You are on page 1of 6

MỞ ĐẦU

Thuế quan là lĩnh vực được cộng đồng thương mại quốc tế nói chung, WTO và
các khối liên kết kinh tế nói riêng quan tâm và quy định tương đối chi tiết để áp dụng
trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
năm 1994, các quy định về thuế quan đã được các quốc gia thỏa thuận và áp dụng với
những nội dung cụ thể. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Phân tích
các quy định về thuế quan trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994”
để nghiên cứu, và phân tích
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về thuế quan trong Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT 1994):
Thuế quan chủ yếu được điều chỉnh bởi GATT 1994. Có thể thấy, các ưu đãi thuế
quan của hiệp định này vượt trội so với các biện pháp bảo hộ khác. Các loại thuế có thể
được đánh theo đơn vị hoặc theo giá trị của hàng hóa. Các nhượng bộ về thuế quan do
các nước đưa ra khi họ gia nhập WTO hoặc trong các cuộc đàm phán được coi là thuế
quan "ràng buộc" trong danh sách cam kết của họ. Theo Điều II của GATT, các danh
sách cam kết này là một bộ phận cấu thành của GATT. Chúng dựa trên cách tiếp cận
"danh sách khẳng định", có nghĩa là không có cam kết nào đối với các sản phẩm không
có trong danh sách cam kết. Đối với các sản phẩm được liệt kê, các thành viên sẽ không
đánh thuế cao hơn mức tối đa đã cam kết trong danh mục cam kết với các thành viên
WTO.
Trong khuôn khổ WTO, thuế quan được hiểu là loại thuế áp dụng tại cửa khẩu đối
với hàng hoá dịch chuyển từ một lãnh thổ hải quan này sang một lãnh thổ hải quan khác
(Điều I GATT), nhằm đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất trong
nước, là cơ sở để đàm phán thương mại và phụ vụ các mục tiêu phi thương mại. Cần nói
rõ thuế quan không phải là ‘thuế nội địa’, ví dụ, thuế giá trị gia tăng (khoản 2 Điều III
GATT), cũng không phải là phí hay lệ phí nhập khẩu (Điều VIII GATT).
2. Quy định về thuế quan trong GATT 1994:
2.1 Quy định về danh mục thuế quan:
Thuế quan còn được hiểu là Danh mục thuế quan, tức là danh mục danh mục HS
quốc gia được xây dựng trên cơ sở danh mục HS quốc tế mà trong đó trên mỗi dòng HS
quốc gia có ghi rõ các mức thuế suất thuế nhập khẩu cụ thể của mỗi dòng HS (dòng thuế
quan). Đối với danh mục thuế quan, mỗi nước có danh mục thuế quan của riêng mình và
được công bố rộng rãi cho mọi người liên quan thực hiện. WTO từ khi thành lập đã có
hơn 22.500 trang danh mục thuế quan cam kết của các nước đối với một số loại hàng hóa
cụ thể được thỏa thuận trong khuôn khổ WTO, nhất là các cam kết giảm thuế và mức
thuế trần đối với hàng hóa nhập khẩu, ASEAN/AFTA cũng có danh mục thuế quan cam
kết của các nước thành viên, trong đó có danh mục cam kết của Việt Nam cắt giảm thuế
quan trong khuôn khổ thỏa thuận CEPT/AFTA 1. Nhìn chung, trong các danh mục thuế
quan này, trong một số trường hợp nhất định, thuế quan được giảm xuống bằng không.
Danh mục thuế quan là một bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các
mức thuế quan đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Danh
mục thuế quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định hoặc phương pháp
thương lượng giữa các quốc gia. Có hai danh mục thuế quan là danh mục thuế quan đơn
và danh mục thuế quan kép2. Danh mục thuế quan đơn là danh mục thuế quan trong đó
chỉ quy định một mức thuế quan cho mỗi loại hàng hóa. Hiện nay, hầu hết các nước
không còn áp dụng danh mục thuế quan này. Danh mục thuế quan kép là danh mục thuế
quan trong đó mỗi loại hàng hóa quy định từ hai mức thuế trở lên. Những loại hàng hóa
có xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế khác nhau.
2.2. Quy định về mức thuế “trần”
Các danh mục mở cửa thị trường không chỉ đơn giản là những barem về thuế
quan, mà đó phải được hiểu là mức thuế trần. Mức thuế trần chính là cam kết không tăng
thuế vượt qua một mức nào đó3. Nhượng bộ thuế quan mà một thành viên WTO đưa ra có
‘giá trị ràng buộc’ và là mức thuế trần, không phải ở mức sàn. Điều đó có nghĩa rằng
thành viên đó không thể áp dụng mức thuế suất cao hơn so với mức ràng buộc đã cam

1
Theo https://luatminhkhue.vn/cac-quy-dinh-ve-thue-quan-va-cac-bien-phap-han-che-dinh-luong-trong-wto.aspx
2
Theo https://www.tapchicongsan.org.vn/en_US/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-
nuoc/-/2018/1346/vai-tro-va-tac-dong-cua-thue-quan--khi-nuoc-ta-gia-nhap-wto.aspx
3
Theo World Trade Organization - WTO
kết. Các nước phát triển đã gia tăng mức thuế trần đối với hầu hết các dòng thuế. từ 78%
lên đến 99% số dòng thuế có mức "thuế trần". Các nền kinh tế đang phát triển cũng tăng
không kém, từ mức 21% lên 73%. Các nền kinh tế đang chuyển đổi có mức đầu tư tăng
từ 73% lên 98%4. Như vậy, đối với các doanh nhân và nhà đầu tư, thị trường đã trở nên
an toàn hơn nhiều.. Tất cả đồng nghĩa với mức độ an toàn thị trường cao hơn đáng kể
dành cho các thương nhân và nhà đầu tư
Một nước có thể phá bỏ cam kết, tức là nâng thuế quan cao hơn mức thuế trần,
nhưng không phải là dễ. Để làm được điều này, nước đó phải đàm phán với các nước liên
quan và có thể bị buộc phải bù đắp thiệt hại về cơ hội thương mại mà các đối tác phải
gánh chịu.
Theo GATT 1994, các nước phát triển chấp thuận giảm từng bước phần lớn thuế
quan trong vòng năm năm kể từ ngày 1/1/1995. Kết quả là thuế nhập khẩu đối với sản
phẩm công nghiệp vào các nước này đã giảm 40%, từ trung bình 6,3% xuống còn 3,8%.
Đồng thời, giá trị các sản phẩm công nghiệp được nhập vào các nước phát triển không
phải chịu thuế tăng mạnh, từ mức 20% lên 44%5.
Tỉ lệ các sản phẩm nhập khẩu vào các nước phát triển phải chịu thuế suất cao hơn
15% sẽ giảm từ 7% xuống còn 5%. Tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển
sang các nước phát triển phải chịu thuế suất cao trên 15% sẽ giảm từ mức 9% xuống còn
5%6.
2.3. Quy định về lộ trình giảm thuế quan
Ngoài tính ràng buộc, thuế quan còn có lộ trình giảm dần. Theo quy định của
WTO, hầu hết lộ trình giảm thuế quan của các nước phát triển được chia thành các giai
đoạn thực hiện trong vòng 5 năm kể từ ngày 01/01/1995. Đây là kết quả của Vòng đàm
phán Urugoay về việc thành lập WTO. Theo đó sẽ giảm 40% số dòng thuế đối với các
sản phẩm công nghiệp, giảm từ mức thuế suất trung bình 6,3% xuống 3,8%. Giá trị của
các sản phẩm nhập khẩu được miễn thuế từ các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng từ mức
20% lên 44%. Ngoài ra, số dòng sản phẩm phải chịu mức thuế suất cao cũng giảm. Tỉ lệ
4
Theo https://vietnambiz.vn/muc-thue-tran-bindding-tariffs-la-gi-20191108103831759.htm
5
Theo https://vietnambiz.vn/muc-thue-tran-bindding-tariffs-la-gi-20191108103831759.htm
6
Theo “Theo Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới, NXB Chính trị quốc gia”
sản phẩm nhập khẩu vào các nước phát triển từ mọi nguồn đang chịu mức thuế cao hơn
15% sẽ giảm xuống từ 7% đến 5%. Tỉ lệ các sản phẩm xuất khẩu của các nền kinh tế
đang phát triển đang chịu mức thuế trên 15% tại các nước phát triển sẽ giảm xuống còn
từ 9% đến 5%. Mỗi nước tham gia thỏa thuận phải áp dụng thống nhất cam kết của mình
đối với hàng hóa nhập khẩu của tất cả các nước thành viên WTO phù hợp với hàng hóa
nhập khẩu của tất cả các nước thành viên WTO phù hợp với nguyên tắc tối huệ quốc. Lộ
trình của Việt Nam đối với ASEAN/AFTA là năm 2006, đối với Hoa Kỳ theo cam kết
trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng nằm trong khoảng thời gian tương
tự.
3. Cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO
Ở mức cam kết chung, Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế
(10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống
còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng
nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5-7 năm. Với
hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm7.
Ở mức cam kết cụ thể: Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế
(chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700
dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần, chủ yếu là đối
với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. Các mặt
hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu
xây dựng, ôtô – xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.
Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của
WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp, loại bỏ các hạn chế định lượng và xóa bỏ trợ
cấp xuất khẩu đối với hàng động sản cũng như rất nhiều khoản trợ cấp trong nước khác.
KẾT LUẬN
Sau 11 năm kể từ ngày chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới WTO, tháng 1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức kinh

7
Theo https://www.tapchicongsan.org.vn/en_US/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-
nuoc/-/2018/1346/vai-tro-va-tac-dong-cua-thue-quan--khi-nuoc-ta-gia-nhap-wto.aspx
tế lớn nhất thế giới này. Để làm được điều này, Việt Nam đã phải vượt qua các vòng đàm
phán song phương và đa phương khó khăn, và phải hoàn thành một khối lượng công việc
lớn về cải cách thể chế và ban hành pháp luật để phù hợp với các định chế của WTO,
trong đó có các quy định về thuế quan nói trên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb. Công an nhân dân,
2017
2. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế = Textbook
international trade and business law, Nxb. Công an nhân dân, 2014
3.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep-dinh-chung-ve-thue-quan-va-
thuong-mai-GATT-13898.aspx
4.https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?
ID=29227&Category=H%E1%BB%A3p%20t%C3%A1c%20qu%E1%BB%91c%20t
%E1%BA%BF
5.https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/vai-tro-cua-cac-hiep-
dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-trong-thuong-mai-quoc-te-122913.html
6.https://vietnambiz.vn/muc-thue-tran-bindding-tariffs-la-gi-20191108103831759.htm
7.https://luatminhkhue.vn/cac-quy-dinh-ve-thue-quan-va-cac-bien-phap-han-che-dinh-
luong-trong-wto.aspx
8.https://nhandan.vn/chuyen-lam-an/T%E1%BB%B1-do-h%C3%B3a-th
%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-v%C3%A0-hai-nh%C3%B3m-r%C3%A0o-c
%E1%BA%A3n-l%E1%BB%9Bn-500559
9.https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/817137/tu-do-hoa-thuong-
mai--ly-luan%2C-kinh-nghiem-va-giai-phap-cho-viet-nam.aspx

You might also like