You are on page 1of 9

BÀI TẬP LỚN

MÔN HỌC KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI

Họ và tên: Trần Ngọc Vượng


Lớp: 23MQT20

Phần I: Bài tập tình huống chủ đề dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM (chủ đề 01)
Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về dịch vụ taxi công nghệ của Xanh
SM
Cầu về dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM, như bất kỳ sản phẩm nào khác, bị ảnh
hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Dưới đây
là một số nhân tố chính:
1. Thu nhập của người tiêu dùng
- Thu nhập tăng: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, khả năng chi tiêu cho dịch
vụ không thiết yếu như dịch vụ taxi công nghệ cũng tăng lên, dẫn đến nhu cầu cao hơn.
- Thu nhập giảm: Ngược lại, khi thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ cân nhắc kỹ lưỡng
hơn khi chi tiêu cho những dịch vụ không thiết yếu như dịch vụ taxi công nghệ, làm giảm
nhu cầu.
2. Giá cả
- Giá cả dịch vụ của Xanh SM có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của
khách hàng. Mức giá cạnh tranh có thể kích thích nhu cầu.
- Giá cả các dịch vụ liên quan:
+ Hàng hóa bổ sung: giá nhiên liệu tăng có thể khiến người tiêu dùng chuyển sang sử
dụng dịch vụ taxi công nghệ, dịch vụ xe công cộng vì chúng tiết kiệm nhiên liệu hơn so
với phương tiện cá nhan.
+ Các dịch vụ thay thế: khi các dịch vụ thay thế có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và
phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, thì nhu cầu sử dụng dịch vụ taxi công nghệ của
Xanh SM sẽ giảm xuống. Ví dụ như: giá xe phương tiện công cộng giảm cùng với đó chất
lượng của xe công cộng tăng, nhiều khung giờ hơn, nhiều xe trên tuyến hơn. Hay như giá
của dịch vụ xe ôm công nghệ giảm, nhiều khuyến mãi… cũng làm cho nhu cầu sử dụng
dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM giảm.
3. Công nghệ và đổi mới
- Cải tiến sản phẩm: Vinfast nổi tiếng với việc đầu tư vào công nghệ và đổi mới. Xe
ôtô taxi với các tính năng mới, hiệu quả nhiên liệu cao, và ít ô nhiễm hơn sẽ hấp dẫn
khách hàng hơn.
- Xe điện: Sự phát triển của ôtô taxi điện cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, nhất là
trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông xanh.
4. Chính sách của chính phủ
- Quy định về môi trường: Các quy định nghiêm ngặt về khí thải có thể tăng cầu cho
ôtô taxi điện vì hãng này có các mẫu xe thân thiện với môi trường.
- Ưu đãi thuế: Các chính sách ưu đãi thuế cho xe ôtô tiết kiệm năng lượng hoặc xe
điện cũng có thể kích thích nhu cầu.
5. Xu hướng xã hội và văn hóa
- Ý thức về môi trường: Sự quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đề môi trường có thể
thúc đẩy nhu cầu đối với việc sử dụng dịch vụ taxi điện.
- Lối sống di động: Sự tiện lợi và linh hoạt của taxi công nghệ có thể làm tăng nhu
cầu, nhất là trong các đô thị đông đúc.
- Người dân có ý thức hơn trong việc sử dụng rượu bia thì không lái xe, điều đó cũng
giúp cho cầu của dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM tăng lên.
6. Cạnh tranh
- Cạnh tranh trong ngành: Sự cạnh tranh từ các hãng dịch vụ taxi công nghệ khác
cũng ảnh hưởng đến cầu của Xanh SM. Các đối thủ cạnh tranh với giá cả hợp lý, chất
lượng tốt, hoặc các chương trình khuyến mãi hấp dẫn có thể thu hút khách hàng.
Những yếu tố này tương tác với nhau trong việc hình thành nhu cầu về dịch vụ taxi
công nghệ của Xanh SM. Hãng cần liên tục nắm bắt và phân tích các xu hướng này để
điều chỉnh chiến lược sản phẩm và tiếp thị của mình một cách phù hợp.
Câu 2: Phân tích hàng hóa thay thế của dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM
Hàng hóa thay thế cho dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM có thể bao gồm các loại
phương tiện giao thông cá nhân như xe máy, ô tô, xe đạp điện, xe đạp thường, phương
tiện công cộng (xe bus, tàu điện trên cao), và thậm chí là các dịch vụ chia sẻ xe (car-
sharing và bike-sharing). Sự xuất hiện và sự phổ biến của những hàng hóa và dịch vụ thay
thế này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM theo
nhiều cách:
1. Tác động về giá cả
- Giá cả cạnh tranh: Nếu giá của các hàng hóa thay thế trở nên cạnh tranh hơn so với
dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM (ví dụ, xe máy,xe đạp, oto điện, phương tiện công
cộng rẻ, hơn do sự hỗ trợ của chính phủ), khách hàng có thể chuyển sang sử dụng các
phương tiện, dịch vụ này thay vì sử dụng dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM.
2. Sự tiện lợi và phù hợp
- Sự tiện lợi: Các phương tiện thay thế như xe máy, xe đạp điện, ôtô cá nhân hoặc
dịch vụ chia sẻ xe, dịch vụ xe công cộng có thể được coi là tiện lợi hơn trong một số tình
huống, như cần không cần phải chờ đợi, giá cả rẻ hơn,…
- Phù hợp với nhu cầu: Đối với những người chỉ cần di chuyển quãng đường ngắn,
phương tiện cá nhân hoặc đi bộ có thể là lựa chọn hợp lý hơn.
3. Ý thức về môi trường
- Xe điện: Sự quan tâm ngày càng tăng đến vấn đề bảo vệ môi trường có thể khiến
người tiêu dùng ưu tiên chọn các phương tiện ít ô nhiễm hơn, nên việc mọi người sử dụng
dịch vụ taxi điện của hãng cũng thu hút hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
4. Các quy định về giao thông và môi trường
- Quy định giao thông: Các thành phố lớn trên thế giới đang áp dụng các quy định
giao thông nghiêm ngặt hơn, như hạn chế dịch vụ chạy xe taxi trong khu vực trung tâm
trong các khung giờ cố định, cũng làm giảm đi nhu cầu sử dụng dịch vụ taxi công nghệ
của hãng.
5. Sự thay đổi trong lối sống và xu hướng tiêu dùng
- Lối sống xanh: Sự thay đổi trong lối sống và sự ưu tiên về lối sống xanh có thể
khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường
hơn.
- Xu hướng tiêu dùng: Các xu hướng tiêu dùng mới, như sự quan tâm đến sức khỏe và
thể chất, cũng có thể thúc đẩy việc sử dụng xe đạp thường hoặc đi bộ thay vì ngồi oto, xe
máy.
Sự phát triển và phổ biến của hàng hóa thay thế đối với dịch vụ taxi Công nghệ của
Xanh SM đòi hỏi hãng này phải liên tục đổi mới và thích nghi.
Câu 3: Phân tích sự thành công của dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM trên thị
trường Việt Nam
Sự thành công của dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM trên thị trường Việt Nam có
thể được phân tích dựa trên một loạt các yếu tố chính: Vinfast là một trong những thương
hiệu xe điện được ưa chuộng nhất của Việt Nam, tại Việt Nam, và sự phổ biến của nó là
một trong những yếu tố giúp cho dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM chiếm nhiều ưu
thế và đạt được nhiều thành tựu trong thị trường.
1. Chất lượng dịch vụ
Với sử tuyển chọn, đào tạo kĩ càng cùng bộ quy tắc tiêu chuẩn cho các tài xế của
Xanh SM. Nên không có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về việc gặp tài xế với
thái độ không phù hợp, thiếu chuyên nghiệp. Ngoài ra, Xe điện của Xanh SM đều được
thiết kế với không gian rộng rãi, ghế ngồi thoải mái điều đó cũng làm cho trải nghiệm sử
dụng dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM thêm phần ưu thế. Cùng với đó giao diện ứng
dụng đặt xe đơn giản, dễ dàng, tiện lợi cũng là một trong những yếu tố giúp cho khách
hàng lựa chọn dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM
2. Mạng lưới dịch vụ rộng khắp, tiện lợi
Xanh SM xây dựng một mạng lưới dịch vụ phủ khắp các thành phố, tỉnh nơi mà có
khu đô thị, khu công nghiệp của VinGroup. Điều này giúp cho việc tiếp cận với các khách
hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ taxi công nghệ của hãng luôn là tức thời và tiện lợi.
3. Sự đa dạng của sản phẩm
Xanh SM cũng đưa ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng như Taxi điện bình thường và
Taxi điện Luxury, đáp ứng mọi điều kiện tiêu chí như đi lại phổ thông hay tiếp đón khách
hàng muốn sử dụng dịch vụ cao cấp. Ngoài ra còn dịch vụ trọn gói sân bay của hãng cũng
được tiếp nhận khá phổ biến.
4. Thương hiệu và uy tín
Thương hiệu dịch vụ Xanh SM mang màu sắc chủ đạo là màu xanh lục lam. Lục lam
là sự kết hợp giữa màu xanh lá cây (đại diện cho môi trường và năng lượng xanh) và màu
xanh nước biển (biểu trưng của trí thông minh và công nghệ). Đây cũng chính là nét đặc
trưng cơ bản của xe điện Xanh SM – xanh và thông minh.
Những chiếc xe điện được phủ màu xanh lục lam “made by Xanh SM” không chỉ là
biểu tượng cho phong cách trẻ trung, năng động, dẫn đầu xu hướng, mà còn thể hiện cam
kết của Xanh SM về chất lượng dịch vụ vượt trội, về sự nỗ lực thấu hiểu tâm lý khách
hàng – những người đồng hành cùng thương hiệu kiến tạo nên một tương lai xanh, bền
vững cho Việt Nam.
5. Chiến lược giá
Mặc dù không phải lúc nào cũng là lựa chọn rẻ nhất, nhưng Xanh SM cung cấp giá trị
tốt cho khách hàng thông qua chất lượng dịch vụ khi sử dụng dịch vụ taxi của Xanh SM.
Xanh SM thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tạo điều kiện thuận
lợi cho người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ.
6. Đáp ứng với xu hướng và nhu cầu thị trường
Ngày nay xã hội càng phát triển con người không còn phải lo về nhu cầu cơ bản như
cơm ăn áo mặc, họ tập trung vào các nhu cầu cao cấp hơn. Chính vì vậy việc sử dụng các
dịch vụ không thiết yếu ngày càng có nhiều cơ hội trên thì trường, dịch vụ taxi công nghệ
cũng vậy. Việc sử dụng các dịch vụ đắt đỏ, sang trọng, hiện đại cũng là một cách thể hiện
nhu cầu muốn được công nhận của con người. Chính vì lẽ đó Xanh SM xuất hiện và
chiếm ưu thế hơn so với các hãng taxi khác.
Câu 4: Dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM có những hạn chế nào? Giải pháp khắc
phục
Dù dịch vụ taxi công nghệ của Xanh SM được đánh giá cao về chất lượng và độ tin
cậy, nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế và giải pháp khắc
phục:
- Hạn chế:
+ Giá cao so với các đối thủ: Giá của Xanh SM thường từ 1,5 – 2 lần so với đối thủ
cạnh tranh như các hãng taxi khác hoặc taxi truyền thống.
+ Ngoài các Tỉnh, Thành phố có khu đô thị của VinGroup thì mạng lưới của Xanh SM
vẫn chưa phủ đến các tỉnh thành khác của cả nước.
- Giải pháp khắc phục:
+ Chiến lược giá linh hoạt: Xanh SM có thể xem xét cải thiện cấu trúc giá dịch vụ để
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các phân khúc khách hàng, bao gồm cả việc cung cấp các
dịch vụ xe giá rẻ hơn.
+ Mở rộng phạm vi hoạt động: Xanh SM có thể xem xét các địa bàn khu vực có tiềm
năng, sử dụng nhiều dịch vụ taxi công nghệ để tham gia vào thị trường đó.
Phần II: Bài tập
Câu 1: Hiệu suất theo quy mô được xác định như thế nào? Một doanh nghiệp có hàm sản
xuất là Q = 2 K1/2.L. Doanh nghiệp sử dụng hai đầu vào là vốn (K) và lao động (L). Tính
hiệu suất theo quy mô. Tính sản phẩm bình quân của lao động và sản phẩm bình quân của
tư bản khi K = 4, L = 10. Nếu tất cả đầu vào đều tăng gấp 4 lần thì sản lượng đầu ra thay
đổi như thế nào? Nhận xét và nêu ý nghĩa của việc xác định hiệu suất theo quy mô trong
doanh nghiệp.
Trả lời:
Hiệu suất theo quy mô là một khái niệm kinh tế học đo lường mức độ thay đổi của
sản lượng đầu ra khi tất cả các yếu tố đầu vào đều tăng lên cùng một tỷ lệ.
Có ba trường hợp chính về hiệu suất theo quy mô:
+ Hiệu suất tăng dần theo quy mô: khi sản lượng đầu ra tăng với tỷ lệ lớn hơn so với
tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào.
+ Hiệu suất không đổi theo quy mô: khi sản lượng đầu ra tăng với tỷ lệ bằng với tỷ lệ
tăng của các yếu tố đầu vào.
+ Hiệu suất giảm dần theo quy mô: khi sản lượng đầu ra tăng với tỷ lệ nhỏ hơn so với
tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào.
Cách xác định hiệu suất theo quy mô:
+ Phương pháp hàm sản xuất: sử dụng hàm sản xuất để mô tả mối quan hệ giữa sản
lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào. Sau đó, phân tích độ co giãn của sản lượng đầu ra
theo từng yếu tố đầu vào để xác định hiệu suất theo quy mô.
+ Phương pháp dữ liệu thực tế: sử dụng dữ liệu thực tế về sản lượng đầu ra và các yếu
tố đầu vào của một doanh nghiệp hoặc ngành trong một khoảng thời gian nhất định. Sau
đó, sử dụng các phương pháp thống kê để ước tính hiệu suất theo.
- Tính hiệu suất theo quy mô của Doanh nghiệp:
Hàm sản xuất CobbDoglas có dạng tổng quát: Q=F ( L, K )=a × K α × L β
– Nếu α + β> 1 Hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô
– Nếu α + β< 1Hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô
– Nếu α + β=1Hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô
1
Do hàm sản xuất: Q= 2K1/2L với α = và β=1
2
3
 α + β= >1 => Hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô
2
Để tính hiệu suất theo quy mô của doanh nghiệp có hàm sản xuất Q = 2 K 1/2.L, ta cần
xem xét độ co giãn sản lượng tổng hợp theo quy mô đầu vào, tức là xem xét sự thay đổi
trong sản lượng khi tất cả các đầu vào thay đổi theo một tỷ lệ nhất định.
Hiệu suất theo quy mô (returns to scale) có thể được xác định bằng cách nhân tất cả
các đầu vào (vốn K và lao động L) với một số t>0 và xem cách đó ảnh hưởng đến sản
lượng Q. Cụ thể, ta sẽ so sánh Q(tK,tL) với tQ(K,L) để xác định tính chất của hiệu suất
theo quy mô
Hàm sản xuất ban đầu là: Q=2K1/2L
Nếu nhân cả K và L với t, ta có:
Q(tK,tL)=2(tK)1/2(tL)=2t1/2K1/2tL=2t3/2K1/2L
So sánh Q(tK,tL) với tQ(K,L), ta thấy:
tQ(K,L)=t(2K1/2L)=2tK1/2L
Nhận xét:
- Nếu Q(tK,tL)>tQ(K,L), hiệu suất theo quy mô tăng (increasing returns to scale).
Trong trường hợp này:
Q(tK,tL)=2t3/2K1/2L
tQ(K,L)=2tK1/2L
Chia Q(tK,tL) cho tQ(K,L) cho kết quả là t 0.5. Điều này cho thấy, khi tất cả các đầu
vào tăng lên theo tỷ lệ t, sản lượng tăng lên với tỷ lệ t 1.5 so với sản lượng ban đầu tăng lên
theo tỷ lệ t. Do đó, hàm sản xuất cho thấy hiệu suất theo quy mô tăng, vì sản lượng tăng
lên nhanh hơn tỷ lệ tăng của các đầu vào.
- Tính sản phẩm bình quân của lao động và sản phẩm bình quân của tư bản khi K
= 4, L = 10.
Sản phẩm bình quân của lao động (AP L) được tính bằng tổng sản phẩm (Q) chia cho
lượng lao động (L), tức là:
APL=Q/L =(2K1/2L)/L=2K1/2; Với K=4=> APL=4
Sản phẩm bình quân của tư bản (APK) được tính bằng tổng sản phẩm (Q) chia cho
lượng tư bản (K), tức là:
APK= Q/K =(2K1/2L)/K=10
Sản phẩm bình quân của lao động (APL) là 4.0. Điều này có nghĩa là mỗi đơn vị lao
động tạo ra trung bình 4 đơn vị sản phẩm.
Sản phẩm bình quân của tư bản (AP K) là 10.0. Điều này có nghĩa là mỗi đơn vị tư bản
tạo ra trung bình 10 đơn vị sản phẩm.
- Nếu tất cả đầu vào đều tăng gấp 4 lần thì sản lượng đầu ra thay đổi như thế nào?
Nhận xét và nêu ý nghĩa của việc xác định hiệu suất theo quy mô trong doanh
nghiệp.
Q = 2K1/2L với K = 4, L = 10 thì Q = 2. 41/2 .10 = 40
Thay K =4x4; L=10x4 vào hàm sản xuất => Q= 320
Nhận xét:
Khi đầu vào tăng 4 lần thì sản lượng đầu ra tăng 8 lần.
Ý nghĩa của việc xác định hiệu suất theo quy mô trong doanh nghiệp:
Việc xác định hiệu suất theo quy mô có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp:
giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả; tăng lợi nhuận; nâng cao năng lực cạnh
tranh; đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt.
Câu 2: Doanh nghiệp độc quyền bán có: đường cầu P = 122 - Q và hàm chi phí là TC =
Q2 + 2Q + a
1. Xác định giá và sản lượng tối đa hóa doanh thu? Tính doanh thu tối đa và tính lợi
nhuận tương ứng.
2. Xác định giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận tối đa.
3. Nếu Nhà nước đánh thuế 4/sản phẩm thì giá và sản lượng thay đổi như thế nào?
4. DN sản xuất với mức sản lượng như thế nào để không bị thua lỗ?
5. Xác định giá và sản lượng để DN có lợi nhuận là b
6. Minh họa bằng đồ thị. Trong đó: a là: năm sinh của anh/chị (VD: 1990); b là: ngày sinh
và tháng sinh (VD: 20/5 thì ghi là 205).
Trả lời:
Đường cầu P = 122 - Q và hàm chi phí là TC = Q2 + 2Q + 1997
1. Xác định giá và sản lượng tối đa hóa doanh thu? Tính doanh thu tối đa và tính lợi
nhuận tương ứng:
Ta có TR = PxQ = (122-Q).Q = 122Q - Q2
MR = (TR)’Q = 122 - 2Q
TRmax <=> MR = 0 => 122- 2Q = 0 => Q = 61 =>P = 122-61 = 61
Với Q= 61 => TR = 122x6 - 612 = 3721
Lợi nhuận = TR – TC = 3721 – (612 + 2x61 + 1997) = - 2119
2. Xác định giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận tối đa:
MC = TC’Q = 2Q + 2
Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận <=> MR = MC => 122- 2Q = 2Q + 2
 Qm = 30 và Pm = 122 – 30 = 92
∏max = TR – TC = 30x92 – (302 + 2x30 + 1997) = - 197
3. Nếu Nhà nước đánh thuế 4/sản phẩm thì giá và sản lượng thay đổi như thế nào?
Chi phí đánh thuế => MC1 = MC + 4 = 2Q + 2 + 4 = 2Q + 6
Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận <=> MR = MC1 => 122- 2Q = 2Q + 6 => Q* = 29
và P* = 93
Như vậy, giá tăng sản lượng giảm.
4. DN sản xuất với mức sản lượng như thế nào để không bị thua lỗ?
Doanh nghiệp không thua lỗ tức DN hòa vốn (TR=TC) <=> ∏ >= 0 => 122Q - Q2 -
Q2 - 2Q – 1997 = 0 =>120Q = 1997 => Q = 16,641 và P = 105,359
5. Xác định giá và sản lượng để DN có lợi nhuận là b:
Để ∏ = 134 => 120Q – 1997 = 134 => Q = 17,75 và P = 104,25

You might also like