You are on page 1of 5

BÀI TẬP NHÓM HOẠCH ĐỊNH THUẾ

Nhóm 5:
Phan Thị Tú Uyên
Đặng Hoàng Yến
Nguyễn Thị Thu Huyền
Nguyễn Trịnh Phương Nhi
Nguyễn Lê Phương Thảo
Buổi học: Sáng thứ 4
Câu 5: Trong mỗi trường hợp dưới đây, liệu Hoa Kỳ có quyền thu thuế bà CM không.
a. Bà CM là công dân Brazil nhưng cư trú lâu dài tại bang Florida.
=> Hoa Kỳ có quyền thu thuế vì bà CM dù là người Brazil nhưng đã cư trú dài hạn ở Hoa Kỳ
→ Bà CM thuộc đối tượng thu thuế của Hoa Kỳ là cá nhân cư trú.
b. Bà CM là công dân Brazil và trong năm chỉ ở tại Brazil. Bà có một bất động sản tại
bang Manhata, với thu nhập ròng từ cho thuê bất động sản này $100.000/năm.
=> Hoa Kỳ có quyền thu thuế vì dựa theo nguyên tắc nước nguồn thì Hoa Kỳ có quyền ưu tiên
đánh thuế đối với bà CM vì bà đã phát sinh thu nhập ở Hoa Kì
c. Bà CM là công dân có quốc tịch Hoa Kỳ, trong năm làm việc cho công ty Anh, có trụ sở
tại Anh.
=> Hoa Kỳ có quyền thu thuế vì chính quyền Hoa Kỳ được quyền đánh thuế đối với tất cả
công dân Hoa Kỳ cho dù có đang cư trú hay không cư trú trên lãnh thổ quốc gia
d. Bà CM là công dân Brazil và trong năm chỉ làm việc cho công ty của Hoa Kỳ có trụ sở
tại Brazil, không khỏi Brazil
=> Hoa Kỳ không có quyền thu thuế vì bà CM không phải công dân của Hoa Kì, không cư trú
tại Hoa Kì và không phát sinh thu nhập tại Hoa Kì
Trong mỗi trường hợp dưới đây, liệu Việt Nam có quyền thu thuế bà CM không.
a. Bà CM là công dân Brazil nhưng cư trú lâu dài tại Việt Nam.
=> Việt Nam có quyền thu thuế vì bà CM đã cư trú lâu dài có thể xem là bà đã cư trú trên 183
ngày tại Việt Nam nên bà CM thuộc đối tượng thu thuế là cá nhân cư trú
b. Bà CM là công dân Brazil và cư trú tại Brazil. Bà là người góp vốn thành lập công ty ở
Việt Nam, có thu nhập được chia từ công ty hàng năm $100.000.
Góp vốn => CÔNG TY CỔ PHẦN
=> Việt Nam có quyền thu thuế vì dựa theo nguyên tắc nước nguồn thì Việt Nam có quyền ưu
tiên đánh thuế đối với bà CM vì bà đã phát sinh thu nhập ở Việt Nam
c. Bà CM là công dân Việt Nam, toàn bộ thời gian trong năm bà làm việc cho công ty
Thái Lan, có trụ sở tại Thái Lan.
=> Việt Nam không có quyền thu thuế vì bà CM làm việc tại Thái Lan trong 1 năm nên không
ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên được xem là cá nhân không cư trú tại Việt Nam và bà không
phát sinh thu nhập ở Việt Nam
d. Bà CM là công dân Brazil và trong năm chỉ làm việc cho công ty của Việt Nam có trụ
sở tại Brazil, không khỏi Brazil
=> Việt Nam không có quyền thu thuế vì bà CM cư trú tại Brazil 1 năm nên thuộc diện cá
nhân không cư trú và không phát sinh thu nhập ở Việt Nam
Câu 6: Công ty A hoạt động kinh doanh thuộc quyền đánh thuế của chính quyền A, chính
quyền A thu thuế doanh thu và thuế quyền sử dụng 6%. Năm nay, công ty A mua sắm
một tài sản cố định hữu hình tại khu vực thuộc quyền đánh thuế của chính quyền B với
giá $600.000 và đã trả $24.000 thuế doanh thu tại đó. Ngoài ra, công ty A còn mua một tài
sản cố định hữu hình tại khu vực thuộc quyền đánh thuế của chính quyền C với giá
$750.000 và đã trả thuế doanh thu $52.500 tại đó. Công ty A chuyển cả hai tài sản cố định
hữu hình nêu trên về sử dụng tại trụ sở công ty nằm trong khu vực thuộc quyền đánh
thuế của chính quyền A
a. Tính thuế quyền sử dụng mà công ty A phải nộp cho chính quyền A đối với tài sản cố
định hữu hình mua tại chính quyền B.
Vì công ty A không nộp thuế doanh thu cho chính quyền A khi mua tài sản cố định hữu hình
nên số tiền thuế quyền sử dụng công ty A phải nộp cho chính quyền A là
6% * $600.000 - $24.000 = $12.000
b. Tính thuế quyền sử dụng mà công ty A phải nộp cho chính quyền A đối với tài sản cố
định hữu hình mua tại chính quyền C.
Trong trường hợp này, thuế suất của thuế doanh thu mà công ty A phải nộp cho chính quyền C
là: ($52.500 x 100)/ $750.000 = 7%
Do công ty A đã trả thuế doanh thu cho chính quyền C với mức thuế suất cao hơn thuế suất
thuế quyền sở hữu của chính quyền A, nên công ty A không cần trả thêm thuế quyền cở hữu
cho chính quyền A.
Câu 7: Nhà quản lý công ty WP phải quyết định lựa chọn một vị trí đặt chi nhánh mới
thuộc quyền đánh thuế F hoặc thuộc quyền đánh thuế H. Bất kỳ vị trí nào, công ty đều
phải sử dụng tài sản hữu hình (nhà máy và trang thiết bị) trị giá $10 triệu và sẽ phát sinh
doanh thu gộp mỗi năm $2 triệu.
- Quyền đánh thuế F áp đặt thuế đối với tài sản hữu hình mỗi năm 3% trên giá trị của tài
sản và 15% thuế trên doanh thu gộp.
- Quyền đánh thuế H không thu thuế tài sản của doanh nghiệp nhưng lại thu 28% thuế
trên doanh thu gộp. - Bỏ qua các yếu tố khác, công ty WP nên đặt chi nhánh mới tại khu
vực thuộc quyền đánh thuế H hay F?
Số tiền thuế phải nộp khi chi nhánh mới thuộc quyền đánh thuế F là:
3% * 10 + 15% * 2= 600 ngàn đô
Số tiền thuế phải nộp khi chi nhánh mới thuộc quyền đánh thuế H là
28% * 2= 560 ngàn đô
Vì số tiền thuế công ty WP phải nộp khi đặt chi nhánh tại khu vực thuộc quyền đánh thuế của
H nhỏ hơn so với số tiền thuế phải nộp khi đặt chi nhánh tại khu vực thuộc quyền đánh thuế
của F, vì vậy công ty WP nên đặt chi nhánh mới tại khu vực thuộc quyền đánh thuế H

Câu 8: Công ty KTR hiện kiếm được $10 lợi nhuận trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra và
công ty bán 20 triệu đơn vị hàng hóa mỗi năm. Mức thuế thu nhập công ty của KTR là
20%. Tuy nhiên, chính quyền vừa gia tăng thuế thu nhập công ty lên 22% trong năm tới.
Các ông chủ của công ty KTR đang xem xét lựa chọn một trong hai lựa chọn:
(1) Giữ doanh số bán hàng như cũ, chấp nhận $4 triệu thuế tăng thêm, lợi nhuận sau thuế
giảm.
(2) Tăng giá bán mỗi đơn vị hàng hóa lên thêm 20 cent. Tuy nhiên, phòng Marketing ước
đoán việc tăng giá lên có thể làm giảm doanh số bán hàng mỗi năm xuống còn 19 triệu
đơn vị hàng hóa. Khả năng nào sẽ được các ông chủ công ty lựa chọn?
Phương án 1: Giữ doanh số bán hàng như cũ, chấp nhận $4 triệu thuế tăng thêm, lợi nhuận sau
thuế giảm.
Lợi nhuận thu được: $10 * 20 triệu = $200 triệu
Tiền thuế phải nộp: $200 triệu * 22% = $44 triệu
Lợi nhuận sau thuế: $200 triệu - $44 triệu = $156 triệu
Phương án 2: Tăng giá bán mỗi đơn vị hàng hóa lên thêm 20 cent. Tuy nhiên, phòng
Marketing ước đoán việc tăng giá lên có thể làm giảm doanh số bán hàng mỗi năm xuống còn
19 triệu đơn vị hàng hóa.
Vì tăng giá bán mỗi đơn vị hàng hóa lên thêm 20 cen nên lợi nhuận kiếm được trên mỗi
hàng hóa tăng thêm 20 cent
Lợi nhuận thu được: $10,2 *19 triệu = $193,8 triệu
Tiền thuế phải nộp: $193,8 triệu * 22% = $42,636 triệu
Lợi nhuận sau thuế: $193,8 triệu - $42,636 triệu = $151,164 triệu
Vì lợi nhuận sau thế của phương án 1 lớn hơn so với lợi nhuận sau thuế của phương án 2, vì
vậy công ty KTR nên chọn phương án 1
Câu 1: Ông A là chủ sở hữu khu nhà liên hợp đang cho khách hàng thuê. Năm nay, chính
quyền tăng thuế bất động sản đánh vào nhà đất. Để bù đắp cho khoản thuế tăng thêm này, ông
A đã giảm khoản tiền mà ông thường xuyên chi ra để bảo trì đường nội bộ và hệ thống chiếu
sáng xung quanh tòa nhà. Hỏi: ai là người phải gánh chịu thuế bất động sản tăng thêm này?
--> Người đi thuê là người gánh chịu phần thuế tăng thêm vì Ông A đã giảm các khoản tiền bảo
trì đường nội bộ và hệ thống chiếu sáng xung quanh tòa nhà. Mà các chi phí bảo trì này người
đi thuê sẽ là người được hưởng những lợi ích khi bảo trì
2. Chính quyền áp dụng sắc thuế mới với mức thu 2% trên doanh thu của doanh nghiệp. Công
ty XYZ sản xuất xà bông phản ứng đối với thuế này bằng cách giảm kích cỡ các cục xà bông
nhưng giá bán không đổi. Bằng cách thực hiện những thay đổi này, công ty XYZ vẫn bảo lưu
được mức lợi nhuận như trước đây. Hỏi: ai là người gánh chịu thuế mới này?
Khi công ty XYZ giảm kích thước kích cỡ cục xà bông nhưng giá bán ko đổi, lợi nhuận ko đổi
thì người mua sẽ là người gánh chịu
3. Sông Green thuộc bang SOS bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp, dọc theo bờ sông
Green có 20 công ty đang hoạt động sản xuất. Mới đây bang SOS đã ban hành quy định yêu
cầu mỗi công ty phải đóng khoản thuế là $50.000/năm để tạo lập một quỹ đặc biệt dùng để tài
trợ cho việc làm sạch dòng sông Green. Hỏi: Khoản tiền thuế phải nộp này tương ứng với
nhóm thuế nào trong các cách phân loại của thuế? Việt Nam có loại thuế nào tương ứng với
loại thuế này không?
--> Khoản tiền thuế này thuộc loại thuế chuyên dùng vì khoản thuế này được dùng để tạo lập 1
quỹ đặc biệt dùng để tài trợ cho việc làm sạch dòng sông Green. Hiện nay Việt Nam ko có loại
thuế này. Có thuế bảo vệ môi trường nhưng cách hạch toán của nhà nước chưa xác định được
mục tiêu chi ra nên nó ko thuộc loại thuế này
4. Chính quyền trong năm trước đang áp dụng mức thuế trên doanh thu là 1%, năm nay chính
quyền tăng thuế doanh thu từ 1% lên 2% với hy vọng tiền thuế thu được tăng tương ứng với
mức tăng thuế suất. Tuy nhiên, số tiền thuế doanh thu (thu được của chính quyền) chỉ tăng
30%. Hỏi: giải thích nguyên nhân khiến cho số tiền thuế doanh thu chỉ tăng 30%?
Tiền thuế = Cơ sở thuế * Thuế suất
Đối với tiền thuế gián thu, nếu tăng thuế suất càng mạnh thì việc mua bán càng giảm. Mà cơ sở
đánh thuế của thuế gián thu là hành vi mua bán của nguwoif mua vì vậy cơ sở thuế sẽ thay đổi
Đối với thuế trực thu, nếu thuế suất tăng mạnh thì thu nhập của các chủ doanh nghiệp sẽ giảm
dẫn đến các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất. Mà cơ sở thuế của thuế trực thu là thu nhập
của doanh nghiệp vì vậy cơ sở thuế sẽ thay đổi
Mặc dù thuế suất tăng từ 1% đến 2% (nghĩa là tăng 100%) nhưng cơ sở thuế thay đổi nên số
tiền thuế chỉ tăng 30%

You might also like