You are on page 1of 3

Thực trạng quản lý nhà nước về không khí.

I. Thực trạng về môi trường không khí hiện nay

Trong năm 2020, dư luận xôn xao bởi việc trang web Airvisual liên tục trong
nhiều tháng cảnh báo thành phố Hà Nội bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng với chỉ số
bụi mịn PM 2.5 trong không khí luôn đạt ở mức rất cao, ảnh hưởng nghiêm trong đến sức
khỏe con người. Ô nhiêm không khí đã được các phương tiện thông tin đại chúng và cơ
quan chức năng cảnh báo đến với người dân từ trước nay. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên
mà mọi người cảm thấy được sự nghiêm trọng của việc không khí bị ô nhiễm.

Chất lượng môi trường không khí nói chung và tại các đô thị lớn nói riêng chịu tác
động do phát sinh bụi, khí thải từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận
tải... Trong đó, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đặc biệt là xe ô
tô, xe gắn máy chiếm tỉ lệ lớn nhất đồng thời cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng
phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị.

Theo báo cáo năm 2018 của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), giao thông vận tải đóng
góp 24.34% lượng khí thải carbon mỗi năm. Xét riêng lĩnh vực giao thông vận tải, các
loại ô tô hạng nhẹ, ô tô tải và ô tô bus lần lượt chiếm 44%, 27% và 6% lượng khí thải
carbon mỗi năm. Các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch như
xăng và dầu diesel, quá trình đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều loại khí thải như
SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2.5); thậm chí rò rỉ, bốc hơi nhiên liệu khi vận hành
phát sinh VOC, Benzen, Toluen...

Đến tháng 02 năm 2020, toàn quốc có tổng số 3.553.700 xe ô tô và khoảng 45 triệu xe
máy đang lưu hành. Trong đó, Hà Nội có gần 6 triệu xe máy, Thành phố Hồ Chí Minh có
hơn 8 triệu xe máy lưu thông hàng ngày, chưa tính đến các phương tiện giao thông của
người dân từ các địa phương khác đi qua. Trong số các phương tiện đang lưu hành, nhiều
phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, niên hạn để lưu thông trong thành
phố, nhiều xe qua nhiều năm sử dụng và không thường xuyên bảo dưỡng nên hiệu quả sử
dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại và bụi trong khí thải cao. Đây là một trong
những nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam, đặc
biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây ngày càng gia tă - Thực
trạng xã hội

II. Thực trạng quản lý xã hội về vấn đề môi trường không khí
- Tích cực

Ô nhiễm không khí là thách thức đối với mọi quốc gia trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội, trong đó có Việt Nam. Những năm qua, công tác quản lý chất lượng không
khí đã đạt được một số kết quả bước đầu

Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, trong
đó có Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực ngày 1/1/2022) và các văn bản khác quy
định về chế tài xử vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cơ quan chức năng đã tăng
cường công bố thông tin, khuyến cáo về ô nhiễm môi trường không khí, tăng cường đầu
tư cho các hoạt động quan trắc, phân tích ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các
đô thị lớn trong thời gian qua để cung cấp thông tin cảnh báo chất lượng không khí tới
người dân, cộng đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số liệu quan trắc chất lượng
không khí và chỉ số AQI, các cảnh báo, khuyến nghị đã được đăng tải chính thức trên
trang thông tin điện tử. Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổng hợp các kết quả
quan trắc, đánh giá chất lượng không khí, đưa ra cảnh báo, khuyến nghị và đăng tải chính
thức trên website của Tổng cục Môi trường tại địa chỉ vea.gov.vn. Bên cạnh đó, chỉ số
chất lượng không khí tại các trạm quan trắc quốc gia cũng được cập nhật và công khai
24/24h tại địa chỉ cem.gov.vn. UBND thành phố Hà Nội cũng thực hiện công bố và cảnh
báo về chất lượng không khí tại địa chỉ moitruongthudo.vn.

Các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
không khí có sự chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tập trung thông tin, tuyên
truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ môi
trường nói chung cũng như quản lý chất lượng không khí, tác hại của ô nhiễm không khí,
lợi ích của việc sử dụng các phương tiện công cộng đối với môi trường không khí nói
riêng; chỉ đạo xây dựng các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, tăng cường các bài
viết, phóng sự chuyên đề để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về chất lượng không khí.

Các địa phương cũng đã cải thiện từng bước chất lượng môi trường không khí trên
địa bàn, xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng không khí tại địa phương;
tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường các
cơ sở phát sinh khí thải; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không
khí; xây dựng hạ tầng kết nối phục vụ cho việc truyền dữ liệu về khí thải công nghiệp từ
các cơ sở có lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi
trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ví dụ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh đã triển khai đồng bộ từ việc ban hành các chỉ thị, quy định và tổ chức các giải
pháp kỹ thuật để kiểm soát các nguồn thải từ phương tiện giao thông, công nghiệp.
- Hạn chế

Bên cạnh mặt tích cực, thực tế công tác quản lý chất lượng không khí vẫn còn một
số tồn tại, hạn chế như: Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại một số thành phố
lớn vẫn tiếp tục diễn ra, tại một số thời điểm, một số khu vực ở mức xấu, gây hoang
mang cho người dân cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; nguồn lực (tổ chức bộ
máy, nhân lực, kinh phí) về thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng không khí, quan
trắc và công bố thông tin chất lượng môi trường không khí chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn, năng lực cán bộ còn chưa đáp ứng yêu cầu, ít có chương trình nhiệm vụ cho
lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng môi trường không khí; hoạt
động và kinh phí đầu tư của Nhà nước cho xây dựng, lắp đặt, duy trì các trạm quan trắc
không khí tự động liên tục còn chưa tương xứng, chưa đáp ứng với tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội và nhu cầu quản lý trên thực tế; trách nhiệm quản lý nguồn thải gây ô nhiễm
không khí tại các đô thị lớn, khu đông dân cư chưa được phân định rõ ràng. Đối tượng
phát thải, gây ô nhiễm không khí lớn nhất hiện nay tại các đô thị lớn là từ hoạt động giao
thông của các phương tiện ô tô, xe máy và từ hoạt động của các công trình xây dựng cơ
sở hạ tầng (công trường, khu đô thị, nhà ở, công trình giao thông, cải tạo vỉa hè v.v…).
Như vậy, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
phải có trách nhiệm chính quản lý, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí. Bộ Tài
nguyên và Môi trường đảm bảo cung cấp thông tin cảnh báo, phối hợp với bộ ngành xây
dựng các quy định pháp luật để quản lý và xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí; ý thức
của người dân, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường không khí còn chưa cao; tình trạng
xây dựng không bảo đảm yêu cầu về môi trường vẫn xảy ra, tình trạng xả rác bừa bãi, đốt
rơm rạ mùa thu hoạch vẫn chưa có chuyển biến tích cực.

You might also like