You are on page 1of 6

Bài thu hoạch chuyến đi thực tế tại cảng Cát Lái – Tân Cảng

Sài Gòn
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường cũng như tới thầy cô khoa
Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế đã tạo điều kiện cho lớp 20NT111 chúng em
được tham quan và trải nghiệm thực tế tại cảng Cát Lái – TpHCM. Bên
cạnh việc ghi chép và tìm hiểu về quá trình xuất/nhập khẩu FCL , em cũng
được tham gia hoạt động nhóm và thực hành thực tế giúp em có cái nhìn
khái quát hơn về những gì mà thầy cô dạy trên lớp. Do đó việc làm một bài
thu hoạch là một điều cần thiết vì nó sẽ giúp em củng cố những kiến thức
mà mình đã học và là nguồn tài liệu có ích cho những buổi thuyết trình sau
này.
1. Sơ lược về bến cảng Cát Lái :
 Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai là một trong những cảng
trọng điểm của hệ thống cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh,
thuộc quản lý của tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Bộ Quốc phòng
(Việt Nam). 
Cảng Cát Lái có 7 cổng cảng trong đó cổng A,B,E,F,G phục vụ hàng
hóa FCL còn cổng C phục vụ hàng hóa LCL bên cạnh đó còn có
cổng D tiếp nhận các cont rỗng.

 Cảng Cát Lái cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 43 dặm và có độ sâu
trước bến là 12.5m.
 Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất
Việt Nam tại phường Cát Lái – Quận 2 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Và là cảng Feeder phục vụ các tàu trung bình trong khu vực châu Á
 Cát Lái lọt top 25 cảng hàng đầu thế giới với thị phần container xuất
nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần
cả nước
 Cảng Tân Cảng- Cát Lái có chiều dài cầu tàu 2.040 m (10 bến) được
trang bị 30 cẩu bờ hiện đại Panamax. Với tổng diện tích mặt bằng
hơn 120 ha, 30.000 m2 kho hàng, bãi chứa container rộng 1.050.000
m2
Hay 96.800 (TEU) gồm bãi hàng xuất, bãi hàng nhập, bãi kiểm hóa,
bãi đóng rút, bãi cho O.O.G( hàng quá khổ ), bãi IMO( hàng nguy
hiểm )
 Sử dụng hệ thống quản lý, khai thác container hiện đại TOP-X của
RBS (Australia) và TOPOVN cùng hệ thống phần cứng đồng bộ cho
phép quản lý container theo thời gian thực, tối ưu hóa năng lực khai
thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạo nhiều tiện ích cho
khách hàng… Cảng Cát Lái  luôn là chọn lựa số 1 của các khách
hàng trong giao nhận hàng hóa tại khu vực Các tỉnh phía Nam.
Đồng bộ hàng hóa - phần mềm quản lý kho WMS - VN
 Cảng Cát Lái đã trở thành cảng container lớn nhất Việt Nam
 Cảng Cát Lái là nhà kiểm hóa tập trung hay còn gọi là nhà tang lễ sở
hữu 3/5 máy soi trên khắp cả nước
 Cảng Cát Lái có 6 kho CFS đang được đưa vào hoạt động với nhiều
chức năng khác nhau:

Một điều thú vị về cảng Cát Lái là không có kho số 4 vì theo quan niệm của
người Hàn Quốc thì số 4 là số tử.

2. Qui trình xuất FCL


B1: chuẩn bị hàng hóa

- Số lượng

- Kí mã hiệu

- Chằng buộc, chèn lót(nếu có)

B2: Thuê phương tiện vận tải (book tàu, mượn tàu)
- Liên hệ hãng tàu theo tiêu chí :

+ Đúng tuyến cần

+ Thời gian tàu chạy

=> Ứng dụng website: lichtau.vn.com

+ Chi phí

+ Chế độ chăm sóc

=> Ứng dụng website : cuocvanchuyen.vn.com

- Hãng tàu :

+ Booking -> Nhận địa chỉ lấy cont -> ICD(cảng nội địa), Depot -> Làm việc
với hãng tàu cấp cont rỗng)

+ Lựa chọn Seal :

 Seal tạm : phổ biến trên thị trường, dùng để niêm phong hàng
 Seal hàng tàu : Có kiểm tra trong bộ chứng từ, mức độ an toàn cao
 Seal hải quan : mất nhiều chi phí nhất

+ Lập Container packinglist (Danh mục cont xuất khẩu)

B3: Lấy cont rỗng

Lưu ý : do đã thỏa thuận với hãng tàu về thuê cont do đó bất kì hành vi gây
cản trở việc lấy cont có thể thông báo tới Phòng Quản lý Trung Tâm để
được xử lý.

B4: Đóng hàng vào cont

Có 2 trường hợp :

- Khách hàng có kho riêng -> Đóng hàng tại Doanh nghiệp

-Khách hàng không có kho riêng -> Đóng hàng tại bãi - Có chi phí

B5: Mang hàng hóa ra cảng


Qui trình cũ:

Tài xế mang hàng hóa ra cảng

Nhân viên giao nhận sẽ thực hiện Booking, chuẩn bị packlist -> khai báo
thông tin hàng hóa -> đóng tiền và nhận hóa đơn giấy

=> Tốn thời gian, đi lại nhiều, cản trở về thời gian(vd: hàng hóa 1h sáng
mới ra bến cảng), hóa đơn bằng giấy khó bảo quản( tài xế có thể làm mất)

Qui trình đổi mới tại Cát Lái: cổng thông tin khai báo điện tử E-Port

- Chỉ cần có thiết bị điện tử và mạng sau đó truy cập vào tài khoản và thực
hiện khai báo thông tin lô hàng

- Thanh toán trực tuyến + Hóa đơn điện tử -> Nhận mã Đăng Ký lô hàng và
gửi mã cho tài xế

=> Thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm công sức và thời gianA

B6: Khai báo hải quan điện tử

3 mức độ

- Xanh : Miễn kiểm tra

- Vàng : Kiểm tra chứng từ

- Đỏ (nghiêm trọng) : Kiểm tra chứng từ và hàng hóa

B7: Thanh lý và vô sổ tàu

- Hải quan sẽ giám sát 1 lần nữa sau đó đánh dấu xác nhận

- Vô sổ tàu được thực hiện khi cont đã hạ tại cảng và được thông báo. Tại
cảng Cát Lái thì điều này đã được đổi mới thực hiện bằng cách chuyển đổi
vào E-port

B8: Đưa hàng lên tàu

B9: Lên hàng tàu đóng phí


- Khai báo SI (Shipping Instruction) và VGM (Verified Gross Mass)

-> Nhận B/L (vận đơn)

B10: Làm C/O (Certificate of Origin )

B11: tổng hợp Bộ chứng từ

-> Dựa vào phương thức thanh toán để sử dụng Bộ chứng từ

B12: Lưu hồ sơ

Thời gian lưu hồ sơ theo qui định hiện hành là 5 năm

3. Qui trình nhập FCL


B1: Nhận Bộ chứng từ

B2: gửi thông báo hàng đến

B3 Lấy D/O ( Delivery Order fee ) và tiền cược cont

- Nếu cont không có hư hỏng thì có thể hoàn tiền cược

- Đổi mới ở Cát Lái: E-D/O (lệnh giao hàng điện tử) -> Thanh toán trực
tuyến

B4: Khai hải quan điện tử -> Thông quan

B5: Thanh lý

B6: Khai E-Port-> Đính kèm PDF D/O -> Nhận mã Đăng Ký

B7: Tài xế dùng mã lấy hàng về

B8: rút hàng ra cảng

B9: Trả cont, nhận lại tiền cước, thanh toán các chi phí liên quan và làm hồ

4. Quan sát và trải nghiệm thực tế:


- Sắp xếp hàng hóa lên Pallet ( tấm kê hàng ) một cách hợp lý
- Cố định và giữ hàng hóa bằng dây đai và nẹp góc

- Quan sát cách lắp đặt seal tạm và sử dụng dụng cụ để tháo seal

- Tham quan khu vực terminal chính tại cảng Cát Lái

5. Kết luận
Qua chuyến đi thực tế này lớp chúng em đã học hỏi được những kiến thức
quý giá và bổ ích trong chuyên nghành Ngoại Thương cũng như thái độ
trong công việc là hết sức quan trọng. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy cô
đã tổ chức chuyến đi thực tập này và hi vọng thầy cô có thể tạo thêm cơ
hội cho chúng em có thể va chạm thực tế nhiều hơn trong tương lai.

You might also like