You are on page 1of 4

1.

Lúc 9h ngày 4/1/2022 ứng dụng Airvisual cảnh báo chỉ số ô nhiễm không
khí (AQI) trung bình tại Hà Nội là 326 đơn vị. Với số liệu này, Hà Nội
đứng đầu trong số các thành phố ô nhiễm không khí trên thế giới ngày
4/1. Ứng dụng IQAir ngày 3/12/2023 xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm
không khí thứ 3 thế giới và trong Top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế
giới. Thành phố New Delhi (Ấn Độ) đứng thứ hai với chỉ số ô nhiễm 259
đơn vị.Chất lượng không khí được cải thiện hơn ở các quận Nam Từ
Liêm, Bắc Từ Liêm và nhiều quận, huyện ngoại thành. Chỉ số AQI ở
những khu vực này dao động 150-190 đơn vị, có hại cho sức khỏe.Theo
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, không khí lạnh suy yếu và biến tính,
cộng với các hoạt động thi công, di chuyển có tần suất cao khiến tình
trạng ô nhiễm không khí tại Thủ đô tái diễn. Các chất ô nhiễm không thể
khuếch tán, kết hợp với sương mù tạo ra bầu không khí đặc quánh, tầm
nhìn xa giảm.
2. Giữa năm 2023 theo ông TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới
không khí sạch Việt Nam cho biết, nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường là từ chính các hoạt động của con người và thời tiết, khí hậu có
tính chất tác động.
“Trong và ngoài TP. Hà Nội, nhiều cơ sở tái chế như tái chế nhôm, chì... không
có hệ thống xử lý khí thải theo quy định bảo vệ môi trường. Họ sản xuất nhưng
không tuân thủ quy định dẫn tới tình trạng ô nhiễm; các phương tiện cá nhân
như ô tô, xe máy dùng xăng, dầu cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không
khí” – vị này nói.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có gần 7 triệu xe máy lưu thông, trong đó nhiều xe
máy đã cũ, không được bảo trì thường xuyên, khói đen thải ra môi trường... là
nguồn phát thải bụi mịn PM2.5. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
chính gây ô nhiễm không khí.
Ngoài ra là tình trạng ô nhiễm từ các công trình xây dựng; tình trạng đốt rác
cũng xảy ra rất nhiều. Một nguyên nhân nữa là do khí hậu, thời tiết. Đơn cử,
mùa đông, trời ẩm thấp, gió rất lặng nên bụi mịn luẩn quẩn dưới tầng thấp. Đó
là đặc điểm của các tỉnh miền Bắc, trong đó có Hà Nội nên trong thời tiết mùa
đông, rất nhiều ngày không khí bị ô nhiễm nặng.
3. Báo cáo của Chi cục BVMT Hà Nội, có nhiều nguồn gây ô nhiễm MTKK.
Cụ thể, toàn Thành phố có 17 khu công nghiệp; khoảng 806 làng có
nghề, trong đó có 318 làng được công nhận làng nghề; hơn 770 nghìn xe
ô tô, gần 7 triệu xe máy lưu thông hằng ngày. Đây chính là nguồn phát
thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, trực tiếp khiến cho tình trạng
ô nhiễm MTKK ngày càng tăng. Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ, rác
thải sinh hoạt của người dân không được kiểm soát cũng là nguyên nhân
gây ra ô nhiễm MTKK. Kết quả quan trắc của Trung tâm Nghiên cứu quan
trắc và mô hình hóa môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2022 cho
thấy, các hoạt động này tại Hà Nội đã phát thải ra MTKK 758 tấn bụi mịn
PM2.5, hơn 8.400 tấn khí CO và gần 110.000 tấn khí CO2, gây ô nhiễm
MTKK nghiêm trọng… Kết quả giám sát vào tháng 3/2023 của Ban Đô thị,
HĐND TP. Hà Nội chỉ ra, trên địa bàn Thành phố hiện có nhiều nguồn khí
thải lớn ra môi trường, từ phương tiện giao thông, sản xuất làng nghề,
hoạt động tại các cụm công nghiệp. Trong khi đó, một số địa phương
chưa vào cuộc quyết liệt nên tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch, tái sử
dụng bếp than tổ ong, đốt rác thải sinh hoạt vẫn tiếp diễn, ý thức BVMT
của một số người dân còn hạn chế.
Ảnh minh họa

Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 3 thế giới trong sáng

3/12, theo IQAir


Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
xếp thứ 3 thế giới do khói thải ô tô, xe máy, công trình xây
dựng, đột rác thải, rơm rạ...
Hàng triệu xe cộ đang lưu thông mỗi ngày là nguồn phát thải
rất lớn gây ô nhiễm không khí - Ảnh: HỒNG QUANG

You might also like