You are on page 1of 12

Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

Chương 6: CÁC CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG QUYỀN CHỌN

Chúng ta đã nghiên cứu lợi nhuận từ việc đầu tư vào một loại quyền chọn trong
chương 4. Trong chương này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn các chiến
lược sử dụng quyền chọn. Tài sản cơ sở của các quyền chọn được nghiên cứu
trong chương này vẫn là cổ phiếu. Tuy nhiên, kết quả đạt được cũng hoàn toàn
tương tự khi tài sản cơ sở là các đồng tiền, chỉ số chứng khoán, và hợp đồng tương
lai. Quyền chọn được nghiên cứu trong chương này là quyền chọn kiểu châu Âu.
Quyền chọn kiểu Mỹ có thể dẫn đến các kết quả hơi khác bởi vì khả năng thực
hiện quyền chọn trước hạn.
Một trong những đặc điểm đáng chú ý của quyền chọn là chúng có thể được sử
dụng để tạo ra nhiều dạng đồ thị lợi nhuận khác nhau. Về mặt lý thuyết, nếu quyền
chọn kiểu châu Âu có thể được hình thành với bất kỳ giá thực hiện, chúng ta có
thể tạo ra bất kỳ dạng đồ thị lợi nhuận như mong muốn.
Để đơn giản cho việc nghiên cứu, chúng ta bỏ qua giá trị thời gian của tiền tệ khi
tính toán lợi nhuận từ các chiến lược mua, bán quyền chọn trong chương này. Lợi
nhuận được tính toán bằng cách lấy thanh toán cuối cùng từ quyền chọn trừ cho
chi phí đầu tư ban đầu, chứ không phải là giá trị hiện tại của thanh toán cuối cùng
từ quyền chọn trừ cho chi phí đầu tư ban đầu.

6.1. Các chiến lược sử dụng một quyền chọn và một cổ phiếu:
Có một số chiến lược khác nhau liên quan đến việc sử dụng đồng thời một quyền
chọn trên cổ phiếu và chính bản thân cổ phiếu đó. Lợi nhuận từ các chiến lược đó
được thể hiện qua đồ thị dưới đây.

Lợi nhuận Lợi nhuận

K
K ST ST

(a)
(b)
Lợi nhuận Lợi nhuận

K
ST K ST

(c) (d)

Ở đồ thị trên (cũng như ở các đồ thị khác được sử dụng trong chương này),
đường rời nét thể hiện quan hệ giữa lợi nhuận của các chứng khoán riêng lẻ tạo

Khoa Tài chính -1-


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

nên danh mục đầu tư và giá cổ phiếu, đường liền nét thể hiện quan hệ giữa lợi
nhuận của danh mục đầu tư và giá cổ phiếu.
Ở đồ thị (a), danh mục đầu tư bao gồm việc nắm giữ một cổ phiếu và vị thế bán
một quyền chọn mua trên cổ phiếu đó. Cổ phiếu được nắm giữ sẽ "bù đắp" hay
bảo vệ nhà đầu tư tránh khỏi lỗ lớn nếu có sự gia tăng mạnh mẽ trong giá cổ phiếu.
Chiến lược này còn được gọi là chiến lược nắm giữ vị thế bán quyền chọn mua
được bù đắp (writing a covered call). Ở đồ thị (b), vị thế bán khống một cổ phiếu
được kết hợp với vị thế mua một quyền chọn mua trên cổ phiếu đó. Chiến lược
này ngược với chiến lược nắm giữ vị thế bán quyền chọn mua được bù đắp vừa
được trình bày ở trên. Ở đồ thị (c), danh mục đầu tư bao gồm việc nắm giữ một cổ
phiếu và vị thế mua quyền chọn bán trên cổ phiếu đó. Chiến lược này được gọi là
chiến lược quyền chọn bán bảo vệ (protective put strategy). Ở đồ thị (d), vị thế
bán một quyền chọn bán trên cổ phiếu được kết hợp với vị thế bán khống một cổ
phiếu. Chiến lược này ngược với chiến lược quyền chọn bán bảo vệ.
Các dạng đồ thị lợi nhuận ở (a), (b), (c), và (d) có cùng hình dáng như dạng đồ
thị lợi nhuận tương ứng của vị thế bán quyền chọn bán, vị thế mua quyền chọn
bán, vị thế mua quyền chọn mua, và vị thế bán quyền chọn mua trong chương 4.
Chúng ta có thể sử dụng quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và quyền chọn
mua (Put-Call Parity) để thấy rõ thêm điều này. Như đã được trình bày ở chương
4, quan hệ ngang giá giữa quyền chọn bán và quyền chọn mua là:
p + S0 = c + D + Ke-rT (6.1)
Trong đó:
- p: Giá quyền chọn bán kiểu châu Âu.
- S0: Giá cổ phiếu hiện tại.
- c: Giá quyền chọn mua kiểu châu Âu.
- K: Giá thực hiện của cả quyền chọn mua và quyền chọn bán.
- r: Lãi suất phi rủi ro.
- T: Thời gian đến hạn của quyền chọn.
- D: Giá trị hiện tại của cổ tức dự tính trong thời gian tồn tại của quyền chọn.
Biểu thức (6.1) cho thấy rằng vị thế mua một quyền chọn bán được kết hợp với
nắm giữ một cổ phiếu thì tương đương với vị thế mua một quyền chọn mua cộng
với nắm giữ một chứng khoán phi rủi ro có giá trị hiện tại là D + Ke-rT. Điều này
giải thích tại sao dạng đồ thị lợi nhuận ở (c) thì tương tự như dạng đồ thị lợi nhuận
của vị thế mua một quyền chọn mua. Dạng đồ thị lợi nhuận ở (d) thì tương tự như
dạng đồ thị lợi nhuận của vị thế bán một quyền chọn mua.
Biểu thức (6.1) cũng có thể được sắp xếp lại như sau:
S0 - c = Ke-rT + D - p
Biểu thức trên cho thấy nắm giữ một cổ phiếu được kết hợp với vị thế bán một
quyền chọn mua thì tương đương với nắm giữ một chứng khoán phi rủi ro có giá
trị hiện tại là Ke-rT + D cộng với vị thế bán một quyền chọn bán. Đẳng thức này
giải thích tại sao dạng đồ thị lợi nhuận ở (a) thì tương tự như dạng đồ thị lợi nhuận
của vị thế bán quyền chọn bán. Dạng đồ thị lợi nhuận ở (b) thì tương tự như dạng
đồ thị lợi nhuận của vị thế mua quyền chọn bán.

Khoa Tài chính -2-


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

6.2. Chiến lược Spread (Spread Strategy):


Chiến lược Spread liên quan đến việc nắm giữ đồng thời hai hoặc nhiều quyền
chọn, trong đó các quyền chọn là cùng loại (ví dụ: hai hoặc nhiều quyền chọn
mua, hay hai hoặc nhiều quyền chọn bán).
* Chiến lược Spread tận dụng giá cổ phiếu lên (Bull Spreads):
- Chiến lược Bull Spread sử dụng quyền chọn mua:
Chiến lược này có thể được tạo ra bằng cách mua một quyền chọn mua trên một
cổ phiếu với một giá thực hiện nhất định và bán một quyền chọn mua trên cùng cổ
phiếu đó với giá thực hiện cao hơn. Cả hai quyền chọn đều có cùng ngày đến hạn.
Chiến lược này được minh họa ở đồ thị dưới đây.

Lợi nhuận

ST
K1 K2

Trên đồ thị, lợi nhuận của mỗi vị thế quyền chọn được thể hiện bằng đường rời
nét. Lợi nhuận của chiến lược Bull Spread bằng tổng lợi nhuận của hai quyền chọn
và được thể hiện bằng đường đậm liền nét. Bởi vì giá quyền chọn mua luôn giảm
khi giá thực hiện gia tăng nên giá của quyền chọn mua được bán luôn thấp hơn giá
của quyền chọn mua được mua trong trường hợp trên. Do vậy, chiến lược Bull
Spread được tạo ra bằng cách sử dụng quyền chọn mua luôn đòi hỏi phải có chi
phí đầu tư ban đầu.
Giả sử K1 là giá thực hiện của quyền chọn mua được mua; K2 là giá thực hiện
của quyền chọn mua được bán; ST là giá cổ phiếu vào ngày đến hạn của quyền
chọn. Bảng dưới đây minh họa thanh toán nhận được từ chiến lược Bull Spread
tương ứng với các tình huống của giá cổ phiếu vào ngày đến hạn của quyền chọn.

Giá cổ phiếu Thanh toán từ vị thế Thanh toán từ vị thế Thanh toán nhận được
mua quyền chọn bán quyền chọn từ chiến lược Bull
Spread
ST ≥ K2 ST - K1 -(ST - K2) K2 - K1
K1 < ST < K2 ST - K1 0 ST - K1
ST ≤ K1 0 0 0

Khoa Tài chính -3-


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

Lợi nhuận từ chiến lược Bull Spread được tính toán bằng cách lấy thanh toán
cuối cùng trừ chi phí đầu tư ban đầu.
Chiến lược Bull Spread giới hạn khả năng nhận được lợi nhuận cao khi cổ phiếu
tăng giá, nhưng đồng thời cũng hạn chế lỗ khi cổ phiếu giảm giá. Có ba loại chiến
lược Bull Spread:
1. Cả hai quyền chọn mua được sử dụng trong chiến lược đều ở trạng thái lỗ
vốn (out of the money) lúc bắt đầu thực hiện chiến lược.
2. Một quyền chọn mua ở trạng thái lỗ vốn và một quyền chọn mua ở trạng
thái sinh lời (in the money) lúc bắt đầu thực hiện chiến lược.
3. Cả hai quyền chọn mua đều ở trạng thái sinh lời lúc bắt đầu thực hiện
chiến lược.
Ví dụ 1: Một nhà đầu tư mua một quyền chọn mua có giá thực hiện K 1 = 30$ với
giá c1 = 3$, và bán một quyền chọn mua có giá thực hiện K2 = 35$ với giá c2 = 1$.
Nếu giá cổ phiếu vào ngày đến hạn quyền chọn lớn hơn 35$, thanh toán từ chiến
lược Bull Spread là 5$. Nếu giá cổ phiếu vào ngày đến hạn quyền chọn thấp hơn
30$, thanh toán từ chiến lược Bull Spread là 0$. Nếu giá cổ phiếu nằm trong
khoảng từ 30$ đến 35$, thanh toán nhận được từ chiến lược sẽ bằng với chênh
lệch giữa giá cổ phiếu và 30$ (= ST - 30$). Chi phí đầu tư ban đầu là 3$ - 1$ = 2$.
Lợi nhuận từ chiến lược sẽ là:

Giá cổ phiếu Lợi nhuận


ST ≥ 35 +3
30 < ST < 35 ST - 32
ST ≤ 30 -2

- Chiến lược Bull Spread sử dụng quyền chọn bán:


Chiến lược Bull Spread cũng có thể được tạo ra bằng cách mua một quyền chọn
bán với giá thực hiện thấp và bán một quyền chọn bán với giá thực hiện cao (đồ
thị dưới đây). Tuy nhiên, khác với chiến lược Bull Spread được tạo thành từ quyền
chọn mua, chiến lược Bull Spread được tạo thành từ quyền chọn bán mang lại cho
nhà đầu tư một dòng tiền vào ban đầu.

Lợi nhuận

K1 K2 ST

Khoa Tài chính -4-


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

* Chiến lược Spread tận dụng giá cổ phiếu xuống (Bear Spreads):
Một nhà đầu tư sử dụng chiến lược Bull Spread khi ông ta hy vọng rằng giá cổ
phiếu sẽ tăng. Ngược lại, nhà đầu tư sử dụng chiến lược Bear Spread khi ông ta tin
rằng giá cổ phiếu sẽ giảm. Tương tự như chiến lược Bull Spread, chiến lược Bear
Spread có thể được tạo ra bằng cách mua một quyền chọn mua với một giá thực
hiện nhất định, và bán một quyền chọn mua với giá thực hiện khác. Tuy nhiên,
trong trường hợp chiến lược Bear Spread, giá thực hiện của quyền chọn mua được
mua là cao hơn giá thực hiện của quyền chọn mua được bán. Lợi nhuận từ chiến
lược Bear Spread được thể hiện ở đồ thị dưới đây (đường đậm liền nét).
Lợi nhuận

K1 K2 ST

Chiến lược Bear Spread được tạo thành từ quyền chọn mua mang lại cho nhà đầu
tư một dòng tiền vào lúc ban đầu bởi vì giá của quyền chọn mua được bán lớn hơn
giá của quyền chọn mua được mua.
Giả sử giá thực hiện là K1 và K2, với K1 < K2. Bảng dưới đây minh họa thanh
toán nhận được từ chiến lược Bear Spread tương ứng với các tình huống của giá
cổ phiếu vào ngày đến hạn của quyền chọn.

Giá cổ phiếu Thanh toán từ vị thế Thanh toán từ vị thế Thanh toán nhận được
mua quyền chọn bán quyền chọn từ chiến lược Bear
Spread
ST ≥ K2 ST - K2 -(ST - K1) -(K2 - K1)
K1 < ST < K2 0 -(ST - K1) -(ST - K1)
ST ≤ K1 0 0 0

Lợi nhuận từ chiến lược Bear Spread được tính toán bằng cách lấy thanh toán
cuối cùng trừ chi phí đầu tư ban đầu1.
Ví dụ 2: Một nhà đầu tư mua một quyền chọn mua có giá thực hiện K2 = 35$ với
giá c2 = 1$, và bán một quyền chọn mua có giá thực hiện K1 = 30$ với giá c1 = 3$.

1
Để ý rằng nếu chiến lược tạo ra dòng tiền vào ban đầu, lợi nhuận từ chiến lược được xác định
bằng cách lấy thanh toán cuối cùng cộng thêm dòng tiền vào ban đầu này.

Khoa Tài chính -5-


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

Nếu giá cổ phiếu vào ngày đến hạn quyền chọn lớn hơn 35$, thanh toán từ chiến
lược Bear Spread là -5$. Nếu giá cổ phiếu vào ngày đến hạn quyền chọn thấp hơn
30$, thanh toán từ chiến lược Bear Spread là 0$. Nếu giá cổ phiếu nằm trong
khoảng từ 30$ đến 35$, thanh toán nhận được từ chiến lược sẽ bằng với chênh
lệch giữa 30$ và giá cổ phiếu [= -(ST - 30$)]. Chiến lược này mang lại dòng tiền
vào ban đầu là 3$ - 1$ = 2$. Lợi nhuận từ chiến lược sẽ là:

Giá cổ phiếu Lợi nhuận


ST ≥ 35 -3
30 < ST < 35 -(ST - 32)
ST ≤ 30 +2

Chiến lược Bear Spread giới hạn khả năng nhận được lợi nhuận cao khi cổ phiếu
giảm giá, nhưng đồng thời cũng hạn chế lỗ khi cổ phiếu tăng giá. Chiến lược Bear
Spread cũng có thể được tạo ra bằng cách mua một quyền chọn bán với giá thực
hiện cao và bán một quyền chọn bán với giá thực hiện thấp (đồ thị dưới đây). Tuy
nhiên, chiến lược Bear Spread được tạo thành từ quyền chọn bán đòi hỏi một
khoản chi phí đầu tư ban đầu.
Lợi nhuận

K1 K2 ST

* Chiến lược Spread tận dụng sự ổn định của giá cổ phiếu (Butterfly
Spreads):
Chiến lược Butterfly Spread liên quan đến các vị thế quyền chọn với ba giá thực
hiện khác nhau. Cụ thể, chiến lược được tạo ra bằng cách mua một quyền chọn
mua với giá thực hiện K1 khá thấp; mua một quyền chọn mua với giá thực hiện K3
khá cao; và bán hai quyền chọn mua với giá thực hiện K2, với K2 nằm giữa K1 và
K3. Thông thường, K2 được chọn gần với giá hiện tại của cổ phiếu. Dạng đồ thị lợi
nhuận của chiến lược Butterfly Spread được thể hiện dưới đây (đường đậm liền
nét).
Chiến lược Butterfly Spread mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nếu giá cổ phiếu
gần với K2 vào ngày đến hạn của quyền chọn (nghĩa là giá cổ phiếu ít biến động).

Khoa Tài chính -6-


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

Ngược lại, chiến lược đưa đến khoản lỗ nếu có sự biến động lớn trong giá cổ phiếu
vào ngày đến hạn của quyền chọn (giá cổ phiếu tăng hoặc giảm mạnh). Do vậy,
đây là chiến lược thích hợp nếu nhà đầu tư tin rằng sẽ không có sự biến động lớn
trong giá cổ phiếu. Chiến lược Butterfly Spread đòi hỏi một khoản chi phí đầu tư
nhỏ ban đầu.
Lợi nhuận

K1 K2 K3 ST

Thanh toán nhận được từ chiến lược Butterfly Spread tương ứng với các tình
huống của giá cổ phiếu vào ngày đến hạn của quyền chọn được minh họa ở bảng
dưới đây:

Giá cổ phiếu Thanh toán từ vị Thanh toán từ vị Thanh toán từ Thanh toán từ
thế mua quyền thế mua quyền vị thế bán hai chiến lược
chọn thứ nhất chọn thứ hai quyền chọn Butterfly Spread *
ST < K1 0 0 0 0
K1 < ST < K2 ST - K1 0 0 ST - K1
K2 < ST < K3 ST - K1 0 -2(ST - K2) K3 - ST
ST > K3 ST - K1 ST - K3 -2(ST - K2) 0
* Thanh toán này được tính toán trên cơ sở K2 = (K1 + K3)/2

Ví dụ 3: Giả sử giá cổ phiếu hiện tại là 61$. Một nhà đầu tư tin rằng sẽ không có
sự biến động lớn trong giá cổ phiếu sau 6 tháng. Giá quyền chọn trên cổ phiếu đó
với thời gian đến hạn 6 tháng đang được niêm yết như sau:

Giá thực hiện ($) Giá quyền chọn mua ($)


55 10
60 7
65 5

Nhà đầu tư có thể xây dựng chiến lược Butterfly Spread bằng cách mua một
quyền chọn mua với giá thực hiện 55$, mua một quyền chọn mua với giá thực
hiện 65$, và bán hai quyền chọn mua với giá thực hiện 60$. Chi phí đầu tư ban

Khoa Tài chính -7-


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

đầu để thiết lập chiến lược là 10$ + 5$ - 2*7$ = 1$. Vào ngày đến hạn của quyền
chọn, nếu giá cổ phiếu lớn hơn 65$ hoặc thấp hơn 55$, thanh toán nhận được từ
chiến lược là 0$, và nhà đầu tư sẽ lỗ tổng cộng là 1$. Nếu giá cổ phiếu nằm trong
khoảng từ 56$ đến 64$, nhà đầu tư sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận. Lợi nhuận
tối đa sẽ là 4$ khi giá cổ phiếu là 60$.
Chiến lược Butterfly Spread cũng có thể được tạo thành bằng cách sử dụng
quyền chọn bán. Cụ thể, mua một quyền chọn bán với giá thực hiện K 1 thấp, mua
một quyền chọn bán với giá thực hiện K3 cao, và bán hai quyền chọn bán với giá
K2, với K2 nằm giữa K1 và K3. Lợi nhuận từ chiến lược được thể hiện ở đồ thị dưới
đây.
Lợi nhuận

K1 K2 K3 ST

* Chiến lược Calendar Spread (Calendar Spreads):


Trong các chiến lược Spread vừa được nghiên cứu ở phần trên, các quyền chọn
được sử dụng đều có chung thời gian đến hạn. Trong phần này, chúng ta nghiên
cứu các chiến lược Spread trong đó quyền chọn được sử dụng có cùng giá thực
hiện nhưng có thời gian đến hạn khác nhau.
Chiến lược Calendar Spread có thể được tạo ra bằng cách bán một quyền chọn
mua có thời gian đến hạn ngắn và mua một quyền chọn mua có thời gian đến hạn
dài, cả hai quyền chọn đều có cùng giá thực hiện. Thời gian đến hạn càng dài, giá
quyền chọn càng cao. Do vậy, chiến lược Calendar Spread luôn đòi hỏi chi phí đầu
tư ban đầu. Thông thường, lợi nhuận từ chiến lược Calendar Spread được tính toán
vào thời điểm đến hạn của quyền chọn mua có thời hạn ngắn, với giả thiết rằng
quyền chọn mua có thời gian đến hạn dài sẽ được bán tại thời điểm đó. Dạng đồ
thị lợi nhuận từ chiến lược Calendar Spread được thể hiện dưới đây. Trong chiến
lược Calendar Spread, nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận nếu giá cổ phiếu vào ngày
đến hạn của quyền chọn có thời gian đến hạn ngắn gần với giá thực hiện của
quyền chọn này. Ngược lại, nhà đầu tư chịu một khoản lỗ nếu giá cổ phiếu tăng
mạnh hoặc giảm mạnh so với giá thực hiện của quyền chọn có thời gian đến hạn
ngắn vào ngày đến hạn của quyền chọn này.
Để hiểu dạng đồ thị lợi nhuận của chiến lược Calendar Spread, chúng ta xem xét
điều gì xảy ra nếu vào ngày đến hạn của quyền chọn có thời hạn ngắn, giá cổ
phiếu (ST) rất thấp. Quyền chọn có thời hạn ngắn không có giá trị, và giá của

Khoa Tài chính -8-


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

quyền chọn có thời hạn dài là gần bằng 0. Khi đó, nhà đầu tư phải chịu một khoản
lỗ gần bằng với chi phí ban đầu để thiết lập chiến lược Calendar Spread. Trong
trường hợp giá cổ phiếu (ST) rất cao, nhà đầu tư sẽ chịu một khoản thanh toán ST -
K trên quyền chọn có thời hạn ngắn, nhưng sẽ nhận được giá trị cao hơn ST - K
một ít trên quyền chọn có thời hạn dài, với K là giá thực hiện của quyền chọn. Do
vậy, nhà đầu tư cũng sẽ chịu một khoản lỗ ròng gần bằng với chi phí ban đầu để
thiết lập chiến lược. Nếu ST gần bằng với K vào ngày đến hạn của quyền chọn,
nhà đầu tư chỉ chịu một khoản thanh toán không đáng kể, hoặc thậm chí không có,
trên quyền chọn có thời hạn ngắn. Trong khi đó, quyền chọn có thời hạn dài vẫn
có nhiều giá trị. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ có được khoản lợi nhuận
đáng kể.
Lợi nhuận

ST
K

Chiến lược Calendar Spread cũng có thể được tạo thành bằng cách sử dụng
quyền chọn bán. Cụ thể, mua một quyền chọn bán có thời hạn dài, và bán quyền
chọn bán có thời hạn ngắn. Dạng đồ thị lợi nhuận từ chiến lược Calendar Spread
sử dụng quyền chọn bán được thể hiện dưới đây.
Lợi nhuận

ST

6.3. Chiến lược Combination (Combination Strategy):


Chiến lược Combination là chiến lược liên quan đến nắm giữ đồng thời các vị
thế quyền chọn mua và quyền chọn bán trên cùng một cổ phiếu.

Khoa Tài chính -9-


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

* Chiến lược Straddle:


Đây là một trong những chiến lược Combination được sử dụng phổ biến nhất.
Chiến lược được tạo thành bằng cách mua một quyền chọn mua và mua một quyền
chọn bán, cả hai quyền chọn đều có cùng giá thực hiện và ngày đến hạn. Dạng đồ
thị lợi nhuận từ chiến lược được thể hiện dưới đây.
Lợi nhuận

K
ST

Nếu giá cổ phiếu ST gần với giá thực hiện K vào ngày đến hạn của quyền chọn,
chiến lược Straddle sẽ đưa đến một khoản lỗ. Tuy nhiên, nếu có sự biến động lớn
trong giá cổ phiếu vào ngày đến hạn của quyền chọn (tăng hoặc giảm), chiến lược
mang lại một khoản lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Thanh toán nhận được từ chiến
lược Straddle tương ứng với các tình huống của giá cổ phiếu vào ngày đến hạn của
quyền chọn được thể hiện ở bảng dưới đây.

Giá cổ phiếu Thanh toán từ vị Thanh toán từ vị Thanh toán từ


thế mua quyền thế mua quyền chiến lược
chọn mua chọn bán Straddle
ST ≤ K 0 K - ST K - ST
ST > K ST - K 0 ST - K

Chiến lược Straddle là chiến lược thích hợp khi nhà đầu dự tính sẽ có một sự
biến động lớn trong giá cổ phiếu nhưng không chắc chắn về hướng biến động.
Ví dụ 4: Một nhà đầu tư tin rằng giá một loại cổ phiếu sẽ biến động lớn sau 3
tháng. Giá hiện tại của cổ phiếu đó là 69$. Nhà đầu tư có thể thiết lập chiến lược
Straddle bằng cách mua một quyền chọn mua và mua một quyền chọn bán, cả hai
quyền chọn đều có giá thực hiện K = 70$ và đến hạn sau 3 tháng. Giả sử quyền
chọn mua có giá c = 4$ và quyền chọn bán có giá p = 3$. Vào ngày đến hạn của
quyền chọn, nếu giá cổ phiếu vẫn ở mức 69$, nhà đầu tư sẽ lỗ 6$ 2. Nếu giá cổ
phiếu vào ngày đến hạn của quyền chọn là 70$, nhà đầu tư sẽ lỗ 7$ (đây là khoản
lỗ lớn nhất mà nhà đầu tư có thể gánh chịu). Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu biến
2
Để ý rằng chi phí đầu tư ban đầu cho chiến lược là 7$. Vào ngày đến hạn, nếu giá cổ phiếu là
69$, quyền chọn mua không có giá trị, quyền chọn bán có giá trị là 1$.

Khoa Tài chính - 10 -


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

động lớn, chiến lược Straddle sẽ mang lại cho nhà đầu tư khoản lợi nhuận đáng kể.
Ví dụ, nếu giá cổ phiếu tăng đến 90$, nhà đầu tư kiếm được 13$ lợi nhuận; hoặc
nếu giá cổ phiếu giảm còn 55$, nhà đầu tư kiếm được 8$ lợi nhuận.
* Chiến lược Strip và Strap:
Chiến lược Strip được tạo thành bằng cách mua một quyền chọn mua và mua hai
quyền chọn bán với cùng giá thực hiện và ngày đến hạn. Chiến lược Strap được
tạo thành bằng cách mua hai quyền chọn mua và mua một quyền chọn bán với
cùng giá thực hiện và ngày đến hạn. Dạng đồ thị lợi nhuận của chiến lược Strip và
Strap được thể hiện ở đồ thị dưới đây.
Lợi nhuận Lợi nhuận

K K ST
ST

Strip Strap
Chiến lược Strip được sử dụng khi nhà đầu tư tin rằng sẽ có sự biến động lớn
trong giá cổ phiếu và khả năng giảm giá sẽ nhiều hơn khả năng tăng giá. Tương tự,
chiến lược Strap cũng được sử dụng khi nhà đầu tư tin rằng sẽ có sự biến động lớn
trong giá cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cho rằng khả năng tăng giá sẽ nhiều hơn
khả năng giảm giá.
* Chiến lược Strangle:
Trong chiến lược Strangle, nhà đầu tư mua một quyền chọn mua và một quyền
chọn bán với cùng ngày đến hạn, nhưng có giá thực hiện khác nhau. Cụ thể, giá
thực hiện của quyền chọn mua (K2) lớn hơn giá thực hiện của quyền chọn bán
(K1). Dạng đồ thị lợi nhuận từ chiến lược được thể hiện dưới đây.
Lợi nhuận

K1 K2
ST

Khoa Tài chính - 11 -


Quyền chọn, Hợp đồng kỳ hạn - Chương 6 Tóm tắt bài giảng

Tương tự như chiến lược Straddle, trong chiến lược Strangle, nhà đầu tư cũng tin
rằng sẽ có sự biến động lớn trong giá cổ phiếu, nhưng không chắc chắn về hướng
biến động (tăng hoặc giảm). Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ có thể kiếm được lợi nhuận
trong chiến lược Strangle nếu giá cổ phiếu biến động nhiều hơn so với mức biến
động của giá cổ phiếu trong chiến lược Straddle. Ngược lại, chiến lược Strangle
đưa đến khoản lỗ ít hơn so với chiến lược Straddle nếu giá cổ phiếu ít biến động
vào ngày đến hạn của quyền chọn.
Để ý rằng dạng đồ thị lợi nhuận đạt được từ chiến lược Strangle phụ thuộc vào
chênh lệch giữa hai giá thực hiện K2 và K1. Nếu chênh lệch này càng lớn, giá cổ
phiếu phải biến động khá lớn để có thể mang lại lợi nhuận. Ngược lại, chiến lược
này chỉ đưa đến một khoản lỗ thấp nếu giá cổ phiếu ít biến động trong trường hợp
chênh lệch giữa hai giá thực hiện K2 và K1 lớn. Thanh toán nhận được từ chiến
lược Strangle tương ứng với các tình huống của giá cổ phiếu vào ngày đến hạn của
quyền chọn được thể hiện ở bảng dưới đây.

Giá cổ phiếu Thanh toán từ vị Thanh toán từ vị Thanh toán từ


thế mua quyền thế mua quyền chiến lược
chọn mua chọn bán Strangle
ST ≤ K1 0 K1 - ST K1 - ST
K1 < ST < K2 0 0 0
ST ≥ K2 ST - K2 0 ST - K2

---------------------------------------

Khoa Tài chính - 12 -

You might also like