You are on page 1of 2

Chính sách phát triển giao thông đô thị bền vững tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các chính sách phát triển giao thông bền vững được định hướng bởi các
luật, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia gồm có: Phát triển bền vững; Tăng trưởng
xanh (TTX); BĐKH và BVMT.

Chiến lược Phát triển bền vững (NSDS) Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 được ban hành
theo Quyết định số 432/QĐ-TTg vào năm 2012. Sau khi NSDS được ban hành, Chính phủ
Việt Nam đã ban hành tiếp Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự
2030 vì sự phát triển bền vững (theo Quyết định số 622/QĐ-TTg vào năm 2017) và Lộ trình
thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 (theo Quyết định số
681/QĐ-TTg vào năm 2019). Theo đó, các chính sách giao thông đô thị bền vững được định
hướng là kiểm soát phát thải từ phương tiện giao thông; Giảm số người chết và số vụ tai nạn
giao thông; Phát triển vận tải công cộng, hệ thống và hạ tầng giao thông có xem xét đến vấn
đề BĐKH, người tàn tật, phụ nữ, trẻ em và người già.

Năm 2012, Chiến lược quốc gia về TTX (NGGS) thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn tới năm
2050 được ban hành theo Quyết định số 1393/QĐ-TT. Tiếp theo đó, Chính phủ Việt Nam đã
triển khai thực thi Kế hoạch hành động quốc gia về TTX giai đoạn 2014 - 2020. Đến nay,
NGGS giai đoạn 2021 - 2030 đã được ban hành ngày 1/10/2021, thay thế cho Quyết định số
1393/QĐ-TTg. Theo đó, các nội dung được định hướng là chuyển đổi thị phần sử dụng nhiên
liệu trong lĩnh vực giao thông (hướng tới nhiên liệu phát thải thấp); Hoàn thiện hệ thống đo
đạc - báo cáo - thẩm tra MRV trong lĩnh vực giao thông; Áp dụng công nghệ xanh và tiết
kiệm năng lượng trong lĩnh vực giao thông; Phát triển hệ thống và mạng lưới giao thông một
cách hợp lý và có hiệu quả; Đầu tư vận tải công cộng và phát triển vận tải công cộng xanh.

Năm 2011, Chiến lược quốc gia về BĐKH (NCCS) được ban hành theo Quyết định số
2139/QĐ-TTg. Theo Quyết định này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành tiếp Quyết định số
1474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 - 2020. Sau đó, Việt
Nam đã chính thức phê chuẩn Thỏa thuận Paris về BĐKH vào năm 2016. Sau sự phê chuẩn
này, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành Quyết định số 2053/QĐ-TTg về Kế
hoạch thực hiện thỏa thuận Paris. Theo đó, các nội dung được định hướng trong Chiến lược
là phát triển vận tải công cộng và kiểm soát phương tiện cá nhân; Sử dụng phương tiện giao
thông và nhiên liệu có mức phát thải thấp; Thiết lập hệ thống đo đạc – báo cáo - thẩm tra
MRV trong lĩnh vực giao thông.

Năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg về Chiến lược
BVMT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp đó, Kế hoạch thực hiện Chiến lược
BVMT quốc gia cũng đã được ban hành theo Quyết định số 166/QĐ-TTg vào năm 2014. Hơn
thế, Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2025 được ban hành theo Quyết định số 985a/QĐ-TTg vào năm 2016, Chỉ thị về
Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được Thủ tướng Chính phủ ban hành
tại Chỉ thị số 03/CTTTg ngày 18/01/2021. Đáng lưu ý là Luật BVMT năm 2020 đã quy định
các vấn đề liên quan đến BVMT trong hoạt động GTVT. Trong đó có nêu rõ phương tiện
GTVT phải được cơ quan đăng kiểm kiểm định, xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
Việc xây dựng công trình giao thông phải có giải pháp hạn chế, giảm thiểu các tác động đến
địa hình, cảnh quan, địa chất, di sản thiên nhiên; UBND cấp tỉnh có giải pháp phân luồng
giao thông, kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí đối
với đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I; Ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát
triển phương tiện giao thông công cộng; Ban hành chính sách ưu đãi phương tiện giao thông
sử dụng năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát
thải; Ban hành lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa
thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.

Các định hướng chung

Nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam đã và đang nhận thức được tầm
quan trọng của việc sử dụng năng lượng hoặc phương tiện sạch trong việc BVMT và giảm
thiểu BĐKH. Các định hướng chung của cơ quan quản lý đã được thể hiện trong các văn bản
quy phạm pháp luật, trong đó nhấn mạnh các nội dung:

Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
quốc gia về mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải đối với phương tiện GTVT. Đồng thời ban
hành các chính sách khuyến khích cho phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo,
phương tiện với mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hoặc phát thải thấp; ban hành lộ trình cho việc
loại bỏ các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phương tiện gây ô nhiễm môi
trường.

Triển khai các chương trình nghiên cứu phát triển hệ thống GTVT tiết kiệm năng lượng, sử
dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Xây dựng và triển khai các đề án nâng cao
năng lực, hiệu quả trong vận tải; ưu tiên phát triển phương thức vận tải công cộng, vận tải
khối lượng lớn, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường; khai thác hợp lý hệ thống
vận tải đường sắt, đường thủy, vận tải đa phương thức.

Thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch (CNG, LPG, LNG, nhiên liệu sinh
học, năng lượng điện, năng lượng có tiềm năng khác) thay thế nhiên liệu truyền thống đối
với phương tiện, thiết bị GTVT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng năng lượng đối với phương tiện, thiết bị GTVT.

You might also like