You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Quản Trị
Dự Án Đầu Tư
ThS. Phạm Văn Quyết

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


YÊU CÂU CẦN NẮM VỮNG
⚫ Sau khi học xong môn học, sinh viên phải:
➢ Hiểu được dự án là gì? Quản trị dự án đầu tư là gì?

➢ Biết rõ bố cục của một dự án đầu tư

➢ Các tiêu chí lựa chọn và đánh giá dự án

➢ Hiểu và vận dụng được các công cụ quản lý th.gian

➢ Hiểu và vận dụng được các công cụ quản trị chi phí
thực hiện dự án
➢ Hiểu và vận dụng được cách phân bổ và điểu hòa
nguồn lực cho dự án
➢ Lập được dự án đơn giản
Giảng viên: Phạm Văn Quyết
Nội Dung
Chương 01: Đối tượng nghiên cứu và khái niệm
Chương 02: Thiết lập dự án đầu tư
Chương 03: Lựa chọn dự án đầu tư
Chương 04: Quản trị thời gian thực hiện dự án
Chương 05: Quản trị chi phí thực hiện dự án
Chương 06: Quản trị việc bố trí và điều hòa
nguồn lực thực hiện dự án
Chương 07: Quản trị chất lượng dự án
Giảng viên: Phạm Văn Quyết
Chương 01:
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
& MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


NỘI DUNG CẦN NẮM VỮNG
⚫ Sau khi học xong chương 1, sinh viên phải:
➢ Trình bày được đối tượng, nội dung cần phải có
của một dự án đầu tư, dự án đầu tư làm gì và nhiệm
vụ của nó.
➢ Vai trò và yêu cầu của một dự án đầu tư, bố cục
của một dự án đầu tư.
➢ Trình bày được một số khái niệm liên quan đến dự
án và đầu tư, một số hình thức đầu tư như: Đầu tư,
đầu cơ, dự án, dự án đầu tư, BCC, BOT, BTO,
BT…
Giảng viên: Phạm Văn Quyết
1.1 Đối tượng, Nhiệm vụ & Phương
pháp nghiên cứu
⚫ Đối tượng và nội dung: Môn khoa học kinh tế về
dự án và đầu tư.
➢ Quản trị về thời gian
➢ Quản trị về chi phí
➢ Quản trị chất lượng của dự án
➢ Quản trị về nguồn lực
➢ Tính hiệu quả của dự án
➢ Tính khả thi của dự án (thị trường, kỹ thuật,
nguồn lực, tổ chức thực hiện…)
➢ Các tác động của dự án đến XH & môi trường
➢ …

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


1.1 Đối tượng, Nhiệm vụ & Phương
pháp nghiên cứu
⚫ Nhiệm vụ nghiên cứu:
➢ Thể hiện rõ ràng bố cục và nội dung, các bước
thực hiện.
➢ Các quy tắc và tiêu chuẩn lựa chọn.
➢ Chỉ rõ các bước của quá trình quản lý dự án
➢ Phương pháp điều hòa nguồn lực
⚫ Phương pháp nghiên cứu:
➢ Phương pháp lịch sử
➢ Phương pháp xác suất và thống kê (NC thực tế)
➢ Phương pháp kế hoạch hóa
➢ V/v…
Giảng viên: Phạm Văn Quyết
1.2 Một số khái niệm
⚫ Dự án: Phương án dự kiến để thực hiện một vấn đề
(SP) trong thời gian và chi phí cho phép.
⚫ Đầu tư: Việc bỏ vốn ra để thực hiện một việc nào
đó và thu lợi. Đầu tư thường thực hiện trong trung
và dài hạn hoặc thay đổi hình thái của sản phẩm.
⚫ Theo luật đầu tư: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến
hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật
pháp (cụ thể xem luật đầu tư 2005).
⚫ Đầu cơ: Việc bỏ vốn ra để thực hiện một việc nào
đó và thu lợi mang tính chất cơ hội. Đầu cơ thường
thực hiện trong ngắn hạn (hay “đầu tư” cơ hội).
Giảng viên: Phạm Văn Quyết
1.2 Một số khái niệm
PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ: Có nhiều tiêu chí phân loại:
⚫ Phân loại theo chức năng quản trị vốn đầu tư:
➢ Đầu tư trực tiếp: Nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản
lý hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh...
➢ Đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư (VD: mua chứng khoán trên
sàn GDCK, cho vay tiền…).
⚫ Phân loại theo nguồn vốn đầu tư:
➢ Đầu tư bằng vốn trong nước
✓ Đầu tư bằng vốn nhà nước
✓ Vốn tư nhân
➢ Đầu tư bằng vốn nước ngoài
➢ Đầu tư bằng vốn liên doanh

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


1.2 Một số khái niệm
⚫ Phân loại theo nội dung kinh tế:
➢ Đầu tư vào lực lượng lao động

➢ Đầu tư vào xây dựng cơ bản

➢ Đầu tư vào tài sản…

⚫ Phân loại theo mục tiêu đầu tư:

➢ Đầu tư mới

➢ Đầu tư mở rộng

➢ Đầu tư cải tạo…

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


1.2 Một số khái niệm
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:
⚫ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Chia lợi
nhuận mà không hình thành pháp nhân mới.
⚫ Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
(BOT): Sau khi hết hạn kinh doanh, nhà đầu tư
chuyển giao cho Nhà Nước không có bồi hoàn.
⚫ Hợp đồng xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh
(BTO): Sau khi hoàn thành và chuyển giao, nhà nước
cho họ kinh doanh một thời gian để thu hồi vốn và một
chút lợi nhuận.
⚫ Hợp đồng xây dựng – Chuyển giao (BT): Bồi hoàn
bằng tiền hoặc dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận.

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


1.2 Một số khái niệm
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:
⚫ Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu - Kinh doanh
(BOO): Sau khi ký kết với nhà nước, công ty tiến
hành xây dựng hoàn thành và được nhà nước giao cho
sở hữu và kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất
định.
⚫ Hợp đồng xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ
(BTL): HĐ ký giữa nhà nước và doanh nghiệp. Sau
khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho
nhà nước và được nhà nước cho thuê lại nhằm cung
cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành và khai thác công
trình.

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


1.2 Một số khái niệm
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:
⚫ Hợp đồng xây dựng – Thuê dịch vụ - Chuyển giao
(BLT): HĐ ký giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà
đầu tư. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư được quyền
cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành trong một thời
hạn; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và
thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định.

⚫ Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý, duy trì (O&M):


HĐ ký giữa CQ nhà nước và nhà đầu tư để kinh doanh
một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời gian
nhất định.

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


1.2.2 Dự án đầu tư
⚫ Khái niệm: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ
vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu
tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác
định. (khái niệm khác xem giáo trình)
⚫ Dự án đầu tư có 6 yếu tố cơ bản:
➢ Mục tiêu của đầu tư
➢ Giải pháp thực hiện mục tiêu
➢ Nguồn lực để thực hiện giải pháp
➢ Thời gian và địa điểm thực hiện dự án
➢ Nguồn vốn đầu tư
➢ Sản phẩm và/hoặc dịch vụ của dự án

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


1.2.2 Dự án đầu tư
⚫ Phân loại dự án đầu tư:
❖ Theo quy mô và tính chất:
➢ Dự án quan trọng quốc gia (Quốc hội thông
qua)
➢ Các dự án còn lại:
✓ Dự án nhóm A
✓ Dự án nhóm B
✓ Dự án nhóm C
❖ Theo nguồn vốn đầu tư: Dự án sử dụng vốn ngân
sách nhà nước; Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà
nước bảo lãnh, vốn đầu tư pháp triển; Dự án vốn
doanh nghiệp; Dự án sử dụng vốn khác
Giảng viên: Phạm Văn Quyết
1.2.3 Lập dự án đầu tư
⚫ Là tiến hành phân tích, tính toán, lập phương án, đề
xuất giải pháp, cuối cùng là giải trình và được đúc
kết bằng một hệ thống các tiêu chuẩn kinh tế kỹ
thuật nói lên tính khả thi hay không của một dự án.
⚫ Sản phẩm của quá trình lập dự án đầu tư đó là làm
ra cuốn dự án đầu tư
⚫ Dự án đầu tư càng có căn cứ khoa học, càng chi
tiết, cụ thể thì càng hấp dẫn các bên liên quan đến
dự án như: Ngân hàng (hay các tổ chức tín dụng),
cơ quan nhà nước và các đối tác đầu tư khác…

Giảng viên: Phạm Văn Quyết


1.2.4 Thẩm định dự án đầu tư
⚫ Đó là quá trình phân tích, kiểm tra, đánh giá tính khả
thi của dự án trên các phương diện:
➢ Quản trị, tiếp thị, kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội
và môi trường.
➢ Dự án phù hợp với nhu cầu phát triển của địa
phương, của đất nước hay không.
⚫ Nếu thẩm định thấy không khả thi, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sẽ không cấp phép đầu tư. Nếu khả
thi, cơ quan nhà nước sẽ cấp phép đầu tư và chủ đầu
tư sẽ thực hiện đầu tư.
Giảng viên: Phạm Văn Quyết
1.2.5 Quản trị dự án đầu tư
⚫ Quản trị dự án theo nghĩa hẹp là thực thi, theo dõi,
giám sát và điều chỉnh để hoàn thành dự án theo kế
hoạch và sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong các chương
4, 5, 6.
⚫ Quản trị dự án theo nghĩa rộng là hoạt động quản trị
bao gồm quá trình hình thành, lập dự án, thẩm định dự
án, triển khai thực hiện và kết thúc dự án trong một môi
trường hoạt động nhất định với không gian và thời gian
xác định và sẽ được thực hiện xuyên suốt giáo trình.

Câu hỏi và bài tập (giáo trình)


Giảng viên: Phạm Văn Quyết
Giảng viên: Phạm Văn Quyết

You might also like