You are on page 1of 7

I.

CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI, GIẢI THÍCH TẠI
SAO (Trả lời ngắn gọn, cung cấp cơ sở pháp lý)? (6 điểm)
1. Theo quy định của GATS, quốc gia thành viên WTO không được phép duy
trì các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành dịch
vụ.
- Nhận định sai.
- Theo Điều XVI.2 GATS thì trong những lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị
trường, các Thành viên không được duy trì hoặc ban hành các biện pháp hạn
chế tiếp cận thị trường , dù ở quy mô vùng hoặc trên toàn bộ lãnh thổ , trừ
trường hợp có quy định khác trong Danh mục cam kết.
- Như vậy, nếu rơi vào trường hợp các ngành dịch vụ chưa cam kết mở cửa thị
trường hoặc có quy định khác trong Danh mục cam kết thì quốc gia thành viên
WTO vẫn có thể áp dụng và duy trì các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường
đối với các ngành dịch vụ đó.
2. Theo quy định của GATS, quốc gia thành viên WTO có nghĩa vụ bắt buộc
tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia đối với tất cả các ngành dịch vụ có trên
thị trường.
- Nhận định sai.
- Vì quốc gia thành viên WTO không có nghĩa vụ bắt buộc tuân thủ nguyên tắc
đối xử quốc gia (NT) đối với tất cả các ngành dịch vụ.
- Căn cứ theo Điều XVII.1 GATS thì trong những lĩnh vực được nêu trong Danh
mục cam kết (Biểu cam kết) và tuỳ thuộc vào điều kiện và tiêu chuẩn được quy
định trong danh mục liên quan đến tất cả biện pháp có tác động đến việc cung
cấp dịch vụ, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ
sự đối xử không kém thuận lợi hơn.
- Nghĩa vụ đối xử quốc gia không phải được áp dụng tự động đối với tất cả các
ngành dịch vụ mà chỉ được áp dụng đối với ngành và phân ngành đã được đưa
vào danh mục cam kết và tuỳ thuộc vào các hạn chế đối với từng phương thức
cung cấp dịch vụ.
3. Theo quy định của GATS, cung cấp dịch vụ từ xa đương nhiên thuộc
phương thức cung cấp dịch vụ phương thức 1 cung cấp dịch vụ qua biên
giới.
- Nhận định sai.

1
- Theo Điều I.2.a GATS thì phương thức 1 là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ
của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành viên nào khác.
- Như vậy thì việc một quốc gia không thuộc WTO cung cấp dịch vụ từ xa, hay
ngược lại, một Thành viên WTO cung cấp dịch vụ từ xa cho một quốc gia khác
không thuộc WTO đều không thể coi là cung cấp dịch vụ theo phương thức 1
(cung cấp dịch vụ qua biên giới).
4. Để được hưởng ngoại lệ chung theo điều XIV GATS, các quốc gia chỉ cần
chứng minh thoả mãn một trong các yếu tố quy định tại điểm a đến e của
điều luật này.
- Nhận định sai.
- Vì theo Điều XIV quy định về những ngoại lệ chung thì theo các yêu cầu về
việc không áp dụng các biện pháp có thể tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và
không có cơ sở giữa các nước hoặc trở thành một hạn chế trá hình trong thương
mại dịch vụ, không có quy định nào của Hiệp định này ngăn cản các Thành viên
thông qua hoặc thực thi các biện pháp từ điểm a đến điểm e của Điều luật.
- Như vậy, để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XIV GATS thì các quốc gia
ngoài việc phải chứng minh thoả mãn một trong các yếu tóc quy định từ điểm a
đến điểm e thì còn phải đáp ứng các điều kiện là các biện pháp đó không được
tạo ra sự phân biệt đối xử hoặc cản trở thương mại trá hình nào.
5. Chỉ có công dân của một quốc gia thành viên WTO mới có thể thuộc phạm vi
điều chỉnh của phương thức cung cấp dịch vụ.
- Nhận định sai.
- Theo Điều I.2.(d) thì phương thức 4 là việc cung cấp dịch vụ bởi một người
cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện của thể nhân trên
lãnh thổ của bất kỳ thành viên WTO nào.
- Mà theo định nghĩa tại Điều XXVIII.(k) GATS thì “thể nhân của một thành
viên khác” là một thể nhân thường trú trên lãnh thổ đó hoặc bất kỳ Thành viên
nào khác, mà theo pháp luật của thành viên này người đó: (i) Là công dân của
thành viên khác đó hoặc (ii) Có quyền cư trú lâu dài trên lãnh thổ của thành
viên khác đó trong trường hợp:
+ Không có quốc tịch
+ Được dành đáng kể sự đối sử thuận lợi
- Như vậy, cách giải thích của hiệp định GATS cho phép công dân của một thành
viên WTO, cũng như những người có quyền cư trú lâu dài thuộc trường hợp
không có quốc tịch hay được dành đáng kể sự đối sự thuận lợi có thể làm thể
nhân của một Thành viên, được điều chỉnh bởi phương thức 4. Từ đó đối tượng

2
thuộc phạm vi điều chỉnh của phương thức 4 trong Hiệp định GATS rộng hơn
so với nhận định trên.
6. Người lao động được doanh nghiệp ở quốc gia thành viên thuê để cung ứng
dịch vụ ở lãnh thổ quốc gia mình thuộc phạm vi điều chỉnh của phương thức
cung cấp dịch vụ 4, quốc gia thành viên liên quan buộc phải áp dụng ưu đãi
về tiếp cận thị trường dịch vụ đối với thể nhân này.
- Nhận định sai.
- Theo quy định tại Điều I.2.d GATS thì phương thức 4 là việc “cung cấp dịch vụ
của một Thành viên thông qua sự hiện hiện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ
Thành viên nào khác”.
- Như vậy, phương thức 4 được áp dụng khi thể nhân của Thành viên này đến
quốc gia Thành viên khác và cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ quốc gia này. Tuy
nhiên, theo câu nhận định trên thì việc cung cấp dịch vụ của thể nhân vẫn ở trên
lãnh thổ của quốc gia mình, không đến lãnh thổ của quốc gia thành viên khác,
do đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của phương thức 4. Vậy nên, quốc gia
thành viên liên quan không buộc phải áp dụng ưu đãi về tiếp cận thị trường
dịch vụ đối với thể nhân này.
7. Để thực hiện phương thức cung cấp dịch vụ 3 ở một thành viên khác, doanh
nghiệp buộc phải mua cổ phần của một doanh nghiệp đã được thành lập
trên lãnh thổ quốc gia đó.
- Nhận định sai.
- Điều XXVIII.d quy định “hiện diện thương mại” bao gồm: (i) thiết lập duy trì
mua lại một pháp nhân hoặc (ii) thành lập duy trì một chi nhánh hoặc văn
phòng đại diện.
- Mua cổ phần của doanh nghiệp được thành lập trên lãnh thổ quốc gia thành viên
nghĩa là mua lại doanh nghiệp đó. Tuy nhiên ngoài mua lại doanh nghiệp được
thành lập trên lãnh thổ quốc gia Thành viên thì doanh nghiệp còn có thể thành
lập hay duy trì một chi nhánh, văn phòng đại diện trên lãnh thổ quốc gia thành
viên đó.
8. Khi cam kết chung không ghi nhận phương thức 1 và 2 đồng nghĩa với việc
Việt Nam đã “không cam kết” đối với các phương thức này đối với các
ngành và phân ngành dịch vụ liên quan.
- Nhận định sai
- Theo quy định tại Điều XVI Hiệp định GATS, đối việc tiếp cận thị trường theo
các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại điều I (bao gồm cả bốn phương thức)
thì Việt Nam phải dành cho các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi

3
hơn sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận
và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể.
- Vậy nên Việt Nam vẫn phải cam kết những điều kiện mở cửa thị trường đối với
phương thức 1 và 2 cho các ngành và phân ngành dịch vụ liên quan trong Biểu
cam kết dù trong Cam kết chung không ghi nhận hai phương thức này.

II. BÀI TẬP (4 ĐIỂM)


Dữ kiện:
1. ABC Global là một công ty xây dựng quốc tế chuyên về thiết kế và xây dựng các
đập nước, cầu, sân bay và các công trình lớn khác. ABC Global có trụ sở tại
Arcadia, là một thành viên của WTO (từ năm 1995). ABC Global được sở hữu và
kiểm soát bởi Global Holdings, một công ty cũng có trụ sở tại Arcadia.
2. ABC Global muốn thành lập công ty con tại Belina, một thành viên khác của WTO
(từ năm 2010), để theo đuổi hợp đồng xây dựng lớn. Công ty này dự tính thành lập
văn phòng tại một số thành phố trong Belina, và tuyển các nhân viên cho các văn
phòng là công dân Belina và từ các thành viên khác của WTO.
3. Các cố vấn pháp lý của ABC Global đã nghiên cứu luật pháp và các quy định của
Belina, và đã tìm thấy rằng tại Belina :
a) Không quá 5 công ty xây dựng và kỹ thuật nước ngoài (được định nghĩa là các
công ty có sở hữu nước ngoài hơn 50%) có thể hoạt động tại Belina.
c) Công ty nước ngoài không thể chuyển về nước hơn 50% lợi nhuận của họ mỗi
năm.
d) Chính phủ Belina duy trì một mức thuế suất thấp hơn cho các công ty thuộc sở
hữu của công dân Belinan.
e) Các cán bộ quản lý (executive officers), giám đốc (managers), và các chuyên gia
(professionals) là những nhóm lao động người nước ngoài duy nhất được phép làm
việc tại Belina. Tuy nhiên, các công dân Amica được phép làm việc một cách tự do
tại Belina, dựa trên Hiệp định hội nhập kinh tế giữa Belina và Amica. Thỏa thuận
này quy định việc loại bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại về dịch chuyển thể
nhân giữa hai nước này.
f) Bất kỳ kỹ sư nào làm việc tại Belina phải có bằng kỹ sư từ của một trường đại
học của Belina. Kỹ sư nước ngoài không đủ điều kiện trên sẽ phải vượt qua một kỳ
thi sát hạch để kiểm tra trình độ và chuyển đổi bằng cấp, được tổ chức hai năm một
lần. Kỳ thi chuyển giao này được thực hiện bằng ngôn ngữ Belina, và bao gồm các
câu hỏi về văn hóa, lịch sử Belina bên cạnh các câu hỏi kỹ thuật. Tuy nhiên, các kỹ
sư đã được đào tạo và được cấp giấy phép tại Amica được miễn các yêu cầu này.

4
g) Các công ty xây dựng không thể cung cấp dịch vụ thiết kế kiến trúc. Dịch vụ
thiết kế kiến trúc phải được cung cấp bởi các công ty kiến trúc.
4. Mặc dù biết những khó khăn trong kinh doanh do hệ thống pháp luật của Belina,
năm 2017 ABC Global quyết định tham gia đấu thầu dự án xây dựng lớn đó. Tại
trụ sở của mình tại Arcadia, ABC Global đã chuẩn bị một hồ sơ thầu xây dựng một
cao ốc thương mại lớn cho một ngân hàng tư nhân của Belina (Belina Bank). Sau
khi hồ sơ dự thầu được gửi, Belina Bank thông báo cho ABC Global rằng họ sẽ
không chấp nhận hồ sơ dự thầu bởi vì họ thích giao dịch với các công ty thuộc sở
hữu của công dân của Belina. Đại diện của Bellina Bank cho rằng Belina không có
một cam kết về cung cấp qua biên giới xây dựng và các dịch vụ liên quan.
5. ABC Global sau đó quyết định thành lập một công ty con tại Belina, dưới hình
thức một công ty liên doanh với một đối tác địa phương; dự án có tên là ABC
Construction, với 25% sở hữu đối tác Belina. Đơn xin phép thành lập công ty liên
doanh nêu trên của họ bị từ chối bởi Belina vì đã có 5 công ty xây dựng nước ngoài
kinh doanh tại Belina. Được biết tất cả năm công ty đó đều đến từ quốc gia láng
giềng Amica. Luật sư ABC Global sau đó tìm ra rằng có thêm 2 công ty nước
ngoài khác, từ Danica, đang hoạt động trên thị trường.

Bạn được ABC yêu cầu cho ý kiến pháp lý về những vấn đề sau:
a) Hãy nêu và phân tích các rào cản thương mại về cung ứng dịch vụ kiến trúc và
xây dựng của Bellina. ABC Global cần xây dựng cấu trúc đầu tư như thế nào để có
thể thực hiện được mục tiêu đầu tư của mình tại Bellina?
- Nêu ra hai rào cản về hiện diện thương mại (PT4) (do ABC đang muốn thành lập
công ty con):
+ Rào cản theo Biểu cam kết
+ Rào cản theo pháp luật quốc gia Bellina
- Liệt kê những quy định pháp luật quốc gia trái với BCK
- ABC Global cần xây dựng cấu trúc đầu tư phù hợp với cả BCK và pháp luật quốc
gia Bellina.
b) ABC có thể yêu cầu chính phủ Arcadia hỗ trợ thông qua các quy định của pháp
luật WTO? Và phải yêu cầu những điểm gì?
- Những quy định của pháp luật quốc gia Bellina trái với BCK  Vi phạm WTO 
ABC có thể yêu cầu chính phủ Arcadia kiện chính phủ Bellina theo cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO.
- Căn cứ vào Điều XVI và Điều XVII Hiệp định GATS.

5
c) Chính phủ Bellina sẽ có thể giải thích những biện pháp hạn chế thương mại của
mình như thế nào căn cứ theo luật WTO?
- Áp dụng ngoại lệ: Điều XIV hoặc Điều V  Cần ghi rõ điều khoản áp dụng để
biện hộ.

Biểu cam kết dịch vụ của Belina (*)


Ngành hoặc phân Hạn chế tiếp cận thị Hạn chế đối với Các cam kết
ngành trường chế độ Đãi ngộ bổ sung
quốc gia

Tất cả các ngành trong 3)Doanh nghiệp 3)Doanh nghiệp


biểu cam kết này phải có ít nhất 100% thuộc sổ
25% vốn thuộc sở hữu của công
hữu của các công dân Belina
dân Belina chịu thuế suất
4)Chưa cam kết thấp hơn các
(Chưa cam kết) doanh nghiệp
ngoại trừ các biện khác
pháp ảnh hưởng 4)Chưa cam kết
tới sự lưu trú tạm ngoại trừ các
thời của những biện pháp đã
nhóm thể nhân được đề cập tại
sau: mục Tiếp cận
- Giám đốc thị trường
- Quản lý viên
- Chuyên gia

6
Cam kết cụ thể
Ngành hoặc phân Hạn chế tiếp cận thị Hạn chế đối với Các cam kết
ngành trường chế độ Đãi ngộ bổ sung
quốc gia

Thi 1)Chưa cam kết 1)Chưa cam kết


Thi công xây dựng và 2)Không hạn chế 2)Không hạn chế
các công tác thi công 3)Không vượt quá 5 3)Không hạn chế
khác công ty xây dựng
(CPC 511, 515, 518) nước ngoài được 4) Chưa cam kết,
cấp phép. Sau 5 ngoại trừ
năm, không vượt những cam kết
quá 20 công ty. chung
Sau 10 năm
không hạn chế.
4) Chưa cam kết,
ngoại trừ những
cam kết chung

1. DỊCH VỤ KINH
DOANH
A. Professional Services 1)Không hạn chế 1)Không hạn chế
– Dịch vụ kiến trúc 2)Không hạn chế 2)Không hạn chế
(CPC 8671) 3)Không hạn chế 3)Không hạn chế
– Dịch vụ tư vấn kỹ 4)Chưa cam kết, 4)Chưa cam kết,
thuật (CPC 8672) ngoại trừ những ngoại trừ
– Dịch vụ tư vấn kỹ cam kết theo chiều những cam kết
thuật đồng bộ (CPC dọc (cam kết chung) theo chiều dọc
8673) (cam kết
chung)

(*) nội dung cam kết dịch mang tính mô phỏng; chỉ phục vụ cho đề thi này.

You might also like