You are on page 1of 20

CHƯƠNG 5

TỔNG QUAN VỀ THUẾ

12/19/2023 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế


5.2. Hệ thống thuế và phân loại thuế
5.3. Lý thuyết thuế chuẩn tắc

12/19/2023 2
5.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế
5.1.1. Các khái niệm cơ bản
Để xác định phạm vi tác động của thuế cần phân biệt:
 Phạm vi ảnh hưởng do luật pháp quy định: xác định chủ thể

có nghĩa vụ nộp thuế


VD: Ông A mua bút máy giá chưa thuế VAT là 10.000 đồng;
thuế VAT là 10%. Vậy ông A thanh toán số tiền 11.000 đồng. Về
nghĩa vụ pháp lý, người bán sẽ phải có trách nhiệm quyết toán
số tiền thuế VAT với cơ quan thuế.
 Phạm vi ảnh hưởng kinh tế: xác định người gánh chịu thuế
VD: Khi đánh thuế công ty thì chủ thể chịu thuế là con người:
các cổ đông, người lao động, người tiêu dùng.
12/19/2023 3
5.1.2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế với phân phối thu nhập
 Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của thuế cần xem xét nguồn thu

nhập và sử dụng thu nhập.


 Khi giá hàng hóa tăng, người dân càng tiêu dùng nhiều hàng
hóa, mức độ thu nhập bị phân phối lại càng cao;
 Nếu thuế làm giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, thu nhập của
người có liên quan trực tiếp đến khu vực sản xuất bị giảm đi
 thuế làm giảm sự phân phối thu nhập bằng việc gây ảnh
hưởng đến nguồn thu nhập
 Tác động của thuế phụ thuộc vào sự thay đổi giá thị trường.
VD: Thuế tăng sẽ khiến hầu hết các hàng hóa đều tăng giá,
nhưng phạm vi tác động như thế nào, với Xăng dầu, thuốc lá?
Thịt heo, thịt bò?
12/19/2023 4
5.1.2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế với phân phối thu nhập (tt)
 Kết hợp các công cụ chính sách: Hầu hết chính phủ sử dụng

một chính sách tài khóa toàn diện và đồng bộ – chính sách
thuế gắn liền với chính sách chi tiêu công, đầu tư khu vực
công, chính sách tiền tệ, lãi suất, thu hút đầu tư nước ngoài…
 Trình độ dân trí và tỷ trọng người nộp thuế trong dân số.
 Một sự điều chỉnh dù nhỏ trong thuế (GTGT, TNCN,
TNDN) cũng có ảnh hưởng rộng khắp đến thu nhập khả
dụng và động thái tiêu dùng của dân chúng
 Thuế hoàn thiện vai trò công cụ điều chỉnh và điều tiết.
 Chi tiêu tiền thuế hợp lý sẽ tạo ra sự chuyển giao thu nhập
cho khu vực tư tương đương số tiền thuế họ đã nộp.
12/19/2023 5
5.2. Thuế trong luồng lưu chuyển thu nhập và chi tiêu
của xã hội
Thị trường
Thuế gián thu Thuế gián thu
hàng hóa

Cá nhân – Hộ gia đình Doanh nghiệp

Thuế thu nhập Thuế thu nhập


cá nhân Thu nhập doanh nghiệp

Tài sản

Thuế tài sản

Hình 5.1. Thuế trong các luồng thu nhập và chi tiêu của xã hội
12/19/2023 6
 Thu nhập là khái niệm có tính chuẩn tắc
Góc độ kinh tế: dựa trên lý thuyết về nguồn tài sản và

tăng trưởng tài sản thuần


 Theo lý thuyết về nguồn tài sản: tổng giá trị của cải
hàng năm;
 Theo lý thuyết về tăng tài sản thuần: tổng giá trị trên thị
trường của các lợi ích được hưởng dưới dạng tiêu dùng
và giá trị tăng thêm trong tổng các quyền sở hữu của
một chủ thể trong khoảng thời gian nhất định.
Góc độ thu thuế: thu nhập bằng tiền và hiện vật do

hoạt động sản xuất kinh doanh, do lao động hoặc do một
quan hệ xã hội nào đó mang lại.
12/19/2023 7
Thu nhập

Hình 5.2.
Nguồn gốc thu nhập Từ hoạt động Từ sản xuất
xã hội phi kinh doanh kinh doanh

Lao động Thừa kế…. Tài sản

 Thuế thu nhập: có sự phân biệt giữa pháp nhân (doanh nghiệp)
và thể nhân (cá nhân); thể hiện tính công bằng XH, cách tính
tùy vào điều kiện của từng quốc gia.
 Sử dụng thu nhập để tiêu dùng thì phải nộp thuế gián thu:
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…;
 Thuế tài sản đánh vào thu nhập được chuyển hóa, hình
thành nên tài sản: thuế trước bạ, thuế nhà đất…
12/19/2023 8
5.3 Lý thuyết thuế chuẩn tắc
5.3.1. Quan điểm về lý thuyết thuế chuẩn tắc
Cách tiếp
Mô tả, giải thích và phân tích sự
cận thực
vận hành của hệ thống thuế
Hai cách chứng
tiếp cận
thuế Cách tiếp Xem xét và đánh giá chính sách
cận chuẩn thuế theo một khuôn khổ hoặc dựa
tắc trên một chuẩn mực nhất định

Nghiên cứu những mục tiêu mong muốn khi chính phủ đưa ra
hoặc thay đổi chính sách thuế; đánh giá mức độ đáp ứng,
thực hiện mục tiêu của chính sách thuế; xem xét tình trạng và
mức độ mâu thuẫn giữa các mục tiêu
12/19/2023 9
VD: xem xét việc chính phủ thay đổi chính sách tiêu thụ đặc biệt
đối với xe ôtô và rượu bia.
Cầu về ôtô và rượu bia, tình trạng giao
Nhà phân tích thuế
thông, tình hình kinh doanh của các cửa
thực chứng chỉ ra
hàng, mức độ ô nhiễm, trật tự xã hội, công
tác động của sự
việc của công nhân, sự phát triển của ngành
tăng thuế đến
công nghiệp trong 5 năm tới…

Ngoài các mô tả trên là hàng loạt câu hỏi:


- Mục tiêu khi thay đổi chính sách thuế tiêu
thụ đặc biệt của ôtô và rượu bia là gi?
- Nếu chủ trương phát triển ngành công
Nhà lý thuyết thuế
nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao thì nên
chuẩn tắc
tăng thuế đặc biệt đối với rượu bia hay ôtô?
- Nếu quan tâm đến những người có thu
nhập từ mức trung bình trở xuống thì nên
giảm thuế gì và tăng thuế gì?
12/19/2023 10
5.3.2. Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt

Tính
công bằng

Có tính
4 tiêu chuẩn
kinh tế Dễ
của
trong thu áp dụng
Adam Smith
thuế Tính Tính
Thuận tiện hiệu công
cho người quả bằng
nộp thuế
Tính Tính
linh đơn
hoạt giản
12/19/2023 11
5.3.2. Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt (tt)
Tính - Cách thức đánh thuế sao cho “cái bánh” phình to ra,
hiệu
mọi người có phúc lợi lớn hơn.
quả -
Sử dụng theo 2 cách:
 Thuế không can thiệp hoặc gây ảnh hưởng đến hành
vi kinh tế của người nộp thuế;
 Các tổ chức hay cá nhân phản ứng đối với thuế bằng
việc thay đổi hành vi kinh tế của họ.
-Chính phủ đánh thuế sẽ gây ra: (1) tác động thu
nhập và (2) tác động thay thế
 Tiêu chuẩn hiệu quả cổ điển;
 Thuế là công cụ của chính sách tài khoá;
 Thuế và thay đổi hành vi.
12/19/2023 12
5.3.2. Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt (tt)
Tính
công (1) Công bằng theo nguyên lý về lợi ích: đánh thuế
bằng dựa vào cái mà cá nhân lấy đi từ XH (tiêu dùng)
 Áp dụng rộng rãi với các loại thuế thu vào cầu
đường. Dùng thuế thu vào xăng dầu tài trợ cho đường
sá là cơ chế đơn giản để gắn lợi ích với thuế.
(2) Công bằng theo nguyên lý khả năng nộp thuế:
đánh thuế dựa vào cái mà cá nhân đóng góp cho XH
(thu nhập)
 Lấy Tiêu dùng hay Tài sản làm cơ sở tính thuế sẽ
công bằng hơn?
12/19/2023 13
5.3.2. Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt (tt)
Tính - Hệ thống thuế phải đơn giản về hành chính để dễ quản
đơn lý và tiết kiệm chi phí.
giản - Chi phí liên quan đến việc quản lý thuế gồm:
 Chi phí quản lý hành chính thuế (chi phí trực tiếp):
Chính phủ phải bỏ ra để thu thuế;
 Chi phí tuân thủ (chi phí gián tiếp): người nộp thuế bỏ
ra để có thể thực thi hoặc không thực thi nghĩa vụ thuế.
VD: Báo cáo khảo sát Môi trường kinh doanh toàn cầu (WB) công
bố, tổng số giờ nộp thuế của một doanh nghiệp tại Việt Nam hiện vào
khoảng 770 giờ mỗi năm. Số lần phải làm thủ tục thuế trong năm là
30, tổng số tiền thuế và các khoản chi trả cho việc này chiếm 39,4%
lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi đó, số giờ nộp thuế của doanh
nghiệp Thái Lan là 264 giờ, Indonesia 234 giờ, Philippines 193 giờ,
Malaysia 118 giờ và Singapore 83,5 giờ (VnExpress).
12/19/2023 14
5.3.2. Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt (tt)
Tính
đơn - Một hệ thống thuế đơn giản góp phần khắc phục
giản
đáng kể tình trạng trốn thuế. Một số cách phổ biến
(tt)
gian lận thuế:
(1) làm hai bộ sổ sách kê khai hoạt động kinh doanh để
đối phó với cơ quan thuế;
(2) các khoản thu nhập làm ngoài giờ không khai báo
với cơ quan thuế;
(3) thực hiện cơ chế giao dịch hàng đổi hàng;
(4) định giá chuyển giao của các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài (Coca cola, Metro, các hãng sữa nước ngoài)
12/19/2023 15
 Phân tích khía cạnh chuẩn tắc của trốn thuế
Thu nhập
MC = Mức phạt biên

MB= 1

0 R* Thu nhập không khai báo (R)

Hình 5.3. Trốn thuế tối ưu

Thu nhập
MC = Mức phạt biên

MB= 1

R* = 0 Thu nhập không khai báo (R)

Hình 5.4. Trốn thuế tối ưu bằng 0


12/19/2023 16
5.3.2. Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt (tt)
Tính
- Thuế gắn chặt với hoạt động kinh tế (độ nổi của
linh
thuế), phản ánh thực sự những biến động chu kỳ kinh
hoạt
tế (độ co giãn của thuế).
 Độ nổi của thuế (tax buoyancy)
T: Tổng số tiền thuế thu được; Y: GDP
Nếu sự thay đổi cơ sở thuế và/hoặc thuế suất không
làm tổng thu thuế tăng/tăng không kịp GDP
 thuế không nổi được (độ nổi < 1)
 Độ co giãn của thuế (tax elasticity)
T*: Tổng thu thuế không tính đến thay đổi cơ sở thuế và/hoặc thuế suất
- Khi đưa ra các quy định, pháp luật thuế phải tiên
liệu mọi phát sinh hay thay đổi của căn bản thuế.
12/19/2023 17
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
5.1. Phân biệt phạm vi ảnh hưởng pháp lý và phạm vi ảnh
hưởng kinh tế của thuế. Những mâu thuẫn này có thể giải
quyết như thế nào?
5.2. Bàn luận về sự đánh đổi giữa khía cạnh công bằng và
hiệu quả của chính sách thuế.
5.3. Giải thích nguyên tắc lợi ích của đánh thuế? Nêu ý nghĩa
nguyên tắc này như là tiêu chí chuẩn tắc cho việc xây dựng
chính sách thuế. Điểm mạnh và điểm yếu của tiêu chí này?
5.4. Giải thích nguyên tắc dựa vào khả năng thanh toán để
đánh thuế. Nêu ý nghĩa nguyên tắc này như là một nền tảng
cho việc thiết kế chính sách thuế?
12/19/2023 18
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
5.5. Giải thích công bằng theo chiều dọc và công bằng theo
chiều ngang. Chúng có phải là nguyên tắc có tính pháp lý để
dựa vào đó xây dựng hệ thống hay không? Những vấn đề gì
xảy ra trên thực tế trong nỗ lực thực hiện các nguyên tắc này?
5.6. Với chế độ thuế lũy tiến, việc đánh thuế thu nhập gộp của
hai vợ chồng và đánh thuế thu nhập riêng của từng người
khác nhau rất nhiều. Hãy phân tích tính công bằng và hiệu
quả đối với gia đình phải chịu thuế.

12/19/2023 19
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
5.7. Để tài trợ cho việc cải thiện đường sá, cầu cống, chính phủ
đang cân nhắc tăng một số loại thuế và phí: lệ phí cấp bằng lái xe,
thuế sở hữu tài sản cá nhân về các phương tiện đi lại, thuế đánh vào
phụ tùng xe cộ và thuế đánh vào thuốc lá và thức uống cao cấp.
Hỏi loại thuế nào là thuế gắn liền với lợi ích; loại thuế nào ít gây
méo mó hơn?
5.8. Giả sử cung lao động nữ có gia đình rất nhạy cảm (co giãn) với
tiền lương sau thuế, trong khi cung lao động nam không co giãn.
Chính phủ đang cân nhắc giảm thuế thu nhập đánh vào lao động nữ
có gia đình và tăng thuế thu nhập đánh vào lao động nam có gia
đình. Chính sách đó ảnh hưởng đến phân phối thu nhập như thế
nào?
12/19/2023 20

You might also like