You are on page 1of 14

Các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt

Nam
_Factors affecting financial leverage of commercial banks in Vietnam_

Lê Hồ Hồng Ngọc1*, Nguyễn Trọng Tín1, Trần Thị Diễm Quỳnh1, Vũ Bạch Dương1
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
*
Tác giả liên hệ, e-mail: 050609212068@st.buh.edu.vn

THÔNG TIN TÓM TẮT


DOI: Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố tác động đến đòn
bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt
Ngày nhận: Nam trong giai đoạn từ 2017 đến 2022. Nghiên cứu sử dụng
Ngày nhận lại dữ liệu của 26 ngân hàng thương mại từ cổng thông tin tài
Duyệt đăng: chính Vietstock để phân tích sự phụ thuộc giữa đòn bẩy tài
chính và 6 biến độc lập, bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ tài
Từ khóa: sản thế chấp, lợi nhuận sau thuế/nợ phải trả, tỷ lệ tài sản cố
Tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ tài định, quy mô ngân hàng và thời gian hoạt động. Kết quả phân
sản thế chấp, lợi nhuận sau tích cho thấy các ngân hàng có quy mô lớn, tốc độ tăng
thuế/nợ phải trả, tỷ lệ tài trưởng nhanh thì đòn bẩy tài chính cao. Ngược lại, tỷ lệ lợi
sản cố định, đòn bẩy tài nhuận sau thuế trên nợ phải trả, tỷ lệ tài sản cố định, tỷ lệ tài
chính, ngân hàng thương sản thế chấp và thời gian hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực
mại đến việc đòn bẩy tài chính.
ABSTRACT
Key words: This study aims to determine the factors affecting financial
Growth rate, collateral asset leverage of commercial banks in Vietnam in the period of
ratio, after-tax-profit/ 2017-2022. The study uses data of 26 commercial banks from
liabilities, financial the Vietstock financial information portal to analyze the
leverage, commercial bank dependence between financial leverage and 6 independent
variables, including: growth rate, collateral ratio, after-tax
profit / liabilities, asset ratio fixed, bank size and operating
time. The analysis results show that banks with large scale
and fast growth rate have high financial leverage. In contrast,
after-tax profit to liabilities ratio, fixed asset ratio, collateral

1
ratio, and operating time had a negative effect on financial
leverage.

1. Mở đầu

Sự phát triển của nền kinh tế luôn gắn liền với hệ thống tài chính - tiền tệ. Trong đó,
các ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng với chức năng thu hút, cung cấp, luân
chuyển nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển của các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp. Sau đại dịch COVID-19, việc đảm bảo an toàn vốn cho các ngân hàng thương mại
là chủ đề đang rất được quan tâm. Ngoài ra, sự gia tăng đáng kể của các ngân hàng thương
mại đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Để tăng
cường khả năng cạnh tranh, các ngân hàng cần phải có những chiến lược hiệu quả và đảm
bảo khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính song song với việc ưu tiên sử dụng nợ để gia
tăng lợi nhuận.

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành phân tích dữ liệu và xác định
các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai
đoạn 2017 – 2022 dựa trên dữ liệu thu thập được. Từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các
NHTM về việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Một số khái niệm

a. Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp

Jensen và Meckling [1] đề cập đến khái niệm "cấu trúc sở hữu"để biểu thị phần vốn cổ
phần được nắm giữ bởi các cổ đông bên trong và ngoài doanh nghiệp, tạo sự độc lập giữa
quyền kiểm soát và quyền sở hữu doanh nghiệp. Các phân chia cấu trúc sở hữu có thể là cổ
đông sáng lập, nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước, ban kiểm soát, hay chủ sở hữu kiêm Chủ
tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ tìm
hiểu về cấu trúc sở hữu theo chủ sở hữu vốn tự có của ngân hàng.

b. Cấu trúc vốn

Modigliani và Miller định nghĩa cấu trúc vốn của doanh nghiệp là tỷ lệ nợ và cấu cổ

2
phần trong tổng nguồn vốn dài hạn [2]. Trong nghiên cứu trên, các tác giả đã đưa ra một số
giả định nhằm đơn giản hoá lý thuyết về tài chính. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu cho
thấy cấu trúc vốn có ảnh hưởng lên giá thành doanh nghiệp [3]. Nghiên cứu trên cho rằng:
tỷ lệ vay nợ càng nhiều sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp và khi doanh nghiệp được vay
100% nợ thì giá trị doanh nghiệp khi này sẽ tăng đến mức tối đa. Theo nghiên cứu Alberts
[4], đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp được định nghĩa bằng chỉ tiêu hệ số nợ:

D
DFL=
E
(1 )

Trong đó: DFL - hệ số nợ, D - tổng nợ phải trả, E - vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cũng có thể được xem là tỷ lệ đòn bẩy tài chính:

D
D/ A=
A
(2)

Trong đó: D/A - tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, D - tổng nợ phải trả, A - tổng tài sản.

Công thức (2) có thể hiểu là tổng số tài sản doanh nghiệp hiện có được tài trợ khoảng
bao nhiêu phần trăm bởi nợ vay.

Hiệp ước Basel III đặt ra mức “tỷ lệ đòn bẩy tài chính tối thiểu” mà các ngân hàng
phải thực hiện nhằm bảo đảm an toàn cho nguồn vốn như sau [5]:

T 1C
Lev ratio=
TC
( 3)

Trong đó: Lev ratio - tỷ lệ đòn bẩy tài chính, T1C - vốn cấp 1, TC - tổng nguồn vốn.

Theo đó, tỷ lệ đòn bẩy trong hoạt động ngân hàng ở mỗi quốc gia là khác nhau nhưng
phải đảm bảo tối thiểu 3%. Trong các nghiên cứu [6, 7, 8], các tác giả đã đưa ra công thức
xác định đòn bẩy tài chính:

E
Lev=
A
(4)

2.2. Lý thuyết cấu trúc vốn

Vào năm 1958, Modigliani và Miller đã công bố lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại (học

3
thuyết M-M), học thuyết này tiếp tục được phát triển, ngày càng hoàn thiện. Học thuyết M-
M gồm các lý thuyết: thuyết quan hệ trung gian, thuyết trật tự phân hạng, thuyết điều chỉnh
thị trường; thuyết cân bằng; thuyết cơ cấu quản lý và.

a. Thuyết quan hệ trung gian

Thuyết quan hệ trung gian đề cập về mối tương quan, tác động qua lại giữa kết cấu
vốn và các vấn đề trung gian. Lý thuyết này đặt ra 2 giả thiết cho rằng: kết cấu vốn ảnh
hưởng đến những vấn đề trung gian và ngược lại, các vấn đề trung gian cũng có tác động
đến cấu trúc vốn.

Khi mức độ vay mượn lưu lượng tiền mặt tự do giữa các doanh nghiệp tăng lên, những
vấn đề trung gian sẽ giảm bớt do các nhà quản trị buộc phải xuất ra một lượng lớn tiền mặt.
Điều này yêu cầu ban quản trị phải điều hành doanh nghiệp một cách tối ưu để hạn chế
những tình trạng không thể thanh toán lãi cho các khoản nợ. Tuy nhiên, giữa chủ nợ và nhà
quản trị sẽ phát sinh mâu thuẫn khi các chủ nợ đưa ra các điều khoản hạn chế khi thiết lập
hợp đồng cho vay do lo ngại các khoản cho vay của họ sẽ không được hoàn trả.

Do vấn đề trung gian cũng như mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, hiệu quả của
các doanh nghiệp sẽ đi xuống. Khi này, doanh nghiệp sẽ phải chịu sự kiểm soát của ban
quản trị và sự khuyến khích sẽ được đưa ra đối với cá nhà quản trị.

b. Thuyết cân bằng

Các nhân tố phi hoàn hảo như chi phí trung gian, chi phí khánh kiệt, lãi suất được gộp
chung vào mô hình M-M nhằm xác định cấu trúc vốn tối ưu mà không cần bỏ đi thông tin
cân bằng cũng như các giả định hiệu quả trong thị trường chứng khoán. Có thể thấy, những
mô hình khi được thêm chi phí khánh kiệt và chi phí trung gian vào đều có một cấu trúc vốn
tối ưu, việc này hình thành nên lý thuyết cân bằng về cấu trúc vốn.

c. Thuyết trật tự phân hạng

Thuyết trật tự phân hạng được nghiên cứu và công bố vào năm 1984 [9]. Lý thuyết cho
rằng thông tin bất cân xứng quan trọng với môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Nhà
quản trị biết giá trị và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, còn nhà đầu tư chỉ dự đoán
được giá trị. Nhà quản trị phát hành cổ phiếu để tài trợ bên ngoài sẽ khiến nhà đầu tư nghĩ

4
doanh nghiệp đã bị định giá quá cao và bán cổ phiếu, dẫn đến giảm giá cổ phiếu. Doanh
nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn nội bộ nếu không có thông tin bất cân xứng, sau đó là vay nợ
và phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
có mối quan hệ ngược chiều nhau.

d. Thuyết điều chỉnh thị trường

Thuyết điều chỉnh thị trường khẳng định sự hình thành và phát triển của cấu trúc vốn
là từ chuỗi kết quả liên tiếp trong việc điều chỉnh và cơ cấu lại thị trường chứng khoán. Khi
giá trị dòng tiền của doanh nghiệp nợ thấp tăng cao, họ sẽ có xu hướng gia tăng nguồn vốn
và ngược lại, khi giá trị dòng tiền thấp, các doanh nghiệp có khoản nợ cao thường sẽ tăng
nguồn vốn lên. Chuỗi kết quả liên tiếp từ việc điều chỉnh thị trường chứng khoán phần lớn
chính là cấu trúc vốn.

e. Thuyết cơ cấu quản lý

Thuyết cấu trúc vốn của Zwiebel [10] cho rằng khi giá trị đồng tiền tăng, các nhà quản
lý sẽ thận trọng hơn và có thể từ chối tăng nợ để đảm bảo tính ổn định cho giai đoạn tiếp
theo. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu khi giá trị đồng tiền cao có thể làm mất tính ổn
định của thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ được khai thác mà không cần phải cân bằng
lại, tuy nhiên điều này không đề cập đến sự khác biệt trong thị trường

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại

a. Quy mô của ngân hàng thương mại

Những ngân hàng càng lớn thì vốn góp từ chính phủ càng cao, và có khả năng huy
động được nguồn tiền lớn từ công chúng hoặc đi vay ở các công ty tài chính. Những ngân
hàng lớn sẽ có đội ngũ quản lý xuất sắc, kế hoạch quản trị tốt và tỉ lệ đòn bẩy tài chính càng
cao. Các nghiên cứu Harris [10, 11, 12] cũng chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy
tài chính có mối liên hệ thuận chiều với nhau.

b. Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ số lợi nhuận ròng trên
tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Theo nghiên cứu

5
Modigliani [3], tỷ suất sử dụng nợ và khả năng sinh lời của doanh nghiệp có mối quan hệ
ngược chiều. Nhà quản lý thường ưu tiên sử dụng nguồn vốn bên trong để làm giảm tỷ suất
sử dụng nợ và tăng khả năng sinh lời. Do đó, các ngân hàng thường sử dụng ít nợ hơn để chi
trả cho các hoạt động của mình.

c. Khả năng tăng trưởng của ngân hàng thương mại

Theo lý thuyết chi phí đại diện, các cổ đông thường có xu hướng tranh giành lợi ích từ
các chủ nợ. Khi tốc độ tăng trưởng cao, doanh nghiệp phát triển tốt, các cổ đông thường có
xu hướng muốn chiếm phần nhiều lợi ích cho mình bằng cách hạn chế việc vay nợ từ bên
ngoài. Kết quả là các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao sẽ sử dụng ít nợ. Trong các
nghiên cứu [13, 14] đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính và khả năng
tăng trưởng.

d. Tỷ lệ tài sản cố định

Tỷ lệ tài sản cố định dùng để đánh giá mức độ an toàn của doanh nghiệp thông qua
khả năng sử dụng vốn vào tài sản sản cố định. Nghiên cứu của Akintoye (2009) [5] cho thấy
rằng, đối với các doanh nghiệp dịch vụ, đặc biệt là các NHTM, tỷ lệ tài sản cố định càng
thấp thì doanh nghiệp đang hoạt động tốt, khả năng sinh lời cao. Khi đó, các ngân hàng sẽ
tập trung nguồn tiền vào hoạt động kinh doanh tài chính, dẫn đến việc vay vốn nhiều hơn từ
các nguồn bên ngoài như tiền gửi của người dân và các công ty tài chính, từ đó mức độ sử
dụng nợ tăng. Kết quả cho thấy tỷ lệ tài sản cố định có mối quan hệ cùng chiều lên đòn bẩy
tài chính của các NHTM.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bảng
kết quả hoạt động tài chính của 26 NHTM tại Việt Nam từ năm 2017 đến 2022 có vốn điều
lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng và thời gian hoạt động 9 năm trở lên với tổng điểm dữ liệu -
156. Nhóm tác giả xây dựng mô hình ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTM Việt
Nam dựa trên lý thuyết và nghiên cứu về cấu trúc vốn, đòn bẩy tài chính, yếu tố vĩ mô và
hoạt động của ngân hàng. Mô hình bao gồm các yếu tố: tỉ lệ tăng trưởng (GROWTH), tỉ lệ

6
tài sản thế chấp (COLL), lợi nhuận sau thuế/nợ phải trả (ROD), tỉ lệ tài sản cố định (TAG),
quy mô ngân hàng (SIZE) và thời gian hoạt động (AGE):

FL=β 1+ β2 . ¿ β3 . GROWTH + β 4 . ROD+ β5 . TAG+ β 6 .COLL+ β 7 . AGE ¿ ( 5 ) ¿

E
Trong đó: FL - đòn bẩy tài chính, tính bằng công thức [6, 7]: FL=1− ;
A
ROD - tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên nợ phải trả càng nhỏ, đòn bẩy tài chính càng cao;
At − A t−1
GROWTH - tỷ lệ tăng trưởng của ngân hàng,GROWTH= ;
A t −1
COLL - tỷ lệ tài sản thế chấp của ngân hàng;
TSCĐ
TAG - tỷ lệ giữa tài sản cố định và tổng tài sản của ngân hàng:TAG= ;
A
SIZE - quy mô của ngân hàng, ¿ ln (a) ;
AGE - thời gian hoạt động của ngân hàng.

3.2. Giả thuyết về dấu của các biến độc lập

Bảng 1: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập lên đòn bẩy tài chính

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG KÝ HIỆU KỲ VỌNG


Quy mô SIZE +
Tăng trưởng GROWTH -
Lợi nhuận sau thuế/Nợ phải trả ROD -
Tỉ lệ tài sản cố định TAG -
Tài sản thế chấp COLL +
Thời gian hoạt động AGE +

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Phân tích thống kê mô tả

Bảng 2: Kết quả thống kê mô tả các biến

Variable Obs Mean Std. dev. Min Max


FL 156 91.76673 3.0322977 83.02678 95.93823
SIZE 156 19.13477 1.049566 16.82975 21.47493
GROWTH 156 15.31115 9.359848 -17.65439 46.33307
ROD 156 1.175175 0.857312 9.51e-06 3.871319
TAG 156 1.1043612 1.013253 0.1529867 5.56276

7
COLL 156 20.42209 5.978332 9.218486 45.4339
AGE 156 27.4154 10.95232 9 65

4.2. Phân tích tương quan

Nhóm tác giả sử dụng ma trận hệ số tương quan phân tích mối quan hệ tương quan
tuyến tính giữa các biến của mô hình, nếu các hệ số này nhỏ hơn 0.8 thì có thể kết luận giữa
các biến độc lập không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.

Bảng 3: Kết quả phân tích tương quan

FL SIZE GROWTH ROD TAG COLL AGE


FL 1
SIZE 0.1418 1
GROWTH 0.0216 0.0626 1
ROD -0.5875 0.4223 0.2458 1
TAG -0.3239 -0.4806 -0.216 -0.3593 1
COLL -0.0777 -0.0282 0.262 0.1993 -0.344 1
AGE 0.0435 0.5443 -0.1194 0.0162 0.0665 -0.2643 1

Nhận xét: bảng phân tích tương quan cho thấy hệ số tương quan lớn nhất là giữa 2
biến AGE và SIZE là 0.5443 < 0.6. Vậy các biến sử dụng trong mô hình là phù hợp.

4.3. Phân tích hồi quy OLS và kiểm định mô hình phù hợp

Kết quả phân tích hồi quy OLS cho thấy Prob > F của mô hình là 0.0000 nên mô hình
là phù hợp. Ngoài ra, hệ số R−square cao (75.4% > 40%), các biến SIZE, GROWTH, ROD,
TAG và COLL đều có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.01, biến AGE có mức ý nghĩa < 0.1. Nghĩa là
tất cả các biến được đưa vào mô hình là phù hợp với mức ý nghĩa 1% và 5%. R-square =
75.4% cho thấy các biến độc lập giải thích được 75.4% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Về dấu tương quan của các biến trong mô hình: hai biến SIZE, GROWTH có tác động
cùng chiếu đến biến phụ thuộc FL (α = 1%), các biến ROD, TAG, COLL có tác động ngược
chiều đến biến phụ thuộc FL (α = 1%) và biến AGE có tác động ngược chiều đến biến phụ
thuộc FL (α = 10%).

Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy OLS

Number of obs = 156


Source SS df MS
F(6. 149) = 76.1

8
Model 1067.94752 6 177.991254 Prob F = 0
Residual 348.503319 149 2.33894845 R-square = 0.754
Adj R-square = 0.7441
Total 1416.45084 155 9.13839252
Root MSE = 1.5294

FL Coefficient Std. err. t P > |t| [95% con. interval]


SIZE 0.9696575 0.19602 5.03 0 0.5890735 1.350242
GROWTH 0.044351 0.0139764 3.17 0.002 0.0167334 0.0719685
ROD -3.229085 0.169518 -19.1 0 -3.564054 -2.894115
TAG -1.479056 0.1637555 -9.03 0 -1.802639 -1.155473
COLL -0.060995 0.023995 -2.62 0.01 -0.1070351 -0.0149549
AGE -0.0296364 0.0154151 -1.92 0.056 -0.0600967 0.000824
_cons 79.93129 3.568277 22.4 0 72.88033 86.98225

4.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình

a. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 5: Kết quả hệ số nhân tử phóng đại phương sai

Variable VIF 1/VIF


SIZE 2.71 0.369273
AGE 1.89 0.529403
TAG 1.82 0.548101
ROD 1.4 0.714463
COLL 1.29 0.777743
GROWTH 1.13 0.881781
Mean VIF 1.71

Kết quả phân tích cho thấy: giá trị trung bình của VIF là 1.71, giá trị VIF cao nhất là
2.71 và thấp nhất là 1.13 đều thấp hơn điều kiện để phát xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến là
10 (hoặc 3). Do đó, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo và đa cộng
tuyến cao.

b. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Giả thuyết H0 - không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bảng 6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

9
chi2(27) = 80.96
Prob > chi2 = 0.0000
Source chi2 df p
Heteroskedasticity 80.96 27 0
Skewness 17.5 6 0.0076
Kurtosis 2 1 0.1572
Total 100.46 34 0

Kết quả của kiểm định White cho thấy Prob > chi2 = 0.0000, hay P−value < 5% nên
bác bỏ H0. Vậy mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

c. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Giả thuyết H0 - không có hiện tượng tương quan bậc 1.

F (1, 25) = 51.261

Prob > F = 0.0000

Kết quả kiểm định tương quan sử dụng kiểm định Wooldridge cho thấy Prob > F =
0.0000, hay P−value < α = 5% nên bác bỏ H0. Mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan.

d. Khắc phục các khuyết tật của mô hình

Để khắc phục hai khuyết điểm bên trên, nhóm tác giả đã sử dụng tuỳ chọn mô hình
hiệu chỉnh sai số Robust của phần mềm STATA.

Bảng 7: Kết quả hồi quy hiệu chỉnh sai số chuẩn

FL Coefficient Std. err. t P > |t| [95% con. interval]


SIZE 0.9696575 0.1486999 6.52 0 0.6758246 1.26349
GROWTH 0.044351 0.0139938 3.17 0.002 0.0166991 0.0720028
ROD -3.229085 0.2073682 -15.57 0 -3.638847 -2.819322
TAG -1.479056 0.1522063 -9.72 0 -1.779818 -1.178295
COLL -0.060995 0.043059 -1.42 0.159 -0.1460802 -0.0240903
AGE -0.0296364 0.0115071 -2.58 0.011 -0.0523746 -0.0068981
_cons 79.93129 2.85026 28.04 0 74.29914 85.56344

e. Tổng hợp kết quả

Bảng 8: Tổng hợp kết quả của 2 mô hình

10
MH OLS MH Robust
SIZE 0.9696575*** 0.9696575***
[0.192602] [0.1486999]
GROWTH 0.044351*** 0.044351***
[0.169518] [0.0139938]
ROD -3.229085*** -3.229085***
[0.169518] [0.2073682]
TAG -1.479056*** 1.479056***
[0.1637555] [0.1522063]
COLL -0.060995*** -0.060995
[0.0232995] [0.043059]
AGE -0.0296364* -0.0296364**
[0.0154151] [0.0115071]
_cons 79.93129*** 79.93129***
[3.568277] [2.85026]
R-square 0.754

Chú thích: *, **, *** lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Bảng 9: Kết quả thực nghiệm

FL Mức ý nghĩa
SIZE + 1%
GROWTH + 1%
ROD - 1%
TAG - 1%
COLL - 1%
AGE - 5%

5. Thảo luận kết quả

Theo kết quả nghiên cứu, tác động cùng chiều của SIZE là tích cực và nhất quán với lý
thuyết đánh đổi cấu trúc vốn dạng tĩnh. Kết quả cho thấy các NHTM có quy mô lớn có thể
áp dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn so với các NHTM có quy mô nhỏ.

Biến GROWTH có tác động cùng chiều lên biến đòn bẩy tài chính cho thấy những
NHTM có mức tăng trưởng tổng tài sản cao thường sử dụng nhiều nợ. Kết quả này thỏa
mãn với lý thuyết trật tự phân hạng. Tuy nhiên, các NHTM cần phải tuân thủ theo quy định
Nhà nước và chuẩn Basel III để hạn chế rủi ro khi huy động một nguồn vốn lớn từ bên

11
ngoài.

Tỷ lệ tài sản cố định TAG có tác động ngược chiều tới đòn bẩy tài chính như giả thuyết
đã đề ra. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là ngân hàng thương mại
thì tỷ lệ tài sản cố định thấp sẽ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, ít sử dụng
đòn bẩy tài chính hơn.

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên nợ phải trả ROD được đặt ra trong bài nghiên cứu cho kết
quả tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính - ngược với giả thuyết đề ra. Đây là biến
được dự đoán sẽ góp phần biểu hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, cũng như ảnh
hưởng trực tiếp đến đòn bẩy tài chính. Kết quả thu được có thể xem là phù hợp bởi tỷ lệ lợi
nhuận sau thuế trên nợ phải trả càng cao thì khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính càng tốt,
ngân hàng sẽ có khả năng giảm phụ thuộc vào nguồn tiền huy động từ bên ngoài.

Mặc dù nghiên cứu của Akintoye [15] cho thấy có mối liên hệ giữa COLL và TAG và
chúng tương quan về dấu của hệ số tác động, nhưng theo kết quả nghiên cứu của nhóm biến
COLL lại tác động ngược chiều đến đòn bẩy tài chính và là biến duy nhất không có ý nghĩa
thống kê ở mô hình hiệu chỉnh Robust (α > 10%).

Thời gian hoạt động AGE có tác động ngược chiều đến đòn bẩy tài chính với mức ý
nghĩa 5% - trái với giả thuyết ban đầu. Tuy nhiên, điều này phù hợp với lý thuyết trật tự
phân hạng vì khi ngân hàng hoạt động lâu hơn và uy tín cao hơn, hiệu quả hoạt động của
ngân hàng cũng cao hơn. Do đó, ngân hàng có xu hướng sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ
và duy trì hoạt động của mình thay vì vay vốn từ bên ngoài.

6. Kết luận và khuyến nghị

Bài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTM từ 2017 đến
2022 sử dụng dữ liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính. Thông qua
kiểm định và khắc phục khuyết tật mô hình bằng sai số chuẩn mạnh, nhóm tác giả thu được
2 mô hình phù hợp. Trong đó, 6 nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính bao gồm quy mô,
tăng trưởng, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/nợ phải trả, tỷ lệ tài sản cố định, tài sản thế chấp và
thời gian hoạt động. Chiều hướng tác động của các nhân tố này đến đòn bẩy tài chính là như
nhau trong cả 2 mô hình. Trong đó, biến SIZE có tác động mạnh nhất theo hướng tích cực.
Ngoài ra, các biến GROWTH, TAG, AGE và SIZE cũng có tác động phù hợp với cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu trước đó. Biến COLL là điểm mới trong nghiên cứu của nhóm khi

12
nó tác động ngược chiều đến đòn bẩy tài chính, điều này là hoàn toàn đi ngược lại với kết
quả thu được trong các nghiên cứu trước đó.

Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các NHTM cần điều chỉnh mức độ sử dụng
đòn bẩy tài chính phù hợp. Những ngân hàng có quy mô lớn thường sử dụng tỷ lệ đòn bẩy
tài chính cao hơn những ngân hàng nhỏ để đạt được tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, để
tăng trưởng, ngân hàng cũng cần huy động nguồn tiền từ nền kinh tế nhiều hơn, đặc biệt là
từ tăng trưởng nợ. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của một ngân hàng sẽ thấp nếu tỷ lệ lợi nhuận sau
thuế trên nợ phải trả cao, tỷ lệ tài sản cố định và tài sản thế chấp cao. Ngoài ra, các ngân
hàng có thời gian hoạt động dài thường sử dụng đòn bẩy tài chính thấp hơn so với những
ngân hàng có thời gian hoạt động ngắn. Vì thế, những quản trị viên nên cân nhắc và tính
toán kỹ lưỡng trước khi sử dụng đòn bẩy tài chính và lựa chọn các đơn vị tài trợ tài chính
đáng tin cậy.

Tài liệu tham khảo

[1] M. C. Jensen and W. Meckling. (1993). Theory of the Firm: Managerial Behavior,

Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, 3, 305–360.

[2] Modigliani, F. and Miller, M. H. (1958). The cost of capital, corporation finance and the

theory of investment. The American economic review, 48(3), 261–297.

[3] Modigliani, F. and Miller, M. H. (1963). Corporate Income Taxes and the Cost of

Capital: A Correction. The American economic review, 53, 433–443.

[4] W. W. Alberts and G. L. Hite. (1958). The Modigliani-Miller Leverage Equation

Considered in a Product Market Context. The Journal of Financial and Quantitative


Analysis, 18(4), 425–437.

[5] Bank for International Settlements. (2010). Basel III: A global regulatory framework for

more resilient banks and banking sys tems.

[6] R. Gropp and F. Heider. (2009). The Determinants of Bank Capital Structure.

European Central Bank Working Paper, 1096.

[7] M. Octavia and R. Brown. (2010). Determinants of bank capital structure in developing

countries: regulatory capital requirement versus the standard determinants of capital


structure. Journal of Emerging Markets, 15, 1–50.

13
[8] Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng. (2015). Tín dụng ngân hàng cho khu vực

nông nghiệp, nông thôn - thực trạng và một số khuyến nghị. Tạp chí Khoa học và Đào tạo
Ngân hàng, 154.

[9] S. C. Myers and N. S. Majluf. (1984). Corporate Financing and Investment Decisions when

Firms Have Information that Investors Do Not Have. Journal of Financial Economics, 3,187–
221.

[10] M. Harris and A. Raviv. (1990). Capital Structure and the Informational Role of Debt.

Journal of Finance, 45, 321–349.

[11] W. Y. (1999). An empirical study on the determinants of the capital structure of Thai

firms. Pacific-Basin Finance Journal, 7(3), 371–403.

[12] Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy

tài chính của ngân hàng thương mại việt nam và một số khuyến nghị. Tạp chí Khoa học và
Đào tạo Ngân hàng, 173, 16–27.

[13] R. G. Rajan and L. Zingales. (1995). What do we know about capital structure? some

evidence from international data. The Journal of Finance.

[14] P. Gaud. (2005). The Capital Structure of Swiss Companies: An Empirical Analysis

Using Dynamic Panel Data. European Financial Management, 11(1), 51–69.

[15] I. R. A. Somoye, R. O. Christopher and J. E. Oseni. (2009). Determinants of Equity

Prices in the Stock markets. International Research Journal of Finance and Economics, 30,
177–189.

14

You might also like