You are on page 1of 4

Nguyễn Ngọc Xuân Bình- 31211025704

BÀI TẬP THUẾ


Bài làm
CÂU 1: Tại sao thuế được xem là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Thuế là công cụ tài chính vô cùng quan trọng, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
Nhà Nước mà bất cứ quốc gia nào cũng sử dụng công cụ thuế để tham gia vào việc thực
thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh khoản thu từ thuế, ngân sách Nhà Nước
cũng có thể tạo lập từ các khoản thu khác như: vay nợ trong và ngoài Nhà nước, nhận
viện trợ, cho thuê tài sản công, bán tài sản công, … nhưng trong cơ cấu tổng thu ngân
sách Nhà nước tại các quốc gia thì thuế luôn là khoản thu chủ yếu, giữ vai trò nổi bật.
Tổng thu về thuế được đưa vào ngân sách Nhà nước và cân đối chung nhằm đáp ứng nhu
cầu chi tiêu trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, suy cho cùng đều phục vụ cho lợi ích của
cộng đồng, xã hội. Đặc biệt các khoản chi phúc lợi xã hội sẽ góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người dân sẽ được tài trợ bằng tiền thuế. Thuế là quyền và nghĩa
vụ của người dân và thuế có tính chất bắt buộc nên là nguồn thu chủ yếu của nhà nước.
Theo báo cáo hằng năm, nguồn thu thuế luôn là nguồn thu chính, ổn định và chiếm tỷ
trọng cao trong ngân sách Nhà nước.
CÂU 2: Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu. Cho ví dụ minh họa và trình
bày ưu, nhược điểm của thuế trực thu và thuế gián thu.
Thuế trực thu: động viên trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản nào đó của người nộp thuế.
Do đó, thuế trực thu tạo cảm giác rõ ràng và thường gặp phản ứng của người nộp thuế.
Đối với thuế trực thu thì người nộp thuế chính là người gánh chịu thuế và họ khó có khả
năng để chia sẻ gánh nặng thuế với bất cứ tổ chức hay các nhân nào khác. Thuế trực thu
lệ thuộc vào thu nhập của xã hội, do đó là loại thuế phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ phát
triển kinh tế, mực độ tăng thu nhập của xã hội nên thường thiếu tính ổn định hơn so với
thuế gián thu. Thuế trực thu có tính lũy tiến, người có thu nhập càng cao sẽ thì phải nộp
phí thu nhập càng nhiều. Ví dụ, thuế giá trị gia tăng là một ttong những thuế trực thu
đánh lên người tiêu dùng, doanh nghiệp có trách nhiệm thu lại khoản thuế đó và nộp cho
nhà nước. Như vậy thực chất thì doanh nghiệp lại không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Ngoài ra thuế trực thu cũng bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…
Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ. Thuế gián thu được xem như
một khoản giá trị cộng thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải
chi trả. Người tiêu dùng chính là người chịu thuế nhưng người có trách nhiệm nộp thuế
gián thu theo luật định lại là người bán. Như vậy, với thuế gián thu thì người nộp thuế
không phải là người gánh chịu thuế nên thuế gián thu ít gây phản ứng đối với người nộp
thuế và người chịu thuế hơn thuế trực thu. Bên cạnh đó, thuế gián thu phát sinh khi hoạt
động tiêu dùng diễn ra. Thuế gián thu cũng có tính ổn định hơn thuế trực thu. Ví dụ, thuế
thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công sẽ do người lao động nộp. Thuế gián thu
cũng bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế bảo vệ môi trường, …
Ưu và nhược điểm của thuế trực thu và thuế gián thu
Thuế trực thu Thuế gián thu
Ưu điểm  Thuế trực thu sẽ  Thuế gián thu sẽ
đảm bảo công dễ dàng cho cơ
bằng giữa những quan thuế thu
người chịu thuế. thuế.
 Có khuynh hướng  Có tính ổn định
lũy tiến, làm nổi  Ít gây phản ứng
bật tính công bằng hơn so với thuế
của thuế trực thu trực thu.
 Chi phí quản lý
thuế thấp.

Nhược điểm  Thuế gián thu là  Thuế gián thu lại


một loại thuế rất khó bảo đảm công
khó thu. bằng giữa những
 Thiếu tính ổn định người nộp thuế.
 Thuế trực thu có  Có khuynh hướng
tính bắt buộc nên lũy thoái.
thường gây ra
phản ứng từ chối
hoặc trốn thuế dẫn
tới việc quản lí thu
thuế phức tạp vào
chi phí cao hơn
thuế gián thu.

CÂU 3: Thuế suất là gì? Có mấy loại thuế suất? Cho ví dụ minh họa và trình
bày ưu, nhược điểm của từng loại thuế suất?
Thuế suất là mức thu hay suất thu thuế, được tính trên căn cứ thu thuế. Có nhiều hình
thức thuế suất được sử dụng, nhằm thực hiệ yêu cầu đặt ra cho một loại thuế và mội hình
thức đều có những ưu, nhược điểm nhất định, do đó khó có thể có một hình thức tối ưu để
áp dụng chung cho cả hệ thống thuế.
Thuế suất được chia làm 4 hình thức chính:
- Thuế suất tuyệt đối.
- Thuế suất tỷ lệ cố định.
- Thuế suất tỷ lệ lũy tiến.
- Thuế suất tỷ lệ lũy thoái.
1. Thuế suất tuyệt đối:
Ở hình thức này, thuế suất được quy định bằng một con số tuyệt đối, với đơn vị tính
bằng tiền như một số loại thuế ở Việt Nam: Thuế Nhập khẩu đối với ô tô đã qua sử
dụng, thuế Bảo vệ môi trường hoặc đơn vị tính bằng hiện vật như thuế Sử dụng đất
nông nghiệp tính bằng kg/thóc/ha/năm.
Ưu điểm: ổn định trong một thời gian dài, đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán. Ngoài ra
việc áp dụng thuế suất tuyệt đối sẽ ngăn chặn được hiện tượng gian lận về thuế qua
giá.
Nhược điểm: dễ bị lạc hậu khi giá cả thị trường gia tăng và chưa tạo nên sự công bằng
thật sự trong điều tiết thu nhập của người nộp thuế.
2. Thuế suất tỷ lệ cố định
Là loại thuế suất quy định bằng tỷ lệ % tính trên căn cứ tính thuế. Thuế suất tỷ lệ cố
định được sử dụng khá phổ biến như: thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt,
thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu, thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Ưu điểm: ổn định, dễ hiểu và dễ tính toán, ngăn chặn được gian lận và khắc phục
được nhược điểm bị tác động bởi giá cả của thuế tuyệt đối.
Nhược điểm: thu nhập của người chịu thuế chưa được điều tiết công bằng.
3. Thuế suất tỷ lệ lũy tiến.
Đây là hình thức, theo đó thuế suất quy định tỷ lệ % và tăng dần theo sự gia tăng của
căn cứ tính thuế, như vậy biểu thuế sẽ có nhiều bậc thuế. Thuế suất lũy tiến bao gồm
lũy tiến toàn phần và từng phần. Ví dụ, thuế thu nhập cá nhân.
Ưu điểm: điều tiết công bằng thu nhập của đối tượng chịu thuế trên cả hai khía cạnh:
công bằng về số thuế và công bằng về thu nhập còn lại sau thuế.
Nhược điểm: phức tạp trong tính toán và không dễ dàng trong hướng dẫn về phía cơ
quan thuế. Ngoài ra trong trường hợp lũy tiến từng phần, do không phải là thuế suất
thực nên thường gây ra ngộ nhận rằng thuế cao.
4. Thuế suất tỷ lệ lũy thoái.
Là hình thức đối lập với lũy tiến, tức là mức thuế suất bậc thang giảm xuống khi căn
cứ tính thuế tăng lên. Ví dụ: Bảo hiểm an sinh xã hội.
Ưu điểm: công bằng khi đánh thuế tất cả mọi người ở cùng một mức.
Nhược điểm: không công bằng bởi vì chúng thay thế bằng một gánh nặng thuế lớn
hơn tương ứng lên vai những cá nhân có căn cứ tính thuế thấp hơn.
CÂU 4: Tính thuế suất lũy tiến toàn phần:
Số thuế suất mà mỗi người phải nộp trong kỳ tính thuế là:
Ông A= 5.000.000*5%= 250.000
Ông B = 10.000.000 *10% =1.000.000
Ông C= 20.000.000*20%=4.000.000
Ông D = 40.000.000*30%=12.000.000
Ông E= 80.000.000*40%=32.000.000
Ông H=90.000.000*50%=45.000.000
CÂU 5: Tính thuế suất lũy tiến từng phần:
Số thuế phải nộp của mỗi người trong kì tính thuế là:
Ông A= 5.000.000*5%= 250.000
Ông B =5.000.000*5% +5.000.000*10% =750.000
Ông C=5.000.000*5% +5.000.000*10% + 10.000.000*20%=2.750.000
Ông D= 5.000.000*5% +5.000.000*10% + 10.000.000*20% +
20.000.000*30%=8.750.000
Ông E=5.000.000*5% +5.000.000*10% + 10.000.000*20% + 20.000.000*30% +
40.000.000*40%=24.750.000
Ông H=5.000.000*5% +5.000.000*10% + 10.000.000*20% + 20.000.000*30% +
40.000.000*40% +10.000.000*50%=29.750.000
Thuế suất trung bình của:
Ông A= 250.000/5.000.000= 5%
Ông B= 750.000/10.000.000=7,5%
Ông C= 2.750.000/20.000.000=13,75%
Ông D=8.750.000/40.000.000=21,875%
Ông E=24.750.000/80.000.000=30,9375%
Ông H=29.750.000/90.000.000=33,056%

You might also like