You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC – HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO TRÊN ĐẠI HỌC

Môn học: KINH TẾ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ


Giảng viên: PGS.TS Bùi Mạnh Hùng.
Tên học viên: Ngô Anh Toàn Lớp: CH2020QL1
Ngày/tháng/năm sinh:16/11/1986

Đề số chẵn

Câu 1: Nguồn lực dành cho đầu tư phát triển đô thị gồm mấy loại? Loại nào là
quan trọng nhất? Chi phí đầu tư phát triển đô thị gồm những loại nào được xác
định trên cơ sở và nguyên tắc nào? Cấp nào quản lý chi phí này và tổ chức nào
thẩm định, phê duyệt chi phí này ?

Trả lời:

Nguồn lực dành cho đầu tư phát triển đô thị gồm 5 loại:

Vốn nhân lực

Vốn tài chính

Vốn tài nguyên thiên nhiên

Vốn xã hội

Vốn vật chất

Loại quan trọng nhất là vốn tài nguyên thiên nhiên và tài chính.

Nguyên tắc xác định và quản lý chi phí đầu tư phát triển đô thị

Quy định về chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân sử dụng vốn Nhà nước để xác định , quản lý chi phí lập để án phân loại
đô thị, lập chương trình phát triển đô thị, lập hồ sơ để xuất khu vực phát triển đô thị
và một số chi phi khác có liên quan.

Việc xác định và quản lý chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị cần đảm
bảo những nguyên tắc sau:

(1) Định mức chi phí được Bộ Xây dựng công bố để tham khảo, sử dụng trong
quá trình xác định và quản lý chi phí lập để án phân loại đô thị, lập chương trình phát
triển đô thị và một số có liên quan;
(2) Chi phí lập để án phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đó thị xác
định theo định mức công bố của Bộ Xây dựng là một trong những cơ sở để xác định
dự toán gói thầu tư vẫn phục vụ việc lựa chọn nhà thầu tư vấn theo quy định;

(3) Chi phí lập để án phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đô. thị xác
định thco dịnh mức công bố cùa Bộ Xây dụng bao gỗm các khoản chi phí để chi trà
cho nhân công trực tiếp thực hiện công việc; chi phi quản lý; chi phí khác có liên
quan đến quá trình thực hiện công việc và thu nhập chịu thuế tỉnh trước; chưa bao
gồm chi phí làm phim minh họa về thực trạng phát triên đô thị; thuê giá trị gia tăng
theo quy định hiện hành;

4) Trường hợp quy mô dân số đô thị hoặc số lượng đơn vị hành chinh cấp
huyện của tỉnh nằm trong khoảng giữa hai quy mô công bô của Bộ Xây dựng thi sử
dụng phưrơng pháp nội suy để xác định mức chi phí;

(5) Trường hợp quy mô dân số đô thị hoặc số lượng đơn vị hành chinh cấp
huyện của tinh lớn hơn quy mô công bố của Bộ Xây dựng hoặc chi phí lập để án phân
loại đô thị, lập chương trình phát triển đô thị xác định theo định mức chi phi của Bộ
Xây dựng không phù hợp thì lập dự toán để xác định chi phí theo hướng dẫn tại
Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Cấp quản lý chi phí đầu tư phát triển đô thị

a. UBND các cấp chỉ đạo việc lập kế hoạch vốn cho các công việc lập để án
phân loại đô thị, lập chương trinh phát triển đô thị, lập hồ sơ đề xuất khu vực phát
triển đô thị và một số chi phi khác có liên quan thuộc địa giới hành chính do minh
quản lý. Nguồn vốn để thực hiện các công việc trên được cân đối từ nguồn vốn ngân
sách của địa phương hoặc huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

b. Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp (không thuê đơn vị tư vấn)
thực hiện lập để án phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đỏ thị, thì chi phí xác
định bằng dự toán nhưng không vượt quá 70% mức chi phí xác định theo dịnh mức
công bố tại Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Trong trường hợp này, chi phi
trực tiếp thực hiện của cơ quan quân lý Nhà nưrớc được quản lý và sử dụng theo quy
định của cơ chế tài chinh đổi với cơ quan hành chinh Nhà nước.

c. Trường hợp thuê tư vấn thực hiện lập để án phân loại đô thị, lập chương
trình phát triển đô thị, lập hồ sơ để xuất khu vực phát triển đô thị thi dự toán được
tỉnh thêm thuế giá trị gia tăng, chi phi quản lý thông qua hợp đồng tư vấn. Nội dung
hợp đồng tư vấn lập để án phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đô thị, lập hồ
sơ để xuất khu vực phát triển đô thị phải tuần thủ các quy định của pháp luật về hợp
đồng xây dựng.
d. Các chi phí (gồm: Chi phí của hội đồng thầm định hoặc lấy ý kiến của các tổ
chức, chuyên gia trong quá trình thẩm định để án phân loại đô thị, chương trình phát
triển đô thị, hồ sơ để xuất khu vực phát triển đô thị; Chi phí công bố quyết định công
nhận loại đô thị, chương trình phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị; Chi phí đi
lại, lưu trú của đoàn kiểm tra, đối chiếu nội dung để án so với thực trạng phát triển đô
thị tại địa phương; chi phi đi lại, lưu trú của cơ quan quản lý địa phương để báo cáo
hội đồng thẩm định cấp trên) được quản lý theo dự toán được duyệt. Việc thanh toán
các khoản chi phí này phải phù hợp với các quy định liên quan.

e. Chủ đầu tư'được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm
thực hiện việc xác định, thẩm tra chi phí tư vấn lập để án phân loại đô thị, lập chương
trình phát triển đô thị và lập hồ sơ để xuất khu vực phát triển đô thị.

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chi phí đầu tư phát triển đô thị

a. Đối với để án phân loại đô thị - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) hoặc cấp dưoc uy quyền tổ chức thẩm
dịnh, phê duyệt dự toán chi phi lập, thẩm dịnh để án phân loại đo thị loại đặc biệt và
loại 1 (đối với thành phố trực thuộc Trung ương); - UBND cấp huyện tổ chức thẩm
định, phê duyệt dự toán chi phí lập, thẩm định để án phân loại dô thị cho các đô thị
loại I (đối với thành phố trực thuộc tinh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương), đô thị loại II, loại III, loại IV và loại V.

b. Đối với chương trình phát triển đô thị và hồ sơ để xuất khu vực phát triển đô
thị - Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí chương trình phát
triển đô thị quốc gia và hồ sơ để xuất khu vực phát triển đô thị (đối với khu vực phát
triển đô thị có đja giới hành chính từ 02 tinh trở lên);

- UBND cấp tỉnh hoặc cấp được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự
toán chi phi lập, thầm định chương trinh phát triển đô thị toàn tỉnh và hồ sơ đề xuất
khu vực phát triển đô thị (đổi với khu vực phát triển đô thị có địa giới hành chính từ
02 huyện thuộc tỉnh trở lên);

- UBND cấp huyện tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập, thẩm
dịnh chương trinh phát triển từng đô thị và hồ sơ đề xuất khu vực phát triên đô thị
(đối với khu vực phát triên đô thị có địa giới hành chính thuộc huyện và khu vực dự
kiến mở rộng);

c. Cấp có thẩm quyền phê duyệt chi phí lập chương trình phát triển đô thị, chi
phi lập hồ sơ để xuất khu vực phát triên đô thị là cấp phê duyệt dự toán chi phí điều
chỉnh.

Câu 2. Trình bày quy định lưa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng
khu đô thị? Để có dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, cần tiến hành những
công việc/thủ tục gi? Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dưng khu đô
thị mới khác gì so với Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đâu tư xây dựng công
trình?
Trả lời:
Quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu đô thị

1. Điều kiện để được công nhận là Chủ đầu tư của từng loại

Căn cứ quy định tại khoản 12, 13 Điều 2 Nghị định 11/2013/NĐ-CP, thì Chủ
đầu tư DAÐT phát triển đô thị là: Cơ quan quản lý nhà nước hoặc Ban quản lý khu
vực phát triển đô thị hoặc các Ban quản lý đầu tư xây dựng được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giao (Cơ quan nhà nước); doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,
hợp tác xã (Doanh nghiệp); các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp. Vậy điều kiện
để được công nhận là chủ đầu tư DAÐT phát triển đô thị là:

1.1. Đối với Cơ quan nhà nước (khoản 1 Điều 16 Nghị định 11/2013/NĐ-CP)

- Có chức năng phù hợp với việc thực hiện dự án;

- Có đề xuất dự án hợp lý, phù hợp quy hoạch và kế hoạch triển khai khu vực
phát triển đô thị.

1.2. Đối với Doanh nghiệp (khoản 2 Điều 16 Nghị định 11/2013/NĐ-CP)

- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp phù hợp với
việc thực hiện dự án và đủ điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản
(nếu dự án có sản phẩm kinh doanh);

- Có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư
của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư
của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên đối với các DAĐTXD khu đô thị;

- Có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư
của dự án đối với các dự án còn lại;

Vốn đầu tư thuộc sở hữu của chủ đầu tư quy định tại các điểm nêu trên phải là
vốn thực có của chủ đầu tư tính đến năm trước liền kề với năm chủ đầu tư thực hiện
DAĐT phát triển đô thị được thể hiện trong báo cáo tài chính của chủ đầu tư và phải
được kiểm toán độc lập xác nhận. Trường hợp doanh nghiệp và hợp tác xã mới thành
lập thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.

- Có đề xuất dự án hợp lý, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch thực hiện khu
vực phát triển đô thị;
- Có đội ngũ cán bộ quản lý và nhân lực đủ năng lực chuyên môn, có kinh
nghiệm và cam kết bảo đảm thực hiện dự án đúng nội dung và tiến độ đã được phê
duyệt.

1.3. Đối với Tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp (khoản 3
Điều 16 Nghị định 11/2013/NĐ-CP)

- Có chức năng phù hợp với việc thực hiện dự án;

- Có đề xuất dự án hợp lý, phù hợp quy hoạch và kế hoạch triển khai khu vực
phát triển đô thị;

- Chỉ được thực hiện dự án trong phạm vi sử dụng đất được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giao quản lý sử dụng để phục vụ các hoạt động theo chức năng, nhiệm
vụ được giao.

Để có dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, cần tiến hành những công việc/thủ
tục sau:

Bước 1.Thông tin về quy hoạch hoặc giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng

Bước 2. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng

Bước 3. Lựa chọn nhà đầu tư, cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 4. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập,
xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bước 5. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; thẩm
định thiết kế cơ sở.

Bước 6. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Bước 7. Lập, thẩm định về thiết kế bản vẽ thi công; dự toán (nếu có); cấp giấy
phép xây dựng; quản lý chất lượng công trình xây dựng, phòng cháy chữa cháy...

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dưng khu đô thị mới khác gì so với
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đâu tư xây dựng công trình một số nội dung
sau:

Dự án đầu tư phát triển đô thị Dự án đầu tư xây dựng


1. Khái - DAĐT phát triển đô thị là - Dự án đầu tư xây dựng là tập
niệm DAĐTXD một công trình hoặc hợp các đề xuất có liên quan
một tổ hợp công trình trong khu đến việc sử dụng vốn để tiến
vực phát triển đô thị đã được cấp hành hoạt động xây dựng để
có thẩm quyền quyết định và xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo
Dự án đầu tư phát triển đô thị Dự án đầu tư xây dựng
công bố. DAĐT phát triển đô thị công trình xây dựng nhằm phát
bao gồm DAĐTXD khu đô thị triển, duy trì, nâng cao chất
và DAĐTXD công trình trong đô lượng công trình hoặc sản
thị (khoản 8 Điều 2 Nghị định phẩm, dịch vụ trong thời hạn và
11/2013/NĐ-CP). chi phí xác định. Ở giai đoạn
chuẩn bị DAĐTXD, dự án
được thể hiện thông qua Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu
tư xây dựng, Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng
hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đầu tư xây dựng (khoản 15
Điều 3 Luật Xây dựng 2014).
2. Nội - DAĐT xây dựng các công trình - Xây dựng mới, sửa chữa, cải
dung (có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng tạo công trình xây dựng nhằm
kỹ thuật, công trình công cộng phát triển, duy trì, nâng cao
…) trên một khu đất được giao chất lượng công trình hoặc sản
trong khu vực phát triển đô thị phẩm, dịch vụ trong thời hạn và
theo quy hoạch được cấp có chi phí xác định.
thẩm quyền phê duyệt.
- DAĐT xây dựng mới hoặc là
mở rộng, cải tạo chỉnh trang
công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ
thuật
3. Chủ đầu - Chủ đầu tư cấp 1 là chủ đầu tư - Chủ đầu tư xây dựng là cơ
tư được Nhà nước giao thực hiện quan, tổ chức, cá nhân sở hữu
DAĐT phát triển đô thị; vốn, vay vốn hoặc được giao
- Chủ đầu tư thứ cấp (chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng vốn
cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp để thực hiện hoạt động đầu tư
tiếp theo) là chủ đầu tư tham gia xây dựng (khoản 9 Điều 3 Luật
đầu tư vào DAÐT phát triển đô Xây dựng 2014).
thị thông qua việc thuê, giao Trường hợp có nhiều nhà đầu
hoặc nhận chuyển nhượng quyền tư tham gia thì các nhà đầu tư
sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc có thể thành lập tổ chức hoặc
DAĐT phát triển đô thị để đầu tư ủy quyền cho một nhà đầu tư
xây dựng công trình. làm chủ đầu tư. Trường hợp
pháp luật có liên quan quy định
về việc lựa chọn và công nhận
Dự án đầu tư phát triển đô thị Dự án đầu tư xây dựng
chủ đầu tư thì việc lựa chọn và
công nhận chủ đầu tư phải đáp
ứng các điều kiện và tuân thủ
quy định của pháp luật có liên
quan (Điểm d khoản 1 Điều 7
Luật Xây dựng 2020)
Câu 3. Trình bày quy trình, phương pháp, ưu nhược điểm của từng phương
pháp đánh giá dự án đầu tư phát triển đô thị , trong các phương pháp này, anh
chị tâm đắc phương pháp nào? Tại sao

Cách thức đánh giá DAĐT phát triển đô thị Đánh giá DAĐT là hoạt động định
kỳ theo kê hoạch hoặc đột xuất, xem xét một cách toàn diện, khách quan và có hệ
thông quá trình đầu tư dự án. Đánh giá du án bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá
trung gian (hay còn gọi là đánh giá giữa kỳ), đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và
đảnh giá đột xuất.

a. Cách thức chung đảnh giá DAÐT phát triển đô thị Đảnh giá DAĐT được
tiến hành thông qua các cách thức sau:

- Thông qua báo cáo;

- Thành lập Đoàn kiểm tra, Đoàn đánh giá.

b. Cách thức và nội dung chính đánh giá DAĐT phát triển đô thị

• Cách thức đánh giá ban đầu:

Đảnh giá ban đầu DAĐT được thực hiện khi khởi công thực hiện dự án hoặc
trước khi thực hiện thiết kế kỹ thuật. Theo quy định hiện hånh, đối với dự án sử dụng
vốn Nhà nước việc khởi công dự án chỉ được thực hiện khi hoàn thành thiết kế - dự
toán và lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp đặc biệt được ngưrời có thẩm quyền quyết
định. Mục địch của việc đánh giá ban đầu nhằm xem xét, phát hiện những sai lệch về
điều kiện thực hiện dự án tại thời điểm đánh giá so với Quyết định đầu tư hay văn
kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có biện pháp điêu chinh kịp thời các
giải pháp kinh tế - kỹ thuật bảo đảm các điều kiện thực hiện dự án.

Nội dung đánh giá ban đầu như sau:

- Đánh giá công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực của dự án, bảo
đảm thực hiện dự án đủng mục tiêu, tiền độ đã được phê duyệt;

- Đánh giá những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê
duyệt dự án; những vướng mắc, phát sinh mới do yếu tố khách quan (như môi trưởng
chính sách, pháp lý thay đổi, phải điều chinh dự án cho phù hợp với điều kiện khí
hậu, địa chất...) hoặc do các yếu tố chủ quan (như năng luc, cơ cấu tổ chức quản lý
thực hiện dự án,...);

- Để xuất các biện pháp giải quyết các vấn để vưóng mắc, phát sinh phù hợp
với điều kiện thực tế.

• Cách thức đánh giá giữa kỳ:

Đánh giá giữa kỷ (trung gian) là việc thực hiện các lần đánh giá trong quá trình
thực hiện du án sau khi khởi công. Đánh giá trung gian nhằm đánh giá mức độ hoản
thành dự án theo tiên độ, phát hiện những vẫn để phát sinh trong quá trình thực hiện
để điều chỉnh kịp thời báo đảm các mục tiêu quản lý dự án. Đánh giá trung gian có
thể thực hiện theo dịnh kỳ hoặc theo từng giai doạn xác định do người quyết định đầu
tư hoặc cơ quan quản nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Nội dung đánh giá giữa kỳ nhưr sau:

- Đánh giá sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư;

- Đánh giá mức độ hoản thành khối lượng công việc đến thời diểm đánh giá so
với kế hoạch thực hiện dự án đã được phê duyệt; Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể
cả việc điều chỉnh thiết kế, mục tiêu của dự án (nếu cần);

- Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc lập, thầm định, phê duyệt dự án và
quản lý thực hiện dự án.

• Cách thức đánh giá kết thúc:

Đánh giá kết thúc DAĐT là việc đánh giá ngay khi dự án hoàn thành các công
việc đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng. Đánh giá kết thúc dự án nhằm xem xét các
kết quả đạt được và tông kết toàn bộ quá trình thực hiện, rút ra các kinh nghiệm cần
thiết làm cơ sở lập báo cáo kết thúc chương trình, dự án.

Nội dung đánh giá kết thúc DAÐT như sau:

- Đánh giá quá trình chuẩn bị đầu tư dự án;

- Đánh giá quá trình thực hiện dự án: hoạt động quản lý thực hiện dự án; kết
quả thực hiện các mục tiêu của du án; các nguồn lực đã huy động cho du án; các lợi
ích do dur án mang lại cho những người thụ hưởng và những người tham gia; các tác
động của dự án; tính bên vững và các yếu tổ bảo đảm tính bền vững của dự án;

- Các bài học rút ra sau quá trình thực hiện dự án và để xuất các khuyến nghị
cần thiết.

• Cách thức đánh giá tác động:


Đảnh giá tác động tiến hành vào một thời điểm thích hợp trong vòng 3 năm, kể
từ ngày đưa dự án vào khai thác, sử dụng nhăm làm rõ hiệu quả, tính bền vững và tác
động kinh tế - xã hội của dự án so với mục tiêu đặt ra ban đầu. Thời điểm đánh giá
thương được chọn khi dự án hoạt động đẩy đủ công suất thiết kế hoặc việc tổ chức,
vận hành hoản chinh cả về phương diện kỹ thuật lẫn phương diện tổ chức quản lý.

Nội dung đánh giá tác động như sau:

- Đảnh giá thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành của dự án;

- Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của dự án;

- Đánh giá tác động môi trưởng, sinh thái của dự án; - Đánh giá tinh bền vững
của dự án;

- Các bải học thành công và thất bại của các khâu thiết kế - thực hiện - vận
hành dự án,

• Cách thức đánh giá đột xuất:

Đánh giá đột xuất thực hiện trong trường hợp quá trình thực hiện hoặc vận
hành dự án phát sinh những vấn đề có ảnh hưởng trầm trọng đến mục tiêu hoặc hiệu
quả đầu tư, hay có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trưởng hoặc lợi ích của người
thụ hưởng, v.v... Đánh giá đột xuất do chủ đầu tư thực hiện theo yêu cầu của cơ quan
cấp trên hoặc người có thẩm quyển quyết định đầu tư hay cơ quan quản lý Nhà nước
có thâm quyền tiến hành.

Nội dung đánh giá đột xuất như sau:

- Xác định tình trạng và bản chất những phát sinh ngoài dự kiên;

- Xác định các ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh đến việc
thực hiện dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của dự án;

- Kiến nghị các biện pháp can thiệp, cơ quan thực hiện và thời hạn hoàn thành.

Trình tự thực hiện đảnh giá DAĐT phát triển đô thị

Bước 1- Lập và trinh duyệt Kế hoạch đánh giá;

Bước 2- Thành lập Đoàn đánh giá (nếu có);

Bước 3- Thông báo Kế hoạch đánh giá và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ
đánh giá;

Bước 4- Mô tả tóm tắt bản chất dự án được đánh giá (xây dựng và điều chinh
khung đánh giá của chương trình, dự án):
Bước 5- Chuẩn bị kế hoạch đánh giá chi tiết;

Bước 6- Thu thập và phân tích dữ liệu;

Bước 7- Báo cáo các kết quả đánh giá;

Bước 8- Thông báo kết quả đánh giả.

Quy trình đảnh giá DAĐT

Quy trình đánh giá DAĐT có thể thực hiện qua 4 bước,

Bước 1: Xác định yêu cầu đánh giá Xác định yêu cầu đánh giá DAÐT theo các
nội dung sau:

- Kiếm tra lại những thay đối so với quyết định đầu tư hay so với thiết kế; -
Lập khung lôgic đảnh giá dự án; -

Lập tóm lược cho việc đánh giá.

Bước 2: Kế hoạch đảnh giá Kế hoạch đánh giá DAĐT theo các nội dung sau:

- Đặt ra các câu hỏi đánh giá;

- Lựa chọn các chi số đánh giá khách quan;

- Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu;

- Hoàn thành thiết kế đánh giá.

Bước 3: Thu thập và phân tích số liệu Thu thập và phân tích số liệu DAĐT
theo các nội dung sau:

-Đi thực tế để đo lường các chi số và trả lời các câu hỏi;

- Đối chiếu và phân tích dữ liệu; Sắp xếp các kết quả theo các tiêu chí đánh giá
được sử dụng;

-Trình bày thông tin cho công tác báo cáo.

Bướcc 4: Báo cáo kết quả đánh giá Báo cáo kết quả đánh giá DAĐT gôm:

- Diễn giải dữ liệu đó dược phân tích và rút ra kết luận;

-Rút ra các bải học kinh nghiệm;

-Khuyến nghị;

-Trình bày các kết quả đánh giá;

-Chuẩn bị sử dụng các kết quả cho hoạt động quản lý.
Phương pháp thực hiện đánh giá DAÐT phát triển đô thị

Phương pháp đánh giá DAĐT phát triển đô thị

Phương pháp chung (thường dùng) là phương pháp sử dụng các tiêu chi dảnh
giá, bao gồm các tiêu chí: tính phù hợp, hiệu suất, kết quả, tác động và tính ben vững
của DAĐT.

Các tiêu chí đánh giá như sau:

- Tinh phủ hop: Xem xét ý nghĩa của du án đối với nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, mục đích và mục tiêu có hợp lý và có khả năng đạt được hay không? Các kết
quả khác đã được xem xét tới hay chưa?

- Kết quả: Xem xét mức độ đạt được hoặc có thế đạt được mục địch và các kết
quả ban đầu; Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc đạt được hay không đạt đưoc
mục đich và các kết quả;

- Hiệu suất; Đánh giá năng suất của quá trình thực hiện (quan hệ giữa đầu vào
và kết quả đầu ra);

- Tác động: Xem xét đến những tác động và những ảnh hưởng cơ bản đến các
chi số kinh tế, xã hội, môi trường và các chi số phát triển khác do kết quả của hoạt
động đầu tư. Đánh giá cung phải quan tâm đến cả những kết quả mong đợi và không
mong đợi, và phải giải thích được tác động tích cực và tác động tiêu cực của các yêu
tố bên ngoài, như những thay đổi của môi trường chính sách cơ bản, thay đổi về các
điều kiện kinh tế vả tài chính chung;

- Tinh bền vững: Đánh giá tính bến vững trong quá trình thực hiện và ngay sau
khi kết thúc chương trinh, dự án. Liệu những thay "i do việc thực hiện đầu tư có tiếp
tục sau khi kết thúc dự án hay không. Các bài học kinh nghiệm từ các dự án đã hoàn
thành để thực hiện dự án khác.

Các thủ pháp sử dụng để đảnh giá DAĐT phát triển đô thị

Đối chiếu và phân tích dữ liệu đánh giá:

Khi đã thu thập, dữ liệu cần phải được tổ chức dưới dạng dễ sử dụng để sẵn
sàng cho việc phân tích. Việc này liên quan đến việc chuyễn dữ liệu thành dạng có
tỉnh hệ thống, nhập dữ liệu thu được từ từng người hoặc từng nhóm và tổ chức chúng
theo một cách thức tổng quát,

Việc đối chiếu là cẩn thiết khi:

- Dữ liệu được suy rộng từ việc phân tích một đơn vị nhỏ cho một đơn vị lớn
hơn. Vi dụ tổng hợp tất cả các phòng vấn cá nhân để đưa ra cái nhìn tông quát, hoặc
tập hợp tất cả thông tin cấp dưới lên cấp trên;
- Dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau băng các phương pháp khác
nhau, làm cơ sở cho việc so sánh và tim ra các khuôn mẫu trong quá trình phân tích.

• Phân tích để đưa ra các thông tin đảnh giá:

Việc phân tích dữ liệu đánh giá sẽ giúp: Thông tin được tạo ra khi được đối
chiểu và phân tích nó sẽ trở thành thông tin có thể sử dụng được vì:

- Việc phân tích thông tin ban đầu với các bên có liên quan trong dự án sẽ đem
đến sự hiểu biết thấu đáo hơn;

- Việc phản tích kỹ lưỡng về thông tin sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm tra chéo
đưa ru được bức tranh rõ ràng và đạt tới sự đồng thuận thông qua thảo luận các dữ
liệu, các ý kiến trái ngưoc nhau và các khoảng cách giữa các ý kiến có thế được xác
định và làm rõ. các bên có liên quan có thể tránh được các sai sót;

Các phương pháp phân tich so sánh:

Có ba phương pháp phân tích so sánh thưởng được sử dụng trong đánh giá
DAĐT để thấy rõ thay đối được tạo ra do hoạt động đầu tư:

- Phương pháp "Trước và sau": So sánh các dữ liệu đo lưởng về một chi số
trưác và sau khi dự ản bắt đầu. Ví dụ, so sánh số liệu về số sm lần ngập nước trước
khi có dự án nâng cấp hệ thống thoát nước mưa với các số liệu giữa kỳ và các số liệu
giai đoạn kết thúc;

- Phương pháp "Có và không có" (hay còn gọi là phương pháp đối chứng): So
sánh dữ liệu do lường về một chỉ số giữa các cộng đồng hoặc các địa phương có các
DAĐT và so sánh chúng với dữ liệu tương ứng của cúc cộng đồng hoặc các địa
phương tương tự nhưng không có DAĐT;

Đây cũng đuoc gọi là "so sánh đối chứng" bởi vì các cộng đồng hoặc các địa
phương không có DAĐT được goi là có kiếm soát. Vi du, đo lường thu nhập hộ gia
đình của nhóm những người đưoc tham gia vào DAĐT phát triển nông thôn và so
sánh sự thay đổi thu nhập trong nhóm đó với nhóm các hộ gia đình có kiểm soát, tức
là không tham gia vào DAĐT phát triển bởi vì họ nằm ngoài khu vực thực hiện dự
án.

- Phương pháp "Sai lệch so với kể hoạch": So sánh kết quả thực tế với kết quả
dự kiến theo kế hoạch.

Đối với các phương pháp đánh giá dự án đầu tư phát triển đô thị nêu
trên , em thấy cả 3 phương pháp đều hợp lý tùy từng trường hợp

You might also like