You are on page 1of 26

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH

HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN


(Option Contract)

1. Hợp đồng quyền chọn (Option contract) là gì?


Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là một loại chứng khoán phái sinh, người
nắm giữ hợp đồng sẽ có quyền được mua hoặc bán một tài sản cơ sở tại một mức giá
được ấn định trước ở một thời điểm xác định trong tương lai. Các nhà đầu tư khi sử dụng
loại hợp đồng này không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện vị thế của mình (từ bỏ thực
hiện hợp đồng và chấp nhận mất phí) .

Hợp đồng quyền chọn có thể được giao dịch trên cả thị trường tập trung hoặc phi
tập trung. Hợp đồng quyền chọn đã được áp dụng rất thành công trong việc chốt giá sàn
và giá trần mua sản phẩm, tuy nhiên chi phí của loại hợp đồng này ngày càng cao.

Hợp đồng quyền chọn thường được các nhà đầu tư sử dụng để phòng ngừa các
rủi ro xảy ra với biến động giá cả tài sản ; ngoài ra nó còn được các nhà đầu cơ tiềm kiếm
lợi nhuận cao từ dự đoán giá tài sản.

• Các yếu tố chính của một Hợp đồng quyền chọn

- Loại quyền chọn : bao gồm quyền chọn mua (Call option) hay quyền chọn bán (Put
optione)

- Kích cỡ (Volume) của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.

- Tài sản cơ sở : tương tự như hợp đồng kỳ hạn, tài sản cơ sở của hợp đồng quyền
chọn có thể là bất kỳ một loại hàng hóa nào, có thể là tài sản, trái phiếu, cổ phiếu,
tiền tệ, chỉ số, lãi suất…

- Ngày đáo hạn (Expiry Date) là thời điểm được xác định trong tương lai theo thỏa
thuận trong hợp đồng.

- Kỳ hạn quyền chọn là thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày đáo hạn.

- Giá quyền chọn hay phí quyền chọn (Premium) mỗi nhà đầu tư khi tham gia hợp
đồng phải trả phí quyền chọn cho quyền mà mình lựa cho do hợp đồng cấp.

- Giá thực thi (Strike Price) là mức giá của tài sản cơ sở được ấn định từ trước theo
hợp đồng

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_1


Ví dụ : Vào ngày 10/1/2022 Nhà đầu tư A mua một hợp đồng quyền chọn mua của
công ty B là 10 tấn caffe với giá 40,000 VND/kg, thời hạn 5 tháng.

* Nhà đầu tư A là người mua quyền chọn và công ty B là người bán quyền chọn

* Tài sản cơ sở là Caffe

* Giá thực hiện là 40 trđ/Tấn

* Phí quyền chọn mua là 2 trđ/tấn

* Ngày đáo hạn là 10/6/2022.

Theo hợp đồng, vào ngày đáo hạn, A có quyền mua hoặc không 10 tấn caffe, miễn
sao cảm thấy có lợi cho mình. Việc thực hiện mua hay không là so sánh giá thị trường với
phí quyền chọn để quyết định (trình bày chi tiết ở phần dưới).

• Đặc điểm Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn cũng có một số đặc điểm tương đồng với hợp đồng tương
lai. Tuy nhiên, loại chứng khoán phái sinh này cũng có một số đặc điểm riêng, cụ thể:

* Hợp đồng quyền chọn có thể được giao dịch trên thị trường tập trung (các Sở giao
dịch) hoặc thị trường không tập trung.

* Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể được chuẩn hóa về số lượng, khối
lượng, giá trị hay các điều khoản khi giao dịch trên thị trường tập trung (các Sở
giao dịch) hoặc không chuẩn hóa khi giao dịch trên thị trường không thập trung
(Sàn OTC).

* Trong giao dịch các bên tham gia vào hợp đồng không cần phải ký quỹ mà thay
vào đó phải chịu phí quyền chọn (premium). Trong đó, người mua quyền chọn có
nghĩa vụ phải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định.

* Tại thời điểm đáo hạn, người mua có thể quyết định giữa việc thực hiện quyền
(mua hay bán) hoặc không thực hiện quyền chứ không bắt buộc. Trong trường hợp
bên người mua quyền chọn thực hiện quyền thị người bán quyền chọn phải có
nghĩa vụ thực hiện theo các điều khoản theo như hợp đồng.

* Nếu lỗ, người mua Option chỉ lỗ trong phạm vi phí quyền chọn.

* Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng này có thể đóng vị thế của mình bằng cách
tham gia một hợp đồng quyền chọn khác nhưng ở vị thế đối với vị thế trước đó.

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_2


• Phân loại quyền chọn dựa vào tài sản cơ sở

Căn cứ theo tài sản cơ sở một số loại quyền chọn phổ biến đang được giao dịch trên thế
giới như sau :

- Hợp đồng quyền chọn hàng hóa cho phép người nắm giữ hợp đồng được mua
hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với giá được ấn định trước vào một thời
điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.

- Hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán/cổ phiếu/trái phiếu cho phép người
nắm giữ hợp đồng được mua hoặc bán một lượng chứng khoán nhất định với giá
được ấn định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời
điểm đó.

- Hợp đồng quyền chọn ngoại hối: cho phép người nắm giữ hợp đồng được mua
hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá được ấn định trước vào một thời
điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.

- Hợp đồng quyền chọn lãi suất: người nắm giữ quyền chọn được áp dụng một
mức lãi suất ấn định trước cho một khoản tiền gửi hoặc một khoản tiền cho vay
vào một thời điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.

- Hợp đồng quyền chọn hợp đồng tương lai: là loại hợp đồng quyền chọn cho phép
người mua được quyền mua hoặc bán một số lượng cụ thể các hợp đồng tương
lai với mức giá ấn định trước vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời
điểm đó. Tài sản cơ sở trong loại này chính là hợp đồng tương lai.

• Phân loại quyền chọn dựa vào vị thế hợp đồng

Cách phân loại chủ yếu trên thị trường chứng khoán phái sinh chính là dựa vào vị
thế đối với tài sản cơ sở, theo đó, hợp đồng quyền chọn có 2 loại quyền chọn mua (Call
option) và quyền chọn bán (Pit optione). Theo đó có 2 kiểu quyền chọn chính như sau :

- Quyền chọn kiểu châu Âu (European Option): người mua chỉ được thực hiện
quyền vào ngày đáo hạn.

- Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): người mua được thực hiện quyền vào
bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn.

Ngoài ra, còn có một số kiểu quyền chọn đặc biệt khác như sau :

- Quyền chọn Bermuda (Bermudan Option): cho phép thực hiện quyền vào những
ngày được định rõ cùng hoặc trước ngày đáo hạn.

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_3


- Quyền chọn châu Á (Asian Option): là quyền chọn với khoản thanh toán bù trừ
được xác định bằng trung bình giá tài sản gốc trong một khoảng thời gian định
trước.

- Quyền chọn rào cản (Barrier Option): là quyền chọn với đặc trưng chung là giá
của tài sản gốc phải vượt qua một ngưỡng ("rào cản") nhất định trước khi quyền
này có thể được thực hiện.

- Quyền chọn kép (Binary Option): là một dạng quyền chọn tất cả hoặc không có gì.
Trong đó, việc thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị sẽ diễn ra nếu như tài sản gốc
phù hợp với điều kiện đã được xác định từ trước lúc đáo hạn. Còn nếu không phù
hợp thì nó sẽ đáo hạn mà không có giá trị gì.

• Giá (Phí) thực hiện quyền chọn

Người mua HĐ quyền chọn sẽ phải đóng một khoản phí gọi là phí quyền chọn
(Premium). Phí thực hiện quyền chọn được phụ thuộc chủ yếu vào 4 yếu tố: giá thực
hiện, giá tài sản cơ sở, biến động của thị trường (hay chỉ số) tương ứng và thời gian còn
lại tính đến ngày đáo hạn. Mỗi thành phần đem lại một tác động khác nhau đối với phí thực
hiện các quyền chọn bán và mua, cụ thể như sau :

Phí Call option Phí Put option

- Khi giá tài sản tăng Tăng Giảm

- Giá thực hiện cao Giảm Tăng

- Thời hạn hợp đồng giảm Giảm Giảm

- Mức độ biến động Tăng Tăng

• Giá trị nội tại của quyền chọn (Intrinsic Value of Option)

Giá trị nội tại của quyền chọn là thuật ngữ phản ánh lợi ích mà nhà đầu tư có thể
nhận được khi thực hiện các quyền chọn. Quyền chọn ở trạng thái lãi khi nó có giá trị
nội tại. Giá trị nội tại của quyền chọn được xác định bằng công thức sau:

Giá trị nội tại quyền chọn mua = Giá tài sản cơ sở - Giá thực hiện quyền chọn

Giá trị nội tại quyền chọn bán = Giá thực hiện quyền chọn - Giá tài sản cơ sở

Theo công thức này, tại một thời điểm bất kỳ, một quyền chọn có thể tồn tại ở 3
trạng thái Lãi, lỗ và hòa vốn.

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_4


- Quyền chọn mua :

* Lãi (in the money): Giá hiện hành của tài sản cơ sở > Giá thực hiện quyền
chọn + phí mua quyền chọn mua

* Lỗ (out the money) : Giá hiện hành của tài sản cơ sở + phí mua quyền chọn <
Giá thực hiện quyền chọn mua

* Hòa vốn (at the money) : Giá hiện hành của tài sản cơ sở + phí mua quyền
chọn mua = Giá thực hiện quyền chọn

- Quyền chọn bán: Ngược vị thế với quyền chọn mua

* Lãi (in the money): Giá hiện hành của tài sản cơ sở < Giá thực hiện quyền
chọn + phí mua quyền chọn bán

* Lỗ (out the money) : Giá hiện hành của tài sản cơ sở + phí mua quyền chọn
bán > Giá thực hiện quyền chọn

* Hòa vốn (at the money) : Giá hiện hành của tài sản cơ sở + phí mua quyền
chọn bán = Giá thực hiện quyền chọn

So sánh Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng tương lai có những điểm khá tương đồng, cụ thể như
sau :

HĐ quyền chọn HĐ Tương lai

- Tài sản cơ sở Hàng hóa, Tài sản tài chính Hàng hóa, Tài sản tài chính

- Nơi giao dịch Thị trường OTC hoặc thị Thị trường tập trung
trường tập trung

- Ký quỹ Không Có

- Phí Phí quyền chọn Phí giao sau

- Thanh khoản Cao trên thị trường tập trung Cao

- Đóng vị thế Có thể đóng vị thế trên thị Bất cứ thời điểm nào, thực
trường tập trung hiện thanh toán bù trừ

- Quy mô hợp đồng Tùy theo hợp đồng Rất lớn

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_5


2. Kết quả giao dịch của hợp đồng quyền chọn
Kết quả của hợp đồng quyền chọn cũng chính là lãi hay lỗ của người mua và
người bán khi người mua thực hiện quyền tại thời điểm đáo hạn.

* ST là giá của tài sản cơ sở trên thị trường

* E (Strike price) là giá thực hiện trong hợp đồng

* C là phí quyền chọn (phí premium)

• Quyền chọn mua (Call option)

Đối với người mua quyền chọn mua (Long call)

- Trường hợp giá thị trường giao ngay (ST) > giá xác định (E) : Nếu thực hiện quyền
mua, bên mua nhận được lợi giá ST - E - C vì có thể bán ra thị trường với giá giao
ngay là ST trong khi được mua với giá E (và bỏ ra chi phí C để được chọn mua).

- Trường hợp giá thị trường giao ngay (ST) ≤ giá xác định (E): Nếu thực hiện quyền
mua, bên mua sẽ mua tài sản với giá cơ sở E trong khi hoàn toàn có thể mua được
trên thị trường với giá giao ngay là ST ≤ E nên thực tế bên mua sẽ không thực hiện
quyền trong trường hợp này và mất một khoản chi phí C.

Đối với người bán quyền chọn mua (Short call)

Vị thế của bên bán quyền chọn mua ngược lại với vị thế của bên mua quyền chọn mua
(nguyên tắc zero-sum game).

- Nếu ST > E: Bên mua có quyền mua sẽ thực hiện hợp đồng, tức là mua tài sản cơ
sở. Khi đó bên bán quyền sau khi nhận mức phí C (do bên mua quyền trả) phải bán
cho bên có quyền chọn mua ở mức giá E trong khi giá thị trường là ST và được
nhận lợi giá C + ST - E.

- Nếu ST ≤ E: Bên bán quyền chọn mua nhận được một khoản lãi C từ việc bán
quyền.

Bên mua hợp đồng quyền chọn bán được quyền bán một số lượng hàng hóa,
chứng khoán nhất định theo một giá xác định (E) tại một thời điểm nhất định trong tương
lai. Bên mua phải trả cho bên bán một khoản phí chọn bán C (put premium).

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_6


• Quyền chọn bán (Put option)

Khi mua quyền chọn bán (Long put)

- Nếu ST < E: Nếu thực hiện quyền, bên có quyền chọn bán sẽ nhận được giá trị
đáo hạn E - ST - C vì nếu bán ra thị trường chỉ được giá là ST trong khi thực hiện
quyền bán với giá E (và phải trả khoản phí C).

- Nếu ST ≥ E: Bên có quyền bán không thực hiện quyền này và phải mất một khoản
phí C mua quyền chọn bán.

Khi bán quyền chọn bán (Short Put)

- Nếu ST < E: Bên có quyền chọn bán sẽ bán tài sản cơ sở với giá E, khi đó bên bán
quyền chọn bán phải mua tài sản cơ sở với giá E trong khi giá trên thị trường là ST
và bị lỗ (ST - E).

- Nếu ST ≥ E: Bên có quyền chọn bán sẽ không thực hiện hợp đồng và bên bán
quyền chọn bán thu lãi một khoản là C. Căn cứ vào thời hạn giao hàng và giá tham
khảo thực hiện của quyền chọn bán thì quyền chọn bán bao gồm quyền chọn bán
kiểu châu Âu, châu Á và Mỹ. Trong khi quyền chọn bán kiểu châu Âu chỉ có thể
thực hiện vào ngày đáo hạn thì quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện vào
bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn và quyền chọn bán kiểu châu Á quy định
việc thanh toán phụ thuộc vào giá trung bình của tài sản cơ sở trong một thời kỳ
nhất định chứ không phải thời điểm đáo hạn (nên còn gọi là quyền chọn trung bình).

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_7


Thí dụ giao dịch quyền chọn mua

Doanh nghiệp A mua một quyền chọn mua (Long call) caffe của Sở giao dịch
VNX vào ngày 20/01/2022 với các thông tin sau:

* Số lượng quyền chọn : 1000 tấn (mỗi quyền chọn được mua 1 tân)

* Giá thực hiện E : 42 trđ/tấn

* Phí quyền chọn : 4 trđ/tấn

* Kỳ hạn quyền chọn là 6 tháng

Nếu vào ngày đáo hạn (20/7/2022) giá café giao ngay trên Sàn VNX (St) có khả
năng là 40 trđ, 42 trđ, 44 trđ, 46 trđ, 48 trđ, 50 trđ. Tương ứng với mỗi giá café, thì
Doanh nghiệp A lời lổ ra sao, và có thực hiện quyền mua ?

Chúng ta biết Tổng chi phí mua 1 tấn café bằng giá thực hiện hợp đồng E + phí
quyền chọn 4 trđ/tấn = 42 + 4 = 46 trđ/tấn

Doanh nghiệp A đã chi trước phí quyền chọn 4 trđ/tấn; do vậy nếu giá St (tại thời
điểm hợp đồng 20/7) dưới 42 trđ thì doanh nghiệp A sẽ bỏ quyền chọn mua; ngược lại sẽ
thực hiện quyền chọn mua với các kết quả lợi nhuận như sau :

Tổng lợi
Giá St Quyết định Lợi nhuận/T
nhuận

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_8


40 bỏ (4) (4,000)

42 bỏ (4) (4,000)

44 thực hiện (2) (2,000)

46 thực hiện - -

48 thực hiện 2 2,000

50 thực hiện 4 4,000

52 thực hiện 6 6,000

Ghi chú : trong giao dịch này Sở VNX là người bán quyền chọn mua (Short call), kết quả
lời – lổ của Sở VNX sẽ được tính ngược lại

Thí dụ giao dịch quyền chọn bán

Nhà nông B mua một quyền chọn bán (Long put) caffe của Sở giao dịch VNX vào
ngày 20/01/2022 với các thông tin sau:

* Số lượng quyền chọn : 1000 tấn (mỗi quyền chọn được mua 1 tân)

* Giá thực hiện E : 42 trđ/tấn

* Phí quyền chọn : 4 trđ/tấn

* Kỳ hạn quyền chọn là 6 tháng

Nếu vào ngày đáo hạn (20/7/2022) giá café giao ngay trên Sàn VNX (St) có khả
năng là 40 trđ, 42 trđ, 44 trđ, 46 trđ, 48 trđ, 50 trđ. Tương ứng với mỗi giá café, thì Nhà
nông B lời lổ ra sao, và có thực hiện quyền bán ?

Chúng ta biết Tổng chi phí mua 1 tấn café bằng giá thực hiện hợp đồng E + phí
quyền chọn 4 trđ/tấn = 42 + 4 = 46 trđ/tấn

Ngược với vị thế của quyền chọn mua, Do phí quyền chọn bán 4 trđ/tấn đã chi
trước, do vậy nếu giá St (tại thời điểm hợp đồng 20/7) trên 42 trđ thì doanh nghiệp A sẽ
bỏ quyền chọn bán; ngược lại sẽ thực hiện quyền chọn bán với các kết quả lợi nhuận
như sau :

Tổng lợi
Giá St Quyết định Lợi nhuận/T
nhuận

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_9


32 thực hiện 6 6,000

34 thực hiện 4 4,000

36 thực hiện 2 2,000

38 thực hiện - -

40 thực hiện (2) (2,000)

42 bỏ (4) (4,000)

44 bỏ (4) (4,000)

Ghi chú : trong giao dịch này Sở VNX là người bán quyền chọn bán (Short Put), kết quả
lời – lổ của Sở VNX sẽ được tính ngược lại

3. Chiến lược giao dịch quyền chọn


Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa
biến động giá thì dù giá lên hay xuống họ vẫn đạt mua đích của mình.

Đối với nhà đầu cơ mua hợp đồng quyền chọn để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên dự
đoán biến động giá; thì cần có những cách thức mua – bán hợp đồng quyền chọn để thu
lời cao hoặc cắt lổ.

• Chiến lược cơ bản


Khi mua bán quyền chọn, nhà giao dịch có thể sử dụng nhiều chiến lược khác
nhau dựa trên bốn vị thế cơ bản.

* Người mua có thể mua quyền chọn mua (call option)

* Người mua có thể mua quyền chọn bán (put option).

* Người bán có thể bán hợp đồng quyền chọn mua

* Người bán có thể bán hợp đồng quyền chọn bán.

Các chiến lược giao dịch quyền chọn khác nhau dựa trên các cách kết hợp khác
nhau có thể của các hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán. Dưới đây
là một số chiến lược giao dịch quyền chọn phổ biến của các nhà đầu cơ :

- Quyền bán được bảo vệ: là việc mua một hợp đồng quyền chọn mua của một tài
sản đã được sở hữu. Nó còn được gọi là bảo hiểm danh mục đầu tư vì nó bảo vệ

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_10


nhà đầu tư khỏi một xu hướng giảm giá có thể xảy ra, đồng thời duy trì mức độ
tiếp xúc của họ trong trường hợp giá tài sản tăng.

- Quyền mua được bảo hiểm: là việc bán quyền chọn mua của một tài sản đã được
sở hữu. Chiến lược này được sử dụng bởi các nhà đầu tư để tạo thêm thu nhập
(phí thực hiện quyền chọn) từ tài sản của họ. Nếu hợp đồng không được thực
hiện, họ kiếm được phí hợp đồng mà vẫn giữ được tài sản của mình. Tuy nhiên,
nếu hợp đồng được thực hiện do giá thị trường tăng, họ có nghĩa vụ phải bán vị
thế của mình.

- Chiến lược song hành: là việc mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán với
cùng một tài sản với giá thực hiện và ngày đáo hạn như nhau. Nó cho phép nhà
đầu tư kiếm lợi nhuận miễn là tài sản tăng hoặc giảm với mức độ đủ lớn. Nói một
cách đơn giản, nhà giao dịch đang đặt cược vào sự biến động của thị trường.

- Chiến lược đinh ghim: là việc mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán ở
“vùng mất tiền” (tức là, giá thực hiện cao hơn giá thị trường nếu là quyền chọn
mua và ngược lại nếu là quyền chọn bán). Về cơ bản, chiến lược đinh ghim giống
như một cái đai, nhưng với chi phí thấp hơn để thiết lập một vị thế. Tuy nhiên, khi
sử dụng chiến lược đinh ghim, thị trường phải biến động lớn thì nhà đầu tư mới
có lợi nhuận.

• Chiến lược Long Straddle

Chiến lược Long Straddle là một chiến lược quyền chọn trong đó nhà giao dịch
cùng một lúc thực hiện các giao dịch mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán trên
cùng một tài sản cơ sở có cùng ngày đáo hạn hợp đồng, và giá thực hiện ở trạng thái
hòa vốn.

Các quyền chọn mua được hưởng lợi khi giá dịch chuyển lên còn các quyền chọn
bán được hưởng lợi ích khi giá dịch chuyển xuống so với giá chứng khoán cơ sở. Cả hai
quyền chọn ở các trường hợp này đều không sinh lời nếu biến động với biên độ nhỏ ở cả
hai hướng. Do đó, mục tiêu của một chiến lược straddle là kiếm lời từ những biến động
với biên độ mạnh, thường được kích hoạt bởi một sự kiện đáng chú ý theo một trong hai
hướng trên so với tài sản cơ bản.

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_11


Trong đó:

* St: giá giao ngay tại thời điểm t


* F1: phí quyền chọn của hợp đồng mua quyền chọn mua (long call)
* F2: phí quyền chọn của hợp đồng mua quyền chọn bán (long put)
* X (strike price) : giá thực hiện của cả hợp đồng mua quyền chọn mua và mua quyền chọn
bán.
* Tổng phí quyền chọn phải trả khi mua hai quyền chọn là: F1 + F2.

So sánh Thu hồi từ lệnh Thu hồi từ lệnh Tổng thu hồi Tổng lợi nhuận
long call long put

St < X 0 X - St X - St X – St – (F1 + F2)

St = X 0 0 0 – (F1 + F2)

St > X St - X 0 St - X St – X – (F1 + F2)

- Quyền chọn mua sẽ trở nên có lợi khi tài sản tăng giá và quyền chọn bán sẽ có
lợi khi tài sản giảm giá. Chiến lược Long Straddle trở nên có lợi khi tài sản biến
động giá mạnh với mức lớn hơn tổng phí quyền chọn F1 + F2.

- Lợi nhuận được tính bằng giá trị tài sản cơ sở trừ đi giá thực hiện quyền chọn
mua và phí quyền chọn ròng. Hoặc bằng giá thực hiện của quyền chọn bán trừ đi
giá trị tài sản cơ sở và phí quyền chọn ròng.

- Rủi ro là giới hạn ; Khi chênh lệch giá nằm trong khoảng tổng phí quyền chọn (F1
+ F2) thì nhà đầu cơ sẽ lổ. Mức lỗ tối đa bằng phí quyền chọn ròng (F1 + F2), xảy
ra khi giá tài sản cơ sở bằng giá thực hiện của quyền chọn mua hoặc bán.

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_12


Ví dụ về Chiến lược Long Straddle

Vào ngày 26/1/2022 Nhà đầu cơ B kí cùng lúc hai hợp đồng:

* HĐ 1 : Mua quyền chọn bán (Long put option) với Sở Giao dịch Ngoại hối về việc bán
EUR thu USD; số lượng: 1 triệu EUR; tỉ giá EUR/USD (X1) là 1,12; kì hạn 1 tháng; phí
(F1) là 0,0048 USD/EUR

* HĐ 2 : Mua quyền chọn mua (Long call option) với Sở Giao dịch Ngoại hối về việc mua
EUR trả bằng USD; số lượng: 1 triệu EUR; tỉ giá EUR/USD (F2) là 1,12; kì hạn 1 tháng;
phí (F2) là 0,005 USD/EUR

1. Hãy tính giá St điểm hòa vốn của Hợp đồng 1 (Long put optione) và Hợp đồng 2 (Long
call option)

- Tính giá St điểm hòa vốn hợp đồng mua quyền chọn bán :
St1 = X - (F1 + F2) = 1.12 – (0.0048 + 0.005) = 1.1102

- Tính giá St điểm hòa vốn hợp đồng mua quyền chọn mua :
St2 = X + (F1 + F2) = 1.12 + (0.0048 + 0.005) = 1.1298

2. Hãy tính lợi nhuận khi thực hiện 2 hợp đồng này trong trường hợp giá vào ngày thực hiện
như sau :

Giá 1.1000 1.1102 1.1200 1.1298 1.1500

Kết quả thực hiện chiến lược Long straddle trong các tình huống giá

* Với giá nằm ngoài khoảng điểm hòa vốn quyền bán 1.1102 và quyền mua 1.1298 thì nhà
đầu tư A sẽ lời; giá càng xa (cao hơn hoặc thấp hơn) giá điểm hòa vốn thì mức lời càng
tăng.

* Với giá nằm trong khoảng điểm hòa vốn quyền bán 1.1102 và quyền mua 1.1298 thì nhà
đầu tư A sẽ lổ; mức lời cao nhất bằng phí quyền chọn bán và phí quyền chọn mua khi giá
St bằng giá hợp đồng X.

Thu hồi từ Thu hồi từ


Tỷ giá Tổng thu hồi Lợi nhuận
Short Put Short Call

1.100 20,000 - 20,000 10,200

1.1065 13,500 - 13,500 3,700

1.1102 9,800 - 9,800 0

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_13


1.120 - - - (9,800)

1.1298 - 9,800 9,800 (0)

1.150 - 30,000 30,000 20,200

• Chiến lược Long Strangle

Theo cách thức này, nhà đầu cơ cùng một lúc thực hiện các giao dịch mua quyền
chọn mua và mua quyền chọn bán với giả định giá thực hiện ở trạng thái lỗ với giá thực
hiện của quyền chọn bán X1 thấp hơn giá thực hiện của quyền chọn mua X2.

Chiến lược này có lợi nhuận không giới hạn và rủi ro giới hạn. Tương tự
như chiến lược Long Straddle, đến thời điểm đáo hạn nếu giá càng mở rộng ra hai
hướng thì càng có lợi, chỉ khác ở chỗ:

- nếu giá nằm trong phạm vi đường ngang (giữa X1, X2) thì thua lỗ tối đa (bằng
với khoản phí bỏ ra khi mua hai quyền chọn)

- nằm ngoài phạm vi này thì lãi, nghĩa là phạm vi thua lỗ rộng hơn so với Long
Straddle.

Chiến lược này được thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá trị tài sản cơ sở sẽ
biến động mạnh trong ngắn hạn.

Trong đó:
* St: giá giao ngay của tài sản cơ sở
* F1: phí quyền chọn của hợp đồng mua quyền chọn bán (long put)
* F2: phí quyền chọn của hợp đồng mua quyền chọn mua (long call)
* X1: giá thực hiện của hợp đồng long put
* X2: giá thực hiện của hợp đồng long call

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_14


* Tổng phí quyền chọn chi ra để mua hai hợp đồng là: F1 + F2

So sánh Thu hồi từ lệnh Thu hồi từ lệnh Tổng thu hồi Tổng lợi nhuận
long call long put

St < X1 0 X1 - St X1 - St X1 – St – (F1 + F2)

X1 < St < X2 0 0 0 – (F1 + F2)

St > X2 St – X2 0 St - X St – X2 – (F1 + F2)

Ví dụ về Chiến lược Long Strangle

Vào ngày 26/1/2022 Nhà đầu cơ A kí cùng lúc hai hợp đồng:

* HĐ 1 : mua quyền chọn bán (long put option) với ngân hàng A về việc bán EUR thu USD;
số lượng: 1 triệu EUR; tỉ giá EUR/USD (X1) là 1,115; kì hạn 1 tháng; phí (F1) là 0,0055
USD/EUR

* HĐ 2 : mua quyền chọn mua (long call option) với ngân hàng B về việc mua EUR trả bằng
USD; số lượng: 1 triệu EUR; tỉ giá EUR/USD (F2) là 1,12; kì hạn 1 tháng; phí (F2) là 0,006
USD/EUR

1. Hãy tính giá St điểm hòa vốn của Hợp đồng 1 (long put optione) và Hợp đồng 2 (long call
option)

- Tính giá St điểm hòa vốn hợp đồng 1 mua quyền chọn bán :

St1 = X1 - (F1 + F2) = 1,115 - (0,0055 + 0,006) = 1,065

- Tính giá St điểm hòa vốn hợp đồng 2 mua quyền chọn mua :

St2 = X2 + (F1 + F2) = 1,12 + (0,0055 + 0,006) = 1,1315

2. Hãy tính lợi nhuận khi thực hiện 2 hợp đồng này trong trường hợp giá vào ngày thực hiện
như sau :

Giá 1.1000 1.1065 1.1180 1.1200 1.1315 1.1500

Kết quả thực hiện chiến lược Long stragle trong các tình huống giá

* Với giá nằm trong khoảng điểm hòa vốn quyền bán 1.065 và quyền mua 1.1315 thì nhà
đầu tư A sẽ bị lổ.

* Mức lổ cao nhất là giá St bằng với giá quyền bán 1.115 hoặc bằng với giá quyền mua
1.12; khi đó mức lổ tối đa : = (Phí quyền bán St1 + Phí quyền mua St2) x 1000 tấn =
(0.0055 + 0.006) x 1 tr = 11.500 EUR

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_15


Thu hồi từ Thu hồi từ
Tỷ giá Tổng thu hồi Lợi nhuận
long Put long Call

1.100 18,000 - 18,000 6,500

1.1065 11,500 - 11,500 0

1.118 - - - (11,500)

1.120 - - - (11,500)

1.1315 - 11500 11,500 (0)

1.150 - 30000 30,000 18,500

• Chiến lược Short Straddle

là một chiến lược quyền chọn trong đó nhà đầu cơ cùng một lúc thực hiện các
giao dịch bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán trên cùng một tài sản cơ sở có
cùng ngày đáo hạn hợp đồng và giá thực hiện ở trạng thái hòa vốn.

Chiến lược Short Straddle ngược lại với chiến lược Long Straddle và Long
Stangle; khi nhà đầu cơ dự đón giá tài sản cơ sở ít biến động.

Lợi nhuận tối đa của Short straddle thu được là tổng phí bán quyền chọn mua và quyền
chọn bán khi giá St bằng với giá hơp đồng. Tuy nhiên, nếu giá biến động mạnh thì người
bán Straddle sẽ bị thua lỗ nặng.

Trong đó:

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_16


* St: giá giao ngay của tài sản cơ sở
* F1: phí quyền chọn của hợp đồng bán quyền chọn mua (short call)
* F2: phí quyền chọn của hợp đồng bán quyền chọn bán (short put)
* X: giá thực hiện của cả hợp đồng short call và short put
* Tổng phí quyền chọn nhận được khi bán hai quyền chọn là: F1 + F2

So sánh Thu hồi từ lệnh Thu hồi từ lệnh Tổng thu hồi Tổng lợi nhuận
Short call Short put

St < X 0 - (X – St) - (X – St) - (X – St) + (F1 + F2)

St = X 0 0 0 (F1 + F2)

St > X - (St – X) 0 - (St – X) - (St – X) + (F1 + F2)

- Tính giá St điểm hòa vốn hợp đồng bán quyền chọn bán :
- (X – St1) + (F1 + F2) = 0 => St1 = X - (F1 + F2)

- Tính giá St điểm hòa vốn hợp đồng bán quyền chọn mua :
- (St2 - X) + (F1 + F2) = 0 => St2 = X + (F1 + F2)

Ví dụ về Chiến lược Short Straddle

Vào ngày 26/1/2022 Nhà đầu cơ B kí cùng lúc hai hợp đồng:

* HĐ 1 : bán quyền chọn bán (short put option) với ngân hàng A về việc bán EUR thu USD;
số lượng: 1 triệu EUR; tỉ giá EUR/USD (X1) là 1,12; kì hạn 1 tháng; phí (F1) là 0,0048
USD/EUR

* HĐ 2 : bán quyền chọn mua (short call option) với ngân hàng B về việc mua EUR trả bằng
USD; số lượng: 1 triệu EUR; tỉ giá EUR/USD (F2) là 1,12; kì hạn 1 tháng; phí (F2) là 0,005
USD/EUR

1.Hãy tính giá St điểm hòa vốn của Hợp đồng 1 (short put optione) và Hợp đồng 2 (short call
option)

- Tính giá St điểm hòa vốn hợp đồng bán quyền chọn bán :
St1 = X - (F1 + F2) = 1.12 – (0.0048 + 0.005) = 1.1102

- Tính giá St điểm hòa vốn hợp đồng bán quyền chọn mua :
St2 = X + (F1 + F2) = 1.12 + (0.0048 + 0.005) = 1.1298

2.Hãy tính lợi nhuận khi thực hiện 2 hợp đồng này trong trường hợp giá vào ngày thực hiện như
sau :

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_17


Giá 1.1000 1.1102 1.1200 1.1298 1.1500

Kết quả thực hiện chiến lược Short straddle trong các tình huống giá

* Với giá nằm ngoài khoảng điểm hòa vốn quyền bán 1.1102 và quyền mua 1.1298 thì nhà
đầu tư A sẽ bị lổ; giá càng xa (cao hơn hoặc thấp hơn) giá điểm hòa vốn thì mức lổ càng
tăng.

* Với giá nằm trong khoảng điểm hòa vốn quyền bán 1.1102 và quyền mua 1.1298 thì nhà
đầu tư A sẽ lời; mức lời cao nhất bằng phí quyền chọn bán và phí quyền chọn mua khi giá
St bằng giá hợp đồng X.

Thu hồi từ Thu hồi từ


Tỷ giá Tổng thu hồi Lợi nhuận
Short Put Short Call

1.100 (20,000) - (20,000) (10,200)

1.1065 (13,500) - (13,500) (3,700)

1.1102 (9,800) - (9,800) (0)

1.120 - - - 9,800

1.1298 - (9,800) (9,800) 0

1.150 - (30,000) (30,000) (20,200)

4. Quản trị rủi ro hối đoái quyền chọn ngoại tệ (option)


Thị trường hối đoái (FX hay Forex – Foreign Exchange Market) là thị trường tài
chính lớn nhất trên thế giới. Là nơi mà một đồng tiền của nước này có thể trao đổi với một
đồng tiền của nước khác. Các thành viên tham gia chủ yếu trên thị trường hối đoái chính
là các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư lớn và cả các ngân hàng trung ương. Một
công ty xuất nhập khẩu thường thông qua ngân hàng thương mại để thực hiện các giao
dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán các chứng từ tài chính có
thời hạn tương đối ngắn, và chủ yếu giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau. Các doanh
nghiệp và nhá đầu tư có thể quản trị rủi ro hối đoái qua việc giao dịch các hợp đồng tương
lai và quyền chọn.

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_18


• Giới thiệu về thị trường Option ngoại tệ

Thị trường Option thông qua Tổ chức giao dịch theo giá thực hiện, ngày đáo hạn
và số tiền ghi trên hợp đồng được chuẩn hoá bởi phòng thanh toán bù trừ (Clearing
House), do vậy, việc bán lại quyền chọn (Option) trên thị trường này rất thuận tiện cho
nhà đầu tư hoặc quản trị rủi ro. Hiện nay thị trường Chicago Board Option Exchange
(CBOE) là thị trường Option lớn nhất.

Có hai loại Option được giao dịch trên thị trường có tổ chức: Options về tiền tệ
giao ngay (Option on cash currency or options on sport) và Options về tiền tệ giao sau
(options on currency futures).

Nhà đầu tư có thể chọn Options với quyền mua hoặc bán một loại chứng khoản
hoặc ngoại tệ với một mức giá thực hiện (exercise price or Strike price) và ngày thực
hiện (expiration date or strike date). Thời hạn hiệu lực của quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ
có thể thực hiện vào ngày đáo hạn, kiểu Mỹ có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trước
ngày đáo hạn, nhưng chỉ một lần.

Trong hợp đồng Options luôn luôn có 2 bên:

- Người mua quyền chọn là người mua quyền được mua (Call option) hay quyền được
bán (Put option), một tài sản tài chính với giá thực hiện. Như vậy, người mua chỉ thực
hiện quyền chọn của mình khi quyền này có lợi.

Thí dụ công ty DSfood mua quyền được mua 200.000 Euro vào 5/2/2022 với tỷ giá
1.12 USD/Euro. Vào thời điểm nói trên nếu tỷ giá là 1.2 USD/Euro, thì công ty sẽ thực
hiện quyền mua vào thu lợi chênh lệch; ngược lại nếu tỷ giá là 1.1 USD/Euro thì công
ty sẽ không thực hiện hợp đồng và xem như mất toàn bộ chi phí để mua quyền mua.

- Người bán quyền chọn là người bán quyền được mua hay được bán và cam kết với
người mua sẽ là đối tác của người mua này trong trường hợp người mua muốn thực
hiện quyền chọn của mình. Người bán sẽ đối đầu với nguy cơ lổ nếu giá tại thời điểm
thực hiện có lợi cho người mua, ngược lại được hưởng lợi từ chi phí quyền mua mà
người mua phải trả.

Để có quyền mua, người mua trả cho người bán một khoản phí (giá) của quyền
chọn, khoản này được gọi là “phí quyền chọn” (premium). Do người mua có toàn
quyền thực hiện quyền chọn, phí quyền chọn chính là tổn thất tối đa mà người mua
phải chịu. Đây cũng là đặc điểm chính của hợp đồng quyền chọn.

Thí dụ, công ty HD trade thoả thuận với Qtfund một hợp đồng quyền chọn mua theo
kiểu châu Âu, cho 10.000 thùng dầu thô với giá thực hiện là 65$/thùng, thực hiện vào
ngày 01/06/2022. Lệ phí quyền chọn là 4$/thùng. HD trade thanh toán ngay cho
Qtfund phí mua quyền chọn là 4$ x 10.000 = 40.000$.

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_19


Vào ngày 01/6/2022, nếu giá một thùng dầu thô là 72$, HD trade sẽ thực hiện hợp
đồng và Qtfund sẽ giao 1000 thùng với giá 65$/thùng, như vậy HD trade lãi
30.000USD sau khi đã trừ đi 40.000USD phí quyền mua . Ngược lại, nếu giá dưới
65USD, HD trade từ chối quyền mua và chịu lổ 40.000USD phí quyền mua.

• Nghiệp vụ giảm rủi ro hối đoái bằng bằng hợp đồng option

Doanh nghiệp XNK có thể sử dụng hợp đồng Option ngoại tệ để bù trừ rủi ro do
biến động tỷ giá. Khi e ngại đồng ngoại tệ tăng giá thì doanh nghiệp sẽ chọn quyền mua
(call option) ngoại tệ đó với một giá chấp nhận. Ngược lại, sợ ngoại tệ giảm giá sẽ mua
quyền chọn bán ngoại tệ đó (put). Tất nhiên các sự chọn lựa này sẽ tính đến chi phí
quyền chọn ở mức chấp nhận được.

Thí dụ vào tháng 15/2/2022 công ty Dsfood ký hợp đồng xuất cho công ty Mitsui
của Nhật 100 tấn cá basa chế biến với giá 330.000JPY/tấn, thanh toán vào
15/5/20022. Giá này tương đương với 2752 USD/tấn theo tỷ giá 1USD bằng
120JPY vào thời điểm hiện tại.

Cũng vào tháng 5/2022 công ty DS cần phải thanh toán cho công ty Xfram của Úc
số tiền là 250.000USD về khoản nhập thịt bò. Công ty Dsfood lo ngại rằng đến
thời điểm thanh toán công ty sẽ bị thiệt hại do đồng JPY mất giá so với đồng
USD. Tại thời điểm này Option quyền bán đồng JPY vào 15/5/2022 là
120JPY/USD với phí quyền bán là 3JPY cho 1USD.

Để đảm bảo số USD thu được theo dự kiến thì công ty phải chi như sau :
- Trị giá hợp đồng (JPY) = 100 tấn x 330.000JPY = 33.000.000JPY

- Tương đương USD = 33.000.000/120 = 275.000 usd

- Phí quyền chọn bán (Jpy) = 275.000USD x 3 = 825.000 jpy

- Phí quyền chọn bán (usd) = 825.000JPY / 120 = 6875 usd

Như vậy Dsfood phải mất tổng cộng 825.000 jpy, tương đương 6875 usd mua
quyền chọn bán với tỷ giá 120 jpy/usd để đảm bảo thu được 275.000USD vào thời điểm
15/5/2022. Tương đương với mỗi tấn cá sẽ phải chi 2.5%.

Nếu Dsfood nhận thấy chi phí này chấp nhận được thì mua hợp đồng Option
quyền bán 33.000.000JPY với giá 120JPY/1USD với phí quyền bán là 3JPY cho 1USD
tại thời điểm 15/5/2007 và phải chi ngay số tiền là 825.000 jpy (6875 usd).

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_20


Vào thời điểm 15/5/2022 sẽ có 1 trong 2 tình huống sau :

1. Nếu đồng JPY bị mất giá so với USD, thí dụ tỷ giá là 125, thì Dsfood thực hiện
quyền bán 33.020.000 jpy với giá 120 jpy/usd và thu được 275.000 usd như dự
kiến. Sau khi trừ đi phí quyền bán 6875 usd, thì công ty thực nhận 268.125 usd.

2. Nếu đồng JPY tăng giá so với USD, thí dụ tỷ giá là 115, thì Dsfood không thực hiện
quyền bán 33.000.000 jpy với giá 120 jpy/usd; và sẽ bán theo tỷ giá thị trường thu
được = 33.000.000/115 = 287.130 usd, sau khi trừ đi phí quyền bán 6875 usd, thì
công ty thực nhận 280.082 usd; số usd thu được cao hơn dự kiến.

Tóm lại khi mua hợp đồng Option này, Dsfood chịu một chi phí là 825.000 jpy,
tương đương với 6875 usd để luôn luôn nhận được số usd vào thời điểm 15/5/2007 tối
thiểu là 268.125 usd, bảo toàn được số USD dự kiến.

Thông qua thí dụ trên, chúng ta thấy hợp đồng Option là một công cụ để bù trừ rủi
ro khi e ngại có sự biến động tỷ giá ngoại tệ khiến khoản thu không theo dự kiến.

Để xem xét sử dụng công cụ này, nhà quản trị tài chính phân tích theo các bước sau :

1. Lo ngại thiệt hại 2. Xem xét mua


do tỷ giá biến đổi Hợp đồng Option

tăng giảm
4a. Xem xét mua 4b.Xem xét mua
quyền mua với giá 3. Dự đoán tỷ giá quyền bán với giá
xác định xác định

5a.Chi phí quyền 5b. Chi phí quyền


mua so với rủi ro 6a. mua hợp bán so với rủi ro
đồng Option

Không chấp nhận Không chấp nhận

6b. Không thực


hiện hợp đồng
Option

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_21


Giao Dịch Hối Đoái Quyền Chọn Sacombank

Là giao dịch mua bán ngoại tệ trong đó Khách hàng (là người mua quyền chọn) có quyền nhưng
không có nghĩa vụ mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ với một tỷ giá được xác định tại thời điểm
giao dịch, trong khoảng thời gian hiệu lực của giao dịch quyền chọn.

Tiện ích

• Công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho loại ngoại tệ mà Khách hàng đang nắm giữ.

• Kiểm soát được chi phí kinh doanh và thu nhập.

• Có khả năng đáp ứng nhu cầu riêng của từng Khách hàng.

• Đội ngũ tư vấn nhiệt tình và tận tâm.

• Mạng lưới giao dịch rộng lớn.

Đặc tính

• Sacombank bán quyền chọn cho Khách hàng và không mua quyền chọn từ Khách hàng.

• Đồng tiền giao dịch: EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD, USD/CAD, USD/JPY …

• Các loại quyền chọn:

- Quyền chọn mua (Call Option) Với dự đoán tỷ giá sẽ tăng trong tương lai, Quyền chọn mua sẽ
giúp Khách hàng mua được một lượng ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn tỷ giá thị trường.

- Quyền chọn bán (Put Option) Với dự đoán tỷ giá sẽ giảm, Quyền chọn bán sẽ giúp khách
hàng bán được một lượng ngoại tệ với tỷ giá cao hơn tỷ giá thị trường.

• Các kiểu quyền chọn

* Quyền chọn kiểu Mỹ (American option): Khách hàng mua quyền chọn có thể được thực hiện
vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

* Quyền chọn kiểu Âu (European option): Khách hàng mua quyền chọn chỉ được thực hiện vào
ngày đáo hạn của hợp đồng.

• Thời hạn hợp đồng: Từ 01 ngày - đến 365 ngày

• Quy mô tối thiểu: 50.000 USD hoặc ngoại tệ tương đương.

• Giá mua quyền chọn (Premium): bên mua quyền chọn phải trả ngay sau khi chốt giao dịch.

• Thời gian thực hiện quyền chọn:

- Đối với quyền chọn kiểu Châu Âu là 14 giờ 30 phút giờ Hà Nội của ngày đáo hạn.

- Đối với quyền chọn kiểu Mỹ là khoảng thời gian từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút và từ 13
giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút mỗi ngày làm việc trong thời gian hiệu lực.

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_22


Điều kiện và thủ tục

• Điều kiện:

• Khách hàng mua quyền chọn mua ngoại tệ: Khách hàng phải xuất trình giấy tờ đầy đủ thông
tin về mục đích, số lượng, loại ngoại tệ, thời hạn thanh toán, chuyển tiền theo quy định về
quản lý ngoại hối và Sacombank. Các trường hợp còn lại: không cần cung cấp chứng từ.

• Thủ tục:

- Ký Hợp hợp đồng nguyên tắc, Bản công bố rủi ro và Phiếu đăng ký giao dịch.

- Mở tài khoản ký quỹ và thực hiện ký quỹ theo quy định.

- Khách hàng cam kết thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá mua quyền chọn theo quy định của
Sacombank.

• Chi tiết về giải pháp, Quý khách vui lòng liên hệ địa chỉ email: Treasuryinfo@sacombank.com
hoặc Trung tâm dịch vụ khách hàng của Sacombank theo số điện thoại 1900.5555.88 hoặc
các Chi nhánh

BÀI TẬP HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

Bài 1 : Nhà đầu tư A tham gia hợp đồng quyền chọn mua bạc kỳ hạn 3 tháng, đến hạn
vào ngày 20/5/2022 với giá $17,20/ounce.

- Khối lượng là 5.000 ounce,

- Giá quyền mua là 2usd/ounce.

a. Giá St vào ngày 20/5/2022 là bao nhiêu thì nhà đầu tư A sẽ hoà vốn (không tính
chi phí vốn) ?

b. Nếu nhà đầu tư A vay NH với lãi suất 2% trong 3 tháng để mua phí quyền chọn,
thì giá Giá St vào ngày 20/5/2022 là bao nhiêu thì nhà đầu tư A sẽ hoà vốn ?

c. Nếu nhà đầu tư A bỏ vbốn của mình ra để mua phí quyền chọn, và kỳ vọng sẽ đạt
lợi nhuận 20% trên vốn đầu tư trong thương vụ này. Vậy giá St sẽ là bao nhiêu ?

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_23


Bài 2 : Sàn giao dịch Chicago bán một hợp đồng quyền chọn mua và bán dầu thô trong
3 tháng với thông tin như sau :

HĐ1. mua quyền chọn bán (long put option)

- Quy mô hợp đồng là 10.000 barrels.

- Giá quyền chọn mua tại ngày đến hạn là 20$/1 barrel.

- Phí quyền chọn là 2$/1 barrel.

HĐ1. mua quyền chọn mua (long call option)

- Quy mô hợp đồng là 10.000 barrels.

- Giá quyền chọn mua tại ngày đến hạn là 20.2$/1 barrel.

- Phí quyền chọn là 2.3$/1 barrel.

a. Giá St của dầu thô vào ngày đến hạn của hợp đồng là bao nhiêu thì nhà đầu
tư sẽ đạt điểm hòa vốn :

* Hòa vốn nếu mua HĐ 1 mua quyền chọn bán?

* Hòa vốn nếu mua HĐ 2 mua quyền chọn mua ?

b. Trong trường hợp nhà đầu tư áp dụng chiến lược Long Strangle để cùng mua
2 hợp đồng mua quyền chọn bán và mua quyền chọn mua.

* Hãy tính giá St điểm hòa vốn của HĐ1 và điểm hòa vốn của HĐ 2 ?

* Hãy tính giá St là bao nhiêu để nhà đầu tư đạt được 50% sốnb tiền đầu tư
mua phí quyền chọn 2 hợp đồng ?

c. Trong trường hợp nhà đầu tư áp dụng chiến lược Long Strangle để cùng mua
2 hợp đồng mua quyền chọn bán và mua quyền chọn mua. Hãy lập bảng tính lợi
nhuận khi giá dầu St tại thời điểm kỳ hạn như sau :

Giá St 18 usd 19 usd 19.5 usd 20 usd 20.5 usd 21 usd 22 usd

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_24


Bài 3 : Sàn giao dịch Ngoại hối mua một hợp đồng quyền chọn mua và bán đồng bảng
Anh GBP và USD trong 3 tháng với thông tin như sau :

* HĐ 1 : bán quyền chọn bán (short put option) bán GBP thu USD; số lượng: 1 triệu GBP; tỉ
giá GBP/USD (X1) là 1,36; kì hạn 3 tháng; phí (F1) là 0,008 usd

* HĐ 2 : bán quyền chọn mua (short call option) mua GBP trả bằng USD; số lượng: 1 triệu
GBP; tỉ giá GBP/USD (F2) là 1,365; kì hạn 3 tháng; phí (F2) là 0,0085 usd

Nhà đầu tư A quyết định sử dụng chiến lược Short Straddle để mua cùng lúc 2 hợp đồng

a. Hãy tính giá St vào thời điểm kỳ hạn trongh khoảng bao nhiêu thì nhà đầu tư A có lợi
nhuận ?

b. Hãy tính giá St là bao nhiêu thì thì nhà đầu tư A lời 50% trên vốn đầu tư mua phí
quyền chọn ?

c. Hãy tính giá St là bao nhiêu thì thì nhà đầu tư A thua lổ 50% trên vốn đầu tư mua phí
quyền chọn ?

Bài 4 : Sàn giao dịch hàng hóa London bán một hợp đồng quyền chọn mua và bán Caffe
trong 6 tháng với thông tin như sau :

HĐ1. mua quyền chọn bán (long put option)

- Quy mô hợp đồng là 1.000 tấn.

- Giá quyền chọn mua tại ngày đến hạn là 1740 usd/1 tấn.

- Phí quyền chọn là 174 usd/1 tấn.

HĐ2. mua quyền chọn mua (long call option)

- Quy mô hợp đồng là 1.000 tấn.

- Giá quyền chọn mua tại ngày đến hạn là 1745 usd/1 tấn.

- Phí quyền chọn là 178 usd/1 tấn.

4. 1. Công ty DS food dự định mua hợp đồng quyền chọn mua (long call option)
1.000 tấn café để bảm đảm giá mua caffe tại thời điểm kỳ hạn hợp đồng.

a. Trong trường hợp công ty mua hợp đồng này, thì giá thực mua vào thời điểm
nhận caffe là bao nhiêu 1 tấn ? Được biết công ty vay NH để mua phí quyền
chọn với lãi suất 3%/6 tháng ?

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_25


b. Theo phân tích dự báo, giá café tại thời điểm kỳ hạn sẽ có khả năng như sau :

Giá St 1500 usd 1600 usd 1700 usd 1740 usd 1800 usd 1850 usd 1900 usd

Xát suất 10% 15% 15% 20% 15% 15% 10%

- Hãy tính giá mua kỳ vọng theo các xát suất sảy ra (giá mua = giá kỳ hạn trong
hợp đồng + phí quyền chọn) ?

- Nếu công ty chấp nhận mức biến động tăng 15% trên giá dự kiến 1740 usd,
vậy công ty có nên mua hợp đồng quyền chọn này không ?

4. 2. Nhà đầu tư A dự định mua sử dụng chiến lược Long strangle để mua 2 hợp
đồng quyền chọn 1.000 tấn café.

a. Hãy tính giá St điểm hòa vốn của HĐ1 Long put option và HĐ2 Long put
option?

b. Hãy tính lợi nhuận kỳ vọng theo xát suất dự báo về giá caffe St tại thời điểm
kỳ hạn :

Giá St 1500 usd 1600 usd 1700 usd 1740 usd 1800 usd 1850 usd 1900 usd

Xát suất 10% 15% 15% 20% 15% 15% 10%

Đinh Thế Hiển.QTRR.Hợp đồng quyền chọn_26

You might also like