiêu biểu là Quản Trọng, Thƣơng Ƣởng, Hàn Phi
Tử, Lý Tƣ (thời chiến quốc), với tác phẩm tiêu biểu là Hàn Phi Tử (đã đƣợc
dịch sang tiếng Việt).
Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng về ý thức pháp luật (nghĩa chung nhất)
trong tƣ tƣởng của phái Pháp gia là quan điểm pháp trị (dùng pháp luật để cai
trị). Theo đó, pháp trị đòi hỏi phải rạch ròi về luật, lệnh, về hình, về chính.
Luật phải minh bạch, phải hợp lý đối với đời sống nhân dân theo nguyên tắc:
thiên thời, địa lợi, nhân hòa; muốn thi hành pháp luật thì phải chuẩn bị cho
dân trƣớc pháp luật rồi mới áp dụng; pháp luật ban ra phải đƣợc cân nhắc kỹ,
không đƣợc nay sửa mai đổi; việc xử án phải chí công vô tƣ, không khoan
dung ngƣời mình yêu, không khắc nghiệt với ngƣời mình ghét.
Quan điểm pháp trị của phái Pháp gia đối lập với quan điểm đức trị của
phái Nho gia. Đây là hai quan điểm đối lập tồn tại dai dẳng trong xã hội
phƣơng Đông. Hiện nay, quan điểm pháp trị vẫn chứa đựng những giá trị hợp
lý cần đƣợc vận dụng, phát triển.
- Nghiên cứu về ý thức pháp luật trong tác phẩm Triết học pháp luật
của tác giả Raymond Wacks (Phạm Kiều Tùng dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội,
2011). Tác phẩm thể hiện kết quả nghiên cứu về ý thức pháp luật ở góc độ
nhận thức khoa học về pháp luật dƣới góc nhìn của triết học. Đây đƣợc xem là
tác phẩm căn bản, nền tảng khi nghiên cứu luật học hiện đại (trên bình diện lý
luận chung). Tác giả đã góp phần trả lời câu hỏi: “luật pháp là gì?” bằng luận
giải về thuyết luật tự nhiên, thuyết thực chứng, thuyết phê phán. Tác phẩm

8
cũng trình bày rõ tƣ tƣởng của nhiều tác giả, cùng với những tác phẩm tiêu
biểu của mình cho mỗi thuyết về pháp luật. Việc nghiên cứu pháp luật nói
chung, nội dung ý thức pháp luật nói riêng không thể ở bên ngoài những lý
thuyết nghiên cứu này.
- Nghiên cứu về ý thức pháp luật của học giả Liên Xô qua tác phẩm Ý
thức pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của tác giả E.A
LuKaSeva (viết năm 1980, bản dịch của Viện thông tin Khoa học xã hội Việt
Nam năm 1997) (trên bình diện một hệ tƣ tƣởng cụ thể: hệ tƣ tƣởng Nga –
Xô). Tác giả nghiên cứu ý thức pháp luật ở mức độ cụ thể, bao gồm các nội
dung: 1, Khái niệm và bản chất ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN); 2,
cơ cấu ý thức pháp luật XHCN; 3, ý thức pháp luật XHCN và việc làm luật; 4,
ý thức pháp luật XHCN và việc thực hiện pháp luật; 5, giáo dục pháp luật và
văn hóa pháp lý.
Tác phẩm ra đời trong bối cảnh Đảng cộng sản Liên Xô đẩy mạnh giáo
dục pháp luật cho nhân dân lao động, nên nó thể hiện rõ nét tƣ tƣởng chính trị -
pháp lý nổi trội giai đoạn này. Trên thực tế, khoa học pháp lý của Liên Xô đã
có ảnh hƣởng sâu sắc tới khoa học pháp lý ở Việt Nam. Hiện nay, nghiên cứu
cụ thể về ý thức pháp luật ở Việt Nam cũng theo các nội dung cơ bản nêu trên.
Trên đây là những nguồn tài liệu vô cùng quý giá để tác giả tham khảo
và hoàn thành luận văn của mình. Tuy nhiên, cho tới nay chƣa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề: “ vai trò của ý
thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật ”. Đó chính là vấn đề tác giả quan
tâm và giải quyết trong đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Làm rõ mối liên hệ giữa ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật. Chỉ ra
thực trạng chung của ý thức pháp luật ảnh hƣởng tới việc thực hiện pháp luật;

9
- Từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp
luật đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà Nƣớc
Pháp Quyền ở nƣớc ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Làm rõ mối liên hệ giữa ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật. Từ
đó chỉ ra thực trạng chung của vấn đề ý thức pháp luật ảnh hƣởng tới việc
thực hiện pháp luật;
- Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp luật cho
công dân, đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà
nƣớc Pháp quyền ở Việt nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vai trò của ý thức pháp luật đối với
việc thực hiện pháp luật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Luận văn tập trung nghiên cứu các mối liên hệ đa chiều giữa ý thức
pháp luật và thực hiện pháp luật;
+ Thực trạng chung của ý thức pháp luật và ảnh hƣởng đối với việc
thực hiện pháp luật;
+ Các giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng yêu cầu thực
hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta
hiện nay.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng nguồn tài liệu: Giáo trình lý luận

10
chung về Nhà nƣớc và pháp luật, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản
Việt Nam có liên quan; Các sách, báo, tạp chí viết về ý thức pháp luật và thực
hiện pháp luật; Cuốn giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Đây là nguồn tƣ
liệu cơ bản để thực hiện đề tài và những tƣ liệu đó đƣợc khai thác bằng nhiều
nguồn khác nhau nhƣng chủ yếu là tại Thƣ viện Đại học Quốc Gia,…
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các công trình khoa học, các chuyên
luận, chuyên khảo, các luận văn, luận án, các bài nói, bài viết của các
GS,TS Luật học xung quanh vấn đề vai trò của ý thức pháp luật với việc
thực hiện pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống của nghiên
cứu luật học bao gồm: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp,
phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic; ngoài ra trong một số trƣờng hợp
luận văn còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nhƣ thống kê, so sánh, điều
tra xã hội học, mô tả, ...
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Việc thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những nhân tố ảnh
hƣởng tới ý thức pháp luật, tác động của ý thức pháp luật đối với việc thực
hiện pháp luật ở nƣớc ta.
- Khẳng định sự ảnh hƣởng của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện
pháp luật ở các hoạt động thi hành, tuân theo, sử dụng và áp dụng pháp luật.
- Đề tài đƣa ra những phƣơng hƣớng và giải pháp giúp nâng cao ý thức
pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà
nƣớc Pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các học viên khác, ngoài ra
còn phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn giáo dục pháp luật tại các
trƣờng Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.

11
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của ý thức pháp đối với thực hiện
pháp luật.
- Chương 2: Thực trạng về vai trò của sự tác động ý thức pháp luật lên
thực hiện pháp luật.
- Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp luật
đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nƣớc Pháp
quyền ở nƣớc ta hiện nay.

12
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1.1. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ CẤU TRÚC CỦA Ý


THỨC PHÁP LUẬT
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận tạo thành nên đời sống
pháp luật bên cạnh các lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Trong xã
hội hiện nay, ý thức pháp luật giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình
thành nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của con ngƣời. Do vậy các hoạt
động của con ngƣời đều phải dựa vào ý thức của mình. Các hành vi pháp luật,
các mối quan hệ pháp luật của con ngƣời đều đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở
tâm lý pháp luật, tƣ tƣởng pháp luật và quan điểm, quan niệm về pháp luật
của con ngƣời thông qua các thời kỳ khác nhau. Vì vậy, việc thực hiện pháp
luật của con ngƣời trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến yếu tố tâm lý pháp
luật và tƣ tƣởng pháp luật.
Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm, quan niệm về pháp luật,
là tình cảm và tâm trạng của con ngƣời đối với pháp luật. Do vậy, ý thức pháp
luật đƣợc hình thông qua những quan điểm, quan niệm của con ngƣời từ sự
cần thiết phải có các quy tắc xử sự phù hợp.
Ý thức pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển về từ nhu cầu khách quan
của đời sống xã hội, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (đó là
giai đoạn bắt đầu có sự phân chia về giai cấp), đó là khi các phƣơng tiện điều
chỉnh xã hội nhƣ: đạo đức, tôn giáo, tập quán, niềm tin… không còn phù hợp
nữa, nó không còn đủ khả năng để quản lý xã hội có hiệu quả. Lúc này cần
phải có một công cụ mới ra đời, đó là pháp luật, để thiết lập ra một trật tự xã

13
hội mới ổn định, kỷ cƣơng. Từ nhu cầu khách quan này của đời sống xã hội,
con ngƣời đã nhận thức đƣợc xã hội (đã phản ánh đƣợc tồn tại xã hội) và đã
tạo nên ở họ những tƣ tƣởng, quan điểm, quan niệm về sự cần thiết phải điều
chỉnh các quan hệ trong xã hội bằng pháp luật, một phƣơng tiện điều chỉnh
hữu hiệu nhất.
Về mặt Triết học, ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức
xã hội, nó thuộc thƣợng tầng kiến trúc xã hội, nó chịu sự quy định của cơ sở
kinh tế. Tuy nhiên, ý thức pháp luật còn chịu sự ảnh hƣởng của các hình thái ý
thức xã hội khác ở những mức độ khác nhau. Nhƣ vậy, ý thức pháp luật là sự
phản ánh những điều kiện xã hội (vật chất, chính trị, lịch sử…), đó là những
điều kiện cần phải đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật, thông qua những quan
điểm, quan niệm, tƣ tƣởng, học thuyết, tình cảm, tâm trạng và niềm tin pháp lý.
Từ sự phân tích nhƣ trên, thì ý thức pháp luật có thể định nghĩa nhƣ sau:
Ý thức pháp luật là tổng thể những tƣ tƣởng, học thuyết, quan điểm,
thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con ngƣời về pháp luật trên các phƣơng
diện, tiêu chí cơ bản nhƣ: Về sự cần thiết (hay không cần thiết), về vai trò,
chức năng của pháp luật, về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn
hay không đúng đắn của các quy định pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua
trong quá khứ, pháp luật cần phải có. Về tính hợp pháp hay không hợp pháp
trong hành vi của các cá nhân, nhà nƣớc, các tổ chức xã hội[49, tr.430].
Là một hình thái của ý thức xã hội, ý thức pháp luật cũng có đầy đủ
những đặc điểm của ý thức xã hội sau đây:
*. Ý thức pháp luật chịu sự quyết định của tồn tại xã hội.
Nhƣ vậy ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, nó chịu sự quy
định của tồn tại xã hội. Vào các thời kỳ khác nhau thì thái độ, nhận thức, tình
cảm, quan niệm, quan điểm của con ngƣời về pháp luật là do những điều kiện
khách quan của các thời kỳ đó quy định. Các Mác đã khẳng định: “ Không

14
phải ý thức của con ngƣời quyết định sự tồn tại của họ, trái lại chính sự tồn tại
xã hội của họ, quyết định ý thức của họ” [3, tr.15]. Tuy nhiên, tồn tại xã hội
và ý thức pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau.
Ý thức pháp luật chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, tồn tại xã hội có vai trò chi
phối, quyết định ý thức pháp luật. Do đó khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức
pháp luật cũng thay đổi theo. Tồn tại xã hội nhƣ thế nào thì ý thức xã hội nhƣ
thế ấy. Ví dụ, ý thức pháp luật của ngƣời dân trong thời kỳ phong kiến chịu sự
quyết định và chi phối của các điều kiện nhƣ kinh tế, tập quán, đạo đức… hà
khắc, bóc lột nhân dân nên ngƣời dân ở vào thời kỳ này họ thƣờng có tâm lý
“Phép Vua thua lệ làng”, thờ ơ đối với pháp luật, chống đối và coi thƣờng
pháp luật. Tuy nhiên trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc Pháp quyền XHCN
nhƣ ở Việt Nam hiện nay, là “Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân”, với một
nền kinh tế thị trƣờng mở, quyền con ngƣời đƣợc đề cao đã có tác động mạnh
đến ý thức pháp luật của mỗi công dân. Để đảm bảo quyền lợi cho mỗi công
dân và để hội nhập thành công thì ý thức pháp luật của mỗi công dân đang
ngày càng đƣợc nâng cao.
*. Ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội
Ý thức pháp luật luôn chịu sự chi phối của tồn tại xã hội, tuy nhiên nó
luôn có tính độc lập tƣơng đối so với tồn tại xã hội, tính độc lập tƣơng đối này
đƣợc thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Ý thức pháp luật thƣờng lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Ý thức pháp
luật là sự phản ánh tồn tại xã hội, nên tồn tại xã hội luôn là cái có trƣớc ý thức
pháp luật. Do vậy, lịch sử đã cho thấy khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi nhƣng ý
thức xã hội (trong đó có ý thức pháp luật cũ) do nó sản sinh ra vẫn còn tồn tại
dai dẳng trong một thời gian khá dài. Nhiều tƣ tƣởng, tâm lý, quan điểm, quan
niệm và thói quen của quá khứ vẫn tồn tại trong nếp sống, suy nghĩ và hành
động của nhiều ngƣời dân trong xã hội. Ví dụ nhƣ tƣ duy “ tham gia giao

15
thông đi xe gắn máy công dân phải đội mũ bảo hiểm”, nhiều ngƣời dân hiện
nay vẫn luôn có tƣ tƣởng cho rằng đội mũ bảo hiểm là để không bị công an xử
phạt. Họ không cho rằng đội mũ bảo hiểm là tuân thủ pháp luật, là bảo vệ
mình và ngƣời khác.Thái độ coi thƣờng, không tôn trọng pháp luật vẫn còn
tồn tại. Hay hiện nay có nhiều ý kiến của nhân dân và dƣ luận cho rằng: việc
phát hiện và xử lý các hành vi phạm pháp luật về chức vụ và tham nhũng
chƣa tốt, trong đó chỉ có những ngƣời có chức vụ, quyền hạn mới có hành vi
vi phạm này. Vậy phải chăng họ nghĩ rằng đối với những ngƣời này thì cần
nƣơng tay. Tỷ lệ các bị cáo trong lĩnh vực này đƣợc Tòa án tuyên cho hƣởng
án treo còn nhiều, dẫn đến sự hoài nghi của quần chúng nhân dân và dƣ luận
xã hội về tính nghiêm minh của pháp luật.
Ý thức pháp luật trong những điều kiện nhất định có thể vƣợt trƣớc tồn
tại xã hội. Trong những điều kiện xã hội nhất định, ý thức pháp luật có thể tồn
tại cả những quan điểm, quan niệm về pháp luật vƣợt lên trƣớc sự phát triển
của tồn tại xã hội và nó có tính chất định hƣớng cho sự phát triển của xã hội
sau này. Ví dụ nhƣ quan điểm của các nhà tƣ tƣởng lớn trên thế giới Các Mác
- Ăng ghen về các vấn đề triết học, chính trị, pháp lý những tƣ tƣởng này đến
ngày nay vẫn còn nguyên giá trị về thời đại.
Tính kế thừa của ý thức pháp luật trong quá trình phát triển. Trong quá
trình phát triển của mình, ý thức pháp luật luôn giữ lại những tƣ tƣởng, quan
điểm pháp lý của các thời kỳ trƣớc. Đặc biệt nếu là những tƣ tƣởng, quan
điểm tiến bộ thì nó sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát triển, cho nền chính trị,
pháp lý đƣợc hoàn thiện và ngƣợc lại sẽ cản trở những nhân tố tích cực trong
xã hội phát triển. Ví dụ nhƣ tƣ tƣởng “phân chia quyền lực” của Arixtôt từ
thời cổ đại là một trong những tƣ tƣởng tiến bộ và nó có sự ảnh hƣởng sâu sắc
tới tƣ tƣởng chính trị, pháp lý ngày nay.
Sự tác động trở lại của ý thức pháp luật đối với tồn tại xã hội và tác
động qua lại đối với các hình thái ý thức xã hội khác.

16
Ý thức pháp luật có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội theo hai
hƣớng tích cực và tiêu cực, nó có sự tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời
sống xã hội. Nếu chúng ta có sự nhận thức đúng đắn, có tình cảm, niềm tin và
tôn trọng pháp luật sẽ giúp hạn chế đƣợc tình trạng vi phạm pháp luật, tạo ra
một trật tự xã hội ổn định và phát triển, giúp cho xã hội phát triển toàn diện về
mọi mặt (kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học…). Ngƣợc lại, nếu chúng ta
nhận thức không đúng về pháp luật, coi thƣờng pháp luật, không tin tƣởng
vào pháp luật sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật, trật tự xã hội sẽ rơi vào tình trạng
bất ổn, đồng thời ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống chính trị, pháp lý.
Ý thức pháp luật cũng có tác động qua lại đối với các hình thái ý thức
xã hội khác, bao gồm ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức
văn hóa… Sự tác động này có thể là tích cực hoặc tác động tiêu cực tùy thuộc
vào từng lĩnh vực và giai đoạn cụ thể.
Thể chế chính trị của mỗi quốc gia là khác nhau vì vậy ở mỗi quốc gia
chỉ tồn tại một hệ thống pháp luật duy nhất. Những quốc gia theo chế độ
Phong kiến thì có hệ thống pháp luật Phong kiến, còn những quốc gia theo
chế độ xã hội chủ nghĩa thì có hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên
trong mỗi quốc gia đó lại cùng tồn tại rất nhiều hệ thống ý thức pháp luật
khác nhau, nhƣ ý thức pháp luật của các giai cấp (giai cấp thống trị, giai cấp
bị trị), các bộ phận, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Do đó các giai cấp khác
nhau thì có ý thức pháp luật khác nhau. Mặc dù vậy, nhƣng chỉ có ý thức pháp
luật của giai cấp thống trị mới đƣợc phản ánh trong pháp luật và trở thành ý
thức pháp luật thống trị của mỗi quốc gia. Nội dung của ý thức pháp luật phản
ánh những nhu cầu về chính trị, thể hiện mối quan hệ của các lực lƣợng đối
với các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế,
chính trị - xã hội. Chẳng hạn, những quan điểm về hình thức nhà nƣớc, chế độ
bầu cử và quyền bầu cử, nguyên tắc làm việc của bộ máy nhà nƣớc…, ý thức

17
pháp luật cũng thể hiện những nhu cầu về kinh tế, đạo đức văn hóa của giai
cấp thống trị và của cả xã hội [19, tr.18].
1.1.2. Cấu trúc và hình thức của ý thức pháp luật
1.1.2.1 Tâm lý pháp luật
Là tổng thể những cảm xúc, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con ngƣời
đối với pháp luật và các hiện tƣợng pháp lý khác.
Tâm lý pháp luật đƣợc hình thành ở từng cá nhân, từng nhóm ngƣời,
từng giai cấp từ sự ảnh hƣởng của pháp luật, của quá trình điều chỉnh xã hội
bằng pháp luật, của quá trình áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật. Biểu
hiện của tâm lý pháp luật bao gồm tâm trạng, cảm xúc, tình cảm (yêu, ghét,
quan tâm hay thờ ơ, tôn trọng hay coi thƣờng, tin tƣởng hay không tin tƣởng
…) đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có. Do
vây, nếu chủ thể có thái độ đúng đắn đối với pháp luật, tin tƣởng vào pháp
luật thì họ sẽ luôn có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật
và ngƣợc lại.
Tâm lý pháp luật là một bộ phận của tâm lý con ngƣời, cho nên nó cũng
có những đặc điểm chung giống với tâm lý con ngƣời. Nó đƣợc hình thành
một cách tự phát qua quá trình con ngƣời tham gia vào các quan hệ pháp luật
mà nhà nƣớc đặt ra, nó chịu sự tác động mạnh mẽ từ các yếu tố chủ quan và
khách quan nhƣ môi trƣờng sống, từ văn hóa, từ gia đình, từ nhà trƣờng…, nó
có tính lan truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác, đồng thời nó thƣờng thiếu
tính ổn định (nay thích, mai ghét).
1.1.2.2 Hệ tư tưởng pháp luật
Là tổng thể các tƣ tƣởng, học thuyết, trƣờng phái lý luận, quan điểm
khoa học về pháp luật. Nội dung phản ánh, luận giải trong tƣ tƣởng pháp luật
bao quát hầu hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống nhà nƣớc và pháp luật: Vai
trò, giá trị, chức năng của pháp luật; cách thức xây dựng, kỹ thuật xây dựng

18
pháp luật và áp dụng pháp luật; quan điểm về các loại nguồn pháp luật; các
quyền và nghĩa vụ pháp lý; hoạt động đào tạo, giáo dục pháp luật… Tƣ tƣởng
pháp luật của nhân loại đã có bề dày lịch sử và thƣờng xuyên có sự kế thừa,
bổ sung hoàn thiện phù hợp với sự tiến bộ xã hội [49, tr.440]. Tƣ tƣởng pháp
luật đƣợc biểu hiện thông qua hệ thống các khái niệm, định nghĩa, các lý
thuyết, học thuyết về pháp luật nhƣ: học thuyết về nhà nƣớc pháp quyền, về
quyền con ngƣời, quyền công dân, thuyết phân chia quyền lực… của một số
các nhà tƣ tƣởng lớn trong lịch sử nhƣ: Arixtôt, Monteskiơ, Hêghen, Khổng
Tử, Hàn Phi Tử… Hệ tƣ tƣởng pháp luật thƣờng đƣợc hình thành một cách tự
giác thông qua con đƣờng nghiên cứu, học tập, tìm tòi. Nó mang tính ổn định,
bền vững, mang tính khoa học và có hệ thống. Hệ tƣ tƣởng pháp luật thực
chất đó là nhận thức, đó là sự hiểu biết của con ngƣời về pháp luật.
Giữa tâm lý pháp luật và tƣ tƣởng pháp luật có mối quan hệ biện
chứng, tác động lẫn nhau. Đây là mối quan hệ giữa tình cảm với nhận thức,
thông thƣờng nếu tâm lý pháp luật đúng đắn sẽ là cơ sở, tiền đề để thúc đẩy
việc nghiên cứu pháp luật, qua đó nâng cao trình độ hệ tƣ tƣởng pháp luật, tức
là nâng cao nhận thức về pháp luật của con ngƣời. Đồng thời nếu có một hệ tƣ
tƣởng pháp luật đúng đắn sẽ là cơ sở về mặt nhận thức để định hƣớng cho
việc hình thành tâm lý pháp luật, tức là nếu có nhận thức đúng sẽ có tình cảm
tốt đối với pháp luật. Do đó, trong việc nâng cao ý thức pháp luật, chúng ta
phải chú trọng nâng cao cả tâm lý pháp luật và hệ tƣ tƣởng pháp luật.
Các hình thức cơ bản của ý thức pháp luật
Theo tiêu chí về mức độ, trình độ và phạm vi nhận thức pháp luật, có
thể chia thành ba loại ý thức pháp luật sau:
Ý thức pháp luật thông thƣờng: Là những quan niệm, nhận thức, tri
thức; tình cảm, thái độ của con ngƣời, hình thành một cách trực tiếp trong
hoạt động thực tiễn hàng ngày, chƣa đƣợc hệ thống hóa, khái quát hóa. Ý thức

19
pháp luật thông thƣờng nhìn chung mới chỉ phản ánh những hiện tƣợng pháp
lý – xã hội bên ngoài, chƣa đi sâu vào bản chất, nội dung bên trong của các
hiện tƣợng pháp luật [49, tr.442].
Ý thức pháp luật mang tính lý luận: Tồn tại dƣới dạng các quan điểm,
học thuyết, trƣờng phái khác nhau về pháp luật. Phản ánh những mối quan hệ
bên trong, bản chất của pháp luật. Ý thức pháp luật lý luận thể hiện sự nhận
thức về pháp luật và các hiện tƣợng pháp lý một cách sâu sắc, toàn diện cả về
bản chất, nội dung và hình thức [19, tr.30]. Nó có tính ổn định, khoa học và
hệ thống hơn ý thức pháp luật thông thƣờng.
Ý thức pháp luật nghề nghiệp: là ý thức pháp luật của một bộ phận
chuyên sâu về pháp luật nhƣ luật sƣ, kiểm sát viên, thẩm phán… Đó là ý thức
của những ngƣời hoạt động có liên quan trực tiếp đến pháp luật trong các lĩnh
vực xây dựng pháp luật, giải thích pháp luật, áp dụng pháp luật… Là loại ý
thức pháp luật có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, nó mang tính
chuyên sâu về một lĩnh vực pháp lý nhất định.
Theo tiêu chí về chủ thể mang ý thức pháp luật, có thể chia ý thức pháp
luật thành ba loại sau:
Ý thức pháp luật cá nhân: Là những quan điểm, quan niệm, thái độ,
tình cảm, hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân [49, tr.444]. Nhƣ vậy mỗi cá
nhân đều có ý thức pháp luật khác nhau, đều có những quan điểm, thái độ,
tình cảm khác nhau dành cho pháp luật. Ý thức pháp luật cá nhân đƣợc hình
thành và phát triển trên cơ sở các yếu tố nhƣ điều kiện sống, kinh tế, chính trị,
văn hóa, giáo dục… Ý thức pháp luật cá nhân là sự hiểu biết, là thái độ về
pháp luật của mỗi cá nhân. Do vậy, ngƣời có ý thức pháp luật đúng đắn, tích
cực sẽ là cơ sở giúp ngƣời đó thực hiện pháp luật tốt. Ngƣợc lại những ngƣời
coi thƣờng pháp luật, không tôn trọng pháp luật sẽ dễ dẫn tới các hành vi tiêu
cực vi phạm pháp luật. Hiện nay, hầu hết các quan hệ xã hội (trong đó có cả
các quan hệ pháp luật) đều đƣợc thực hiện thông qua hành vi của các cá nhân,

20
cho nên ý thức pháp luật của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm
bảo cho các quan xã hội đƣợc thực hiện có hiệu quả.
Ý thức pháp luật nhóm: Nhóm đƣợc hiểu đó là tập hợp những ngƣời có
cùng mục đích, nhu cầu và lợi ích… họ có cùng ý chí, cùng thái độ, cùng
quan điểm với nhau. Do vậy, ý thức pháp luật nhóm chỉ phản ánh những quan
điểm, tƣ tƣởng, thái độ của một nhóm ngƣời nhất định đối với pháp luật. Các
nhóm xã hội khác nhau thì có ý thức pháp luật khác nhau, nhƣ ý thức pháp
luật của nhóm học sinh khác với ý thức pháp luật của nhóm sinh viên.
Ý thức pháp luật xã hội: Là ý thức pháp luật của bộ phận tiên tiến đại
diện cho xã hội. Nội dung của ý thức pháp luật xã hội thể hiện các tƣ tƣởng,
quan điểm, tƣ duy khoa học về pháp luật trên tất cả các hiện tƣợng pháp lý. Ý
thức xã hội luôn vận động theo xu hƣớng phát triển của xã hội, thể hiện cơ sở
lý luận, khoa học, tính đại diện, chính thức hóa cho toàn xã hội[49, tr.445].
Nhƣ vậy, ý thức pháp luật xã hội chứa đựng toàn bộ những tƣ tƣởng, quan
điểm pháp lý về những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật. Nó có tính khái quát
cao và có sự ảnh hƣởng rộng nên nó giữ vai trò định hƣớng và quyết định đối
với ý thức pháp luật cá nhân và ý thức pháp luật nhóm.
Các loại ý thức pháp luật trên đều có những vai trò nhất định đối với
từng đối tƣợng trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Ý
thức pháp luật cao của nhân dân sẽ trở thành một trong những động lực mạnh
mẽ, thúc đẩy tiến bộ xã hội, là cơ sở đảm bảo thi hành pháp luật nghiêm túc,
tăng cƣờng và phát triển nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho
việc hội nhập thành công.
1.2. KHÁI NIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Xét trong quy trình điều chỉnh pháp luật, thì thực hiện pháp luật là sự
tiếp nối của quá trình xây dựng pháp luật. Trong những năm qua, nhà nƣớc ta

21
đã rất quan tâm tới việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan
hệ xã hội có hiệu quả, song nếu chỉ chú trọng tới việc ban hành nhiều các loại
văn bản pháp luật thì chƣa đủ, bên cạnh đó chúng ta cần phải tổ chức việc
thực hiện pháp luật, phải đƣa những yêu cầu, quy định của pháp luật đi vào
thực hiện trong đời sống, làm cho những yêu cầu và những quy định đó trở
thành hiện thực. Nhƣ vậy, thực hiện pháp luật là phải đƣa pháp luật vào thực
hiện trong đời sống và làm cho nó pháp huy đƣợc vai trò là phƣơng tiện điều
chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất. Thực hiện pháp luật là hành vi
không phải của riêng cá nhân mà nó bao gồm cả hoạt động của mọi chủ thể
trong xã hội (bao gồm: hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc,các tổ chức kinh
tế - xã hội và các đoàn thể…). Nó là một hoạt động có mục đích, đƣợc thực
hiện một cách tự giác bởi các chủ thể có đủ năng lực chủ thể. Từ sự phân tích
trên, có thể đƣa ra khái niệm thực hiện pháp luật nhƣ sau:
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực
tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [49, tr.494].
1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
Để hoạt động thực hiện pháp luật đạt hiệu quả, thì các hình thức thực
hiện pháp luật, nhằm đƣa những quy định của pháp luật vào thực hiện trong
đời sống cũng phải rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào tính chất và đặc
điểm của hoạt động thực hiện pháp luật thì có các hình thức thực hiện pháp
luật sau đây:
Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt đ-ộng
mà pháp luật ngăn cấm.
Thi hành (chấp hành) pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành

22
động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy
định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) đƣợc thực
hiện ở hình thức này.
Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi
mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định các quyền và tự
do dân chủ của công dân đƣợc thực hiện ở hình thức này. Hình thức sử dụng
pháp luật khác với hình thức chấp hành pháp luật ở chỗ chủ thể pháp luật có
thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền đƣợc pháp luật cho phép theo ý chí
của mình, chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật. Trong đó
Nhà nƣớc thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức
cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự
mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong
trƣờng hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có
sự can thiệp của Nhà nƣớc [49, tr.496].
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật quan trọng, vì
luôn có sự tham gia của Nhà nƣớc, thông qua các tổ chức hoặc chủ thể đƣợc
Nhà nƣớc trao quyền.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT
Ở NƢỚC TA
Ý thức pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội chịu ảnh
hƣởng sâu sắc của các hệ tƣ tƣởng và quan niệm trong xã hội. Khi xét đến các
nhân tố ảnh hƣởng tới ý thức pháp luật chúng ta phải xét một cách đầy đủ qua
các thời kỳ lịch sử, để thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của từng nhân tố tới việc hình
thành ý thức pháp ở nƣớc ta hiện nay. Ý thức pháp luật là biểu hiện trình độ

23
pháp lý của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, nó đƣợc tạo thành bở-i hai bộ
phận: tâm lý pháp luật và hệ tƣ tƣởng pháp luật.
Ở Việt Nam, quá trình hình thành ý thức pháp luật không chỉ tuân thủ
theo quy luật chung mà còn mang đặc điểm riêng của quá trình dựng nƣớc và
giữ nƣớc. Việt Nam với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, liên tục phải đối
đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lƣợc. Sự hình thành ý thức pháp luật ở
Việt Nam không chỉ đƣợc quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội và sự tác
động qua lại của các hình thái ý thức xã hội khác nhƣ đạo đức, chính trị, văn
hóa, nghệ thuật mà còn chịu ảnh hƣởng của các hệ tƣ tƣởng ý thức pháp luật
nƣớc ngoài. Do Việt Nam phải đƣơng đầu với các cuộc chiến tranh xâm lƣợc
của các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Pháp, Mỹ. Nên việc chịu ảnh hƣởng của các
hệ tƣ tƣởng ý thức pháp luật của nƣớc ngoài là không tránh khỏi.
1.3.1. Ảnh hƣởng của lệ làng truyền thống
Lệ làng vốn đƣợc xem là công cụ quản lý xã hội trong các làng xã
truyền thống. Bên cạnh giá trị tích cực trong việc điều chỉnh mối quan hệ xã
hội trên quy mô nhỏ hẹp của làng xã, nhìn chung, lệ làng còn có nhiều yếu tố
ảnh hƣởng tiêu cực tới việc hình thành ý thức pháp luật của mọi tầng lớp nhân
dân trong xã hội. Đó là những cản trở đáng kể cho việc thiết định trong thực
tế nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật, một chuẩn mực của xã hội dân
chủ văn minh, hiện đại.
Lệ làng truyền thống là toàn bộ những quy định, lề lối, phép tắc, những
phong tục tập quán đƣợc hình thành trong các hoạt động của dân làng
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa tín ngƣỡng của từng
làng. Lệ làng truyền thống quy định điều chỉnh hành vi, ứng xử của con
ngƣời trong các hoạt động đó. Trƣớc Cách mạng Tháng Tám, ở các làng
xã ngƣời Việt đều có những lệ làng thành văn với những tên gọi riêng
nhƣ: Hƣơng ƣớc, Hƣơng biên, Khoán ƣớc, Hƣơng khoán, Hƣơng lệ, Điều lệ

24
v.v... Nhƣng dù gọi tên gì chăng nữa thì những văn bản đó đều bao gồm
những quy ƣớc liên quan đến các lĩnh vực đời sống của từng làng, từng cộng
đồng dân cƣ, mà ngƣời ta quen gọi bằng tên phổ biến nhất là Hƣơng ƣớc, tức
là các điều quy ƣớc của làng.
Vào thời kỳ này ngƣời dân chỉ có thói quen thực hiện theo phong tục,
tập quán, lệ làng. Tuy còn tản mạn nhƣng đã bƣớc đầu hình thành hệ tƣ tƣởng
bao gồm những quan điểm, quan niệm pháp luật chủ yếu liên quan tới việc
phải tập hợp các lực lƣợng để xây dựng nên một Nhà nƣớc độc lập, tự chủ
nhằm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nƣớc, phát triển kinh tế xã hội của
các làng xã thời kỳ đó.
Lệ làng truyền thống có sự ảnh hƣởng không nhỏ tới ý thức pháp luật
của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, đặc biệt là ở yếu tố tâm lý pháp luật.
Dân tộc Việt nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành của nền
văn minh sông Hồng với đặc trƣng của nền kinh tế nông nghiệp và canh tác
lúa nƣớc là chủ yếu. Tâm lý duy tình đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ và tƣ
tƣởng của con ngƣời Việt Nam. Do sống quần cƣ với nhau trong các đơn vị
làng xã với quan hệ “phi nội tắc ngoại” cho nên có mối liên hệ gắn bó khá
mật thiết trên cơ sở của sự gần gũi về huyết thống. Quan hệ giữa các thành
viên xảy ra trong một phạm vi hẹp và chủ yếu diễn ra trong từng làng, họ
sống gắn bó, gần gũi và hết sức quan tâm lẫn nhau nhƣng cũng rất dễ can
thiệp vào đời tƣ của nhau. Nhƣng thiết chế làng xã này tạo ra sự độc lập rất
cao với các cộng đồng dân cƣ khác, giữa làng nọ với làng kia có sự độc lập,
có sự tách biệt riêng rẽ. Truyền thống đoàn kết cộng đồng đã giúp cho cộng
đồng ngƣời Việt nam giữ gìn đƣợc bản sắc của mình, bảo vệ đƣợc mình
trƣớc sự xâm lƣợc và nguy cơ bị đồng hoá bởi các thế lực ngoại bang. Tuy
nhiên việc tạo ra cố kết bền chặt đó lại tạo nên tính bảo thủ, trì trệ của con
ngƣời vì những lý do [46] :

25
Thứ nhất, sự cố kết cộng đồng đó làm cho con ngƣời trở nên -lệ thuộc
vào nhau, lệ thuộc vào tập thể, ít có sự độc lập. Điều này làm cho con ngƣời
trở nên thụ động trong các quan hệ, ít dám làm và cũng không dám chịu trách
nhiệm trƣớc tập thể và cá nhân. Do vậy dẫn tới sự trì trệ, thiếu tính sáng tạo
và cũng dễ nảy sinh tâm lý ỷ lại, né tránh, không dám đối mặt với thử thách,
với những cái mới, với những sự thay đổi cần phải thích nghi. Yếu tố cá nhân
càng ngày càng mờ nhạt, không đƣợc quan tâm. Cũng chính vì vậy mà ý thức
về cộng đồng của con ngƣời thì rất cao (do tâm lý e ngại dè dặt, sợ dƣ luận
nên luôn phải để ý xung quanh) nhƣng ý thức về lợi ích cá nhân lại rất thấp.
Đây là hai mặt đối lập của một thể thống nhất. Ví dụ nhƣ trong quan hệ một
gia đình, một dòng tộc, con ngƣời ràng buộc nhau bằng gia quy, gia pháp vì sĩ
diện với các dòng họ khác, với làng, với xã nên cá nhân trong gia đình hay
dòng họ ấy phải tự khép kín, ai về phận nấy với bổn phận của con cái hay của
một thành viên. Nhƣng thực ra ngƣời ta không thực sự quan tâm đến cộng
đồng mà làm nhƣ vậy cốt để yên thân và khỏi bị ai động đến. Đây là nguyên
nhân dẫn đến tâm lý thờ ơ, lẩn tránh pháp luật. Rõ ràng, đối với việc hình
thành ý thức pháp luật (mà cụ thể ở đây là yếu tố tâm lý pháp luật), thì đây là
một yếu tố tiêu cực làm hạn chế sự chủ động của con ngƣời khi tham gia vào
các quan hệ pháp luật. Còn nếu có tham gia vào các quan hệ pháp luật thì
cũng là do a dua mà theo nhau một cách tự phát thiếu ý thức, không hiểu gì về
những hành vi mà mình đang tham gia. Họ dƣờng nhƣ không biết đến những
hậu quả xấu có thể xảy ra nhƣ những hành vi “đánh hội đồng” hoặc tham gia
với thái độ tò mò, hiếu kỳ mà không có sự xét đoán độc lập để có thể tách
mình ra khỏi cộng đồng để nhìn nhận vấn đề một cách khách qu-an. Đây
chính là lý do chủ yếu hình thành nên quan niệm trọng lệ hơn luật. Lệ chỉ là
cái có tính chất cục bộ trong phạm vi hẹp, trong khi đó xã hội càng văn minh
thì luật càng có ý nghĩa quan trọng [46].

26
Thứ hai, ngƣời ta dễ chấp nhận tha thứ, bỏ qua cho nhau những lỗi lầm
có thể gây ra sự thiệt hại cho cả cộng đồng, thậm chí cho bản thân. Với tâm lý
“dĩ hoà vi quý”. Con ngƣời ta vì sợ tai tiếng, sợ đụng chạm mà ngại đấu tranh
với những hiện tƣợng tiêu cực xảy ra với chính mình và với cộng đồng vì sợ
cộng đồng lên án, sợ bị trả thù. Câu tục ngữ “một điều nhịn, chín điều lành” là
một minh chứng cho điều này. Về tính tích cực, có thể nói đây là nhân tố thể
hiện sự ổn định, đoàn kết của tập thể. Nhiều khi ngƣời ta chấp nhận một lời
xin lỗi, coi trọng lời xin lỗi hơn là việc bồi thƣờng thiệt hại. Hẳn nhiên điều
này đã đƣợc các nhà lập pháp quan tâm để có quy định bắt buộc trong tố tụng
dân sự là thủ tục hoà giải. Nhƣng xét về tính tiêu cực, thực ra con ngƣời làm
nhƣ vậy vì sợ và cũng ngại các thủ tục pháp lý rắc rối khi phải “đáo tụng
đình” đặc biệt là tâm lý “đƣợc vạ thì má cũng sƣng”. Mặt khác, ngƣời ta làm
nhƣ thế cũng vì muốn bấu víu vào cộng đồng nhƣ một chỗ dựa chắc chắn với
tâm lý “xấu chàng hổ ai?” nên không muốn “vạch áo cho ngƣời xem lƣng”.
Tâm lý này không chỉ xảy ra ở trong các cộng đồng dân cƣ mà còn xảy ra đối
với cả các quan chức khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội kéo
theo việc nghi ngờ các kết quả giải quyết khi cho rằng “con kiến mà kiện củ
khoai” nên ngƣời ta càng không ý thức về việc phải sử dụng pháp luật nhƣ
một biện pháp để bảo vệ mình [46].
Thứ ba, tính bảo thủ, trì trệ làm cho ngƣời ta nghi ngờ tất cả những gì
đến từ bên ngoài, trong đó có cả những những yếu tố tích cực và từ đó sẽ có
tâm lý chống đối những gì không phải là của mình, của cộng đồng mình. Từ
chỗ nghi ngờ các giá trị đến từ bên ngoài, ngƣời ta có thái độ chống đối,bảo
thủ, không thừa nhận sự tiến bộ từ bên ngoài, không tiếp nhận hoặc chỉ tiếp
nhận khi bị cƣỡng bức, cái gì của mình cũng là nhất nên có chuyện “ta về ta
tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ví dụ về phƣơng diện pháp luật,
chính sách của các triều đình phong kiến nhiều khi cũng có những mặt tích

27
cực nhƣng đã không đƣợc tiếp nhận bởi các làng xã nên “p-hép vua” phải
“thua lệ làng” bởi nói chung quan niệm của các nhà cầm quyền là dùng pháp
luật để cai trị, còn ngƣời dân Việt nam cũng nhƣ một số dân tộc phƣơng Đông
khác coi pháp luật là hình phạt. Một minh chứng cho điều này là các bộ luật
lớn của các nhà nƣớc phong kiến Việt nam đều đƣợc gọi là “Quốc triều hình
luật” Từ đó con ngƣời Việt Nam trở nên bảo thủ, trì trệ và không chịu đổi
mới. Tâm lý truyền thống này chắc chắn sẽ trở thành lực cản để cho văn hoá
pháp lý Việt nam có thể đến với và tiếp nhận những thành tựu khoa học pháp
lý hiện đại của các nƣớc tiên tiến trong thời kỳ hội nhập. Việc xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền với yêu cầu ngày càng cao về việc các quan hệ xã hội phải
đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật phải gắn liền với việc hình thành một nền văn
hoá pháp lý hiện đại đó, đặc biệt trong quá trình hội nhập nhƣ hiện nay [46].
Thứ tƣ, truyền thống này không khuyến khích ngƣời ta sáng tạo ra
những giá trị mới. Sáng tạo là chìa khoá của thành công không chỉ đối với các
cá nhân mà còn đối với cả một cộng đồng hay nhân loại. Các bộ luật lớn tồn
tại trong lịch sử của Việt nam có rất ít tính chất độc lập nhƣ một sản phẩm
thuần tuý do dân tộc Việt nam sáng tạo trừ Bộ luật Hồng Đức có một số phần
tƣơng đối độc lập và phản ánh tinh thần dân tộc. Bộ luật Gia long gần nhƣ là
sự sao chép nguyên xi luật nhà Thanh. Vì mối quan hệ họ hàng, anh em, làng
xóm nên con ngƣời sống theo tình cảm hơn lý trí, vì ngƣời ta coi “một trăm
cái lý không bằng một tý cái tình” cho nên ngay trong hoạt động của các cơ
quan công quyền cũng rơi vào tình trạng cả nể, từ đó mà sinh ra tâm lý coi
thƣờng pháp luật [46].
Do lối sống giản đơn cùng với đặc điểm ƣa sống hoà bình, không thích
tranh chấp, cho nên pháp luật cũng không đòi hỏi ở mức độ quá phức tạp do
đó không hình thành một nền văn hoá pháp lý có mức độ phát triển cao nhƣ ở
các dân tộc hay quốc gia mà các điều kiện kinh tế có sự phát triển phức tạp.

28
Cùng với tƣ tƣởng độc lập dân tộc càng làm cho mức độ nghi ngờ đối với tƣ
tƣởng pháp luật đến từ bên ngoài tăng lên. Từ tâm lý này, ngƣời Việt nam trở
nên co cụm lại trong một phạm vi hẹp để tự vệ và cũng từ đó mà hình thành
nên phƣơng thức sản xuất, sinh hoạt có tính chất manh mún nhỏ lẻ và hình
thành nên tình trạng cục bộ địa phƣơng.
Thứ năm, với xuất phát điểm thấp, là một nƣớc thuần nông nghiệp, con
ngƣời chƣa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Sự thiếu kỷ luật của
con ngƣời Việt nam đƣợc thể hiện ở thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, ít chịu tuân
thủ những gì là quy tắc, ràng buộc con ngƣời, nhƣ không tuân thủ giờ giấc
sinh hoạt trong các cuộc họp... Ngƣời Việt nam chỉ thực sự tuân thủ các quy
tắc sống khi có sự cƣỡng bức. Ví dụ khi tham ra giao thông, nếu có cảnh sát
giao thông mọi ngƣời chấp hành pháp luật rất nghiêm túc, nhƣng nếu không
có cảnh sát giao thông, mọi ngƣời sẵn sàng vƣợt đèn đỏ [46].
Về việc xây dựng một nền văn hoá pháp lý, không thể không nói tới
một sự định hƣớng cơ bản bằng các chính sách, bằng những quan điểm và ở
mức độ cao hơn là một hệ tƣ tƣởng và cũng không thể thiếu một nền dân trí
tƣơng đối đồng đều đƣợc hình thành từ một nền giáo dục quốc dân căn bản.
Văn hoá pháp lý không nên và không chỉ đƣợc xây dựng trên cơ sở của tâm lý
pháp lý vì tính chất không hệ thống, thiếu ổn định nhƣng lại có tính chất bảo
thủ. Nó không tạo ra đƣợc sự thống nhất trên phƣơng diện xã hội cho văn hoá
pháp lý của đất nƣớc. Những hạn chế trong tâm lý của ngƣời Việt nhƣ phân
tích ở trên càng không phải là nguyên liệu tốt cho việc xây dựng một nền
vănhoá pháp lý hiện đại. Hiện nay, có một sự thuận lợi là sự hội nhập của
Việt nam với thế giới ngày càng sâu rộng. Yếu tố tâm lý cũng đã có nhiều sự
thay đổi theo xu hƣớng tích cực. Sự truyền bá các giá trị phổ biến, tốt đẹp của
thế giới và có sự kiểm nghiệm ở Việt nam, trong đó có giá trị của pháp luật
nhƣ giá trị công bằng, giá trị nhân đạo và giá trị nhân văn mà hầu nhƣ cả thế

29
giới đã thừa nhận ngày càng nhiều và thuận lợi hơn. Với Việt n-am, các giá trị
đạo đức cũng có nhiều điều khá gần gũi với những giá trị đó nhƣ các mục
đích phấn đấu của loài ngƣời là chân, thiện, mỹ. Do vậy, việc xây dựng văn
hoá pháp lý phải có sự dung nạp các yếu tố ngoại lai, qua đó mà làm hình
thành nên một “thƣơng hiệu” cho văn hoá pháp lý Việt nam nhƣ niềm tự hào
của ngƣời Đức về tính kỷ luật, ngƣời Nhật về tính cẩn thận, cần cù… để Việt
nam hội nhập thêm toàn diện hơn và ngƣời Việt nam cũng trở thành một dân
tộc đáng đƣợc kính trọng hơn trong quá trình hội nhập [46].
Từ những phân tích trên có thể thấy, tuy còn những mặt hạn chế, nhƣng
thực tế lệ làng, văn hóa truyền thống cũng đã có vai trò nhất định góp phần
quản lí xã hội. Những mặt tích cực và hạn chế của lệ làng, văn hóa truyền
thống đã có ảnh hƣởng không nhỏ tới việc hình thành ý pháp luật. Việt Nam
là một quốc gia sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp truyền thống, mang tính
chất tự cấp, tự túc. Tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, do đó, hiển
nhiên đặt ra cho chúng ta nhiều khó khăn, thách thức. Từ điểm xuất phát thấp
về kinh tế xã hội, ngƣời dân với truyền thống "phép vua thua lệ làng" và
những quan hệ anh em, họ hàng, làng xóm, nên chƣa có thói quen sống và
làm việc theo pháp luật đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp nhân dân.
Để xây dựng thành công nhà nƣớc Pháp quyền XHCN, thực hiện công
cuộc đổi mới vì mục tiêu: dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Bởi vậy, cùng với việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
cho mọi tầng lớp nhân dân, chúng ta phải tìm cách làm thay đổi nếp sống,
thói quen, ý nghĩ và những thành kiến hàng ngàn năm lịch sử đ-ể xây dựng và
nâng cao ý thức và năng lực thực hành pháp luật cho họ. Đây là một tất yếu
khách quan và cũng là một yêu cầu cấp bách cần đặt ra.
1.3.2. Ảnh hƣởng của những yếu tố lịch sử
Việt Nam trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, dƣới ách đô hộ của

30
các triều đại phong kiến Trung Quốc, cùng với âm mƣu đồng hóa dân tộc Việt
Nam. Nền văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa lớn trên thế giới, nó có sự
ảnh hƣởng tới nhiều nƣớc trong đó Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng
còn tùy thuộc vào bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Việt Nam, nhờ có bản sắc
và sức sống mạnh mẽ của văn hóa dân tộc, đã ngăn cản sự xâm nhập, đồng
hóa của tƣ tƣởng pháp luật Trung Quốc, cho nên tuy có bị ảnh hƣởng bởi tƣ
tƣởng phong kiến Trung Quốc nhƣng chúng ta không bị đồng hóa và tƣ tƣởng
ngoại bang đó cũng chỉ ảnh hƣởng ở một mức độ nhất định, tới các tầng lớp
dân cƣ nhất định chứ không phải tất cả. Chính vì vậy, ngƣời dân Việt Nam
khi bắt đầu tiếp xúc với pháp luật, hiểu biết sơ khai về pháp luật thì cũng xuất
hiện tƣ tƣởng, tâm lý chống lại pháp luật của nhà nƣớc đ’ô hộ. Nhƣ vậy tƣ
tƣởng pháp luật của ngƣời Việt Nam đã có từ thời kỳ Nhà nƣớc sơ khai và
nhận thức, hiểu biết về pháp luật chính thức ra đời vào thời kỳ nhà nƣớc bị
giai cấp phong kiến Trung Quốc đô hộ. Ngƣời Việt Nam với đặc điểm yêu
nƣớc, tính từ cƣờng dân tộc cao nên đã tìm mọi cách chống lại tƣ tƣởng pháp
luật của Trung Quốc.
Với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã giúp Việt Nam
trở thành một quốc gia phong kiến độc lập. Giai đoạn đầu của chế độ phong
kiến độc lập thì Phật giáo lúc này đƣợc coi là quốc giáo, đến khoảng thế kỷ
XV, hệ tƣ tƣởng chính thống của giai cấp thống trị là Nho giáo. Có thể khẳng
định rằng tƣ tƣởng phong kiến Trung Quốc đã có sự ảnh hƣởng đậm nét đến
sự hình thành ý thức pháp luật trong lịch sử Việt Nam, chủ yếu là hai hệ tƣ
tƣởng “đức trị” và “pháp trị”.
Đức trị là tƣ tƣởng của phái Nho gia là tƣ tƣởng triết học Trung Hoa
(cổ đại), với nội dung lấy đức để cai trị đất nƣớc, ngƣời trị nƣớc phải học
đạo đức và phải có đạo đức. Đại biểu của phái Nho gia là Khổng Tử, ông
chủ trƣơng dùng đạo đức làm công cụ trị nƣớc. Tƣ tƣởng đạo đức đó đã

31
ảnh hƣởng không nhỏ tới sự hình thành ý thức pháp luật trong xã hội phong
kiến Việt Nam.
Ở Việt Nam giai đoạn đầu xây dựng nền độc lập quốc gia tƣ tƣởng
“đức trị” thời nhà Lý mang màu sắc Phật giáo, thể hiện: Trọng tu thân, giúp
dân, thƣơng yêu và chăm lo cho dân, ý dân là chỗ dựa của vƣơng triều. Sang
đến đời Trần, tƣ tƣởng “đức trị” mang màu sắc Nho giáo, tƣ- tƣởng “khoan
thƣ sức dân” của Trần Hƣng Đạo là phƣơng châm trị nƣớc. Chính tƣ tƣởng
Nho giáo đã ảnh hƣởng rất lớn đến thời kỳ này. Nội dung cơ bản của Nho
giáo là lấy đức để cai trị đất nƣớc, do vậy tƣ tƣởng đức trị đƣợc thể hiện qua ý
thức pháp luật đƣơng thời.
Sang đời nhà Lê, xuất hiện tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi là dùng “nhân
nghĩa” để trị nƣớc với nội dung là trọng dụng nhân tài, khoan dung sức dân,
sự gƣơng mẫu của ngƣời cầm quyền… Bên cạnh đó tƣ tƣởng coi trọng tập
quán, luật tục địa phƣơng vẫn tồn tại và ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi.
Đây là những nét rất đặc thù so với các dân tộc khác, là ý thức luôn coi lệ làng
hơn phép nƣớc [27].
Pháp trị là một hệ tƣ tƣởng lớn của triết học Trung Hoa cổ đại và Hàn
Phi là đại diện của phái Pháp gia (pháp trị). Nội dung của tƣ tƣởng pháp trị là
dùng hình phạt nặng nề để trị nƣớc và chu chƣơng dùng pháp luật nghiêm.
Trên cơ sở đó lấy pháp luật làm tiêu chí để phân biệt đúng sai, phải coi trọng
pháp luật, pháp luật là công cụ quan trọng nhất để trị nƣớc [27].
Tƣ tƣởng pháp trị đã ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình hình thành ý thức
pháp luật ở các triều đại phong kiến Việt Nam. Trần Thủ Độ thời nhà Trần đã
có tƣ tƣởng dùng pháp luật để cai trị đất nƣớc, ông chủ chƣơng bảo đảm tính
nghiêm minh, công bằng, bình đẳng trong pháp luật. Hồ Quý Ly thời nhà Hồ
coi pháp luật là công cụ hàng đầu để trị nƣớc, pháp luật triều đại này mang
tính nghiêm khắc, nặng nề hơn so với các triều đại khác trong xã hội phong

32
kiến Việt Nam. Đến thời kỳ Minh Mạng rất coi trọng tính nghiêm minh của
pháp luật, kiên quyết và công bằng trong việc xử phạt. Ông đề cao vai trò của
pháp luật trong việc trị nƣớc, song ông cũng quan tâm đến việc khoan dung,
độ lƣợng trong xử phạt, tƣ tƣởng của ông là “quân pháp bất vị thân”. Đến Lê
Thánh Tông thời nhà Lê, phƣơng châm cai trị đất nƣớc là kết hợp cả hai tƣ
tƣởng “đức trị” và “pháp trị”. Bộ Luật Hồng Đức ra đời là bộ luật đầu tiên có
các quy phạm pháp luật, đặc biệt là quy phạm pháp luật về hình sự. Các quy
định của bộ luật này tƣơng đối chặt chẽ, rõ ràng, kết cấu điều luật hầu nhƣ có
đủ cả ba yếu tố cấu thành đó là giả định, quy định và chế tài. Bộ luật này các
hình phạt rất nghiêm khắc nhƣng toát lên một số quy định mang tính chất
nhân đạo nhƣ việc xác định quyền và địa vị pháp lý của trẻ em gái, ngƣời già
bệnh tật và góa phụ. Đây là bộ luật phù hợp và tiến bộ nhất thời bấy giờ [27].
Cùng với sự biến đổi của xã hội từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ
phong kiến, tƣ tƣởng pháp luật phong kiến một mặt kế thừa quan điểm thời cổ
đại, mặt khác hình thành dƣới ảnh hƣởng sâu sắc của giáo lý và thần quyền.
Tƣ tƣởng phong kiến bảo vệ một cách triệt để chế độ đẳng cấp đặc quyền
phong kiến với những hình phạt tàn bạo đối với hành vi xâm phạm trật tự xã
hội. Dƣới thời kỳ của chúa Nguyễn thế kỷ XVI đến XVIII có nhà nƣớc, có
pháp luật nhƣng lối sống theo pháp luật còn manh nha, nhận thức pháp luật và
tình cảm đối với pháp luật còn nhiều hạn chế. Các thành viên trong cộng đồng
hầu nhƣ không quan tâm tới pháp luật, phần lớn là tự quản theo phong tục, tập
quán, lệ làng và cũng ít đƣợc học hành nên ngƣời nông dân am hiểu pháp luật
không nhiều. Pháp luật chỉ đến với các quan viên làng xã, giai cấp địa chủ
phong kiến và pháp luật ấy ủng hộ, bảo vệ lợi ích cho các tầng lớp quan chức
phong kiến, giai cấp địa chủ. Sang thế kỷ XIX thời nhà Nguyễn, mâu thuẫn
giữa giai cấp nông dân với chính quyền phong kiến và giai cấp địa chủ ngày
càng trở nên quyết liệt. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng của ngƣời

33
nông dân chống lại chế độ phong kiến cùng với pháp luật của nó. Dƣới thời
kỳ nhà Nguyễn, Nhà nƣớc và pháp luật ngày càng chặt chẽ hơn, do bản chất
của pháp luật luôn chống lại đa số lợi ích của ngƣời nông dân, nên sự phản
ứng, chống đối của nông dân ngày một dâng cao, đặc biệt có hàng loạt các
cuộc nổi dậy. Vì vậy, ý thức pháp luật thời kỳ này là ý thức phản kháng,
chống đối pháp luật, chống đối chế độ phong kiến suy đồi, pháp luật chủ yếu
tác động vào ý thức của tầng lớp bên trên, tầng lớp có lợi ích gắn bó với chế
độ phong kiến. Còn tầng lớp bên dƣới, đa số ngƣời lao động là nông dân, họ
vừa chấp nhận, vừa chống đối quyết liệt ý thức hệ phong kiến, pháp luật
phong kiến. Tình cảm của ngƣời dân đối với nhà Nguyễn là sợ hãi, thiếu niềm
tin. Càng về sau pháp luật nhà Nguyễn càng mang tính phản động, hà khắc, dã
man, mở rộng hình sự và hình phạt, thi hành pháp luật một cách tùy tiện.
Nhƣ vậy, dƣới thời các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn ngƣời dân chƣa có
thói quen sống theo pháp luật. Chính sự tàn khốc về hình phạt đã làm xuất
hiện trong ngƣời dân tâm lý, ý thức sợ hãi pháp luật, né tránh pháp luật.
Ngƣời dân không vi phạm pháp luật là vì họ sợ hãi pháp luật chứ không phải
vì họ ý thức đƣợc quyền và nghĩa vụ trong việc tuân thủ pháp luật. Do đó, ý
thức tuân thủ pháp luật xuất hiện trong giai đoạn này một phần cũng do ngƣời
dân quá sợ hãi với những hình phạt của pháp luật.
Tóm lại, tƣ tƣởng pháp luật Trung Quốc nói chung, tƣ tƣởng “đức trị”
và “pháp trị” nói riêng đã ảnh hƣởng lớn đến quá trình hình thành ý thức pháp
luật trong xã hội phong kiến Việt nam. Tƣ tƣởng “đức trị” và “pháp trị” đều
có những ƣu điểm và những hạn chế lịch sử, phƣơng trâm trị nƣớc chung của
các triều đại phong kiến Việt Nam là kết hợp cả hai tƣ tƣởng “đức trị” và
“pháp trị”. Song, xét trên tổng thể thì tƣ tƣởng “đức trị” thƣờng đƣợc đón
nhận nhiều hơn và áp dụng nó vào công việc trị nƣớc thành công hơn “pháp
trị”. Cũng có lẽ tƣ tƣởng “đức trị” phù hợp với truyền thống, tập quán phong
tục, lệ làng… và tâm lý ngƣời Việt Nam hơn là tƣ tƣởng “pháp trị”.

34
Sự phân tích trên cho thấy, tƣ tƣởng pháp luật phong kiến Trung Quốc
ảnh hƣởng đến sự hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam, tiêu biểu là tƣ
tƣởng coi trọng “ hình” mà coi nhẹ “luật”, dùng hình phạt hà khắc, tàn bạo để
răn đe, chứ không quan tâm tới việc giáo dục qua hình phạt đối với nhân dân,
việc xử án cũng không theo luật mà theo thị hiếu và theo mức độ lễ lạt rất tùy
tiện, không nghiêm minh. Những việc làm ấy ảnh hƣởng tiêu cực đối với sự
hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, tình cảm đối với pháp luật của nhân dân
ta. Đồng thời nó còn ảnh hƣởng khá nặng nề đến sự hình thành ý thức pháp
luật ở Việt Nam hiện nay. Nếu gạt bỏ đƣợc những hạn chế trong tƣ tƣởng
“đức trị” và “pháp trị”, đồng thời kế thừa những tiến bộ của nó thì tƣ tƣởng đó
lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành ý thức pháp luật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tâm gƣơng tiêu biểu cho việc làm này, trên cơ sở thế
giới quan và phƣơng pháp luận mác – xít, Ngƣời đã tiếp thu có chọn lọc
những nội dung tiến bộ trong tƣ tƣởng “đức trị” và “pháp trị” và vận dụng
một cách tài tình vào công cuộc lãnh đạo cách mạng Việt Nam nói chung, xây
dựng, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và đạo đức cho cán bộ,
nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và quản lý đất nƣớc nói riêng.
Ngày 1- 9 - 1958 thực dân Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà
(Đà Nẵng), mở đầu cuộc xâm lƣợc của Pháp vào Việt Nam. Vua quan nhà
Nguyễn nhu nhƣợc đã để cho thực dân Pháp thống trị nƣớc ta ở Đông Nam
Kỳ, Tây Nam Kỳ đến 25 - 8 - 1883 nhà Nguyễn ký hiệp ƣớc thừa nhận sự
thống trị của Pháp trên toàn đất nƣớc Việt Nam. Với chính sách cai trị bằng
thủ đoạn “chia để trị”. Thời kỳ đầu chúng áp dụng cả hai hệ thống pháp luật:
Pháp luật nhà nƣớc Phong Kiến Việt Nam (của nhà Nguyễn) và pháp luật của
thực dân Pháp áp đặt, cả hai đều giống nhau về bản chất, đều là công cụ để nô
dịch và bóc lột ngƣời dân Việt Nam. Nhƣng trên thực tế, chỉ sau một thời gian
(đến khoảng 1887) thì pháp luật nhà Nguyễn không còn hiệu lực trên đất nƣớc

35
Việt Nam, chỉ còn pháp luật của thực dân Pháp. Lúc này “lệ làng” vẫn tồn tại
nhƣng đã bị thực dân Pháp bắt sửa đổi cho phù hợp với ý chí của chúng.
Pháp luật của thực dân Pháp áp đặt ở Việt Nam là ý chí của bọn thống
trị xâm lƣợc, là công cụ củng cố nền thống trị của thực dân Pháp và là công
cụ đàn áp nhân dân Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các tập đoàn tƣ bản
thực dân và bọn phong kiến, tay sai của chúng ở Việt Nam trong suốt thời
gian gần một thế kỷ. Đó không phải là ý chí của nhân dân, không phải là công
cụ bảo vệ và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp
áp dụng quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa vào Việt Nam, làm cho kinh tế -
xã hội nƣớc ta có nhiều thay đổi và chuyển biến lớn. Muốn duy trì đƣợc một
nền kinh tế đảm bảo tối đa siêu lợi nhuận cho chúng, thì hệ thống pháp luật
đòi hỏi ngày càng hoàn thiện. Chính vì vậy ngƣời dân phải tiếp xúc với pháp
luật nhiều hơn và ý thức pháp luật của họ cũng đƣợc nâng lên rõ rệt. Về mặt
lý thuyết pháp luật của thực dân Pháp là thể hiện tƣ duy tôn trọng tính tối cao
của pháp luật, bảo vệ tự do bình đẳng cho con ngƣời, công dân, bảo vệ nền
dân chủ tƣ sản. Nhƣng trên thực tế khi áp dụng vào Việt Nam, pháp luật đó đã
đi ngƣợc lại các giá trị dân chủ. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lƣợc, hệ tƣ tƣởng
pháp luật cũng có nhiều thay đổi: cùng với tƣ tƣởng mới về Nhà nƣớc và pháp
luật theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin xuất hiện vào đầu thế kỷ XX
đƣợc lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tiếp thu và truyền bá cho công nhân và nhân
dân lao động, còn có các tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản tiến bộ du nhập vào Việt
Nam. Trên cơ sở đó và hòa đồng với truyền thống yêu nƣớc của dân tộc làm
cho tâm lý pháp luật thời kỳ này cũng biến chuyển quan trọng, ngƣời dân có ý
thức chống lại pháp luật, không tuân thủ pháp luật của thực dân Pháp trong
những điều kiện nhất định, do tiếp xúc nhiều với pháp luật tƣ sản, (có tiến bộ
ở nội dung pháp luật và thực thi pháp luật mặc dù bản chất có phản động),
nên nhận thức về pháp luật đƣợc nâng lên, ý thức tuân thủ pháp luật đƣợc

36
nâng lên rõ rệt. Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng pháp luật của thực dân đối với sự
hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam, tuy có những mặt tích cực và tiêu
cực nhƣng mặt tiêu cực là nặng nề hơn. Mặt tiêu cực đã góp phần hình thành
thói quen, lối sống và làm việc không theo pháp luật mà thƣờng có thái độ thờ
ơ, căm ghét pháp luật, xem thƣờng pháp luật ngoại bang và chính quyền tay
sai. Còn mặt tích cực là nó phát huy tinh thần dân tộc, yêu nƣớc chống ngoại
xâm. Trong xã hội đƣơng thời tƣ tƣởng chống đối tƣ tƣởng pháp luật của thực
dân Pháp có tính chọn lọc, không nhƣ thời bắc thuộc đem đối lập hoàn toàn
pháp luật của ngƣời Việt với pháp luật của giai cấp phong kiến Trung Quốc
và sự đối lập này diễn ra quyết liệt. Còn đối với pháp luật của thực dân Pháp
áp đặt vào Việt Nam thì ngƣời dân chỉ chống lại những quy định pháp luật trái
với lợi ích hợp pháp của nhân dân, của cả đất nƣớc, họ tiếp thu và tán thành
những tƣ tƣởng pháp lý tiến bộ phù hợp lợi ích của đất nƣớc mình. Nhƣ vậy
những tƣ tƣởng pháp luật thời kỳ này có nhiều tiến triển làm tiền đề cho
những tƣ tƣởng pháp luật trong những giai đoạn tiếp theo.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng, ý thức pháp luật của ngƣời dân dƣới thời
Pháp thuộc nhìn chung là ý thức chống đối, phản kháng pháp luật của thực
dân. Một mặt chống lại những quy định pháp luật phản động, đi ngƣợc lại lợi
ích của nhân dân, mặc khác ủng hộ đối với những đạo luật cơ bản tiến bộ và
biết sử dụng nó, lợi dụng nó để đấu tranh cho lợi ích của dân tộc. So với thời
phong kiến nhà Nguyễn thì ý thức pháp luật giai đoạn này có nhiều điểm mới.
Trong chế độ phong kiến, ý thức pháp luật là ý thức chống đối pháp luật
chuyên chế, hà khắc, chà đạp lên quyền tự do dân chủ và nhân phẩm của con
ngƣời. Ngƣời dân thƣờng có tâm lý sợ hãi pháp luật bởi vì họ đồng nhất pháp
luật với hình phạt, nhƣng dƣới thời Pháp thuộc thì ngƣời dân lại tiếp xúc
nhiều với pháp luật tƣ sản, tuy về bản chất có tính phản động, song có tiến bộ
ở kỹ thuật lập pháp, ở nội dung pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật, chính

37
vì vậy nhận thức pháp luật đƣợc nâng lên, tƣ tƣởng pháp luật cùng tâm lý
pháp luật của họ có sự tiến bộ hơn. Bên cạnh đó phong tục, tập quán, lệ làng,
lối sống bên lề pháp luật vẫn khá phổ biến.
1.3.3. Ảnh hƣởng của chiến tranh
Sau sự kiện cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đánh dấu sự ra
đời của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đã đập tan bộ máy thống trị
của thực dân Pháp trên đất nƣớc ta, lật đổ chế độ Phong Kiến và thiệt lập nên
một Nhà nƣớc kiểu mới. Thời kỳ đầu đất nƣớc ta còn gặp nhiều khó khăn.
Nhà nƣớc xác định nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là phải “cứu đói” cho dân,
khôi phục lại nền kinh tế. Lúc này, chính trị xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp,
bọn phản động trong nƣớc và ngoài nƣớc đƣợc sự giúp đỡ của phát xít Nhật
đang cấu kết chặt chẽ với nhau để phá hoại đất nƣớc ta và bọn đế quốc Pháp
tuy bị thất bại nhƣng vẫn đang âm mƣu tìm mọi cách lật đổ chính quyền non
trẻ của nƣớc ta. Trƣớc tình hình đó, để quản lý và điều chỉnh các vấn đề phát
sinh trong xã hội Nhà nƣớc ta đã nhanh chóng soạn thảo và ban hành một số
các văn bản pháp luật quan trọng nhƣ Hiến pháp năm 1946, là bản Hiến pháp
dân chủ đầu tiên của nƣớc ta. Từ năm 1945 đến năm 1954 nhà nƣớc đã ban
hành rất nhiều các nghị quyết, nghị định, thông tƣ… điều chỉnh mọi lĩnh vực
trong đời sống xã hội của đất nƣớc. Các văn bản pháp luật trên đã xác định
quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nguyên tắc tự do dân chủ mà Nhà nƣớc
phải thực hiện với công dân, đồng thời quy định nghĩa vụ của công dân đối
với Nhà nƣớc… điều đó chứng tỏ tƣ tƣởng pháp luật đã đi trƣớc một bƣớc so
với tồn tại xã hội. Từ năm 1945, khi giành đƣợc chính quyền, tƣ tƣởng về
Nhà nƣớc và pháp luật của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
từng bƣớc trở thành hệ tƣ tƣởng chính thống, dẫn đầu thay thế tƣ tƣởng pháp
luật của chế độ thực dân phong kiến. Ý thức pháp luật của nƣớc ta trong giai
đoạn này có thể nói là ý thức pháp luật tinh hoa của Hồ Chí Minh đƣợc

38
chuyển thành ý thức của giai cấp công nhân rồi thành ý thức của toàn xã hội.
Bởi vì tƣ tƣởng pháp luật của Ngƣời là pháp luật thể hiện ý chung của nhân
dân và có lợi cho toàn thể nhân dân. Nhƣ vậy, có thể khẳng định Việt Nam ở
vào thời kỳ này đã có bƣớc nhảy vọt, nhất là trong lĩnh vực ý thức pháp luật.
Tuy nhiên ở một số thời kỳ sau lại xuất hiện những hạn chế mới, một mặt do
đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sai
đâu sửa đấy. Mặt khác, do không quán triệt sâu sắc và vận dụng triệt để quan
điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về pháp luật cách
mạng nên quá trình điều chỉnh xã hội lại chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính.
Sau Hiệp định Giownevo năm 1954, đế quốc Mỹ tìm cách hất cẳng Pháp, áp
đặt chủ nghĩa thực dân mới vào miến Nam nƣớc ta. Nƣớc ta bị chia cắt thành
hai miền. Ở miền Nam tƣ tƣởng pháp luật tƣ sản chịu ảnh hƣởng trực tiếp của
tƣ tƣởng pháp luật Mỹ. Để biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới Mỹ đã
lần lƣợt dựng lên chính quyền “bù nhìn” tay sai. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc
theo mô hình nhà nƣớc của Mỹ dựa trên nguyên tắc “tam quyền phân lập”
nhƣng thực chất là một nhà nƣớc tập quyền mang tính quân sự hóa. So với
thời kỳ Pháp thuộc, phƣơng diện tổ chức Nhà nƣớc và pháp luật thời kỳ này
có tiến bộ hơn, khía cạnh thuộc địa kiểu cũ đƣợc hạn chế, khía cạnh pháp
quyền tƣ sản đƣợc khai thác mạnh. Chính quyền Sài Gòn là chính quyền tay
sai thân Mỹ nhƣng là chính quyền của ngƣời Việt, chính quyền ấy cùng với
nền pháp luật của nó dù sao cũng dễ chấp nhận hơn chính quyền thực dân
Pháp. Ý thức pháp luật vùng Mỹ - Ngụy chiếm đóng rất phức tạp, giai cấp
cầm quyền thì nói nhiều tới pháp luật dân chủ, tự do vì dân… Nhƣng trong tƣ
tƣởng, tình cảm pháp luật và hành vi pháp luật đều đi ngƣợc lại những cái đó.
Trên thực tế các quan điểm tiến bộ đƣợc thể hiện trong pháp luật đều bị bóp
méo mang nặng hình thức. Song song cùng tồn tại với các quan điểm, tƣ
tƣởng nói trên là quan điểm, tƣ tƣởng Nhà nƣớc và pháp luật dân chủ nhân

39
dân trên lập trƣờng của giai cấp vô sản dƣới sự lãnh đạo của Đảng ta. Tƣ
tƣởng này hình thành từ trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân Pháp và hiện
tại nó đang sống trong ý thức ngƣời dân. Do vậy, họ không ngừng đấu tranh
nhằm loại bỏ những quy định pháp lý đi ngƣợc với lợi ích của nhân dân và
đến năm 1975 nó đã trở thành hiện thực, chính quyền Sài Gòn cùng hệ thống
pháp luật của nó đã bị thủ tiêu. Chính trong quá trình đấu tranh đó, những yếu
tố của tƣ tƣởng pháp luật tiến bộ đƣợc nhân dân tiếp thu, dùng làm cơ sở để
vƣơn tới trình độ cao hơn cả về ý thức pháp luật lẫn hành vi pháp luật. Sau
tháng 10 năm 1954 miền Bắc vừa là hậu phƣơng vững chắc cho cuộc đấu
tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc, vừa xây dựng xã hội theo
con đƣờng XHCN. Trƣớc yêu cầu đó chúng ta chủ trƣơng xây dựng một ý
thức pháp luật XHCN. Trên cơ sở tiếp thu những tƣ tƣởng pháp luật qua
nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, những kinh nghiệm xây dựng pháp luật ở
các nƣớc XHCN đi trƣớc (Liên Xô, Trung Quốc…) cùng với ý thức pháp luật
cách mạng đƣợc hình thành trong quá trình chống đế quốc Pháp đã tạo cho ý
thức pháp luật Việt Nam có những bƣớc tiến mới. Sản phẩm của quá trình
nhận thức này đƣợc thể hiện trong Hiến Pháp năm 1959, “Hiến pháp năm
1959 là Hiến pháp XHCN đầu tiên ở Việt Nam, Hiến pháp quá độ lên chủ
nghĩa xã hội trong phạm vi nửa nƣớc, Hiến pháp chống Mỹ - cứu nƣớc, bảo
vệ Tổ quốc, đấu tranh thống nhất đất nƣớc”. Đạt đƣợc những kết quả trên là
do chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã trở thành hệ tƣ tƣởng
chính thống ở miền Bắc. Tƣ tƣởng chính thống này có vai trò tích cực đáp
ứng yêu cầu xây dựng ý thức pháp luật XHCN. Tuy nhiên trong giai đoạn này
miền Bắc có khoảng mƣời năm không trực tiếp đƣơng đầu với chiến tranh (từ
năm 1954 đến 5-8-1964) nhƣng ý thức pháp luật cũng không thuần túy mang
tính chất ý thức pháp luật thời bình. Bởi vì miền Bắc vẫn phải chi viện sức
ngƣời, sức của… cho miền Nam. Sau đó miền Bắc phải trực tiếp đƣơng đầu

40
với các cuộc chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ, trƣớc hoàn cảnh
chiến tranh đòi hỏi nhân dân phải hết sức tuân thủ pháp luật, pháp luật tối cao
lúc đó là luật bảo vệ Tổ quốc, ý thức pháp luật lúc này là phải phục vụ mục
đích cao nhất của dân tộc là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Tất cả cho
tiền tuyến”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc”. Cũng chính những đặc
điểm này đã để lại đặc điểm không nhỏ đổi với sự hình thành ý thức pháp luật
của nhân dân ta hiện nay. Nhƣ vậy giai đoạn từ năm 1954 đến 1975, dƣới sự
lãnh đạo tài tình của Đảng ta mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, với
bản chất nhà nƣớc Việt Nam là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, nên ý
thức pháp luật cách mạng không ngừng đƣợc củng cố, ý thức pháp luật
XHCN đƣợc chính thức xây dựng và phát triển. Những yếu tố pháp luật mang
tính tƣ sản ở miền Nam, mang tính dân chủ nhân dân ở miền Bắc, dần dần
chuyển thành ý thức pháp luật XHCN. Bên cạnh đó những phong tục, tập
quán, thói quen, lệ làng… dần dần lắng xuống.
1.3.4. Ảnh hƣởng của cơ chế hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp
Sau khi đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc cùng bắt tay vào xây dựng
CNXH. Thời kỳ này xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, với vô vàn khó khăn,
điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển ý thức pháp luật đƣơng
thời. Sự thống nhất về Nhà nƣớc và pháp luật lẽ ra là tiền đề thuận lợi để hoàn
thành hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc và xây
dựng ý thức pháp luật, lối sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Song
thực tế diễn ra từ năm 1975-1986 lại không nhƣ vậy. Cả nƣớc đi lên chủ nghĩa
xã hội là hợp quy luật, nhƣng chủ nghĩa xã hội đƣợc xây dựng trên cơ chế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Hệ thống kinh tế theo kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp dẫn đến sản xuất trì trệ, nền kinh tế bị rối loạn. Có thể
nói rằng, đây là giai đoạn chúng ta rơi vào khủng hoảng kinh tế. Đại hội Đảng
lần thứ VI đã khẳng định: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm

41
nay không tạo đƣợc động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế XHCN, hạn chế
việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm
giảm năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối, lƣu thông
và làm xuất hiện nhiều hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội. Cơ chế quản lý nền
kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, với hệ thống chi tiêu kế hoạch
pháp lệnh từ trên giao xuống không phù hợp. Bộ máy nhà nƣớc cồng kềnh,
nhiều nấc thang, chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, giẫm đạp lên nhau trở
thành gánh nặng cho dân. Sự xơ cứng, gò bó của mô hình kinh tế dẫn đến nền
dân chủ XHCN cũng bị méo mó biến dạng. Quản lý xã hội chủ yếu bằng
mệnh lệnh hành chính, pháp luật bị xem nhẹ, nền hành chính quan liêu ngày
càng phình to. Trong thực tế, Đảng bao biện làm thay Nhà nƣớc, quyền làm
chủ của ngƣời dân bị vi phạm ở nhiều nơi. Pháp luật giai đoạn này đề ra quá
nhiều điều ngăn cấm và hạn chế một cách thiếu căn cứ, hạn chế sự năng động,
sáng tạo của ngƣời lao động, hạn chế quyền công dân, ngƣời dân theo nguyên
tắc chỉ đƣợc làm những gì mà Nhà nƣớc cho phép, chứ không đƣợc làm
những gì mà Nhà nƣớc không cấm. Hệ thống pháp luật chậm hoàn thiện, vừa
không đồng bộ, vừa không đầy đủ, nhiều văn bản pháp luật mang tính tuyên
ngôn, cƣơng lĩnh, thiếu thực tiễn, các văn bản dƣới luật chồng chéo, không
thống nhất nên khó thực hiện. Hiến pháp và pháp luật ghi nhiều quyền tự do
của cong ngƣời nhƣng thực tế các quyền đó còn mang nặng tính hình thức.
Thực trạng hệ thống pháp luật nhƣ vậy đã làm lu mờ vai trò của pháp luật trên
mọi lĩnh vực của xã hội. Pháp luật – cái chung không phù hợp thì hiện tƣợng
sống ngoài pháp luật tất yếu sẽ xảy ra. Thái độ của đa số ngƣời dân, nhất là
nông dân thờ ơ với pháp luật. Nếu họ có quan tâm đến pháp luật cũng là để
luồn lách, chống đối lại pháp luật. Thái độ thờ ơ, xem thƣờng, bất chấp pháp
luật ngoài những nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, bản thân pháp luật, nó
còn là hệ quả của cuộc chiến tranh để lại. Đó là thói quen, tâm lý pháp luật

42
thời chiến mang tính mệnh lệnh, cƣỡng chế một chiều từ trên xuống dần dẫn
đến độc đoán, duy ý chí, mất dân chủ, pháp luật đó không còn phù hợp với
thời hòa bình. Hoàn cảnh thời chiến có sự tác động thuận – nghịch tới sự phát
triển của ý thức pháp luật. Một mặt nó tác động tích cực đến ý thức pháp luật
nhƣ phần trƣớc đã nêu ý thức pháp luật luôn đƣợc củng cố, ý thức tuân thủ
pháp luật cách mạng rất cao… Trong chiến đấu đòi hỏi sự ứng phó linh hoạt,
quyết đoán… của ngƣời chỉ huy, tất cả mọi ngƣời đều phải tuân thủ theo
mệnh lệnh ngƣời chỉ huy. Mặt khác tác động tiêu cực tới ý thức pháp luật thể
hiện ở chỗ ngƣời lãnh đạo luôn có ý thức, thói quen quản lý xã hội bằng mệnh
lệnh, mang nặng tính cƣỡng chế một chiều từ trên xuống. Ngoài nguyên nhân
khách quan làm chó ý thức pháp luật yếu kém còn có nguyên nhân chủ quan,
đó là phƣơng tiện pháp luật chƣa đƣợc coi trọng, công tác xây dựng và thực
thi pháp luật chƣa đƣợc quan tâm đúng mức… Tất cả những yếu tố trên đây
chủ yếu liên quan đến tâm lý pháp luật. Còn hệ tƣ tƣởng pháp luật đƣợc thể
hiện khá rõ nét trong Đại hội Đảng lần thứ VII. Đảng ta đã chỉ rõ giai đoạn
1975 – 1986: Đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy
luật đang vận dụng trong thời kỳ quá độ, đã mắc bệnh duy ý trí, giản đơn hóa,
muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều
kiện nƣớc ta mới ở chặng đƣờng đầu tiên.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam trong thời kỳ này thể hiện tƣ tƣởng
nóng vội, chủ quan, duy ý chí trong quá trình nhận thức hiện thực, do đó
nhiều văn bản pháp luật còn mang nặng tính hình thức. Chính sự nhận thức
sai lệch này, dẫn đến sự ngộ nhận về chủ nghĩa xã hội nói chung, sự ngộ nhận
về pháp luật CNXH nói riêng; tự coi pháp luật của chúng ta đã thuộc kiểu
pháp luật XHCN – kể cả hình thức lẫn nội dung, để rồi đem áp dụng chúng
trên một thực tế xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu với nhiều quan hệ xã hội thuộc
nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác nhau và chủ nghĩa xã hội chƣa đạt đƣợc

43
địa vị thống trị. Thời kỳ này sự thiếu tin tƣởng vào pháp luật có chiều hƣớng
gia tăng, sự thờ ơ đối với pháp luật, không tôn trọng pháp luật có xu hƣớng
phát triển. Các quy định trong Hiến pháp năm 1980 tuy tốt đẹp, nhƣng lại
không xuất phát từ thực tế cuộc sống, điều kiện kinh tế - xã hội hiện có. Cuộc
sống sau chiến tranh gặp rất nhiều thiếu thốn, mà lại muốn dùng ý chí chủ
quan áp đặt vào hiện thực khách quan, quả là không phù hợp, làm cho pháp
luật xa rời thực tế cuộc sống, tính khả thi thấp. Nhƣ vậy giai đoạn này quản lý
xã hội bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu. Ngƣời dân thờ ơ, xa rời, thiếu
tin tƣởng vào pháp luật, bởi vì pháp luật không phù hợp với thực tế cuộc sống
của bản thân họ, ý thức tuân thủ pháp luật giai đoạn này có bƣớc thụt lùi, dẫn
đến tình trạng coi thƣờng pháp luật. Nên kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp
làm nảy sinh pháp luật yếu kém, sự thờ ơ đối với pháp luật, không coi trọng
việc thực thi pháp luật.
1.3.5. Công cuộc đổi mới và sự thay đổi của ý thức pháp luật
Đất nƣớc ta bắt đầu đổi mới trên tất cả các lĩnh vực từ năm 1986. Quá
trình đổi mới tạo ra một sức sống mãnh liệt cho đất nƣớc, đặc biệt là sự thay
đổi nhanh chóng trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng,
khoa học kỹ thuật… điều đó quyết định đến sự thay đổi nhiều mặt trong nhận
thức pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho ý thức pháp luật và lối sống theo
pháp luật ngày càng phát triển. Trong thời kỳ đổi mới Đảng ta xác định “Quản
lý Nhà nƣớc bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý, pháp luật thể chế hóa
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng thể hiện ý chí của nhân dân phải đƣợc thực
hiện thống nhất trong cả nƣớc” [13, tr.120]. Đảng ta khẳng định: Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tƣ tƣởng của Đảng.
Trƣớc sau nhƣ một Đảng vẫn kiên định con đƣờng mục tiêu XHCN. Trên cơ
sở đó Đảng và Nhà nƣớc đã có một cuộc cách mạng thực sự trong nhận thức
lý luận hay nói cách khác là đổi mới tƣ duy. Khi nền kinh tế kế hoạch hóa, tập

44
trung quan liêu bao cấp bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt. Đảng và Nhà nƣớc
đã bình tĩnh phân tích tình hình và đi đến sự lựa chọn đúng đắn, chúng ta chỉ
có thể phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị
trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng XHCN. Sự tồn tại và
phát triển vững mạnh của nền kinh tế thị trƣờng trong thời gian qua chính là
kết quả của sự nhận thức đúng đắn các quy luật trong xã hội của Đảng và Nhà
nƣớc ta. Quá trình phát triển của ý thức pháp luật trong công cuộc đổi mới đất
nƣớc đƣợc thể hiện ở sự ra đời của Hiến pháp 1992. Đây là văn bản có hiệu
lực pháp lý cao nhất, tạo cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh quá trình đổi mới
toàn diện đất nƣớc. Bên cạnh đó ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật
mới và điều chỉnh nhiều văn bản pháp luật cho phù hợp với điều kiện đất
nƣớc. Tính đồng bộ và toàn diện của hệ thống pháp luật đƣợc cải thiện đáng
kể. Và thực tiễn đã chỉ ra rằng pháp luật là cái không thể thiếu trong đời sống
xã hội. Song giai đoạn này những tàn dƣ của xã hội cũ vẫn tồn tại. Lệ làng ở
giai đoạn trƣớc bây giờ đƣợc thay bằng các hƣơng ƣớc. Do vậy chúng ta cần
phát huy những mặt tích cực, loại bỏ mặt tiêu cực của chúng.
Thực tế trong thời gian qua, do sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách
quan chúng ta đã đổi mới trên lĩnh vực kinh tế. Từ một nền kinh tế bao cấp
chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đây là một bƣớc đột phá
quan trọng trong chế độ kinh tế ở nƣớc ta. Nền kinh tế mang nặng tính độc
quyền không có sự cạnh tranh, nay đã chuyển sang cạnh tranh lành mạnh, chỉ
có độc quyền Nhà nƣớc trong một số lĩnh vực nhất định. Hệ thống các chính
sách doanh nghiệp đƣợc bổ sung hoàn thiện dần, đƣa các doanh nghiệp
chuyển sang hình thức tự do kinh doanh trong khuân khổ của pháp luật. Nền
kinh tế trƣớc đây trong tình trạng khép kín, đến nay thực hiện theo cơ chế mở
cửa, giao lƣu hàng hóa trong nƣớc và quốc tế, từng bƣớc hội nhập kinh tế
quốc tế. Giai đoạn này yếu tố thị trƣờng rất quan trọng, bởi vì thị trƣờng có

45
vai trò trực tiếp hƣớng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và
phƣơng án tổ chức sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó sự quản lý của Nhà
nƣớc cũng có sự thay đổi, quản lý của Nhà nƣớc đi đôi với việc thực hiện
quyền tự chủ doanh nghiệp, Nhà nƣớc quản lý bằng pháp luật chứ không phải
bằng mệnh lệnh hành chính nhƣ trƣớc đây. Sự thay đổi lớn về kinh tế đòi hỏi
phải có một hệ thống pháp luật phù hợp. Chúng ta không phủ nhận vai trò của
pháp luật trƣớc giai đoạn đổi mới, nhƣng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
hiện nay pháp luật đó không đƣợc phát huy. Vì thế vấn đề đặt ra là phải tiến
hành cải cách pháp luật. Nhƣ vậy có thể khẳng định sự phát triển của nền kinh
tế thị trƣờng có sự ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển ý thức pháp
luật ở nƣớc ta. Sự phát triển về kinh tế tạo ra những nhu cầu đòi hỏi những
nhận thức, những quan điểm về pháp luật phải đƣợc nâng cao, thúc đầy đời
sống pháp luật phát triển. Các quan hệ kinh tế thị trƣờng dẫn tới khách quan
phải điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật, từ đó phải nâng cao hiểu
biết về pháp luật mới có thể đáp ứng đƣợc sự thay đổi của xã hội. Đó là tiền
đề khách quan cho ý thức pháp luật ngày càng phát triển, quá trình dân chủ
hóa đã đạt đƣợc những thành tựu đáng mừng, dẫn đến đổi mới pháp luật, nhận
thức pháp luật cũng tăng. Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN đã tạo
động lực thúc đẩy việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, từ đó hình
thành nên ý thức, lối sống tuân thủ theo pháp luật một cách tự giác. Có thể
nói, giai đoạn này ngƣời dân quan tâm nhiều đến pháp luật, họ luôn có ý thức
tôn trọng, tuân thủ pháp luật. Bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế thị trƣờng
còn bộc lộ những mặt hạn chế. Một số ít ngƣời vì lợi ích cá nhân, lợi nhuận
cao đã vi phạm pháp luật, tìm mọi kẽ hở của pháp luật để lẩn tránh, cơ chế
quản lý còn lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho họ bất chấp pháp luật. Tình trạng
này đã ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển của ý thức pháp luật.
Nhìn chung trong giai đoạn này, ngƣời dân đa phần đã có ý thức tôn

46
trọng, tuân thủ pháp luật, chỉ có một bộ phận dân cƣ vẫn còn thờ ơ với pháp
luật, thiếu niềm tin vào pháp luật. Trong số đó, có thể do thiếu hiểu biết về
pháp luật, hoặc do hiểu biết đầy đủ về pháp luật nhƣng lại lợi dụng kẽ hở của
pháp luật để làm ăn phi pháp. Dẫn tới gây cản trở quá trình phát triển của ý
thức pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA
Ý thức pháp luật , văn hóa pháp lý là bô ̣ phâ ̣n kiế n trúc thƣơ ̣ng tầ ng
xã hội , là một hình thái ý thức xã hội . Ý thức pháp luật góp phần quan
trọng trong hoạt động thự c hiê ̣n pháp luâ ̣t , đặc biệt là đối với viê ̣c duy trì
trâ ̣t tƣ̣ , kỷ cƣơng của Nhà nƣớc và xã hội . Nó giữ vai trò quan trọng chi
phối tất cả các giai đoạn của quá trình điều chỉnh bằng pháp luật, đối với
hành vi của con ngƣời.
Về mặt lý luận, ý thức pháp luật đƣợc hình thành từ hai yếu tố đó là hệ
tƣ tƣởng và tâm lý pháp luật. Hệ tƣ tƣởng pháp luật là những suy nghĩ, nhận
thức, quan điểm… của con ngƣời về pháp luật. Thể hiện sự hiểu biết về pháp
luật, thể hiện trình độ và kiến thức pháp lý. Tâm lý pháp luật là bao gồm toàn
bộ những xúc cảm, tình cảm, tâm trạng, thái độ… của con ngƣời đối với pháp
luật và các hiện tƣợng pháp lý khác. Là một hiện tƣợng phong phú, đa dạng
và phức tạp vì nó đƣợc hình thành tự phát, do ảnh hƣởng của điều kiện kinh
tế, chính trị, văn hóa trong lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc. Giữa hai yếu
tố này có mối quan hệ, tác động lẫn nhau. Tâm lý pháp luật là tiền đề cho sự
hình thành và phát triển tƣ tƣởng pháp luật. Ngƣợc lại, tƣ tƣởng pháp luật có
sự tác động mạnh mẽ đến tâm lý pháp luật.
Trong quá trình thực hiện pháp luật có những nhân tố chủ quan và
khách quan tác động tới hiệu quả và chất lƣợng của hoạt động này theo hai
chiều hƣớng cả tích cực và tiêu cực. Các nhân tố khách quan bao gồm: bản

47
chất của nhà nƣớc, thể chế chính trị, cơ chế kinh tế, các tồn tại xã hội, tồn tại
pháp luật. Các nhân tố chủ quan có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình thực
hiện pháp luật bao gồm: khả năng nhận thức, trình độ học vấn, ý thức chính
trị, ý thức đạo đức và đặc biệt là ý thức pháp luật của con ngƣời. Nó có sự tác
động đến việc nhận thức và thực hiện hành vi pháp luật của các chủ thể.
Ngoài ra ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật còn chịu sự ảnh hƣởng bởi
một số các yếu tố cụ thể sau: trình độ văn hóa, phong tục tập quán lối sống,
đạo đức, trình độ phát triển kinh té – xã hội giữa các vùng miền… Nhƣ chúng
ta đã biết ý thức pháp luật là nhân tố chủ quan, ảnh hƣởng trực tiếp tới quá
trình thực hiện pháp luật, do vậy nó là một bộ phận gắn liền với tƣ duy, tình
cảm và hành vi của cá nhân Ý thức pháp luật là cơ sở để các chủ thể nhận
thức và thể hiện thái độ của mình đối với các quy định pháp luật của nhà
nƣớc, hình thành nên sự thực hiện pháp luật đúng hay sai ở mỗi chủ thể. Các
quy định của pháp luật có đi vào cuộc sống hay không, phụ thuộc phần lớn
vào ý thức pháp luật của các chủ thể. Ý thức pháp luật của chủ thể càng cao
thì họ càng dễ dàng nhận thức đƣợc các quy định của pháp luật, họ sẽ có niềm
tin vào pháp luật dẫn đến họ tự giác thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc.
Ngƣợc lại khi ý thức pháp luật của các chủ thể thấp, sự hiểu biết về pháp luật
bị hạn chế sẽ dẫn đến việc bấp chấp pháp luật, coi thƣờng pháp luật.
Khi nghiên cứu về sự tác động của ý thức pháp luật với việc thực hiện
pháp luật, thì trƣớc tiên chúng ta phải xem xét đến yếu tố tƣ tƣởng pháp luật.
Pháp luật có đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh hay không trƣớc hết phụ thuộc vào
yếu tố tri thức pháp luật của chủ thể. Sự hiểu biết về pháp luật, tôn trọng pháp
luật đƣợc coi là hạt nhân cốt lõi của vấn đề. Nó tạo ra những thuận lợi cần
thiết để quá trình thực hiện pháp luật của con ngƣời tốt hơn, đúng đắn và hiệu
quả hơn [43, tr.47]. Sự hiểu biết pháp luật càng cao, càng đầy đủ và sâu sắc sẽ
giúp các chủ thể thực hiện pháp luật càng nghiêm túc hơn. Ngƣợc lại sự hiểu

48
biết pháp luật thấp, hiểu biết không đầy đủ sẽ dẫn đến gây ra nhiều những
hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong quá trình thi hành, tuân theo,
sử dụng và áp dụng pháp luật nếu muốn thực hiện các quy định pháp luật nào
đó, thì yêu cầu đặt ra trƣớc tiên là các chủ thể phải nhận thức đƣợc sâu sắc nội
dung của các quy định pháp luật đó. Phải nắm bắt đƣợc những yêu cầu và đòi
hỏi của pháp luật, khi đó chủ thể mới biết mình có những quyền lợi, nghĩa vụ
gì, đƣợc phép làm gì và phải kìm chế không đƣợc làm gì khi ở trong những
hoàn cảnh hoặc tình huống cụ thể mà pháp luật quy định. Nhƣng nếu chủ thể
nhận thức đƣợc pháp luật một cách đầy đủ, toàn diện về lý do ban hành, mục
đích, ý nghĩa của việc ban hành, phù hợp hay không phù hợp với thực tiễn thì
việc thực hiện pháp luật sẽ trở nên nghiêm túc, tích cực hơn nữa. Đó là lý do
giải thích vì sao khi tham gia giao thông nhiều chủ thể vẫn ngang nhiên thực
hiện hành vi không đội mũ bảo hiểm. Có lẽ một phần do họ không hiểu đƣợc
đầy đủ ý nghĩa của quy định này. Nhƣng cũng lại có những chủ thể chấp hành
quy định này rất tốt, nhƣng không phải là để bảo vệ mình và những ngƣời
khác mà vì họ lo sợ bị phạt tiền, do vậy họ đội mũ bảo hiểm đầy đủ để chống
đối cơ quan thi hành pháp luật. Nhƣ vậy, rõ ràng có nhiều chủ thể hiện nay đã
không nghiêm túc thực hiện pháp luật, không phải vì họ không biết đến quy
định pháp luật này mà vì họ biết nhƣng họ hiểu không đầy đủ cơ sở, ý nghĩa
của quy định đó. Và ngƣợc lại, có những chủ thể thực hiện pháp luật rất
nghiêm túc, nhƣng lại chỉ mang tính chất chống đối.
Trong quá trình sử dụng pháp luật, để pháp luật có thể đƣợc thực hiện
nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Yêu cầu đặt ra đối với mỗi chủ thể là, họ
phải nắm bắt đƣợc mình có những quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý gì, phải có ý
thức về địa vị pháp lý của chính mình khi tham gia vào các quan hệ pháp lý.
Do không nhận thức đƣợc đầy đủ địa vị pháp lý cũng nhƣ quyền lợi và nghĩa
vụ của mình, nên đã có không ít những chủ thể thực hiện pháp luật không

49
nghiêm túc. Nhƣng nếu chủ thể chỉ mới nắm bắt đƣợc quyền lợi, trách nhiệm
của mình thì việc thực hiện pháp luật chƣa chắc đã tốt. Vì trong một số trƣờng
hợp, muốn thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác
thì các chủ thể đó còn phải nắm bắt đƣợc địa vị pháp lý của các chủ thể có
liên quan. Có nhƣ vậy, mới có thể yêu cầu các chủ thể đó thực hiện đầy đủ
quyền lợi và nghĩa vụ đối với mình. Khi đó quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng
của các chủ thể mới đƣợc tôn trọng và bảo vệ.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự đƣợc chứa đựng trong nhiều loại
nguồn khác nhau, do nhiều cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền ban hành
nên rất có thể giữa chúng còn có sự chƣa hoàn toàn thống nhất, đồng bộ. Vì
vậy, để có thể thực hiện nghiêm chỉnh quy định nào đó, đòi hỏi chủ thể phải
nắm đƣợc mối liên hệ giữa quy định đó với các quy định khác có liên quan.
Trong trƣờng hợp về cùng vấn đề có các quy định khác nhau cùng điều chỉnh
mà giữa các quy định đó lại có sự mâu thuẫn với nhau thì phải thực hiện quy
định có hiệu lực pháp lý cao hơn, nếu chúng do cùng cơ quan ban hành thì
phải thực hiện quy định đƣợc ban hành sau.
Ở khía cạnh khác, để có thể thực hiện pháp luật một cách chính xác,
đầy đủ, đòi hỏi chủ thể phải nắm bắt đƣợc trình tự, thủ tục, cách thức thực
hiện chúng. Trên thực tế hiện nay, có không ít chủ thể, mặc dù cũng có sự
hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định, biết đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình
nhƣng lại không thể tự thực hiện đƣợc các quyền, nghĩa vụ đó bởi lẽ đơn giản,
họ không nắm vững các quy định về trình tự, thủ tục, không biết cách thức
thực hiện chúng [38, tr.29].
Cũng cần nhận thấy rằng tri thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng
trong hoạt động áp dụng pháp luật. Các chủ thể áp dụng pháp luật cần phải có
sự hiểu biết pháp luật ở trình độ cao, họ phải là ngƣời hiểu biết pháp luật chính
xác nhất, tƣờng tận và thấu đáo nhất. Họ phải phân tích đƣợc chính xác các tình

50
tiết của vụ việc, xác định rõ đặc điểm pháp lý, đồng thời phải linh hoạt, nhạy
bén và sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật. Do vậy, sự hiểu biết pháp
luật cao sẽ cho phép các chủ thể quyết định và xử lý tốt các tình huống pháp lý.
Đặc biệt là khi cần áp dụng pháp luật đối với một vụ việc cụ thể, nhƣng lại
không có quy định pháp luật nào điều chỉnh vụ việc đó. Lúc này, đòi hỏi các
nhà chức trách có thẩm quyền bằng tri thức pháp luật, bằng sự sáng tạo của
mình để giải quyết vụ việc bằng cách áp dụng pháp luật tƣơng tự.
Mặc dù vậy, thì hệ tƣ tƣởng pháp luật cũng nhƣ sự hiểu biết về pháp
luật chỉ đƣợc coi là điều kiện cần cho việc thực hiện pháp luật. Do vậy để
pháp luật có thể đƣợc thực hiện nghiêm túc trên thực tế còn phụ thuộc vào
điều kiện đủ, đó là điều kiện tâm lý pháp luật. Yếu tố tâm lý pháp luật là một
yếu tố rộng, nó bao hàm các trạng thái tâm lý của con ngƣời nhƣ xúc cảm,
tình cảm, niềm tin, sự tin tƣởng, mong muốn, tâm trạng…của chủ thể đối với
pháp luật. Tâm lý pháp luật đƣợc hình thành một cách tự phát, nó thƣờng có
tính ổn định, bền vững và bảo thủ. Gắn bó mật thiết với truyền thống, tập
quán, thói quen. Nó có sự biến đổi ít, hình thành chậm và tƣơng đối bền vững.
Chính những yếu tố này đã chi phối tất cả các khâu trong quá trình thực hiện
pháp luật của các chủ thể. Đây là động lực thúc đẩy sự lựa chọn và thực hiện
hành vi pháp luật của các chủ thể. Nó tác động trực tiếp giúp các chủ thể hào
hứng, tích cực hoặc thờ ơ, coi thƣờng pháp luật; tôn trọng hay không tôn
trọng; tin tƣởng hay không tin tƣởng vào pháp luật…
Trong quá trình thi hành pháp luật, động lực mạnh mẽ thúc đẩy chủ thể
luôn xử sự theo pháp luật đó là sự tôn trọng pháp luật của chính các chủ thể.
Với thái độ tôn trọng pháp luật sẽ giúp các chủ thể tự giác, tích cực chấp hành
pháp luật, kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn
cấm.Thành khẩn khai báo, nhận lỗi và nghiêm chỉnh gánh chịu hậu quả pháp
lý nếu đã thực hiện hành vi vi phạm. Ngƣợc lại với thái độ bất tuân pháp luật,

51
coi thƣờng pháp luật, coi thƣờng các nhà chức trách, không thành khẩn khai
báo, không nhận lỗi… thì khó có thể thực hiện pháp luật đƣợc nghiêm túc và
đúng đắn. Việc không thực hiện những quy định của pháp luật trong trƣờng
hợp này dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể. Ví dụ, chủ thể không
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuê tài sản đƣợc quy định tại Điều 488 Bộ Luật
Dân Sự, trong trƣờng hợp bên thuê sử dụng không đúng mục đích sẽ dẫn đến
trách nhiệm của bên thuê tài sản phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên cho thuê.
Tuy nhiên có rất nhiều trƣờng hợp, về mặt hình thức hành vi của các chủ thể
đƣợc diễn ra hợp pháp, thực hiện đúng yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Nhƣng
thực tế nó chỉ đƣợc thực hiện một cách cƣỡng ép, lấy lệ chứ không phải là sự
thực hiện một cách tự giác, có ý thức. Với thái độ coi thƣờng, không tôn trọng
pháp luật thì sự chống đối pháp luật, vi phạm pháp luật sẽ diễn ra ngày càng
phức tạp và có chủ định. Sự coi thƣờng pháp luật có thể đƣợc biểu hiện rất
phức tạp, bằng những hành vi cụ thể, rõ ràng và ngang nhiên. Nhƣng cũng có
thể bằng những hành vi không rõ ràng, không cụ thể chỉ mang tính chất ngấm
ngầm chống đối. Ở một khía cạnh khác, có thể thấy rằng tình trạng coi thƣờng
pháp luật còn bắt nguồn từ việc, các vi phạm pháp luật xảy ra không đƣợc xử
lý kịp thời, nghiêm khắc; không công bằng, khách quan trong việc xử lý sẽ là
lực cản lớn trong việc xây dựng lòng tin, sự tôn trọng pháp luật của các chủ
thể. Thông thƣờng chủ thể hiểu biết về pháp luật, hình thành thái độ, tình cảm
của mình đối với pháp luật ít khi trực tiếp qua chính văn bản quy phạm pháp
luật mà thƣờng là thông qua sự nhìn nhận, đánh giá về hoạt động của các cơ
quan thực hiện, áp dụng pháp luật, về pháp luật trong hành động. Nếu đề cao
vai trò của pháp luật, tuyên truyền về những giá trị và khả năng của pháp luật
mà không gắn liền với kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện pháp luật,
không quan tâm đến hiệu quả tác động thực tế của pháp luật đã ban hành thì
chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng mất uy tín của pháp luật [43, tr.49]. Do đó,

52
việc xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, phải đƣợc bắt nguồn từ sự nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, không coi thƣờng, khinh nhờn pháp luật. Từ
những phân tích ở trên có thể thấy, ý thức pháp luật mà biểu hiện của nó là sự
tôn trọng pháp luật, có tác dụng kiềm chế hoặc thúc đẩy hành vi của các chủ
thể giúp họ đƣa ra các quyết định thực hiện pháp luật đúng đắn hoặc sai lầm.
Đối với những chủ thể có ý thức pháp luật cao, họ sẽ tự giác, tích cực và chủ
động thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc. Ngƣợc lại nếu ý thức pháp
luật của các chủ thấp, họ sẽ có thái độ thờ ơ với pháp luật, trốn tránh và bất
tuân pháp luật.
Trong quá trình thực hiện pháp luật, yếu tố xúc cảm, tình cảm đƣợc coi
là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực
hiện pháp luật của các chủ thể. Việc xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật phải
đƣợc bắt nguồn từ tình cảm dành cho pháp luật của các chủ thể. Chẳng hạn, vì
có tâm tƣ, tình cảm tốt đẹp với pháp luật mà các chủ thể phải thi hành bản án
hoặc quyết định của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ tin tƣởng vào sự
công bằng, minh bạch của pháp luật, sẽ ý thức đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ
pháp lý của mình mà tự nguyện thi hành phạm luật. Không có thái độ chống
đối, coi thƣờng, thách thức hoặc trông chờ vào những sức mạnh khác. Xúc
cảm, tình cảm có thể thôi thúc con ngƣời hoạt động, vƣợt qua khó khăn, trở
ngại để thực hiện hành vi, bằng mọi cách để đạt đƣợc mục đích [38, tr.31].
Mục đích mà các chủ thể mong muốn đạt đƣợc có thể là hợp pháp, cũng có
thể là bất hợp pháp. Vì nếu nó phù hợp với lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội
thì nó sẽ đƣợc coi là hợp pháp. Nhƣng nếu nó đi ngƣợc lại với lợi ích của Nhà
nƣớc và xã hội thì sẽ đƣợc coi là bất hợp pháp.
Có nhiều trƣờng hợp vì bị kích động mạnh, chủ thể đã không làm chủ
đƣợc bản thân và ngay lập tức đã thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật
nào đó, mà chủ thể không ý thức đƣợc hậu quả của hành vi. Nhƣ vậy xúc

53
cảm, tình cảm đã có tác động điều chỉnh hành vi của chủ thể, hƣớng hành vi
đó theo hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Đồng thời xúc cảm, tình cảm cũng có
tác dụng lan truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác. Họ nhìn nhau, bắt chƣớc
nhau khi thực hiện hành vi pháp luật, hành vi pháp luật của chủ thể này có
thể ảnh hƣởng tới hành vi pháp luật của chủ thể khác. Ví dụ, thấy ngƣời này
vƣợt đèn đỏ, các chủ thể khác cũng bắt chƣớc vƣợt theo. Nó thể hiện sự
thiếu chủ động, thiếu ý thức, không kiên định trong việc thực hiện pháp luật
của các chủ thể.
Trong yếu tố tâm lý pháp luật, niềm tin đóng vai trò quan trọng. Nó là
cái cốt lõi điều chỉnh hành vi của con ngƣời theo những mục đích nhất định.
Niềm tin ở đây đƣợc hiểu đó là sự tin tƣởng vào tính chất nghiêm minh của
pháp luật, tin tƣởng vào công lý, vào sự công bằng, trí công vô tƣ mà pháp
luật đem lại. Niềm tin chỉ đƣợc coi là đúng đắn khi chủ thể thực hiện pháp
luật phải dựa trên cơ sở của tri thức pháp luật. Nếu không có tri thức pháp luật
thì niềm tin đó đƣợc coi là niềm tin không đúng đắn, mù quáng nó sẽ khiến
chủ thể định hƣớng sai mục đích hành vi của bản thân. Do đó, sự tin tƣởng
vào pháp luật, tin tƣởng vào chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ là cơ
sở cho những hành vi hợp pháp. Nhƣng nếu chủ thể mất lòng tin vào pháp
luật, vào các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật thì nó sẽ là nguyên
nhân dẫn tới sự vi phạm pháp luật. Vì khi đã không tin tƣởng vào pháp luật
thì các chủ thể dễ dàng coi thƣờng, khinh nhờn pháp luật.
Sự sợ hãi cũng đƣợc coi là biểu hiện tâm lý thƣờng có ở con ngƣời. Nó
có sự ảnh hƣởng mạnh mẽ tới việc điều chỉnh hành vi pháp luật của mỗi chủ
thể. Nhƣng sợ hãi hầu nhƣ chỉ ảnh hƣởng ở khía cạnh tiêu cực trong việc thực
hiện hành vi pháp luật của chủ thể. Ví dụ: vì sợ bị liên lụy, bị trả thù nên
nhiều chủ thể đã không dám đấu tranh chống lại hiện tƣợng vi phạm pháp
luật. Hay có những chủ thể vì sợ bị áp dụng biện pháp cƣỡng chế nên không

54
dám vi phạm pháp luật mà chỉ chấp hành pháp luật lấy lệ… Tuy nhiên khi
pháp luật phản ánh đúng đắn, đầy đủ ý chí, nguyện vọng của ngƣời dân, phù
hợp với thực tế khách quan, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
ngƣời dân sẽ nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện pháp luật một cách triệt để mà
hoàn toàn không bao hàm một sự sợ hãi nào [38, tr.32]. Do vậy, đa phần nỗi
sợ hãi sẽ điều chỉnh lệch hƣớng hành vi pháp luật của các chủ thể, dễ dẫn tới
hiện tƣợng vi phạm pháp luật xảy ra. Mặc dù vậy có rất nhiều chủ thể đã
chiến thắng đƣợc nỗi sợ hãi, họ sẵn sàng tố cáo, lên án và đấu tranh không
khoan nhƣợng đối với những hành vi vi phạm pháp luật, để bảo vệ công lý,
bảo vệ pháp luật đến cùng. Nhƣng cũng có những chủ thể, họ không hề biết
đến nỗi sợ hãi trong việc thực hiện hành vi pháp luật của mình. Họ sẵn sàng
vi phạm pháp luật, sẵn sàng giết ngƣời, sẵn sàng nhận hối lộ… Việc xử lý
nghiêm minh, tằng cƣờng chế tài đối với những chủ thể này không phải lúc
nào cũng có tác dụng. Cho nên, để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật Nhà
nƣớc phải kết hợp nhiều biện pháp tằng cƣờng giáo dục ý thức pháp luật.
Để việc thực hiện pháp luật có hiệu quả, thì thói quen đƣợc coi là yếu
tố có ảnh hƣởng rất mạnh mẽ. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu,
chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố: Chiến tranh, tƣ tƣởng Nho giáo, Lệ
làng truyền thống, đạo đức, tôn giáo… Do vậy, con ngƣời Việt Nam hầu nhƣ
chƣa có thói quen xử sự theo pháp luật, chƣa xây dựng đƣợc lối sống tuân
theo pháp luật. Họ xử sự chủ yếu theo truyền thống, theo đạo đức. Nên có rất
nhiều chủ thể không hề biết đến pháp luật, không hề quan tâm tới những quy
định của pháp luật. Chỉ khi có việc gì đó liên quan tới pháp luật, lúc đó họ
mới đi tìm hiểu về nó. Cho nên trong việc thực hiện pháp luật hầu nhƣ còn
mang tính khiên cƣỡng. chƣa hình thành thói quen thực hiện pháp luật nghiêm
túc. Có thể nói, đây là một trong những yếu tố cản trở việc thực hiện pháp luật
có hiệu quả.

55
Bên cạnh đó, ý thức pháp luật còn có sự tác động rất lớn đối với hoạt
động áp dụng pháp luật ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Chủ thể có
thẩm quyền áp dụng pháp luật nếu có ý thức pháp luật cao sẽ đƣa ra đƣợc
những quyết định áp dụng pháp luật phù hợp với ý chí và lợi ích của nhà nƣớc
và toàn xã hội. Nhƣng ngƣợc lại, ý thức pháp luật của họ thấp sẽ đƣa ra những
quyết định áp dụng pháp luật trái với ý chí và lợi ích của nhà nƣớc và xã hội.
Ý thức pháp luật là một yếu tố quan trọng để áp dụng đúng đắn pháp luật
trong cuộc sống. Chúng ta đều biết rằng hoạt động áp dụng pháp luật là một
hoạt động phức tạp có ảnh hƣởng tới quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể có
liên quan, do đó đòi hỏi trong quá trình áp dụng pháp luật phải chính xác, thận
trọng và khách quan. Muốn vậy, các chủ thể áp dụng pháp luật phải lựa chọn
đƣợc các quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội.Trên
thực tế cho thấy, nếu có ý thức pháp luật tốt, có trình độ chuyên môn cao thì
các Thẩm phán sẽ độc lập, sáng tạo và áp dụng pháp luật đúng đắn sẽ đƣa ra
đƣợc những bản án phù hợp, thấu tình đạt lý. Ngƣợc lại nếu ý thức pháp luật
của họ thấp, không có tính độc lập, sáng tạo trong quá trình xét xử dễ dẫn đến
áp dụng pháp luật sai, ảnh hƣởng tới quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể có
liên quan, gây tác động xấu trong dƣ luận xã hội.
Trong trƣờng hợp các quy phạm pháp luật bị lạc hậu, hoặc cần giải
quyết những vụ việc không có pháp luật điều chỉnh trực tiếp. Lúc này ý thức
pháp luật sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng giúp các chủ thể áp dụng pháp luật
tƣơng tự một cách có hiệu quả. Căn cứ vào sự hiểu biết pháp luật, vào niềm
tin, vào các nguyên tắc của pháp luật giúp các chủ thể áp dụng pháp luật đƣa
ra những quyết định đúng đắn và phù hợp để giải quyết vụ việc một cách
khách quan, công bằng. Trong điều kiện hệ thống các quy định pháp luật của
nƣớc ta còn nhiều bất cập nhƣ hiện nay, thì việc thƣờng xuyên phải bồi
dƣỡng, nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể áp dụng pháp luật là việc
làm cần thiết và rất quan trọng.

56
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng giữa yếu tố tâm lý và yếu tố
tƣ tƣởng pháp luật có mối quan hệ khăng khít với nhau và có sự tác động to
lớn tới việc thực hiện pháp luật. Xúc cảm, tình cảm, thái độ, niềm tin, sự tôn
trọng pháp luật phụ thuộc vào năng lực, trình độ và khả năng nhận thức pháp
luật của chủ thể. Trình độ, khả năng nhận thức, sự hiểu biết pháp luật chịu sự
ảnh hƣởng sâu sắc của tâm lý pháp luật. Mối quan hệ của hai yếu tố này, có
tác dụng điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong quá trình tuân thủ, thi hành,
sử dụng và áp dụng pháp luật. Do vậy, ý thức pháp luật đƣợc coi là cơ sở, tiền
đề, tạo nên khả năng đảm bảo cho các chủ thể thực hiện pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật nghiêm minh đem lại lợi ích cho nhà nƣớc, cho xã hội và
cho các cá nhân.

57
Kết luận Chƣơng 1
Trong quá trình hình thành nên ý thức pháp luật ở Việt Nam chịu sự
ảnh hƣởng của rất nhiều các yếu tố. Nó không chỉ đƣợc quy định bởi điều
kiện kinh tế - xã hội và sự tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội
khác mà còn chịu ảnh hƣởng của các hệ tƣ tƣởng ý thức pháp luật nƣớc ngoài.
Do trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua các cuộc chiến tranh với Pháp,
Mỹ, Trung Quốc. Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý thức pháp luật ở Việt Nam rất
đa dạng, bao gồm: lệ làng truyền thống, những yếu tố lịch sử, chiến tranh… Ở
mỗi một thời kỳ, những yếu tố này lại có sự ảnh hƣởng đến ý thức pháp luật ở
những mức độ khác nhau. Nó đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành
nên ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, ý thức pháp luật đồng thời có sự tác động mạnh mẽ và
ảnh hƣởng sâu sắc đối với việc thực hiện pháp luật ở cả hai phƣơng diện tích
cực và tiêu cực. Ý thức pháp luật là nhân tố chủ quan ảnh hƣởng trực tiếp tới
quá trình thực hiện pháp luật. Ý thức pháp luật là cơ sở, nền tảng cho việc
thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật có hiệu quả.Việc thực hiện pháp luật
chỉ có hiệu quả khi các chủ thể thực hiện pháp luật phải có ý thức cao. Và
ngƣợc lại việc thực hiện pháp luật sẽ không đạt đƣợc hiệu quả nếu ý thức
pháp luật của các chủ thể thấp.
Vì vậy, để việc thực hiện pháp luật đƣợc diễn ra nghiêm minh, pháp
chế XHCN đƣợc tăng cƣờng, thì một trong những giải pháp quan trọng hàng
đầu là Nhà nƣớc phải quan tâm tới vấn đề giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật
cho mọi chủ thể trong xã hội.

58
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA SỰ TÁC ĐỘNG Ý THỨC PHÁP
LUẬT LÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

2.1. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG PHÁP LUẬT


Để hoạt động thực hiện pháp luật đƣợc tiến hành thuận lợi và có hiệu
quả có rất nhiều yếu tố và điều kiện có ảnh hƣởng tới quá trình này, trong đó
quan trọng và có ảnh hƣởng hơn cả cần phải chú trọng đến thực trạng của ý
thức pháp luật. Thực trạng của ý thức pháp luật hiện nay là một yếu tố có sự
tác động mạnh mẽ tới quá trình thực hiện pháp luật ở tất cả các giai đoạn thi
hành, tuân theo, sử dụng và áp dụng pháp luật.
Trong những năm vừa qua hoạt động sử dụng pháp luật đã có những
chuyển biến tích cực. Phải kể đến đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc
tới vấn đề đảm bảo quyền lợi cho mọi chủ thể trong xã hội, tạo mọi điều kiện
thuận lợi thúc đẩy tính chủ động và tích cực của công dân trong việc thực hiện
các quyền của họ, là cơ sở cho hoạt động này đạt hiệu quả cao.
Do vậy, trong thời gian qua hoạt động sử dụng pháp luật bƣớc đầu đã
đạt đƣợc những kết quả nhất định. Các chủ thể đã có ý thức hơn trong việc
tìm hiểu về pháp luật để có thể nắm bắt đƣợc địa vị pháp lý của mình, không
thờ ơ với những hiện tƣợng vi phạm pháp luật đang xảy ra. Do nắm bắt đƣợc
quyền lợi của mình, vì vậy công dân đã thực hiện có hiệu quả quyền tự do
kinh doanh là thƣớc đo của nền kinh tế thị trƣờng phát triển; thực hiện quyền
tự do hội họp, quyền tự do dân chủ, tự do tín ngƣỡng, tôn giáo… đây đƣợc coi
là biểu hiện của một xã hội tích cực, phát triển và có tổ chức ở đó các quyền
lợi của công dân đƣợc nhà nƣớc quan tâm và tạo mọi điều kiện để họ thực
hiện có hiệu quả.
Đồng thời các chủ thể đã có sự chủ động, tích cực trong việc thực hiện

59
pháp luật, nhằm đảm bảo lợi ích và mục đích chính đáng của mình và những
ngƣời ngƣời xung quanh. Thực tế đã cho thấy, hiệu quả của các cuộc đấu
tranh phòng chống tham nhũng phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là mang
tính quyết định vào ý thức pháp luật của công dân và dƣ luận xã hội. Bằng
chứng là gần 80% các hành vi tham nhũng là do cá nhân, công dân tố giác, do
báo chí lên tiếng. Do thực hiện khá nghiêm chỉnh, đầy đủ, thống nhất các quy
định của pháp luật, đặc biệt là các cơ quan Nhà nƣớc đã thực hiện đƣợc đúng
nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cho nên, trong thời gian qua số cán bộ, công
chức vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ đã giảm, nạn tham nhũng
từng bƣớc bị đẩy lùi, hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng
đã bớt sai sót.
Bên cạnh sự tiến bộ trong nhận thức về địa vị pháp lý, về quyền lợi và
nghĩa vụ của công dân, về việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật. Trong những năm gần đây, ý thức bảo vệ pháp luật của công dân đã
đƣợc nâng lên rõ rệt. Hạn chế đƣợc tình trạng thờ ơ, né tránh, coi thƣờng pháp
luật. Từ thực tế cho thấy, đã có rất nhiều tấm gƣơng bảo vệ việc thực hiện
pháp luật, có nhiều hành vi dũng cảm của một số công dân đã giúp cơ quan
chức năng thi hành công vụ trong việc bắt giữ tội phạm, tố giác ngƣời thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết không bao che, tiếp tay cho những
kẻ phạm tội. Đã góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng chống
tội phạm, vi phạm pháp luật ở nƣớc ta hiện nay. Theo thống kê trong năm
2012, tại trụ sở tiếp dân của HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh, UBND tỉnh phú thọ
có 528 đoàn/1.455 lƣợt công dân đến gửi đơn khiếu nại, tố cáo. Trong đó liên
quan tới đất đai là 90 vụ, chính sách là 11 vụ, tƣ pháp là 05 vụ, nội dung khác
là 21 vụ [4. tr1]. Những con số thống kê trên cho thấy công dân đã có ý thức
cao hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình, họ đã biết cách sử dụng
pháp luật trong phạm vi đƣợc nhà nƣớc cho phép.

60
Từ những điểm tích cực nêu trên, có thể thấy rằng tâm lý, tình cảm, thái
độ, nhận thức, hành vi về pháp luật của các chủ thể đã có những chuyển biến
rõ rệt, góp phần giúp các chủ thể sử dụng pháp luật có hiệu quả. Các cá nhân
và tổ chức đã phần nào nắm bắt đƣợc giá trị của pháp luật, cũng nhƣ quyền
lợi của họ. Do vậy, họ đã có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt đƣợc từ sự ảnh hƣởng của
ý thức pháp luật đến hoạt động sử dụng pháp luật. Thì vẫn còn những tồn
tại, hạn chế nhất định dẫn đến hoạt động sử dụng pháp luật diễn ra vẫn còn
nhiều bất cập. Pháp luật chỉ có thể đƣợc sử dụng theo đúng yêu cầu của pháp
luật, khi các chủ thể phải có sự hiểu biết về địa vị pháp lý của chính mình, ý
thức đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ, cũng nhƣ vị trí, vai trò pháp lý của mình
trong đời sống. Hiện nay, đang tồn tại một thực tế đó là nhiều chủ thể đã
không thực hiên hoặc thực hiện không nghiêm túc các quyền lợi và nghĩa vụ
pháp lý của mình. Có lẽ vì họ chƣa ý thức đƣợc vị trí, vai trò, cũng nhƣ chƣa
nắm đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của bản thân. Ví dụ nhƣ hiện tƣợng
ngƣời dân không đi bầu cử hoặc nhờ ngƣời nhà, ngƣời thân đi bầu cử thay là
một ví dụ điển hình. Công dân, họ chƣa ý thức đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ
đối với nhà nƣớc, chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của lá phiếu do tự tay họ
bỏ vào thùng. Cũng nhƣ bản thân ngƣời lao động hiện nay họ chƣa nhận
thức đầy đủ quyền lợi của mình, nhiều ngƣời lao động không muốn tham gia
BHXH vì sợ giảm thu nhập trƣớc mắt, không tích cực tìm hiểu về pháp luật
lao động để có thể tự bảo vệ quyền lợi (đa số ngƣời lao động xuất thân từ
nông thôn nên tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế, trình
độ không đồng đều…). Một bộ phận công nhân chỉ quan tâm đến quyền lợi
mà không thấy đƣợc trách nhiệm, nên dễ bị lôi kéo,làm phát sinh những
tranh chấp không đáng có.

61
Tình trạng thờ ơ, coi thƣờng, không quan tâm tới pháp luật vẫn còn
diễn ra. Chỉ khi nào bản thân có việc gì đó liên quan đến pháp luật, lúc đó họ
mới đi tìm hiểu về pháp luật, tìm hiểu quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của
mình. Dẫn tới hiện tƣợng khiếu nại, tố cáo diễn ra bừa bãi không đúng quy
định của pháp luật vẫn còn tồn tại.
Để có thể sử dụng pháp luật một cách chính xác, có hiệu quả, yêu cầu
chủ thể phải nắm bắt đƣợc trình tự, thủ tục và cách thức thực hiện. Tuy nhiên
trên thực tế, có nhiều chủ thể mặc dù có sự hiểu biết về quyền lợi của mình,
nhƣng họ không tự thực hiện đƣợc hoặc thực hiện không đúng các quyền lợi
đó, là vì họ đã không nắm bắt đƣợc các trình tự, thủ tục thực hiện. Ví dụ,
trong thực tế hiện nay, tại các kỳ họp của Quốc hội, không phải đại biểu Quốc
hội nào cũng thực hiện hình thức chất vấn mà chỉ có khoảng 20% đến 25% số
đại biểu Quốc hội sử dụng quyền này. Thậm chí, còn có nhiều đại biểu
Quốc hội suốt cả kỳ đại hội không sử dụng hình thức chất vấn này một lần
nào[36. tr.98]. Ngoài ra, giữa hai kỳ họp của Quốc hội, số lƣợng các đại biểu
Quốc hội gửi chất vấn đến Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội để Ủy ban Thƣờng
vụ Quốc hội chuyển chất vấn đến những cá nhân và những cơ quan bị chất
vấn rất ít (thƣờng chỉ có khoảng 5 đến 10 chất vấn), cũng có thời gian không
có chất vấn nào. Trong thời gian gần đây, số lƣợng chất vấn giữa hai kỳ họp
Quốc hội giảm đáng kể [33, tr.98-99].
Cùng với vấn đề nêu trên, trình tự, thủ tục hoạt động giám sát của Quốc
hội trong thời gian qua cũng đã bộc lộ những yếu kém nhất định, nhƣ: Việc
tuân thủ trình tự, thủ tục giám sát mang tính hình thức. Các chủ thể tham gia
hoạt động giám sát thực hiện trình tự, thủ tục một cách hình thức nên hiệu quả
không cao. Nhiều trình tự, thủ tục đƣợc quy định rõ ràng song không đƣợc
thực hiện trong thực tế. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong quy trình, thủ tục
chất vấn, có nhiều trƣờng hợp ngƣời chất vấn không đồng ý với nội dung trả

62
lời, song không thực hiện quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên
họp đó, đƣa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị
Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với ngƣời trả lời chất vấn [33, tr.102-103].
Một thực tế nữa đƣợc đặt ra, đó là trong quá trình sử dụng các quyền mà
pháp luật cho phép, do không có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật và do đƣợc
trao quyền lực trong tay nên thƣờng các chủ thể áp dụng pháp luật có xu hƣớng
lạm quyền, sử dụng quyền của mình vƣợt quá giới hạn cho phép. Dẫn đến
nhiều hiện tƣợng vi phạm pháp luật sảy ra, nhƣ: tệ nạn tham ô, tham nhũng,
hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân của một số các cán bộ, công chức
vẫn còn tồn tại. ngoài những hành vi vi phạm của cán bộ công chức bị phát
giác thì tội phạm ẩn ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Đây là
thực trạng cần đƣợc báo động vì không chỉ thể hiện sự xuống cấp về nhân cách,
đạo đức chính trị của một số ngƣời có quyền mà có nơi, có lúc nó đã gây ảnh
hƣởng lớn cho các tổ chức, đơn vị kinh tế đang sản xuất, kinh doanh, gây nhiều
trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Thời gian gần đây, một
số hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp và tính nguy hiểm ngày càng
cao, gây thất thoát, lãng phí rất lớn tài sản của Nhà nƣớc, làm giảm lòng tin của
nhân dân vào những ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Những biểu hiện trên chứng
tỏ ý thức chấp hành pháp luật, thái độ coi thƣờng pháp luật của một bộ phận
cán bộ, công chức nhà nƣớc ta đang ngày càng có chiều hƣớng diễn biến phức
tạp [19, tr.136-137]. Đây là hành vi lạm dụng quyền lực của những chủ thể
đƣợc Nhà nƣớc trao quyền. Họ là những ngƣời hiểu biết về pháp luật, nhƣng lại
cố tình không thực hiện đúng quyền lợi, nghĩa vụ của mình, họ lợi dụng pháp
luật để mƣu cầu lợi ích cá nhân.
Từ thực tế trên, có thể khẳng định rằng ý thức pháp luật đã có sự ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động sử dụng pháp luật ở cả hai khía cạnh tích cực
và tiêu cực. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, thì tình trạng thiếu

63
hiểu biết, coi thƣờng pháp luật, không nắm bắt đƣợc quyền lợi của bản thân…
vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất tình
trạng tiêu cực trong hoạt động sử dụng pháp luật hiện nay, thì vấn đề đặt ra là
phải giáo dục ý thức tích cực, tự giác, tôn trọng pháp luật và phải đảm bảo sử
dụng quyền lợi đƣợc Nhà nƣớc trao có hiệu quả và đúng mục đích.
2.2. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TUÂN THEO PHÁP LUẬT
Tuân theo pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật.
Hình thức đó đƣợc biểu hiện là các chủ thể kiềm chế không thực hiện những
hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Từ thực trạng chung của ý thức pháp luật
hiện nay đã có sự ảnh hƣởng không nhỏ tới tất cả các khâu trong quá trình
thực hiện pháp luật, trong đó có hoạt động tuân theo pháp luật.
Trong hoạt động tuân theo pháp luật bƣớc đầu đã đạt đƣợc những
chuyển biến tích cực. Do ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội ngày
càng đƣợc nâng cao, các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức và công dân đã chủ
động, tích cực, tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp
luật, nêu cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Đây là sự cố gắng lớn lao
trong nhận thức pháp luật của các tổ chức và cá nhân, giúp hoạt động tuân
theo pháp luật ngày càng đạt hiệu quả.
Hiện nay, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân đã thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật. Đại đa số công dân đều có ý
thức thực hiện pháp luật tốt, tinh thần “sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật” đƣợc ngƣời dân tôn trọng thực hiện. Công dân có ý thức kiềm chế
không vi phạm pháp luật, họ tôn trọng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của
nhau. Biểu hiện trong số liệu thống kê của ngành công an năm 2012 nhƣ sau:
Trên toàn quốc số vụ trộm cắp tài sản có 22.772 vụ, giảm 9,07 % so với năm
2011. Số vụ cƣớp tài sản là 2.253 vụ, giảm 8,64 % so với năm 2011. Số đối
tƣợng cƣớp tài sản là 3.441 đối tƣợng, giảm 3,99 % so với năm 2011 [5, tr.2].

64
Số vụ trộm cắp tài sản, số vụ cƣớp tài sản và số đối tƣợng cƣớp tài sản trong
năm 2012 trên toàn quốc đã giảm đáng kể so với năm 2011. Điều này thể hiện
ý thức tuân theo pháp luật của công dân đã có những chuyển biến tích cực,
công dân đã bƣớc đầu hình thành ý thức tuân thủ pháp luật. Họ đã dần dần tin
tƣởng vào pháp luật, tin tƣởng vào công lý, không dám khinh nhờn, còi
thƣờng pháp luật.
Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nƣớc đã thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Số cán bộ, công chức vi phạm pháp luật
trong khi thi hành công vụ đã giảm đáng kể, chất lƣợng giải quyết các vụ án
đƣợc đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, đúng pháp luật. Có thể thấy rằng ý thức
pháp luật của các chủ thể áp dụng pháp luật đã đƣợc nâng cao, họ đã có ý
thức tự kiềm chế bản thân, sử dụng đúng quyền lực trong phạm vi pháp luật
cho phép, không lạm dụng quyền lực vƣợt quá giới hạn cho phép để thực hiện
những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Nhƣ vậy ý thức pháp luật của các chủ
thể, bao gồm sự hiểu biết về pháp luật, tình cảm, thái độ, tâm trạng của các
chủ thể đối với pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giúp
hoạt động thực hiện pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên bên
cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, ý thức pháp luật cũng còn nhiều hạn
chế nhất định và nó đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động thực hiện pháp
luật của các chủ thể trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tính chất của nền kinh tế đất nƣớc hiện nay có ảnh hƣởng rất lớn tới
những tồn tại hạn chế của ý thức pháp luật và lối sống tuân theo pháp luật ở
nƣớc ta. Phần đông dân cƣ Việt Nam đã bị ảnh hƣởng nặng nề của nền sản
xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, phân tán, với những tập tục, tập quán
phức tạp, rƣờm rà, do vậy ý thức pháp luật của nhiều ngƣời dân còn thấp, một
bộ phận dân cƣ chƣa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật, thƣờng tìm
cách trốn tránh các quy định của pháp luật, tùy tiện trong việc chấp hành kỷ

65
luật lao động, sinh hoạt, việc làm [19, tr.121]. Những mặt tiêu cực của các
yếu tố tâm lý và thói quen truyền thống cũng làm cho ý thức pháp luật trong
xã hội ta chậm đƣợc nâng cao. Chẳng hạn thói quen “bất tuân pháp luật”,
nhiều ngƣời luôn có khuynh hƣớng tìm mọi cách để lẩn tránh luật pháp, tìm
cách “lách luật”, tìm ra những kẽ hở, những khiếm khuyết, hạn chế của pháp
luật để hễ có cơ hội, điều kiện thì vụ lợi, vi phạm. Nhƣ vậy, ý thức pháp luật
của các chủ thể hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới đất nƣớc, không
ít những chủ thể vẫn còn thái độ coi thƣờng pháp luật, dẫn đến những hành vi
vi phạm pháp luật vẫn còn tồn tại và có chiều hƣớng gia tăng đặc biệt ở nhóm
tội phạm hình sự. Theo thống kê của ngành công an trong năm 2012 cho thấy
tình hình vi phạm pháp luật ngày càng tăng, các loại vi phạm không những
tăng về số lƣợng các vụ việc mà còn tăng cả về số lƣợng chủ thể tham gia,
đáng báo động là tình trạng vi phạm pháp luật này lại xảy ra trong mọi lĩnh
vực của đời sống nhƣ: kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, văn hóa… với những
thủ đoạn ngày càng tinh vi, liều lĩnh. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, trên toàn
quốc trong năm 2012 mặc dù số vụ đã phát hiện và xử lý là 11.620 vụ, giảm
18,74% so với năm 2011, nhƣng số cá nhân, tổ chức bị phát hiện và xử lý là
11.169, tăng 11,95% so với năm 2011 [5, tr.3]. Ngoài ra các loại vi phạm tăng
mạnh về hành vi và thủ đoạn. Nền kinh tế thị trƣờng với nhiều thành phần
kinh tế mở, với các lĩnh vực hoạt động thông thoáng mà Nhà nƣớc đã đề ra,
khiến một số Doanh nghiệp lợi dụng thực hiện những hành vi trái với pháp
luật. Trong năm 2012 số vụ sản xuất, tằng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm trên toàn quốc là 2.617 vụ, tăng 95,44% so với năm 2011 [5, tr.3]. Tội
phạm về kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều loại hình vi phạm
khác nhau nhƣ: lừa đảo chiếm đoạt thuế VAT, hoạt động tàng trữ lƣu hành
tiền giả, lừa đảo chiếm đoạt vốn đầu tƣ… Tội phạm sử dụng công nghệ cao có
xu hƣớng phát triển và ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng. Trong năm 2012
toàn quốc có 128 vụ sử dụng công nghệ cao để phạm tội [5, tr.3].

66
Trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội… tình hình vi phạm
cũng diễn ra rất phức tạp. Trong đó tội phạm là loại vi phạm nghiêm trọng
nhất xảy ra khá phổ biến, số ngƣời vi phạm và số vụ việc tăng lên đáng kể ở
một số tội nhƣ: Trên toàn quốc trong năm 2012, tội phạm và vi phạm về tham
nhũng đã phát hiện và xử lý đƣợc 324 vụ, tăng 28,57% so với năm 2011. Số
đối tƣợng bị phát hiện và xử lý do tham nhũng là 492, tăng 11,31 % so với
năm 2011. Bên cạnh đó số vụ tội phạm và vi phạm về môi trƣờng đã phát
hiện và xử lý 9.986 vụ, tăng 26,92% so với năm 2011[5, tr.3]. Qua số liệu
thống kê có thể thấy rằng tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội
phạm về tham nhũng vẫn xảy ra nhiều, gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản
của Nhà nƣớc, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân. Thể hiện sự thoái
hóa, biến chất của một số đối tƣợng là cán bộ, công chức nhà nƣớc. Theo báo
cáo của ngành công an, trong năm 2012 trên toàn quốc tội phạm về trật tự xã
hội tăng 2,69% so với năm 2011; tính chất bạo lực, hung hãn, manh động
hơn; đối tƣợng phạm tội xu hƣớng ngày càng trẻ hơn. Nổi lên là tội phạm giết
ngƣời do nguyên nhân suy thoái về đạo đức xã hội chiếm 82,7% trong số các
vụ án giết ngƣời [5, tr.6]. Tội phạm về ma túy tiếp tục hoạt động mạnh, các
đƣờng dây buôn bán, vận chuyển ma túy với số lƣợng ngày càng lớn, đã phát
hiện một số vụ tổ chức sản xuất, điều chế ma túy tổng hợp... Trong năm 2012
trên toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ đƣợc 17.823 vụ, 26.135 đối tƣợng. Tuy
tội phạm về ma túy không tăng hơn so với năm 2011 nhƣng tình trạng tội
phạm vẫn diễn biến phức tạp và khó kiểm soát.
Từ những con số thống kê nêu trên, có thể thấy rằng hiện tƣợng vi phạm
pháp luật ở nƣớc ta đang có chiều hƣớng gia tăng và ngày càng diễn biến phức
tạp. Điều đó có thể khẳng định mức độ tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá
nhân còn rất thấp và hậu quả do tình trạng vi phạm pháp luật gây ra cho Nhà
nƣớc và xã hội rất nghiêm trọng, khó khắc phục, ảnh hƣởng đến mọi mặt của

67
đời sống. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do sự
nhận thức về pháp luật của một số các chủ thể còn hạn chế. Đó chính là động
cơ, mục đích, động lực khiến các chủ thể không có ý thức kiềm chế bản thân,
dẫn tới không tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc, thái độ bất tuân pháp
luật, coi thƣờng pháp luật vẫn còn tồn tại. Một số tội phạm hiện nay, trong đó
có tội phạm hình sự còn mang tính chất hung hãn, côn đồ, không kìm chế đƣợc
bản thân, bất chấp tất cả dẫn đến đã không thực hiện nghiêm túc những quy
định mà pháp luật ngăn cấm và gây hậu quả nguy hại cho xã hội.
Tóm lại, từ thực trạng của ý thức pháp luật hiện nay đã có sự tác động
không nhỏ tới hoạt động tuân theo pháp luật của các chủ thể. Bên cạnh những
mặt tích cực đã đạt đƣợc, thì hoạt động tuân theo pháp luật còn bộc lộ nhiều
hạn chế, yếu kém. Nó thể hiện sự hiểu biết pháp luật thấp, vẫn còn tồn tại tình
trạng khinh nhờn, coi thƣờng và “bất tuân pháp luật” của một số chủ thể. Họ
sẵn sàng vi phạm pháp luật, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để đạt đƣợc những
lợi ích cá nhân. Dẫn đến ảnh hƣởng tới hiệu quả của hoạt động tuân thủ pháp
luật và ảnh hƣởng tới việc hình thành, củng cố lối sống tuân theo pháp luật và
văn hóa pháp lý ở nƣớc ta hiện nay.
2.3. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THI HÀNH PHÁP LUẬT
Thi hành pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật hiện
nay. Nó là việc chủ thể bằng hành vi của mình thực hiện các nghĩa vụ mà
pháp luật quy định.
Mức độ thi hành pháp luật cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó yếu tố ý thức pháp luật của chủ thể đƣợc coi là một trong những yếu
tố quan trọng nhất, nó quyết định tới việc chủ thể đó có thực hiện nghĩa vụ
hay không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. Thực trạng chung của ý thức
pháp luật hiện nay, đã có sự ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động
thi hành pháp luật trên thực tế. Có thể thấy rằng ý thức pháp luật của chủ thể

68
đã tác động tới hoạt động thi hành pháp luật của chính các chủ thể đó ở cả hai
khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Hiện nay, hầu hết các tổ chức, cá nhân đã thấy đƣợc tầm quan trọng và
hiệu quả của hoạt động thi hành pháp luật. Do vậy, để có thể thực hiện
nghiêm túc các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc, các chủ thể đều thấy rằng cần phải
có một sự hiểu biết nhất định và thái độ đúng đắn với pháp luật. Vì rõ ràng,
trong hoạt động thực hiện pháp luật nếu không có tƣ tƣởng pháp luật vững
vàng, đầy đủ, toàn diện thì sẽ không có đƣợc động cơ, kỹ năng, hành vi thực
hiện pháp luật chính xác, kịp thời. Do nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ý
thức pháp luật đối với hoạt động thực hiện pháp luật của mỗi chủ thể nhất
định, nên trong quá trình thi hành pháp luật hiện nay đã đạt đƣợc những mặt
tích cực nhất định.
Đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm chú trọng, trong thời gian qua công
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân ngày
càng có kết quả. Vì vậy, hoạt động thi hành pháp luật bƣớc đầu đã đạt đƣợc
những chuyển biến tích cực. Ý thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân đã
đƣợc nâng cao, điều này đƣợc thể hiện thông qua trình độ hiểu biết pháp luật
và thái độ tích cực của họ trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc thực hiện pháp luật về hôn
nhân và gia đình đã góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ,
bình đẳng, hạnh phúc, thực hiện quy mô gia đình ít con, các thành viên trong
gia đình có trách nhiệm với nhau đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên
trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và ngƣời cao tuổi đƣợc coi trọng và thực
hiện tốt. Tỷ lệ gia đình văn hóa ngày càng tăng, tỷ lệ nam, nữ thanh niên trƣớc
khi kết hôn đƣợc trang bị kiến thức về hôn nhân và gia đình ngày càng tăng rõ
rệt… Đây là một kết quả đáng ghi nhận, do yếu tố ý thức pháp luật mang lại,
nó đã góp phần giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật về hôn nhân, gia đình

69
ngày càng đạt hiệu quả cao. Mọi chủ thể trong xã hội hiện nay, đều có ý thức
xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc và bình đẳng. Đó là động cơ, đồng
thời là mục đích giúp họ tôn trọng và thực hiện các quy định của pháp luật
một cách nghiêm túc nhất.
Nhằm mục đích giúp hoạt động thi hành pháp luật ngày càng đạt hiệu
quả, bên cạnh sự tiến bộ trong nhận thức về pháp luật, đƣợc thể hiện hiện thông
qua việc các chủ thể tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm túc, thì hiện nay ý
thức bảo vệ pháp luật của nhân dân trong những năm gần đây cũng rất đáng
quan tâm, bởi pháp luật phải đƣợc bảo vệ thì mới đƣợc tôn trọng và thi hành
nghiêm túc. Tại khoản 3 Điều 4 của Bộ luật Hình sự có quy định: mọi công dân
có trách nhiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhƣ vậy việc công dân
tố giác tội phạm đƣợc coi là thi hành pháp luật hình sự nghiêm túc. Theo báo
cáo của ngành công an, trên địa bàn tỉnh Phú thọ trong năm 2012, số tin báo, tố
giác tội phạm phải xử lý trong kỳ là 957 tín báo; đến năm 2013 số tin báo, tố
giác tội phạm phải xử lý trong kỳ đã tăng lên 1.242 tin [4, tr3]. Nhƣ vậy, có thể
thấy rằng đã có những bƣớc chuyển biến tích cực trong tâm lý, tình cảm của
công dân đối với pháp luật. Thái độ thờ ơ, thiếu tôn trọng pháp luật, không
chấp hành nghĩa vụ đối với nhà nƣớc nhƣ trƣớc đây đã hạn chế, thay vào đó là
thái độ tôn trọng pháp luật đƣợc đề cao, các chủ thể, họ đều thấy đƣợc giá trị
của pháp luật nên luôn đề cao ý thức bảo vệ, đồng thời họ đều nhận thức đƣợc
rằng bảo vệ pháp luật cũng là bảo vệ lợi ích của chính mình.
Tuy nhiên, trong hoạt động thi hành pháp luật hiện nay không phải
chủ thể nào cũng nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. Đồng thời
không phải mọi chủ thể đều có ý thức pháp luật, có sự hiểu biết và tôn trọng
pháp luật sâu sắc. Cho nên, việc các chủ thể không thực hiện nghĩa vụ đối
với nhà nƣớc đã mang lại những tồn tại, hạn chế nhất định cho hoạt động thi
hành pháp luật. Trong hoạt động thi hành pháp luật ở nƣớc ta hiện nay còn

70
nhiều yếu kém mà biểu hiện rõ nhất là trình độ dân trí chƣa cao, lối sống
tuân theo pháp luật chƣa phổ biến, nhiều chủ thể chƣa nhận thức đúng và
đầy đủ về pháp luật.
Từ thực trạng kém hiểu biết về pháp luật của một số tổ chức và cá nhân
đã dẫn tới tình trạng cố tình không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và hiện
tƣợng vi phạm pháp luật sảy ra là không thể tránh khỏi. Trong thời gian gần
đây các vụ vi phạm pháp luật sảy ra ngàng càng nhiều trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội với quy mô ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Để có thể
đánh giá đƣợc những tồn tại, hạn chế của hoạt động thi hành pháp luật, tác giả
đã tiến hành khảo sát tình hình một số tội phạm, vi phạm mà cấu thành của
chúng liên quan tới việc chủ thể không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.
Tại Điều 76, Hiến pháp năm 1992 quy định: “công dân phải trung
thành với Tổ quốc. Phản bội tổ quốc là tội nặng nhất”. Mặc dù tại Điều 76 đã
quy định rất rõ nghĩa vụ trung thành với tổ quốc của công dân, nhƣng theo
báo cáo của ngành công an, trên toàn quốc chỉ tính riêng trong năm 2012: Số
đối tƣợng cực đoan chống đối chính trị trong nƣớc đã lên tới 243 đối tƣợng;
số đầu tài liệu do đối tƣợng chống đối chính trị viết, tán phát lên 1.000 bản; số
vụ rãi tờ rơi, kẻ, vẽ khẩu hiệu phản động là 22 vụ; số tờ rơi, khẩu hiệu phản
động lên tới 639 tờ rơi và khẩu hiệu; Số đối tƣợng tham gia hoạt động tuyên
truyền lập “Vƣơng quốc Mông” là 400 đối tƣợng [5, tr.2].
Trên đây là những số liệu thống kê đáng báo động, thể hiện một số các
hành vi cố tình chống đối, đi ngƣợc lại nghĩa vụ của công dân mà nhà nƣớc đã
quy định tại Điều 76, Hiến pháp năm 1992. Có thể, có rất nhiều nguyên nhân
gây nên tình trạng phạm tội này, nhƣng một trong những lý do chủ yếu là do
họ không nhận thức đƣợc các quy định của pháp luật một cách đầy đủ, sự
thiếu hiểu biết về pháp luật cùng với thái độ không tin tƣởng vào sự lãnh đạo
của Đảng và nhà nƣớc, không tin tƣởng vào chế độ chính trị của chúng ta hiện

71
này đã dẫn tới việc một số chủ thể dễ dàng bị lôi kéo, kích động đi theo các
phần tử phản động, chống đối lại nhà nƣớc. Tại Điều 70, Hiến pháp năm 1992
có quy định: “… không ai đƣợc xâm phạm tự do, tín ngƣỡng tôn giáo hoặc lợi
dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc”.
Nhƣ chúng ta đã biết quyền của công dân đồng thời cũng là nghĩa vụ của
công dân. Tại điều luật này đã quy định rất rõ tự do tín ngƣỡng, tôn giáo là
quyền của mỗi công dân, nhƣng công dân không đƣợc lợi dụng quyền đó để
làm trái pháp luật, chính sách của nhà nƣớc. Việc các cá nhân, tổ chức hiện
nay không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại Điều 70 đƣợc coi là không
thi hành pháp luật nghiêm túc và các tổ chức, cá nhân đó sẽ phải gánh chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi do nhà nƣớc quy định. Theo báo cáo của ngành
công an, trên toàn quốc chỉ tính riêng trong năm 2012: Tại Tây Nguyên số đối
tƣợng hoạt động “Tin lành Đêga”, Fulrô bị xử lý là 243 đối tƣợng [5, tr.2].
Con số thống kê này đã cho chúng ta thấy rõ tình hình thi hành pháp luật của
một số tổ chức, cá nhân hiện nay còn yếu, kém và rất đáng lo ngại. Họ đã lợi
dụng các quyền đƣợc Nhà nƣớc trao cho để thực hiện những hành vi trái pháp
luật, cố tình vi phạm nghĩa vụ gây trở ngại cho hoạt động thi hành pháp luật
đạt hiệu quả.
Với một trật tự xã hội an toàn, ổn định, công dân có ý thức tuân theo
pháp luật sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thi hành pháp luật đạt hiệu quả cao
trên thực tế. Tại Điều 79, Hiến pháp năm 1992 có quy định: “công dân có
nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội.” Tuy nhiên, trong năm 2012: Số vụ phạm tội về trật tự
xã hội phát hiện đƣợc 50.723 vụ, tăng 2,69 % so với năm 2011 [5, tr.2]. Rõ
ràng đây là một con số rất đáng lo ngại, ý thức thi hành pháp luật của một số
các tổ chức, cá nhân còn quá thấp. Nó thể hiện thái độ coi thƣờng pháp luật,
coi thƣờng sự ổn định xã hội và đây chính là biểu hiện của trình độ dân trí
thấp ở nƣớc ta hiện nay.

72
Nhà nƣớc đã quy định rất rõ, quyền của công dân đồng thời cũng là
nghĩa vụ của công dân. Công dân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền và phải thực
hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Tại Điều 71, Hiến pháp năm 1992 đã quy
định: “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đƣợc pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Tuy nhiên trên thực tế
hiện nay có rất nhiều các chủ thể vẫn cố tình vi phạm nghĩa vụ xâm phạm tới
thân thể, tính mạng, sức khỏe và danh dự của các chủ thể khác, khiến cho hoạt
động thi hành pháp luật gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Theo số liệu thống kê
của ngành công an trong năm 2012, chúng ta có thể thấy rất rõ tình trạng thi
hành pháp luật của một số các tổ chức, cá nhân hiện nay:
Bảng 2.1: Khảo sát tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xâm phạm
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Số liệu So sánh năm 2011
STT Chỉ tiêu thống kê
năm 2012 Tăng giảm (-) theo %
1 Số vụ giết ngƣời, cƣớp tài sản 122 15,09
2 Số đối tƣợng giết ngƣời, cƣớp tài sản 146 56,99

3 Số vụ cố ý gây thƣơng tích 7.330 1,75

4 Số đối tƣợng cố ý gây thƣơng tích 9.457 28,13

5 Số vụ hiếp dâm trẻ em 499 16,59

Nguồn: [5]
Qua số liệu thống kê nêu trên cho chúng ta thấy tình trạng vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ của một số chủ thể, họ đã bất chấp pháp luật, coi
thƣờng pháp luật cố ý xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm của ngƣời khác. Số vụ giết ngƣời, cƣớp tài sản trong năm 2012 là 122
vụ, tăng 15,09 % so với năm 2011; số đối tƣợng giết ngƣời, cƣớp tài sản là
146 đối tƣợng, tăng 56,99 % so với năm 2011; số vụ cố ý gây thƣơng tích là
7.330 vụ, tăng 1,75% so với năm 2011; số đối tƣợng cố ý gây thƣơng tích là

73
rất lớn 9.457 đối tƣợng, tăng 28,13% so với năm 2011; ngoài ra số vụ hiếp
dâm trẻ em trong năm 2012 cũng tăng đáng kể 499 vụ, tăng 16,59 % so với
năm 2011 [5, tr.2]. Tình hình tội phạm ở nƣớc ta đang ngày càng có chiều
hƣớng gia tăng cả về số lƣợng vụ việc và đối tƣợng tham gia, đặc biệt là một
số các tội liên quan tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
ngƣời, nó là nguyên nhân gây bất ổn định xã hội. Nó thể hiện sự nhận thức
pháp luật còn hạn chế, cùng với thái độ coi thƣờng pháp luật, coi thƣờng tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của ngƣời khác góp phần làm cho hoạt
động thi hành pháp luật diễn ra thiếu tính nghiêm túc.
Có thể thấy rằng hoạt động thi hành pháp luật đang gặp rất nhiều khó
khăn, hạn chế. Nhiều đối tƣợng chủ thể không có ý thức chấp hành pháp luật,
không có ý thức bảo vệ nhà nƣớc, bảo vệ trật tự xã hội, tính mạng, sức khỏe,
tài sản của các chủ thể khác, dẫn tới gây ra rất nhiều các hành vi vi phạm pháp
luật nghiêm trọng. Tại Điều 78, Hiến pháp năm 1992 có quy định: “công dân
có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc và lợi ích công cộng”.
Tuy nhiên, theo báo cáo thống kê của ngành công an trong năm 2012, tình
hình các chủ thể thực hiện quy định này đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Khảo sát tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài
sản của nhà nước, của cộng cộng
Số liệu So sánh năm 2011
STT Chỉ tiêu thống kê
năm 2012 Tăng giảm (-) theo %
1 Số vụ cƣỡng đoạt tài sản 535 7,86
2 Số đối tƣợng cƣỡng đoạt tài sản 760 11,11

3 Số vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản 1.477 2,50

Số đối tƣợng lừa đảo nhằm chiếm đoạt


4 1.389 11,03
tài sản
Nguồn: [5]

74
Qua số liệu thống kê nêu trên, có thể khẳng định rằng vẫn còn một số
không ít các chủ thể đã không nghiêm túc thực hiện quy định tôn trọng và bảo
vệ tài sản của Nhà nƣớc, của công cộng. Chỉ tính riêng trong năm 2012, trên
toàn quốc số vụ cƣỡng đoạt tài sản là 535 vụ, tăng 7,86 % so với năm 2011;
số đối tƣợng cƣỡng đoạt tài sản là 760 đối tƣợng, tăng 11,11% so với năm
2011; số vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản là 1.477 vụ, tăng 2,50 % so với
năm 2011; số đối tƣợng lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản là 1.389 đối tƣợng,
tăng 11,03 % so với năm 2011. Có thể thấy rằng trong những năm vừa qua số
vụ vi phạm nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc và công cộng
đang có chiều hƣớng gia tăng cả về số lƣợng vụ việc và đối tƣợng tham gia,
gây ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động thi hành
pháp luật trên thực tế hiện nay.
Từ thực tế của công tác thi hành pháp luật có thể khẳng định rằng. Mức
độ thi hành pháp luật của một số các chủ thể hiện nay còn rất thấp. trong xã
hội, vẫn còn tồn tại tình trạng một số các chủ thể do thiếu hiếu biết về pháp
luật, thiếu thái tôn trọng pháp luật và hầu nhƣ họ không có thói quen “sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho nên họ sẵn sàng vi phạm pháp luật,
vi phạm nghĩa vụ đối với nhà nƣớc và bất chấp pháp luật trong mọi trƣờng
hợp. gây trở ngại, khó khăn cho hoạt động thi hành pháp luật đạt hiệu quả.
2.4. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
Ý thức pháp luật của các chủ thể ở giai đoạn này, có ý nghĩa quyết định
tới hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật. Nhƣ chúng ta đã biết, hoạt động
áp dụng pháp luật là hoạt động đƣợc thực hiện thông qua các chủ thể đƣợc
Nhà nƣớc trao quyền, vì vậy ý chí của những chủ thể này có ảnh hƣởng rất
lớn tới toàn bộ các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật hiện nay.
Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam
bƣớc vào thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Thì công tác tuyên

75
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, các cấp, các
ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Từng bƣớc khắc phục đƣợc những khó
khăn, yếu kém, bất cập nhằm mục đích giúp việc thực hiện pháp luật ngày càng
đạt đƣợc hiệu quả cao. Chính vì vậy mà, sự hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán
bộ, công chức, của các tổ chức và cá nhân trong xã hội đã đƣợc nâng lên một
cách rõ rệt. Trong quá trình áp dụng pháp luật hiện nay, các chủ thể đã có sự
tôn trọng, chủ động, tích cực thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Điều đó thể hiện sự chuyến biến tích cực về mặt nhận thức cũng nhƣ thực hiện
hành vi pháp luật của các chủ thể. Trong đó phải kể đến đó là sự nỗ lực, cố
gắng của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nƣớc đã giúp cho việc thực hiện pháp
luật ngày càng trở nên có hiệu quả, đảm bảo đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ cho
mọi chủ thể trong xã hội. Nhƣ vậy để có thể giải quyết nhiệm vụ chuyên môn
kịp thời, đúng quy định thì đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiện nay cần
phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật. Với câu hỏi “ Ông (Bà) đánh giá thế nào
về vai trò của kiến thức, hiểu biết pháp luật đối với lĩnh vực, công việc đang
đảm nhiệm?”, kết quả xử lý thông tin đã thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.3: Khảo sát vai trò của kiến thức pháp luật của đối tượng cán bộ,
công chức
Cộng dồn
STT Vai trò của kiến thức pháp luật Số phiếu Tỷ lệ %
%
1 Rất cần thiết 542 87,3 87,3
2 Cần thiết 76 12,2 99,5
3 Có cũng đƣợc, không cũng đƣợc 3 0,5 100,0
4 Không cần thiết 0 0,0 100,0
Tổng cộng 621 100,0
Nguồn: [55]
Qua quan sát các số liệu trong bảng trên, có thể khẳng định rằng, tuyệt
đại đa số cán bộ, công chức hành chính tham gia cuộc điều tra đều đánh giá

76
rất cao vai trò của kiến thức, hiểu biết pháp luật đối với công tác chuyên môn
của họ. Cụ thể, có 87,3% cán bộ, công chức hành chính đánh giá rằng kiến
thức pháp luật rất cần thiết và 12,2% cho rằng kiến thức pháp luật cần thiết
cho hoạt động chuyên môn của họ. Tổng cộng có tới 99,5% cán bộ, công
chức hành chính đƣợc hỏi khẳng định về vai trò rất cần thiết và cần thiết của
kiến thức, hiểu biết pháp luật đối với công tác chuyên môn của họ [55, tr.420
- 421]. Nhƣ vậy, đa phần đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiện nay đã
cho rằng tri thức về pháp luật, sự hiểu biết về kiến thức pháp luật là rất quan
trọng và cần thiết đối với họ. Vậy nền tảng kiến thức, hiểu biết pháp luật của
đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiện nay nhƣ thế nào? Để tìm hiểu vấn
đề này, chúng tôi đặt câu hỏi: “ Ông (Bà) đã đƣợc trang bị kiến thức, hiểu biết
về pháp luật chƣa?”. Kết quả xử lý thông tin về vấn đề này cho thấy, trong số
621 cán bộ, công chức hành chính đƣợc hỏi, gần nhƣ tuyệt đối (611 ngƣời,
chiếm 99,3 %) khẳng định rằng, họ đã đƣợc trang bị kiến thức, hiểu biết pháp
luật. Chỉ có 04 ngƣời trả lời là chƣa đƣợc trang bị kiến thức pháp luật, chiếm
0,7 % (xem bảng dưới): [55, tr.422 - 423].
Bảng 2.4: Khảo sát kiến thức pháp luật của đối tượng cán bộ, công chức
Tỷ lệ
Loại Số Cộng
STT Kiến thức pháp luật Tỷ lệ % hợp lệ
biến phiếu dồn %
%
Biến 1 Đã đƣợc trang bị 611 98,4 99,3 99,3
hợp lệ 2 Chƣa đƣợc trang bị 4 0,6 0,7 100,0
Tổng cộng 615 99,0 100,0
Biến không hợp lệ 6 1,0
Tổng cộng 621 100,0
Nguồn: [55]
Nhƣ vậy, từ hai bảng số liệu trên đây có thể thấy rằng đa phần cán bộ,
công chức hành chính hiện nay đã nhận thức đƣợc vài trò và tầm quan trọng

77
của kiến thức pháp luật. Đồng thời họ cũng đã đƣợc trang bị kiến thức pháp
luật ở những mức độ khác nhau. Đó là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện pháp
luật, áp dụng pháp luật đƣợc nghiêm túc, đúng đắn và có hiệu quả.
Trong những năm qua, nhìn chung các chủ thể áp dụng pháp luật đã có
ý thức cao trong việc tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện các quy định
pháp luật khá nghiêm túc và đầy đủ. Do có thái độ đúng đắn, có tinh thần,
trách nhiệm với nghề nghiệp, nên họ đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của mình. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, số cán bộ,
công chức vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ đã giảm, hoạt động
áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng đã bớt sai sót, tệ nạn tham
nhũng đã từng bƣớc bị đầy lùi… Trong hoạt động tƣ pháp, mặc dù các vụ án
tăng hơn so với các năm trƣớc, nhƣng chất lƣợng giải quyết các vụ án vẫn
đƣợc đảm bảo. Trong quá trình xét xử các Tòa án đã tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật tố tụng nên hầu hết các vụ án đều đƣợc xét xử trong thời
hạn luật định. Đặc biệt, các vụ án về tham nhũng, xâm phạm an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, ma túy, mại dâm, buôn lậu đã đƣợc các Tòa án phối hợp
với các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trƣơng kết thúc điều tra, truy tố và đƣa
ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ chính trị của
địa phƣơng và cả nƣớc. Tình trạng để các vụ việc kéo dài quá hạn luật định,
không giải quyết dứt điểm, chậm ban hành các quyết định giải quyết, nội
dung các quyết định không rõ ràng, khó thi hành cũng từng bƣớc đƣợc các
Tòa án khắc phục có hiệu quả[ 19, tr.118]. Đây chính là những mặt tích cực,
là sự cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc hoạt động trong
ngành tƣ pháp. Điều đó phản ánh sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những
quy định của pháp luật, để từ đó làm tiền đề cho việc tiến hành áp dụng pháp
luật chính xác, có hiệu quả.Mặc dù có những tiến bộ đáng kể nhƣng ý thức
pháp luật của một số chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật vẫn còn những

78
tồn tại, hạn chế nhất định dẫn đến hoạt động áp dụng pháp luật diễn ra chƣa
đƣợc nhƣ mong muốn, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình thực hiện
pháp luật ở nƣớc ta hiện nay.
Thực trạng hiện nay cho thấy, đại đa số cán bộ, công chức hành chính
hiện nay đã đƣợc trang bị kiến thức, hiểu biết về pháp luật; song kiến thức,
hiểu biết về pháp luật của họ ở trình độ nào? Trình độ kiến thức, hiểu biết
pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đƣợc chia thành: sơ cấp,
trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Với câu hỏi đặt ra: “Ông (Bà) đã
đƣợc đào tạo, trang bị kiến thức pháp luật ở trình độ nào?”, kết quả thu đƣợc
nhƣ sau:
Bảng 2.5: Khảo sát trình độ pháp luật của đối tượng cán bộ, công chức
Loại Số Tỷ lệ hợp Cộng
STT Trình độ Tỷ lệ %
biến phiếu lệ % dồn %
1 Trình độ sơ cấp 115 18,5 19,8 19,8
2 Trình độ trung cấp 196 31,6 33,8 53,6
Biến
3 Trình độ cao đẳng 7 1,1 1,2 54,8
hợp
4 Trình độ đại học 248 39,9 42,8 97,6
lệ
5 Trình độ sau đại học 14 2,3 2,4 100,0
Tổng cộng 580 93,4 100,0
Biến không hợp lệ 41 6,6
Tổng cộng 621 100,0
Nguồn: [55]
Kết quả xử lý thông tin ở bảng trên cho thấy, phần lớn cán bộ, công
chức hành chính đƣợc hỏi (53,6%) mới chỉ đạt trình độ sơ cấp và trung cấp về
luật; đồng nghĩa với việc nhiều cán bộ, công chức hành chính chƣa chú trọng
học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết về pháp luật,
chƣa theo kịp sự đổi mới của hệ thống pháp luật, chậm chễ với tiến trình cải
cách hành chính đang diễn ra sôi động hiện nay. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong
năm loại trình độ đƣợc nêu ở trên là trình độ đại học với 248 ngƣời có bằng

79
cử nhân Luật, chiếm 42,8%. Chỉ có 14 ngƣời (2,4 %) đạt trình độ sau đại học,
chủ yếu công tác ở cấp Trung ƣơng và cấp tỉnh. Có tới 41 cán bộ, công chức
(6,6%) thuộc biến số không hợp lệ vì họ không cho biết mình thuộc trình độ
nào. Có thể nói các số liệu trên đây đang đặt ra cho công tác giáo dục pháp
luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhiều vấn đề cần giải quyết cả
trƣớc mắt cũng nhƣ về lâu dài [55, tr.426].
Nhƣ chúng ta đã biết, cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực tƣ
pháp cần phải có ý thức pháp luật cao, vì họ có thẩm quyền áp dụng pháp luật
để giải quyết các vi phạm pháp luật, là ngƣời cầm cân nảy mực. Do đó, đây là
một công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn, chính xác.
Mỗi bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật đƣợc giải quyết đúng đắn,
công bằng sẽ tạo đƣợc niềm tin cho nhân dân, góp phần giúp ổn định trật tự
xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay ý thức pháp luật của một bộ phận cán
bộ ngành tƣ pháp vẫn còn những yếu kém, bất cập cần phải đƣợc khắc phục
để đảm bảo sự chính xác, đúng đắn trong quá trình áp dụng pháp luật. Ví dụ
nhƣ việc áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố
thƣờng xảy ra một số sai phạm nhỏ, dễ mắc phải, do nhận thức, đánh giá
không đúng về hành vi có dấu hiệu tội phạm. Nhƣng cũng có lúc xảy ra hoàn
toàn là do lỗi cố ý, vì động cơ cá nhân hoặc động cơ vụ lợi. Sai phạm thƣờng
xảy ra trong giai đoạn này bào gồm: Không khởi tố vụ án hoặc không khởi tố
bị can khi cần phải khởi tố; Khởi tố vụ án, khởi tố bị can không đúng với quy
định pháp luật. Theo kết quả thống kê hàng năm, Viện kiểm sát đã hủy không
ít quyết định không khởi tố của cơ quan điều tra, đồng thời Viện kiểm sát
cũng yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc tự mình khởi tố nhiều vụ khác, vì
có nhiều vụ cơ quan điều tra đã tiếp nhận tin báo về sự kiện có dấu hiệu tội
phạm, đáng phải khởi tố, nhƣng lại ra quyết định không khởi tố vụ án. Có thể
thấy rõ tình hình áp dụng pháp luật hình sự qua 2 năm 2005 – 2006 trong hoạt
động khởi tố qua số liệu sau:

80
- Viện kiểm sát đã hủy 121 quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan
điều tra và đã ra quyết định khởi tố các vụ đó.
- Từ năm 2005 và 2006 Viện kiểm sát đã hủy 220 quyết định khởi tố
của các cơ quan điều tra.
- Không phê chuẩn 868 quyết định khởi tố bị can.
- Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố 583 vụ án hình sự và
1.275 bị can.
- Viện kiểm sát trực tiếp khởi tố 68 vụ án hình sự và 99 bị can… Trong
năm 2007 đã thụ lý đƣợc 80.765 vụ án, với 125.464 bị can, đã giải quyết đƣợc
58.181 vụ với 98.196 bị can; đình chỉ 527 vụ với 1.206 bị can. Năm 2008 đã thụ
lý 63.094 vụ với 109.302 bị can, đã giải quyết 61.005 vụ với 104.312 bị can.
Nhìn chung, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp
còn nhiều hạn chế [33, tr.157 - 158]. Việc áp dụng pháp luật trong khởi tố các vụ
án hình sự còn có không ít trƣờng hợp thiếu sức thuyết phục không đƣợc dƣ luận
đồng tình ủng hộ, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến niềm tin của quần chúng nhân
dân vào các cơ quan xét xử. Đồng thời hoạt động áp dụng pháp luật trong giai
đoạn xét xử vụ án hình sự hiện nay cũng bộc lộ những sai sót nhất định nhƣ: Xác
định tội danh không đúng; Xác định khung hình phạt không đúng, quyết định
hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ; Quyết định cho hƣởng án treo không đúng;
Nhầm lẫn về các dấu hiệu định tội; dấu hiệu định khung; Áp dụng các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ không đúng. Thực tiến áp dụng pháp luật hình sự trong xét
xử của tòa án có thể xem xét qua số liệu sau đây:
Năm 2006, các tòa án các cấp đã thụ lý 72.120 vụ án với 119.414 bị
cáo (trong số đó có 2.716 vụ với 6.182 bị cáo tòa án trả lại hồ sơ cho Viện
Kiểm sát điều tra bổ sung và đã nhận lại). Trong số các vụ án trên đã xét xử
65.592 vụ với 107.136 bị cáo (sơ thẩm 52.561 vụ với 88.041 bị cáo; phúc
thẩm 11.820 vụ với 18.776 bị cáo và giám đốc thẩm tái thẩm là 211 vụ với

81
319 bị cáo) [58]. Năm 2007, đã giải quyết đƣợc 248.577 vụ trong tổng số
268.051 vụ án đã thụ lý, đạt 92,7%. So với năm trƣớc số vụ án đã thụ lý tăng
25.198 vụ đã giải quyết tăng 26.221 vụ. Tỷ lệ án bị hủy là 1,2 % bị sửa là 1,94
% [58]. Thiếu sót trong giải quyết án hình sự là định tội danh sai do xác định
sai mặt khách quan trong cấu thành tội phạm, xét hỏi tranh tụng chƣa đầy đủ,
đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, điều tra sơ sài… Năm 2008, tòa án đã
thụ lý 79.291 vụ án hình sự với 138.976 bị cáo đã giải quyết đƣợc 77.407 vụ
với 131.893 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,6%, bị sửa là 4,6
% [58]. Những thiếu sót trong xét xử hình sự thƣờng là định tội danh sai,
giảm hình phạt không đúng, thiếu căn cứ…
Nhƣ vậy, từ sự hạn chế trong nhận thức pháp luật, hạn chế về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ tƣ pháp dễ dẫn tới sai sót trong quá
trình áp dụng pháp luật, gây ảnh hƣởng không nhỏ tới thái độ, niềm tin của
quần chúng nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật của nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại tình trạng thờ ơ, vô cảm, cứng nhắc của
các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dẫn tới hiện tƣợng không áp
dụng pháp luật sáng tạo, làm ảnh hƣởng tới quyền lợi của công dân. Vẫn còn
một bộ phận công chức thoái hóa, biến chất, thiếu thái độ vô tƣ khách quan
khi thực hiện công vụ, lạm dụng quyền lực để mƣu cầu lợi ích cá nhân...
Đó là những tồn tại cần phải đƣợc xem xét, đánh giá khách quan để từ
đó đƣa ra những biện pháp khắc phục, giúp cho quá trình áp dụng pháp luật
của Nhà nƣớc đạt hiệu quả cao. Một trong những biện pháp mà Đảng và Nhà
nƣớc cần phải quan tâm đến đó là phải hết sức trú trọng đến công tác giáo dục
pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Có
nhƣ vậy hoạt động áp dụng pháp luật mới đảm bảo tính chính xác, công bằng
mang lại niềm tin cho quần chúng nhân dân, giúp thiết lập trật tự xã hội ổn
định và phát triển bền vững.

82
Kết luận Chƣơng 2

Nhƣ vậy, để đảm bảo hoạt động thực hiện pháp luật đƣợc tiến hành
thuận lợi và có hiệu quả, có rất nhiều yếu tố và điều kiện ảnh hƣởng tới quá
trình này nhƣ yếu tố kinh tế, văn hóa, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh…, trong
đó yếu tố có ảnh hƣởng hơn cả cần phải chú trọng đến đó là ý thức pháp luật.
Nhƣ đã phân tích ở trên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, hoạt động
thực hiện pháp luật hiện nay còn bộc lộ rất nhiều yếu kém, bất cập ở tất cả các
giai đoạn của quá trình này (nhƣ thi hành, tuân theo, sử dụng và áp dụng pháp
luật). Điều đó một lần nữa khẳng định thực trạng ý thức pháp luật của một số
các chủ thể hiện nay rất thấp, tình trạng coi thƣờng, thờ ơ, bất tuân pháp luật
vẫn còn diễn ra, gây nên rất nhiều các hiện tƣợng vi phạm pháp luật ở mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cho hoạt động thực hiện pháp luật đạt
hiệu quả chƣa cao.
Tóm lại, ý thức pháp luật thấp là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến
hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật. Ý thức pháp luật có vai trò to lớn
trong việc hình thành thái độ ứng xử, động cơ, mục đích bên trong của các
hành vi pháp luật. Do đó, để hình thành lối sống tuân thủ pháp luật ở nƣớc ta
trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN hiện nay, thì vấn đề
quan trọng là phải nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tổ chức và cá nhân.

83
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO Ý THỨC
PHÁP LUẬT, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐÁP


ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng, ý thức pháp luật có sự ảnh
hƣởng sâu sắc tới quá trình thực hiện pháp luật. Đặc biệt là trong bối cảnh
Việt Nam đang xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền nhƣ hiện nay. Công cuộc đổi
mới đất nƣớc, cùng với cơ chế kinh tế thị trƣờng, xây dựng Nhà nƣớc Pháp
quyền đã đem đến những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội, trong pháp
luật và trong ý thức pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật trong điều kiện xây
dựng Nhà nƣớc Pháp quyền sẽ có nhiều điểm khác so với ý thức pháp luật ở
các giai đoạn trƣớc. “Ý thức pháp luật trong Nhà nƣớc Pháp quyền mang “bản
sắc” của xã hội ta hiện nay đƣợc tổ chức ở trình độ cao” [45, tr.43].
Cùng với quá trình vận động và phát triển của xã hội, trong lĩnh vực ý
thức pháp luật cũng đang diễn ra quá trình biến đổi to lớn. Có thể thấy rằng
từ ý thức của cá nhân thời kỳ bao cấp, với đặc điểm thờ ơ, không quan tâm
tới pháp luật thì hiện nay đã có sự quan tâm ngày càng gia tăng đối với pháp
luật. Ý thức pháp luật trong giai đoạn này có sự đan xen giữa cái mới và cái
cũ, giữa cái tích cực và cái tiêu cực, đã tạo nên lực cản đối với việc thực
hiện pháp luật.
Trong điều kiện mới hiện nay, xu thế vận động của ý thức pháp luật
ngày càng đa dạng. Ở cả hệ tƣ tƣởng và tâm lí pháp luật đều có thêm nhiều

84
yếu tố mới nảy sinh. Đó chính là biểu hiện dân chủ hóa mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền và hội
nhập Quốc tế.
Nhƣ vậy, với mục tiêu đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong bối
cảnh xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay,thì việc nâng cao ý
thức pháp luật đang trở thành nhu cầu cấp thiết. Ở phạm vi đề tài này, tác giả
xin đƣa ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp luật.
Để nâng cao ý thức pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật ở
nƣớc ta trong thời kỳ mới, cần đƣa ra những phƣơng hƣớng và nhiệm vụ cơ
bản sau:
Phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế, xã hội tạo ra một đời sống pháp luật lành mạnh. Hoàn thiện hệ
thống pháp luật theo tiêu chí nhà nƣớc pháp quyền là vấn đề rộng lớn, liên
quan đến các lĩnh vực xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, xây dựng ý
thức pháp luật… Trong hoạt động xây dựng pháp luật cần chú ý đảm bảo cả
về số lƣợng và chất lƣợng các văn bản pháp luật đƣợc ban hành. Hoàn thiện
hệ thống pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, tính khả
thi, đồng bộ, thống nhất của các văn bản. Xây dựng pháp luật phục vụ chính
sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tạo môi trƣờng pháp lý
thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
Tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó đảm bảo việc thực hiện các quyền và
lợi ích chính đáng của công dân. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Chủ động xây dựng ý thức pháp luật mới, từ đó phát triển đời sống
pháp luật trong thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng. Vì ý thức pháp luật có sự
tác động mạnh mẽ đối với pháp luật nói chung và việc thực hiện pháp luật nói
riêng. Có thể thấy rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở tiếp cận tƣ tƣởng

85
pháp luật phƣơng Đông, phƣơng Tây đã sớm nhận thức đƣợc rằng “ Trăm
điều phải có thần linh pháp quyền”. Từ đó, Ngƣời rất quan tâm tới việc xây
dựng pháp luật mới, đồng thời chú trọng tổ chức thực hiện pháp luật trong
thực tiễn Việt Nam, qua đó nâng cao ý thức pháp luật ở nƣớc ta.
Xây dựng ý thức, lối sống tuân thủ pháp luật, xây dựng nền văn hóa
pháp lý. Trong truyền thống văn hóa của ngƣời Việt Nam ở một số thời kỳ đã
chứa đựng yếu tố pháp luật khá rõ nét, song nhìn chung pháp luật chƣa phải là
yếu tố chi phối toàn diện, chủ đạo trong các quan hệ xã hội ở nƣớc ta. Trong
thời kỳ phong kiến, pháp luật là “công cụ” để nhà nƣớc phong kiến “trị dân”,
nên ngƣời dân thƣờng sợ pháp luật. Đến thời kỳ bao cấp ở nƣớc ta, vai trò của
pháp luật cũng hết sức hạn chế. Vì vậy, ngƣời dân ít chuẩn bị tâm thế để sống
và làm việc theo pháp luật. Ngay cả các cơ quan nhà nƣớc có khi cũng xử sự
theo cảm tính. Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ: “Nhà nƣớc tạo điều kiện để
công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật.” (Điều 31). Nhƣ vậy, trong bối cảnh xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay, việc
nâng cao ý thức pháp luật nhằm xây dựng ý thức, lối sống tuân thủ pháp luật
ở nƣớc ta đang trở thành nhu cầu cấp thiết. Văn hóa pháp lý là một trong
những loại hình của văn hóa, có nội hàm khái niệm rộng, có vai trò đặc biệt
quan trọng trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. Văn hóa pháp lý thể hiện
mức độ, trình độ của tƣ duy pháp lý và là sự cảm nhận, sự nhận thức về pháp
luật, thể hiện trình độ cao của sự tôn trọng pháp luật, trình độ tri thức pháp
luật của nhân dân; thực trạng có chất lƣợng của quá trình lập pháp và thực
hiện pháp luật…[46, tr.5]. Có thể thấy rằng văn hóa pháp lý là sự thống nhất
của các yếu tố: kiến thức pháp luật, tình cảm, sự đánh giá và xử sự phù hợp
với pháp luật. Trong cơ cấu của văn hóa pháp lý có yếu tố ý thức pháp luật.
Nhƣ vậy, ý thức pháp luật là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa pháp

86
lý. Do đó để nâng cao ý thức pháp luật, cần phải xây dựng quy chế văn hóa
pháp lý ở mọi cơ quan, tổ chức và đơn vị.
3.2. GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
Để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân, ngƣời dân trong
xã hội ấy không thể không hiểu biết về pháp luật và có ý thức tuân thủ pháp
luật. Từ Đại hội Đảng lần thứ V, vấn đề nâng cao ý thức pháp luật đã đƣợc
quan tâm mạnh mẽ. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho mọi đối tƣợng. Do bắt nguồn từ
những yếu tố ảnh hƣởng tới ý thức pháp luật, từ thực trạng của ý thức pháp
luật ảnh hƣởng tới việc thực hiện pháp luật và để nhằm tiếp tục nâng cao ý
thức pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã mạnh dạn đƣa ra một số
một số giải pháp sau.
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã giành đƣợc những thắng lợi to
lớn. Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Để đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, cùng với công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc, mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế nhƣ hiện nay thì
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng lối
sống mới, cong ngƣời mới cần phải đƣợc đề cao. Đƣờng lối, chính sách, chủ
chƣơng của Đảng cần phải chú trọng đến vấn đề xây dựng con ngƣời mới, lối
sống mới, có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật.

87
3.2.1.2. Chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý
Hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý ở nƣớc ta trong thời gian qua
đã có những chuyển biến mới, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới tƣ
duy pháp lý. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc thì hoạt động nghiên
cứu khoa học pháp lý cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều vấn đề pháp lý vẫn chƣa
đƣợc nghiên cứu kỹ, chƣa theo kịp sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc
trong thời kỳ đổi mới. Đội ngũ làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lý còn
thiếu, trình độ chƣa chuyên sâu. Cho nên cần phải chú trọng hơn nữa đến hoạt
động này trong thời gian tới, tạo cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật để từ đó nâng cao ý thức pháp luật làm tiền để cho quá trình thực
hiện pháp luật đạt hiệu quả. Nhƣ vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất
nƣớc hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì dân khoa học pháp lý ở nƣớc ta cần nghiên cứu để nâng
cao ý thức pháp luật cho mọi công dân. Có thể khẳng định hoạt động này sẽ
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng hệ tƣ tƣởng và tâm lý pháp
luật phù hợp, đúng đắn trong nhân dân và các tổ chức, tạo tiền đề cho pháp
luật đƣợc thực hiện nghiêm minh, có hiệu quả.
3.2.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Xuất phát từ việc đời sống tinh thần của mọi chủ thể đƣợc hình thành
và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất. Do đó muốn nâng cao ý thức
pháp luật, hiệu quả thực hiện pháp luật trƣớc hết chúng ta phải đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Do xuất phát từ một nền nông nghiệp
lúa nƣớc, ý thức pháp luật của nƣớc ta chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều các
yếu tố nhƣ: lệ làng, lịch sử, chiến tranh… Chính vì vậy, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, có nghĩa là phải tập chung đẩy mạnh

88
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã
hội cơ sở một cách nhanh chóng và vững chắc. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là xây dựng đất nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp có sơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với
trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn
minh.” Đại hội cũng đã nêu lên các định hƣớng phát triển, các lĩnh vực chủ
yếu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong đó
“đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn;
phát triển toàn diện nông thôn; lâm ngƣ nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
nông, lâm, thủy sản.”
Vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nƣớc
và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhằm nâng cao
mức sống cho ngƣời dân, chú trọng đầu tƣ cơ sở, vất chất kỹ thuật cho các
vùng kinh tế ở địa phƣơng theo hƣớng sản xuất công nghiệp, theo hƣớng
chuyên môn hóa sẽ có tác dụng to lớn đến việc nâng cao ý thức pháp luật cho
các chủ thể, đặc biệt là ngƣời dân. Nó sẽ trực tiếp làm thay đổi mạnh mẽ nhận
thức của ngƣời dân và cán bộ ở các địa phƣơng, cơ sở về pháp luật. Khi đời
sống vật chất của ngƣời dân đƣợc quan tâm, cải thiện thì đời sống tinh thần sẽ
đƣợc nâng cao đáng kể.
Bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng, để phát triển nền kinh tế hàng hóa,
bắt buộc ngƣời dân ở các địa phƣơng phải chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế cho
phù hợp thì mới có hiệu quả cao. Đây chính là cơ sở đòi hỏi ngƣời dân phải
hiểu biết về pháp luật mới biết đƣợc những chính sách và quy định của nhà
nƣớc về phát triển kinh tế. Do vậy, biện pháp tích cực nhằm nâng cao ý thức
pháp luật cho ngƣời dân là biện pháp kinh tế, mà cụ thể là đẩy mạnh công

89
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây sẽ là biện pháp trực
tiếp làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ từ cấp cơ sở trở lên
từ bỏ quan niệm cũ, lối tƣ duy, tƣ tƣởng phong kiến sang quan niệm mới,
cách làm việc khoa học hơn, tiếp cận và xử lý công việc một cách linh hoạt,
hiệu quả và bài bản hơn. Đồng thời phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
sẽ là cơ sở cho ngƣời dân đƣợc tiếp xúc với cơ chế mới, chủ trƣơng, chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, biết và xử lý những công việc có liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, khắc phục đƣợc tình trạng thụ
động, thiếu hiểu biết về pháp luật, làm sai các quy định của pháp luật.
Tóm lại, muốn làm thay đổi ý thức pháp luật của ngƣời dân, phải xuất
phát từ chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là phải
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũ sang
sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Đây là cơ sở để
ngƣời dân có điều kiện tiếp cận, nắm bắt, giải quyết các vấn đề có liên quan
đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc đòi hỏi chúng ta không chỉ có
chủ trƣơng, chính sách đúng mà còn cần phải chuẩn bị những con ngƣời có trí
tuệ, thông minh, có trình độ chuyên môn cao, có thói quen và ý thức sống,
làm việc, lao động theo pháp luật, đồng thời phải có tâm lý pháp luật đúng
đắn, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, vì một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc.
Đồng thời phải vận dụng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở từng địa phƣơng,
từng vùng miền và từng đối tƣợng khác nhau để tiến hành chuyển dịch cơ cấu
kinh tế - xã hội. Quá trình này đòi hỏi phải kiên trì, sáng tạo mới có thể tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong việc nhận thức pháp luật, làm tiền đề cho việc
thực hiện pháp luật.

90
3.2.2.2. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,
cải cách thủ tục hành chính
Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho mọi
ngƣời dân, nâng cao vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật XHCN. Thì vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính là một trong những
biện pháp hữu hiệu.
Trong thời gian qua, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật ở nƣớc ta còn nhiều yếu kém, bất cập, thiếu đồng bộ. Nhiều
loại văn bản quy phạm pháp luật còn chậm đổi mới, chồng chéo… Thực trạng
đó gây ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi chủ thể,
đặc biệt là ngƣời nông dân hoặc những ngƣời sống ở các vùng sâu, vùng xa.
Do vậy, một mặt chúng ta phải nhanh chóng khắc phục tình trạng luật chỉ
dừng lại ở những quy định chung, xa thực tế có khi phải có những văn bản
khác hƣớng dẫn mới thực hiện đƣợc. Mặt khác các loại văn bản pháp luật phải
rõ ràng, dễ hiểu, cụ thể, đơn giản để mọi ngƣời dân có thể hiểu và thực hiện
đƣợc. Đồng thời, loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực, trái với Hiến
pháp và luật. Khi xây dựng pháp luật, cần phải có những đánh giá tác động
của pháp luật để nâng cao tính phù hợp và tính khả thi của pháp luật vào thực
tiến. Đặc biệt trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền và hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay ở nƣớc ta thì vấn đề
thƣờng xuyên tổng kết, đánh giá tác động thực tiễn pháp luật để xây dựng
đƣợc một hệ thống pháp luật phù hợp, hoàn chỉnh là rất cần thiết và quan
trọng.Tạo điều kiện để ngƣời dân tiếp xúc, nắm bắt các văn bản quy phạm
pháp luật mới. Từ đó hiểu đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của mình, là tiền đề
cho việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

91
Bên cạnh đó phải đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, xử lý giải
quyết dứt điểm những vụ việc mâu thuận nội bộ trong nhân dân, tránh tình
trạng khiếu kiện kéo dài gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Nhằm đạt
đƣợc những kết quả thiết thực, tác động tích cực tới các lĩnh vực của đời sống
xã hội, do vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ trƣơng đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 (khóa VII) chỉ rõ: “Cải cách
hành chính là nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực,
sử dụng đúng quyền lực và từng bƣớc hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực,
hiệu quả công việc của nhà nƣớc đƣợc dân tin, dân yêu” [1, tr.244]. Nhƣ vậy,
yêu cầu đặt ra đối với các cấp cơ quan quản lý là phải cải cách thủ tục hành
chính, công tác tiếp dân bằng việc phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và
trách nhiệm đối với từng chức danh. Cần phải loại bỏ những việc làm mang
tính hình thức, kém hiệu quả, giảm hội họp, giấy tờ hành chính rƣờm rà, gây
phiền hà cho ngƣời dân. Vì vậy, cần phải đầu tƣ về tài liệu, sách báo, tạp chí,
văn bản pháp luật. Trang bị những cơ sở vật chất thiết yếu để phục vụ cho
công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân ở địa phƣơng và ở
các vùng miền khác nhau. Đối với những địa phƣơng có những diễn biến
phức tạp, mất ổn định, mất đoàn kết, vi phạm pháp luật thì đòi hỏi các cấp
chính quyền cơ sở phải chủ động giải quyết dứt điểm. Tránh tình trạng đùn
đẩy hoặc để dây dƣa kéo dài gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, dễ bị kẻ
xấu lợi dụng xuyên tạc làm ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng, chính quyền và
sự nghiêm minh của pháp luật.
Để nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân từ cấp cơ sở trở lên, cần
phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trƣớc hết cần phải am hiểu kiến
thức pháp luật để trực tiếp giải quyết các vụ việc, giải quyết cho ngƣời dân hiểu
về pháp luật một cách đầy đủ nhất. Từ thực tế có thể thấy rằng, kiến thức, trình
độ và sự nhận thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ

92
cán bộ ở cấp cơ sở còn rất hạn chế, yếu kém dẫn tới giải quyết công việc không
hiệu quả. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng vai trò của cán bộ, những ngƣời trực tiếp
tham gia quản lý nhà nƣớc là hết sức quan trọng và cần thiết để có thể tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân một cách có hiệu quả. Bởi
vì, các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc
phần lớn thông qua các chủ thể này để đến với ngƣời dân. Cũng chính bởi vậy,
“hiệu quả giáo dục pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và
phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật” [58. tr.84]. Việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức,
những ngƣời trực tiếp tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, “đều phải qua các
lớp bồi dƣỡng định kỳ, có sát hạch, theo chƣơng trình thiết thực và có hệ thống
về đƣờng lối, chính sách, cơ chế quản lý và kiến thức quản lý mới, về chuyên
môn nghiệp vụ và về pháp luật” [12, tr.22 - 123].
Nhƣ vậy, để đáp áp yêu cầu nâng cao ý thức pháp luật. Cần phải chú
trọng, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn pháp luật
cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ
sở. Mặt khác phải đồng thời nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật ở các cấp thông qua hệ thống các các trung tâm bồi dƣỡng
chính trị, trung tâm trợ giúp pháp lý...Đồng thời nhà nƣớc cũng cần phải có
chính sách đãi ngộ thỏa đáng, khuyến khích, động viên tạo điều kiện để đội
ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Có thể thấy rằng, giải pháp nâng
cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục
pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng, nó có tác dụng to lớn, trực
tiếp làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức pháp luật của mọi ngƣời dân, góp
phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện. Đáp ứng yêu
cầu của nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng XHCN ở nƣớc ta hiện nay.

93
3.2.2.3. Nâng cao vai trò trách nhiệm, hiệu lực của các cơ quan thực
thi pháp luật
Để pháp luật đi vào đời sống xã hội có hiệu quả, ý thức pháp luật của
mọi chủ thể đƣợc nâng cao thì vấn đề không chỉ là nâng cao chất lƣợng hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật, không chỉ tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật nói chung mà cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn, đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Do vậy, đòi hỏi phải nâng cao vai trò,
trách nhiệm, hiệu lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc thi hành
nghiêm chỉnh pháp luật. Cơ quan thực thi pháp luật bao gồm: công an, viện
kiểm sát, tòa án, thanh tra...Đây là những cơ quan chuyên trách, trực tiếp thi
hành pháp luật, duy trì trật tự, kỷ cƣơng xã hội, giải quyết mọi vi phạm theo
quy định của pháp luật. Cần phải củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động
của các cơ quan thi hành pháp luật, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức này. Thực tế cho thấy, hoạt động của các
cơ quan này có tác động trực tiếp đến ngƣời dân, ảnh hƣởng trực tiếp đến
nhận thức, tình cảm, niềm tin của ngƣời dân đối với pháp luật cả theo hƣớng
tích cực và tiêu cực. Cán bộ công chức nhà nƣớc cần phải thƣờng xuyên đƣợc
đào tạo, để không ngừng nâng cao kiến thức quản lý nhà nƣớc và kiến thức
pháp luật. Họ không những phải gƣơng mẫu trong việc sống và làm việc theo
pháp luật mà còn phải biết cách tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện đầy đủ
và nghiêm minh các quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, bên cạnh những nỗ lực, cố gắng song trƣớc yêu
cầu đổi mới, trƣớc những tác động mạnh mẽ của cơ chế kinh tế thị trƣờng, thì
hiệu quả của công tác quản lý pháp luật, thi hành pháp luật ở các cấp còn
nhiều hạn chế, yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, còn nhiều diễn
biến phức tạp ở các địa phƣơng, tiềm ẩn những vụ việc mất ổn định, gây bức
xúc trong xã hội. “Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu vẫn là

94
do ý thức pháp luật của toàn xã hội còn ở trình độ thấp, hệ thống pháp luật
chƣa đồng bộ tạo kẽ hở cho một số đối tƣợng luồn lách pháp luật, vi phạm
pháp luật” [39, tr.90]. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng nữa là việc
kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp luật, công tác chấp hành
pháp luật còn chƣa nghiêm, chế tài xử phạt chƣa phù hợp. Mặt khác, do tác
động của mặt trái cơ chế kinh tế thị trƣờng đã ảnh hƣởng xấu đến đời sống
pháp luật của ngƣời dân và ở không ít cán bộ đảng viên gây bức xúc trong xã
hội, đó là lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, bất chấp pháp luật, tình
trạng quan liêu, tham nhũng, hối lộ gây thất thoát tài sản của nhà nƣớc ngày
một gia tăng. Cùng với nó là các đối tƣợng phạm tội về ma túy, mại dâm, lửa
đảo kinh tế và các tệ nạn xã hội khác cũng bùng nổ ở nhiều địa phƣơng.
Vì vậy, giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu lực của các cơ
quan thực thi pháp luật, cũng nhƣ việc kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật
là rất cần thiết và quan trọng. Yêu cầu ở đây là:
Phân định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, vai trò của từng cán bộ trong các
cơ quan thực thi pháp luật.
Giải quyết dứt điểm các vụ việc gây bức xúc trong quần chúng nhân
dân, tránh tình trạng kéo dài, dây dƣa, đùn đẩy trách nhiệm.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát cán bộ các cấp. Hoạt động
kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý nghiêm minh đối với
những hành vi vi phạm pháp luật cần phải đƣợc đẩy mạnh, đặc biệt là hoạt
động áp dụng pháp luật để kịp thời khắc phục những yếu kém, sai sót. Việc
giám sát, kiểm tra thƣờng tác động trực tiếp đến hoạt động của các cơ
quan, tổ chức và cá nhân. Vì vậy, hoạt động này cần phải đƣợc tiến hành
theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh đối
với những chủ thể có hành vi cố ý áp dụng pháp luật không đúng, không
phù hợp với mục đích đặt ra.

95
Kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ việc lợi dụng chức quyền làm sai
chính sách, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, đặc biệt là các tội
danh tham nhũng, hối lộ, tham ô, ma túy, mại dâm...làm rối loạn trật tự kỷ
cƣơng, gây mất ổn định xã hội. Đồng thời, tăng cƣờng các quy định và áp
dụng trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể không chấp hành pháp luật.
Các biện pháp trách nhiệm pháp lý không nên mang tính hình thức, phải đƣợc
áp dụng nghiêm minh, đủ sức răn đe, làm thay đổi hành vi và suy nghĩ của
các chủ thể vi phạm pháp luật.
Trong quá trình thực thi pháp luật, yêu cầu đặt ra đó là các cơ quan tiến
hành tố tụng phải nghiêm túc tuân thủ các thủ tục, các nguyên tắc, các quy
định do pháp luật đặt ra. Vì nếu thực hiện không đúng, sẽ tạo kẽ hở cho việc
chạy án, lách luật, làm sai lệch sự thật của bản án. Có thể thấy rằng, vấn đề
tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa là rất quan trọng. Trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội cần phải có sự chấp hành pháp luật. Vì vậy, Pháp chế
đƣợc tăng cƣờng sẽ góp phần hình thành một chế độ tuân thủ pháp luật, xây
dựng một xã hội “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, làm cơ sở
hình thành nên ý thức pháp luật xã hội lành mạnh.
Nêu cao tinh thần gƣơng mẫu của các cán bộ đảng viên và tổ chức
đảng trong việc thi hành pháp luật. Đây là đối tƣợng đi đầu trong việc chấp
hành các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nƣớc, làm
gƣơng cho quần chúng noi theo và tin tƣởng ở giá trị của nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật XHCN, duy trì
trật tự kỷ cƣơng và quản lý xã hội bằng pháp luật, thì các cơ quan thi hành
pháp luật một mặt phải nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả trong việc
thực thi pháp luật, mặt khác tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát thi hành
pháp luật, tôn trọng các quyền của công dân, chấp hành pháp chế XHCN,

96
trong giải thích, tƣ vấn, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân một cách minh
bạch, rõ ràng, cụ thể. Đây sẽ là cơ sở vững chắc, tác động tích cực tới việc
nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân.Tạo tiền đề cho việc thực hiện pháp
luật có hiệu quả cao.
3.2.2.4. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật
Có thể khẳng định, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
có một tầm quan trọng đặc biệt. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII đã khẳng định: " Tăng cƣờng giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý
thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật đảm
bảo cho pháp luật đƣợc thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công
bằng” [13, tr.57].
Phổ biến, giáo dục pháp luật là cơ sở hình thành tri thức pháp luật và
tâm lý pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Thông qua công tác này, pháp luật
đƣợc đƣa vào cuộc sống, phát huy quá trình dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời phát huy tính năng
động, sáng tạo của các cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong việc thiết lập trật
tự, kỷ cƣơng, tạo thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Do vậy, đây là biện pháp trực tiếp trang bị những kiến thức cơ bản về pháp
luật cho ngƣời dân, qua đó hình thành nên tình cảm, thái độ tích cực của họ
đối với pháp luật. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm mục đích
nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân là một trong những chủ trƣơng lớn
của Đảng và nhà nƣớc ta. Bởi vì nó có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nó là cơ
sở cho việc thực hiện pháp luật nghiêm túc. Nhƣ vậy để nâng cao ý thức pháp
luật, nhằm mục đích đạt hiệu quả ngày càng cao trong việc thực hiện pháp
luật nên tập trung tiến hành một số biện pháp sau:

97
Trong nội dung cần phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho
ngƣời dân cần phải đầy đủ, cụ thể, thiết thực, liên quan trực tiếp tới từng đối
tƣợng. Nội dung các buổi tuyên truyền cần phải phong phú, đa dạng. Nên tập
trung phổ biến, giới thiệu những văn bản pháp luật mới, đặc biệt cần tuyên
truyền sâu các nội dung có liên quan đến vấn đề an toàn giao thông, trật tự an
toàn xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, biểu dƣơng những tâm
gƣơng tiêu biểu đấu tranh phòng chống tội phạm và các hiện tƣợng tiêu cực
trong xã hội…
Về hình thức và biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Trƣớc tiên cần đẩy mạnh và tiến hành thƣờng xuyên công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các sách, báo, tài liệu
pháp luật cần đƣợc in với số lƣợng lớn và phát đến tận tay ngƣời dân. Thời
lƣợng phát sóng các chuyên mục phổ biến pháp luật trên truyền hình và đài
phát thanh cần tăng lƣu lƣợng vào những thời gian nhất định để ngƣời dân dễ
dàng theo dõi. Hoạt động tƣ vấn pháp luật cần đƣợc mở rộng và nâng cao chất
lƣợng đáp ứng nhu cầu xã hội và phục vụ có hiệu quả. Bên cạnh đó phải coi
trọng việc đƣa giáo dục pháp luật vào trong hệ thống các cấp học và các bậc
học. Cần phải trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức pháp luật cơ
bản, những hành vi ứng xử tối thiểu để làm hành trang cho các em bƣớc vào
cuộc sống sau này. Vì đây chính là những ngƣời chủ của đất nƣớc trong tƣơng
lai. Do vậy, về hình thức, nội dung và biện pháp tuyên truyền pháp luật cần
phải có sự đổi mới cho phù hợp với từng đối tƣợng thì mới đạt đƣợc hiểu cao.
Việc hƣớng dẫn, phổ biến, giải đáp pháp luật cần phải đƣợc tăng cƣờng
mạnh mẽ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng sẽ có tác dụng lớn trong
việc chấp hành pháp luật, làm thay đổi thái độ, tình cảm, chân lý, ý thức của
ngƣời dân đối với pháp luật. Bởi lẽ, thông qua việc tiếp nhận, xử lý thông tin
pháp luật, cùng với sự định hƣớng pháp luật, ngƣời dân sẽ từng bƣớc hình

98
thành thói quen, tiếp cận ngôn ngữ pháp luật, qua đó họ có đƣợc những tri
thức cần thiết để có thể áp dụng vào đời sống thông qua các mối quan hệ xã
hội mà họ tham gia, là phƣơng tiện để họ thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của
mình. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy đó là thông tin pháp luật về với
ngƣời dân ở các địa phƣơng, hoặc ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó
khăn, vừa thiếu, vừa yếu. Do vậy, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
thiếu hiểu biết về pháp luật của ngƣời dân, thờ ơ, không quan tâm đến pháp
luật. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới, cùng với việc
tăng cƣờng giải đáp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với thời lƣợng
và nội dung phong phú hơn nữa. Nhà nƣớc cần phải có những chế độ, chính
sách nhƣ hỗ trợ, miễn phí cho các đối tƣợng vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải
đảo, vùng dân tộc ít ngƣời… để ngƣời dân ở đó có điều kiện tiếp xúc với
những thông tin cần thiết về pháp luật. Có cơ hội để tìm hiểu về pháp luật và
thực hiện pháp luật nghiêm túc hơn.
Bên cạnh đó Nhà nƣớc cần phải có những chính sách nhằm đẩy mạnh
công tác hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật dƣới một số hình
thức nhƣ: trợ giúp pháp lý, tƣ vấn pháp luật, văn phòng luật sƣ, tăng cƣờng
hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban tƣ pháp, tổ hòa giải… Nhằm nâng
cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân dƣới mọi hình thức khác nhau.
Đồng thời, nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục pháp luật cho các chủ
thể, thì một biện pháp rất quan trọng đó là nâng cao chất lƣợng xét xử các vụ
án, đặc biệt là các vụ án xét xử lƣu động ở địa phƣơng. Vì thông qua bản án,
thông qua quyết định xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật của Tòa án
sẽ có tác dụng giáo dục pháp luật rất lớn đối với ngƣời phạm tội và ngƣời dân
tham dự. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan xét xử phải không ngừng nâng cao chất
lƣợng xét xử, thi hành án, tinh thần trách nhiệm, thái độ và sự hiểu biết pháp
luật của mình trong quá trình xét xử.

99
Nên kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp với tổ chức
vận động thực hiện pháp luật. Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản
lý nhà nƣớc và xã hội thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ
gián tiếp, các hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với việc xây dựng và
thực hiện pháp luật của nhà nƣớc. Chú trọng vào việc tổ chức cho nhân dân
tham gia ý kiến vào việc xây dựng các văn bản liên quan trực tiếp tới quyền
và nghĩa vụ của họ. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp ngƣời
dân có điều kiện tiếp xúc, nắm bắt đƣợc những quy định pháp luật một cách
hiệu quả nhất.
Nhƣ vây, có thể khẳng định tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật là
một trong những biện pháp giúp hình thành tri thức pháp luật, tâm lý pháp
luật đúng đắn. Là cơ sở, nền tảng cho quá trình thực hiện pháp luật, tuân thủ
pháp luật một cách nghiêm túc nhất.

100
Kết luận Chƣơng 3

Để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập
kinh tế, quốc tế thành công và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc ở nƣớc ta nhƣ hiện nay đang làm phát sinh nhu cầu quản lý nhà
nƣớc, xã hội bằng pháp luật và đòi hỏi nâng cao ý thức pháp luật cho công
dân. Bởi trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và lối sống
tuân theo pháp luật phản ánh vấn đề tuân thủ pháp luật của công dân trong
nhà nƣớc đó có đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi mới đất nƣớc hay không.
Do vậy, việc nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân,
trong đó có cả đội ngũ cán bộ công chức, viên chức luôn đƣợc Đảng và nhà
nƣớc ta đặc biệt quan tâm, chú trọng. Mặc dù ý thức pháp luật của cán bộ,
nhân dân ta trong thời gian qua đã đƣợc nâng cao đáng kể nhƣng vẫn chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi mới đất nƣớc. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này, tác
giả cho rằng vấn đề nâng cao ý thức pháp luật đƣợc đặt ra nhƣ một nhu cầu
cấp thiết, nhất là trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền nhƣ hiện nay
ở nƣớc ta. Đồng thời tác giả cũng đã đƣa ra một số các giải pháp chung và
giải pháp cụ thể, giúp nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng nhu cầu thực hiện
pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay.
Theo tác giả, những giải pháp này là một trong các biện pháp trực tiếp hoặc
gián tiếp thúc đẩy, hình thành ý thức pháp luật cho các chủ thể. Tạo điều kiện
cho các chủ thể tiếp xúc, quan tâm và tự giác chấp hành pháp luật. Hạn chế
đƣợc tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, thờ ơ, không quan tâm
tới pháp luật gây ra.
Tóm lại, nâng cao ý thức pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền là vô cùng quan trọng. Bởi nếu ý thức pháp luật thấp thì khó có
thể xây dựng và hoàn thiện đƣợc một hệ thống pháp luật khoa học, phù hợp,

101
đồng thời với ý thức pháp luật thấp thì các chủ thể cũng khó có thể nhận thức,
thực hiện và áp dụng pháp luật chính xác, có hiệu quả cao đƣợc. Việc nâng
cao ý thức pháp luật ở nƣớc ta hiện nay không nên chỉ chú ý tới việc xây
dựng, hoàn thiện những tƣ tƣởng quan điểm pháp lý mà còn cần phải chú
trọng cả tới việc hình thành thái độ, tình cảm, cảm xúc pháp lý phù hợp, đúng
đắn; có nhƣ vậy thì việc điều chỉnh pháp luật mới thực sự có hiệu quả cao.

102
KẾT LUẬN

Với đề tài: “Vai trò của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp
luật”. Tác giả đã góp phần làm rõ mối liên hệ giữa ý thức pháp luật với việc
thực hiện pháp luật. Đây là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo
hai hƣớng tích cực và tiêu cực. Bởi nếu ý thức pháp luật tốt thì hiệu quả thực
hiện pháp luật sẽ rất cao, nhƣng nếu ý thức pháp luật kém thì hiệu quả thực
hiện pháp luật sẽ thấp. Do vậy, ý thức pháp luật là nhân tố chủ quan, ảnh
hƣởng trực tiếp tới quá trình thực hiện pháp luật. Đây là cơ sở để các chủ thể
nhận thức và thể hiện thái độ của mình đối với các quy định của pháp luật.
Nhƣ vậy, ý thức pháp luật với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh
đời sống pháp luật của mọi chủ thể, do tồn tại xã hội quy định. Ý thức pháp
luật có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của ngƣời dân. Trên
thực tế hiện nay, ý thức pháp luật của chúng ta còn rất hạn chế, đòi hỏi phải
nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể, đặc biệt là ngƣời dân đƣợc coi là
nhu cầu hết sức bức thiết đặt ra cho Nhà nƣớc và xã hội.
Từ đó tác giả đã chỉ ra thực trạng chung của ý thức pháp luật hiện nay
và nó đã ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật nhƣ thế nào. Bên cạnh
những mặt tích cực đã đạt đƣợc, thì tình trạng bất tuân pháp luật, coi thƣờng,
thờ ơ, không quan tâm hoặc cố tình làm trái với những quy định của pháp
luật vẫn còn diễn ra rất nhiều. Nó là nguyên nhân gây nên hàng loạt các hiện
tƣợng vi phạm pháp luật ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cho hoạt
động thực hiện pháp luật đạt hiệu quả chƣa cao, gây nên tình trạng bất ổn
định trong xã hội.
Từ thực trạng trên,cùng với việc ý thức pháp luật của đại đa số các chủ
thể trong thời gian qua tuy đã đƣợc nâng cao đáng kể nhƣng vẫn chƣa đáp
ứng đƣợc nhu cầu đổi mới đất nƣớc. Tác giả đã mạnh dạn đề xuất phƣơng

103
hƣớng và một số các giải pháp cụ thể giúp nâng cao ý thức pháp luật cho các
đối tƣợng. Trong đó, do yêu cầu của công cuộc đổi mới, cùng với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đòi hỏi phải đa dạng hóa nội dung,
hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân, tăng
cƣờng công tác trợ giúp pháp lý, tƣ vấn pháp luật cho ngƣời dân...nhằm nâng
cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho ngƣời dân ở các địa phƣơng, vùng
sâu, vùng xa... Đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.

104
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tổ chức TW Đảng (2002), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ,
công chức đảng, đoàn thể ngạch cao cấp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020.
3. Các Mác và Ph.Ăng ghen (2005)(toàn tập – tập 3), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4. Công an tỉnh Phú Thọ (2012), Báo cáo của công an tỉnh Phú Thọ, ngày
26.11.2012.
5. Công an tỉnh Phú Thọ (2012), Số liệu thống kê của ngành Công an,
năm 2012.
6. Lê Thị Kim Chung (2006), Vi phạm pháp luật trong giải quyết các vụ
án hình sự, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
7. Hà Chuyên (1992), “Nghĩ về đổi mới tƣ duy trong Văn hóa nghệ thuật
hiện nay”, Tạp chí triết học, (1).
8. Lƣơng Thanh Cƣờng (2004), “Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nƣớc”, Dân chủ và pháp luật, (6), tr. 21 - 24.
9. Diurighin (1986), Pháp luật, chính trị, đạo đức và ý thức pháp luật xã
hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
10. Phan Đại Doãn – Nguyễn Toàn Minh (1997), Một số vấn đề làng xã
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Phan Hồng Dƣơng (2009), “Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên:
Thực trạng và giải pháp”, Nghiên cứu lập pháp, (6), tr.36 - 40.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

105
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII (giữa nhiệm kỳ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Bùi Xuân Đính (1998), Quản lý làng xã, Nxb Khoa học xã hội,
tr.137 – 153.
18. Nguyễn Minh Đoan (2004), “Yếu tố tâm lý pháp luật trong quá trình
nâng cao ý thức pháp luật ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học
pháp luật, (4).
19. Nguyễn Minh Đoan (2011), Ý thức pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia -
sự thật, Hà Nội.
20. Trần Ngọc Đƣờng – Dƣơng Thanh Mai (1996), Bàn về giáo dục pháp
luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Trƣơng Thị Hằng (2012), “Tăng cƣờng giáo dục pháp luật về phòng,
chống tội phạm nhằm nâng cao ý thức pháp luật của công dân về bảo
vệ an ninh trật tự ở cơ sở”, Dân chủ và pháp luật, (10), tr. 12 – 13.
22. Đàm Bích Hiên (2011), “Một số biện pháp nâng cao ý thức pháp luật
của đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay”, Tổ chức Nhà
nước, (3), tr. 54 - 56.
23. Đỗ Trung Hiếu (chủ biên) (2006), Tập bài giảng về nhà nước và pháp
luật (Tập 1), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
24. Nguyễn Huy Hoàng (2012), “Mối liên hệ giữa chính sách pháp luật và
ý thức chấp hành pháp luật”, Dân chủ và pháp luật, (6), tr.21 - 26.

106
25. Nguyễn Thị Hồi (2010), Nội dung căn bản của môn học lý luận nhà
nước và pháp luật, Hà Nội.
26. Trịnh Minh Hỗ (1992), “Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời
sống xã hội”, Tạp chí Triết học, (1).
27. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông - Gợi những tầm nhìn
tham chiếu, tr.21 - 23, Nxb văn học, Hà Nội.
28. Đỗ Huy (1992), “Giao tiếp văn hóa và hệ giải pháp hình thành những
giá trị văn hóa mới ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (4).
29. Nguyễn Thị Việt Hƣơng (2009), “Góp phần nhận diện lịch sử tƣ tƣởng
pháp lý Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7).
30. Lê Đình Khiên (2002), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ
quản lý hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2009), “Một số biện pháp nhằm nâng cao
nhằm nâng cao ý thức pháp luật phòng, chống ma túy trong học sinh,
sinh viên hiện nay”, Dân chủ và pháp luật, (10), tr.18 - 22.
32. Nguyễn Thị Thùy Linh (2012), Các hình thức giáo dục pháp luật ở Việt
Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp.
33. Trƣờng Lƣu (1998), Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Mạnh (2009), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực
hiện pháp luật”, Học viện Chính trị - hành chính quốc gia HCM, Viện
Nhà nƣớc và pháp luật Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Mai Thị Ngọc Minh (2003), Ý thức pháp luật với việc xây dựng nền
dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học
viện Chính trị quốc gia HCM, Hà Nội.
37. Hoài Nam (2009), “Cần nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào vùng
sâu, vùng xa”, Dân chủ và pháp luật, (12).

107
38. Ngô Văn Nam (2009), Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật
trong điều kiện nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Thƣ viện Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Năm (2011), “Vai trò của ý thức pháp luật đối với việc
thực hiện pháp luật”, Tạp chí Luật học, (3).
40. Ngọ Văn Nhân (2005), “Sự tác động của dƣ luận xã hội đối với ý thức
pháp luật của đội ngũ cán bộ cơ sở ở nƣớc ta hiện nay”, Dân chủ và
pháp luật, (5), tr.22 - 27.
41. Ngọ Văn Nhân (2009), “Tác động của dƣ luận xã hội đối với ý thức
pháp luật”, Tạp chí Triết học, (4).
42. Ngọ Văn Nhân (2012), “Giáo dục pháp luật hay giáo dục ý thức pháp
luật”, Nhà nƣớc và pháp luật. Viện Nhà nƣớc và pháp luật, (12), tr. 3 – 7.
43. Phạm Duy Nghĩa (2002) “Tính minh bạch của pháp luật – một thuộc
tính của nhà nƣớc Pháp quyền”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (1).
44. Trần Thị Nguyệt (2005), “Vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động
xây dựng và thực hiện pháp luật”, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, (8).
45. Nguyễn Nhƣ Phát (1993), “Kinh tế thị trƣờng, pháp luật và nhân cách
của con ngƣời Việt Nam”, Báo Văn nghệ, (14).
46. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Một số đặc điểm của pháp luật trong nhà
nƣớc pháp quyền”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (4).
47. Hoàng Thị Kim Quế (2003), “Bàn về ý thức pháp luật”, Tạp chí Luật học, (1).
48. Hoàng Thị Kim Quế (2004),”Văn hóa pháp lý – dòng riêng giữa nguồn
chung của văn hóa dân tộc”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (10).
49. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2007), Giáo trình lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
50. Quốc hội (1946), Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

108
51. Quốc hội (1959), Hiến pháp Việt Nam năm 1959, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
52. Quốc hội (1980), Hiến pháp Việt Nam năm 1980, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
53. Quốc hội (1992), Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
54. Cao Thị Sính (2012), Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc xây
dựng nhà nước Pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS
ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Thƣ
viện quốc gia, Hà Nội.
55. Nguyễn Quốc Sửu (2011), Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ,
công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCNVN, Nxb. Chính trị Quốc gia – sự thật, Hà Nội.
56. Hoàng Trung Thành (2004), Giáo dục pháp luật cho nhân dân tỉnh
Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học
viện Chính trị quốc gia HCM, Hà Nội.
57. Lê Minh Tâm (1996), Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp
luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
58. Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Văn Động… (2010), Giáo
trình lí luận Nhà nước và pháp luật – Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
59. Trần Hậu Thành (2005), “Một số vấn đề lý luận về quan hệ nhà nƣớc,
xã hội và công dân trong nhà nƣớc Pháp quyền”.
60. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân
tối cao.
61. Lê Minh Thông (1997), “Mấy vấn đề lý luận chung về Nhà nƣớc trong
thời kỳ quá độ ở Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (8), tr.26.

109
62. Nguyễn Minh Tuấn (2003), Ý thức pháp luật của công chức hành chính
trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Luận văn Th.s, Thƣ viện Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
63. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Ảnh hƣởng ý thức pháp luật của công
chức đến hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật”, Quản lý nhà
nước - Học viện hành chính, (168).
64. Đào Thị Tuyền (2012), Ảnh hưởng của ý thức pháp luật đến việc thực
hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Thƣ viện
Quốc gia, Hà Nội.
65. Nguyễn Thúy Vân (2000), “Một số đặc điểm của ý thức pháp luật Việt Nam”.
66. Võ Khánh Vinh (2004), Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp
luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
67. Viện nghiên cứu Nhà nƣớc và pháp luật (1994), Xã hội và pháp luật
(nhiều tác giả), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Lê Hữu Xanh (1999), Tâm lý nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay,
Nxb Chính trị, quốc gia, Hà Nội.

110

You might also like