You are on page 1of 65

LOGO

Chương 3:
HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

1
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn

3.1.1. Khái niệm:


Quyền chọn là một hợp đồng cho phép người sở hữu có quyền
được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc quyền được bán (nếu
là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định tài sản cơ sở theo
giá xác định tại hoặc trước một thời điểm tương lai cụ thể.
* Thuật ngữ:
+ Giá thực hiện (exercise price/strike price):
Mức giá cố định mà người mua quyền chọn có thể mua
hoặc bán tài sản cơ sở
+ Phí mua quyền/Giá quyền chọn (premium):
Khoản phí mà người mua quyền chọn phải trả cho người
bán quyền chọn để nhận được quyền mua, bán tài sản cơ sở.
2
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn

3.1.2. Các loại quyền chọn:


+ Quyền chọn mua (Call Option).
+ Quyền chọn bán (Put Option).
* Các kiểu quyền chọn cơ bản:
+ Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option).
+ Quyền chọn kiểu Âu (European Option).

3
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn (tt):

Ví dụ 1: Một nhà đầu tư mua quyền chọn mua kiểu


châu Âu 100 cổ phiếu A với giá thực hiện 60$ / cổ
phiếu. Ngày đến hạn của quyền chọn là sau 4 tháng
kể từ hôm nay; giá quyền chọn mua 1 đơn vị cổ phiếu
là 5$.

 Trong trường hợp nào của giá tài sản cơ sở vào


ngày đến hạn, người nắm giữ quyền chọn mua nên
thực hiện quyền?

4
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn (tt):

Lợi nhuận

Giá cổ phiếu vào


ngày đến hạn
60
0
Giá quyền chọn
-5
Điểm hòa vốn

5
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn (tt):

Ví dụ 2: Một nhà đầu tư mua quyền chọn bán kiểu


châu Âu 100 cổ phiếu B với giá thực hiện 90$/1 cổ
phiếu. Ngày đến hạn của quyền chọn là sau 3 tháng
kể từ hôm nay; giá quyền chọn bán 1 đơn vị cổ phiếu
là 7$.

 Trong trường hợp nào của giá tài sản cơ sở vào


ngày đến hạn, người nắm giữ quyền chọn bán nên
thực hiện quyền?

6
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn (tt):

Lợi nhuận

Giá cổ phiếu vào


90 ngày đến hạn
0
Giá quyền chọn
-7
Điểm hòa vốn

7
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn (tt):

3.1.3. Vị thế quyền chọn:


Có 4 loại vị thế quyền chọn cơ bản:
1. Vị thế mua quyền chọn mua.
2. Vị thế bán quyền chọn mua.
3. Vị thế mua quyền chọn bán.
4. Vị thế bán quyền chọn bán.

8
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn (tt):

Vị thế mua quyền chọn mua


Lợi nhuận

K
0
Giá quyền chọn St
-c
Điểm hòa vốn
 Giá trị của một quyền chọn mua vào ngày đến hạn:
Max(St – K;0)
 Lợi nhuận (lỗ) của người nắm giữ quyền chọn mua vào ngày
đến hạn:
Max(St – K;0) - c
9
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn (tt):

Vị thế bán quyền chọn mua


Lợi nhuận

0
K St

 Lợi nhuận (lỗ) của người bán quyền chọn mua vào ngày đến
hạn:
- [Max(St – K;0) - c]

10
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn (tt):

Vị thế mua quyền chọn bán


Lợi nhuận

K St
0
Giá quyền chọn
-p
Điểm hòa vốn

 Giá trị của một quyền chọn bán vào ngày đến hạn:
Max(K - St;0)
 Lợi nhuận (lỗ) của người nắm giữ quyền chọn bán vào ngày
đến hạn:
Max(K - St;0) - p
11
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

Vị thế bán quyền chọn bán

0
K St

 Lợi nhuận (lỗ) của người bán quyền chọn bán vào ngày đến
hạn:
-[Max(K - St;0) - p]

12
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.4. Tài sản cơ sở của quyền chọn:


+ Quyền chọn trên cổ phiếu
+ Quyền chọn trên đồng tiền
+ Quyền chọn trên chỉ số chứng khoán
+ Quyền chọn trên hợp đồng tương lai

13
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.5. Những quy định đối với quyền chọn cổ


phiếu:
+ Ngày đến hạn
+ Giá thực hiện
 Đối với bất kỳ tài sản cơ sở và ở bất kỳ thời điểm
nào, luôn có nhiều hợp đồng quyền chọn khác nhau
có thể được giao dịch trên các ngày đến hạn khác
nhau và giá thực hiện khác nhau.

14
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.5. Những quy định đối với quyền chọn cổ


phiếu (tt):
* Trạng thái của quyền chọn:
- Cho biết quyền chọn đó có khả năng được người nắm
giữ thực hiện hay không
- Yếu tố cấu thành nên giá quyền chọn
Giá quyền chọn = giá trị nội tại của quyền chọn
+ giá trị thời gian
Trong đó: Giá trị nội tại quyền chọn = chênh lệch giữa
giá thực hiện và giá tài sản cơ sở
15
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.5. Những quy định đối với quyền chọn cổ


phiếu (tt):
* Trạng thái của quyền chọn:
+ Lãi (in the money).

+ Lỗ (out of the money).

+ Hòa vốn (at the money).

16
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

+ Điều chỉnh trong trường hợp chia tách cổ phiếu


và chi trả cổ tức:
- Chia tách cổ phiếu:
 Giá thực hiện và quy mô hợp đồng quyền
chọn sẽ được điều chỉnh tương ứng với sự điều chỉnh
của giá cổ phiếu do sự chia tách.
Cụ thể, sau khi cổ phiếu được tách với tỷ lệ n:m,
giá thực hiện được giảm xuống còn bằng m/n so với
giá thực hiện trước đó, và số lượng cổ phiếu trong
mỗi hợp đồng quyền chọn sẽ gia tăng lên bằng n/m so
với số lượng cổ phiếu trước khi chia tách.

17
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

Ví dụ 3: Một hợp đồng quyền chọn mua để mua


100 cổ phiếu A với giá 30$/1 cổ phiếu. Giả sử rằng
công ty A tiến hành chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1.
Các điều khoản của hợp đồng quyền chọn cũng sẽ
được điều chỉnh để cho phép người nắm giữ quyền
chọn được mua 200 cổ phiếu A với giá 15$/1 cổ
phiếu.

18
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

+ Điều chỉnh trong trường hợp chia tách cổ phiếu


và chi trả cổ tức (tt):
- Chi trả cổ tức:
 Nếu chi trả bằng tiền:
 Không có điều chỉnh đối với hợp đồng
quyền chọn.
 Nếu chi trả bằng cổ phiếu:
 Giá thực hiện và quy mô hợp đồng quyền
chọn sẽ được điều chỉnh tương ứng với sự điều chỉnh
của giá cổ phiếu do việc chi trả cổ tức.
19
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

+ Điều chỉnh trong trường hợp chia tách cổ phiếu


và chi trả cổ tức (tt):
- Chi trả cổ tức: Ví dụ
Xem xét một quyền chọn bán cho phép người nắm giữ
nó có quyền bán 100 cổ phiếu của công ty FPT với giá
30.000 VND/cổ phiếu. Giả sử công ty FPT tuyên bố sẽ
trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%. Điều này đem lại
kết quả tương tự như hành động tách cổ phiếu theo tỷ lệ
5:4. Điều khoản của quyền chọn sẽ được điều chỉnh,
theo đó người nắm giữ quyền chọn này có quyền bán
125 cổ phiếu với giá 24.000 VND/cổ phiếu
20
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

+ Giới hạn đối với vị thế và việc thực hiện quyền


chọn:
 Quy định số lượng tối đa các hợp đồng quyền
chọn mà một nhà đầu tư có thể nắm giữ ở một bên
của thị trường.
 Quy định số lượng tối đa các hợp đồng quyền
chọn mà một nhà đầu tư (hoặc một nhóm nhà đầu tư
hành động cùng với nhau) có thể thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định.

21
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.6. Giao dịch trên thị trường quyền chọn:


+ Những người tạo thị trường (Market Makers).
+ Đóng vị thế hợp đồng.
3.1.7 Phí hoa hồng:
 Phí Hoa hồng thay đổi tùy theo mỗi loại người
môi giới.
 Phí Hoa hồng thực tế được tính bằng với một
khoản phí cố định cộng một tỷ lệ phần trăm giá trị
giao dịch.

22
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.8. Yêu cầu ký quỹ đối với hợp đồng quyền


chọn:
 Quy mô ký quỹ phụ thuộc vào từng tình huống
cụ thể:
 Loại quyền chọn mua, hay quyền chọn bán.
 Trạng thái quyền chọn.
 Quyền chọn được kết hợp với một vị thế có
bảo đảm (Covered Options) , hay quyền chọn không
được kết hợp với một vị thế không có bảo đảm
(Naked Options) .
23
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.9. Thực trạng quyền chọn tại Việt Nam


• Hướng dẫn giao dịch quyền chọn được bổ sung trong
thông tư 02/2021/TT-NHNN
• Một số ngân hàng đã triển khai giao dịch quyền chọn
ngoại tệ cho khách hàng (Vd: Eximbank, BIDV,
ACB, Techcombank, Sacombank …)
• Thị trường vẫn còn khá nhỏ bé và chưa phổ biến

24
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.10. Chứng quyền tại Việt Nam


• Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản
đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép
người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua)
hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng
khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó
theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc
trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận
khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng
khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
25
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.10. Chứng quyền tại Việt Nam (tt)


Có hai loại chứng quyền có bảo đảm: chứng quyền mua và chứng quyền bán.
• Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được
quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc
nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực
hiện tại thời điểm thực hiện.

• Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được
quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc
nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá
thực hiện tại thời điểm thực hiện.

26
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.10. Chứng quyền tại Việt Nam (tt)


Phân biệt giữa CW và Quyền chọn (nguồn: SSI)

27
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.10. Chứng quyền tại Việt Nam (tt)


Phân biệt giữa CW và Chứng quyền công ty (nguồn: SSI)

28
3.1. Quyền chọn và thị trường quyền chọn
(tt):

3.1.10. Chứng quyền tại Việt Nam (tt)


Ví dụ về Chứng quyền (nguồn: SSI)

29
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu:

3.2.1. Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn:


1. Giá cổ phiếu (S).
2. Giá thực hiện (K).
3. Thời gian đến hạn của quyền chọn (T).
4. Tính bất ổn định của giá cổ phiếu (σ).
5. Lãi suất phi rủi ro (r).
6. Cổ tức kỳ vọng trong thời gian tồn tại của
quyền chọn.

30
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

Tổng hợp các yếu tố tác động đến giá quyền chọn
Yếu tố tác động Quyền Quyền Quyền Quyền
chọn mua chọn bán chọn mua chọn bán
kiểu Âu kiểu Âu kiểu Mỹ kiểu Mỹ
Giá cổ phiếu hiện tại + - + -

Giá thực hiện - + - +


Thời gian đến hạn ? ? + +
Tính bất ổn định của + + + +
giá cổ phiếu
Lãi suất phi rủi ro + - + -
Cổ tức - + - +
31
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu (tt):

+ Giá cổ phiếu hiện tại và giá thực hiện:


- Quyền chọn mua:
 Quyền chọn mua cổ phiếu trở nên có giá trị
hơn khi giá thị trường của cổ phiếu gia tăng và ít có
giá trị hơn khi gia tăng giá thực hiện.
- Quyền chọn bán:
 Quyền chọn bán cổ phiếu trở nên có giá trị
hơn khi gia tăng giá thực hiện và ít có giá trị hơn khi
giá thị trường của cổ phiếu gia tăng.

32
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Thời gian đến hạn của quyền chọn:


- Quyền chọn kiểu Mỹ:
Sở hữu quyền chọn có thời gian đến hạn dài có
nhiều cơ hội để thực hiện quyền hơn so với sở hữu
quyền chọn có thời gian đến hạn ngắn.
 Quyền chọn có thời gian đến hạn dài phải
luôn có giá trị ít nhất là bằng với giá trị của quyền
chọn có thời gian đến hạn ngắn.

33
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Thời gian đến hạn của quyền chọn (tt):


- Quyền chọn kiểu Âu:
 Quyền chọn có thời gian đến hạn dài cũng có
giá trị hơn so với của quyền chọn có thời gian đến
hạn ngắn. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn
đúng.

34
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Tính bất ổn định của giá cổ phiếu:


Người nắm giữ quyền chọn mua hưởng lợi không
hạn chế khi giá cổ phiếu càng gia tăng mạnh mẽ,
nhưng chỉ chịu một rủi ro giới hạn khi giá cổ phiếu
giảm. Tương tự, người sở hữu quyền chọn bán hưởng
lợi khi giá cổ phiếu giảm, nhưng chỉ chịu một rủi ro
giới hạn khi giá cổ phiếu tăng.
 Lợi tức trên quyền chọn có tính bất đối xứng.
 Giá trị của cả quyền chọn mua và quyền chọn
bán gia tăng khi tính bất ổn định của giá cổ phiếu gia
tăng.
35
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Lãi suất phi rủi ro:


Khi lãi suất thay đổi, giá trị hiện tại của giá thực
hiện sẽ thay đổi → Giá trị của quyền chọn sẽ thay
đổi.
+ Cổ tức:
Giá cổ phiếu được điều chỉnh giảm ngay sau ngày
không hưởng quyền nhận cổ tức → Giá trị của quyền
chọn mua có quan hệ nghịch với quy mô cổ tức dự
tính, và giá trị của quyền chọn bán có quan hệ thuận
với quy mô cổ tức dự tính.
36
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.2. Giới hạn trên và giới hạn dưới đối với giá
quyền chọn:
+ Giới hạn trên đối với giá quyền chọn:
 Giá quyền chọn mua không bao giờ lớn hơn
giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu cũng chính là giới hạn trên
của giá quyền chọn:
c ≤ S0 và C ≤ S0

37
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Giới hạn trên đối với giá quyền chọn (tt):


 Giá quyền chọn bán không bao giờ lớn hơn giá
thực hiện. Giá thực hiện cũng chính là giới hạn trên
của giá quyền chọn bán:
p ≤ K và P ≤ K
 Đối với quyền chọn bán kiểu châu Âu, giá trị
quyền chọn không bao giờ lớn hơn giá thực hiện (K)
vào ngày đến hạn. Do vậy, giá trị quyền chọn bán
kiểu châu Âu cũng không thể lớn hơn giá trị hiện tại
của K:
p ≤ Ke-rT
38
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn mua kiểu
Âu trên cổ phiếu không trả cổ tức:
Giả sử có 2 danh mục đầu tư:
- Danh mục A: Một chứng khoán phi rủi ro có giá
trị hiện tại là Ke-rT và một quyền chọn mua kiểu Âu.
- Danh mục B: Một cổ phiếu.

39
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn mua kiểu
châu Âu trên cổ phiếu không trả cổ tức (tt):
 Vào ngày đến hạn:
- Danh mục A có giá trị:
max (ST, K)
 Tại sao?
- Danh mục B có giá trị bằng ST

40
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

41
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn mua kiểu
châu Âu trên cổ phiếu không trả cổ tức (tt):
 Bởi vì danh mục A có giá trị tối thiểu là bằng với
giá trị của danh mục B sau khoảng thời gian T, giá trị
của danh mục A phải lớn hơn hoặc bằng với giá trị
của danh mục B vào ngày hôm nay. Cụ thể:
c + Ke-rT ≥ S0
hay c ≥ S0 - Ke-rT
Vì giá trị của quyền chọn ≥ 0, do vậy:
c ≥ max(S0 - Ke-rT,0) (2.1)
42
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn mua kiểu
châu Âu trên cổ phiếu không trả cổ tức (tt):
Nếu (2.1) không đúng, cơ hội kinh doanh chênh
lệch giá tồn tại.
Ví dụ 4: Giả sử c=3$; S0=20$; K=18$,
r=10%/năm; và T=1 năm. Khi đó:
S0 - Ke-rT = 20 - 18e-0,1*1 = 3,71$ > c = 3$.
 Cách khai thác cơ hội arbitrage này?

43
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

* Tiến hành các giao dịch vào ngày hôm nay:


- Mua một quyền chọn mua với giá c = 3$.
- Bán khống một cổ phiếu với giá S0=20$.
→ Dòng tiền vào 20$ - 3$ = 17$ ở thời điểm
hiện tại.
- Đầu tư dòng tiền này trong một năm theo lãi
suất 10%/năm.

44
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

* 1 năm sau (quyền chọn đến hạn):


- Giá trị nhận được từ việc đầu tư 17$:
17e0,1*1 = 18,79$.
- Nếu giá cổ phiếu lớn hơn giá thực hiện, thực hiện
quyền chọn mua cổ phiếu với giá 18$ để đóng vị thế bán
khống.
→ Lợi nhuận kiếm được:
18,79$ - 18$ = 0,79$
- Nếu giá cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện, mua cổ
phiếu trên thị trường để đóng vị thế bán khống. Ví dụ,
nếu giá cổ phiếu trên thị trường là 17$, lợi nhuận sẽ là:
18,79$ - 17$ = 1,79$

45
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn bán kiểu
Âu trên cổ phiếu không trả cổ tức:
Giả sử có 2 danh mục đầu tư:
- Danh mục C: Một quyền chọn bán kiểu Âu và
một cổ phiếu.
- Danh mục D: Một chứng khoán phi rủi ro có giá
trị hiện tại là Ke-rT.

46
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn bán kiểu
Âu trên cổ phiếu không trả cổ tức (tt):
 Vào ngày đến hạn:
- Danh mục C có giá trị:
max (ST, K)
 Tại sao?
- Danh mục D có giá trị là K.

47
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

48
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn bán kiểu
Âu trên cổ phiếu không trả cổ tức (tt):
 Bởi vì danh mục C có giá trị tối thiểu là bằng
với giá trị của danh mục D sau khoảng thời gian T,
giá trị của danh mục C phải lớn hơn hoặc bằng với
giá trị của danh mục D vào ngày hôm nay, cụ thể:
p + S0 ≥ Ke-rT
hay p ≥ Ke-rT - S0
Vì giá trị của quyền chọn ≥ 0, do vậy:
p ≥ max(Ke-rT - S0,0) (2.2)
49
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn bán kiểu
Âu trên cổ phiếu không trả cổ tức (tt):
Nếu (2.2) không đúng, cơ hội kinh doanh chênh
lệch giá tồn tại.
Ví dụ 5: Giả sử p=1$; S0=37$; K=40$, r=5%/năm;
và T=0,5 năm. Khi đó:
Ke-rT - S0 = 40e-0,05*0,5 - 37 = 2,01$ > p = 1$
 Cách khai thác cơ hội arbitrage này?

50
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

* Tiến hành các giao dịch vào ngày hôm nay:


- Vay 38$ trong 0,5 năm.
- Mua một cổ phiếu với giá S0=37$.
- Mua quyền chọn bán với giá p = 1$.

51
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

* 6 tháng sau (quyền chọn đến hạn):


- Số tiền phải thanh toán cho khoản vay:
38e0,05*0,5 = 38,96$.
- Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, thực hiện
quyền chọn bán cổ phiếu với giá 40$.
→ Lợi nhuận kiếm được:
40$ - 38,96$ = 1,04$
- Nếu giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, bán cổ
phiếu trên thị trường. Ví dụ, nếu giá cổ phiếu trên thị
trường là 42$, lợi nhuận sẽ là:
42$ - 38,96$ = 3,04$
52
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.3. Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và


quyền chọn mua (Put-Call Parity):
Xem lại 2 danh mục A và C ở phần trước:
- Danh mục A: Một chứng khoán phi rủi ro có
giá trị hiện tại là Ke-rT và một quyền chọn mua kiểu
Âu.
- Danh mục C: Một quyền chọn bán kiểu Âu và
một cổ phiếu.

53
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.3. Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và


quyền chọn mua (tt):
Vào ngày đến hạn của quyền chọn, cả 2 danh mục
đều có giá trị bằng:
max (ST, K)
→ Hai danh mục A và C phải có giá trị bằng nhau
vào ngày hôm nay. Cụ thể:
c + Ke-rT = p + S0 (2.3)

54
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):
3.2.3. Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và
quyền chọn mua (tt):

55
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.3. Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và


quyền chọn mua (tt):
Nếu (2.3) không đúng, cơ hội kinh doanh chênh
lệch giá tồn tại.
Ví dụ 6: Giả sử giá cổ phiếu là 31$, giá thực hiện
là 30$, lãi suất phi rủi ro là 10%/năm, giá quyền chọn
mua kiểu Âu là 3$, giá quyền chọn bán kiểu Âu là
2,25$, thời gian đến hạn của quyền chọn là 3 tháng.

56
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.3. Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và


quyền chọn mua (tt):
Khi đó:
- Danh mục A có giá:
c + Ke-rT = 3 + 30e-0,1*0,25 = 32,26$
- Danh mục C có giá:
p + S0 = 2,25 + 31 = 33,25$
 C đang được định giá cao hơn so với A
→ Cơ hội arbitrage tồn tại.
57
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.3. Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và


quyền chọn mua (tt):
* Cách khai thác:
+ Tiến hành các giao dịch vào ngày hôm nay:
- Mua quyền chọn mua.
- Bán quyền chọn bán.
- Bán khống cổ phiếu.
→ Dòng tiền thu được:
-3 + 2,25 + 31 = 30,25$
- Đầu tư số tiền này theo lãi suất phi rủi ro.

58
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.3. Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và


quyền chọn mua (tt):
+ Khi đến hạn:
- Số tiền thu được từ đầu tư:
30,25e0,1*0,25 = 31,02$
- Nếu giá cổ phiếu lớn hơn 30$, quyền chọn mua
sẽ được thực hiện. Nếu giá cổ phiếu thấp hơn 30$,
quyền chọn bán sẽ được thực hiện. Trong cả hai tình
huống, cổ phiếu đều được mua với giá 30$. Cổ phiếu
này sẽ được sử dụng để đóng vị thế bán khống. Lợi
nhuận thu được sẽ là:
31,02$ - 30$ = 1,02$
59
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.3. Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và


quyền chọn mua (tt):
* Lưu ý:
- Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và
quyền chọn mua chỉ đúng cho quyền chọn kiểu Âu.
- Đối với quyền chọn kiểu Mỹ:
S0 - K ≤ C - P ≤ S0 - Ke-rT (2.4)

60
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.4. Ảnh hưởng của cổ tức:


+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn mua
kiểu châu Âu:
Xem xét 2 danh mục:
- Danh mục A gồm: Một chứng khoán phi rủi ro
có giá trị hiện tại là D + Ke-rT và một quyền chọn mua
kiểu Âu.
- Danh mục B gồm: Một cổ phiếu.

61
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.4. Ảnh hưởng của cổ tức (tt):


+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn mua
kiểu Âu (tt):
 Vào ngày đến hạn:
- Danh mục A có giá trị:
max (ST + DerT , K + DerT )
- Danh mục B có giá trị:
ST + DerT
Giá trị của A ≥ Giá trị của B
 Ở thời điểm hiện tại:
c ≥ max(S0 - D - Ke-rT,0) (2.5)
62
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.4. Ảnh hưởng của cổ tức:


+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn bán kiểu
Âu:
Xem xét 2 danh mục:
- Danh mục C: Một quyền chọn bán kiểu Âu và
một cổ phiếu.
- Danh mục D: Một chứng khoán phi rủi ro có giá
trị hiện tại là D + Ke-rT.

63
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

3.2.4. Ảnh hưởng của cổ tức (tt):


+ Giới hạn dưới đối với giá quyền chọn bán kiểu
Âu (tt):
 Vào ngày đến hạn:
Giá trị của C ≥ Giá trị của D
 Ở thời điểm hiện tại:
p ≥ max(D + Ke-rT - S0,0) (2.6)

64
3.2. Các thuộc tính của quyền chọn cổ phiếu
(tt):

+ Quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và quyền


chọn mua trong trường hợp có cổ tức:
* Xem lại 2 danh mục A và C:
Vì giá trị của A bằng giá trị của C vào ngày đến hạn
nên giá trị của A phải bằng giá trị của C vào ngày hôm
nay:
c + D + Ke-rT = p + S0 (2.7)
* Đối với quyền chọn kiểu Mỹ:
S0 - D - K ≤ C - P ≤ S0 - Ke-rT (2.8)

(Hết chương)
65

You might also like