You are on page 1of 88

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG, UFM

BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

HỌC PHẦN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2

CHƯƠNG 3
NGUỒN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP
TS. Trần Thị Diện
Chương 3: NGUỒN TÀI TRỢ CHO
MỤC TIÊU
DOANH NGHIỆP
KIẾN THỨC
- Trình bày được những nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn.
- Ưu nhược điểm của các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp.
- Các chính sách tài trợ.
KỸ NĂNG
- Phân biệt được nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn.
- Tính được chi phí sử dụng tín dụng thương mại từ đó đưa
ra được quyết định nên hay không nên sử dụng tín dụng
thương mại.
- Lập được bảng chiết tính nợ phải trả khi sử dụng nguồn
tài trợ dài hạn.
NỘI DUNG

3.1 Tổng quan nguồn tài trợ


3.1.1 Khái niệm
3.1.2 Phân loại
3.2 Thị trường và công cụ huy động vốn
3.2.1 Thị trường tiền tệ và các công cụ huy động vốn
3.2.2 Thị trường vốn và các công cụ huy động vốn
3.3 Cơ cấu tài sản và các chiến lược tài trợ
3.3.1 Cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp
3.3.2 Các chiến lược tài trợ
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ
DOANH NGHIỆP

Nguồn vốn và Nguồn tài trợ:

Nguồn vốn

Là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài


sản của doanh nghiệp.
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ
DOANH NGHIỆP

Nguồn tài trợ là nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư
nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được thường xuyên và hiệu quả.
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ
DOANH NGHIỆP

CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT SỞ HỮU

NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ

TÀI SẢN
VỐN CHỦ SỞ
HỮU

NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU


VCSH = STS – NPT (SNỢ)
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ
DOANH NGHIỆP

CĂN CỨ VÀO PHẠM VI PHÁT SINH

NỢ CHIẾM
NGUỒN VỐN DỤNG;
VỐN VAY;
THUÊ TÀI
CHÍNH;
NHẬN GÓP
TÀI SẢN VỐN;
PHÁT HÀNH
NV BÊN TRONG NV BÊN NGOÀI CHỨNG KHOÁN

KHẤU HAO
LỢI NHUẬN GIỮ
LẠI
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ
DOANH NGHIỆP

CĂN CỨ VÀO THỜI HẠN SỬ DỤNG

NGUỒN VỐN NỢ NGẮN HẠN

TÀI SẢN NỢ DÀI HẠN

VỐN CHỦ SỞ
HỮU
NV NGẮN HẠN NV DÀI HẠN
NV TẠM THỜI = NỢ NGẮN HẠN

NV THƯỜNG XUYÊN = NỢ DÀI HẠN


+ VỐN CHỦ SỞ HỮU
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ
DOANH NGHIỆP
Nguồn vốn

Nguồn vốn bên trong

Lợi nhuận giữ lại

Khấu hao

Nguồn vốn bên ngoài

Nguồn vốn dài hạn

VCSH

Nợ dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn

Nợ ngắn hạn
PHÂN BIỆT NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN
VÀ DÀI HẠN
Nguồn tài trợ ngắn hạn Nguồn tài trợ dài hạn
1. Thời hạn hoàn trả dưới 1 năm. 1. Thời hạn hoàn trả hơn 1 năm.
2. Không phải trả lãi cho những 2. Phải trả lãi (đa số) cho tất cả
nguồn tài trợ từ nợ tích lũy và các những khoản nợ dài hạn từ hình
hính thức tín dụng thương mại. thức vay NH và phát hành trái
phiếu.

3. Lãi suất của các khoản vay 3. Lãi suất của các khoản vay dài
ngắn hạn thường thấp hơn các hạn thường cao hơn các khoản
khoản vay dài hạn. ngắn dài hạn.

4. Nguồn tài trợ ngắn hạn thường 4. Nguồn tài trợ dài hạn gồm: các
gồm: các khoản phải trả, nợ tích khoản nợ dài hạn, vay dài hạn,
lũy và các khoản vay ngắn hạn. vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại.
PHÂN BIỆT NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN
VÀ DÀI HẠN
Tên gọi Ý nghĩa
Là các NV có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm), DN có
Nguồn vốn tạm thời thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời
(Nợ ngắn hạn) phát sinh trong HĐKD, bao gồm: vay ngắn hạn NH,
TCTD và các khoản nợ ngắn hạn khác.

Nguồn vốn thường Là tổng thể các NV có tính chất ổn định mà DN có thể
xuyên sử dụng vào HĐKD; dùng để mua sắm, hình thành
(Nợ DH + VCSH) TSCĐ và 1 bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết.
Nguồn vốn lưu động Là NV ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài
thường xuyên trợ cho TSLĐ thường xuyên trong HĐKD
Là lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân
TSLĐ thường xuyên chuyển như NVL, CCDC, SPDD, thành phẩm và nợ phải
thu từ khách hàng
Là lượng TSLĐ phát sinh khi có biến cố xảy ra như giá
TSLĐ tạm thời cả NVL,CCDV tăng, tăng lượng tiêu thụ khi thuận lợi
trong bán hàng, nhận đơn hàng ngoài kế hoạch,…
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ
DOANH NGHIỆP
Nguồn vốn từ bên trong: là lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
Ưu điểm:

Tăng VCSH

Làm tăng sự tự chủ về tài chính, tăng uy


tín cho doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn

Giữ được quyền kiểm soát của cổ đông,


tránh áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn

Nhược điểm
Chi phí cao hơn so với vốn vay hay trái phiếu, hiệu
quả sử dụng vốn thường không cao và giới hạn về
quy mô nguồn vốn
3.2 CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CHIẾN LƯỢC TÀI
TRỢ
3.2.1 Cơ cấu tài sản
Theo quy luật vận động: Toàn bộ tài sản của DN được chia
làm 02 loại: Tài sản thường xuyên và tài sản tạm thời.
- Tài sản thường xuyên: Là những tài sản luôn luôn tồn tại
trong suốt chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
gồm có tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động.
- Tài sản tạm thời: Là những tài sản không hiện diện thường
xuyên, lúc có lúc không, lúc nhiều lúc ít, tùy thuộc vào từng
thời điểm kinh doanh.
Việc phân loại tài sản như trên nhằm để cho DN xác định
được chính sách tài trợ phù hợp với nhu cầu của các loại TS.
3.2 CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CHIẾN LƯỢC TÀI
TRỢ
Phân loại tài sản lưu động thành tài sản lưu động
thường xuyên và không thường xuyên nhằm xác
định chính sách tài trợ cho phù hợp với nhu cầu của
các loại tài sản.
3.2.2 CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ

Chiến lược tài trợ là việc doanh nghiệp sử dụng kết hợp nguồn
vốn dài hạn và ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của doanh
nghiệp, bao gồm:
NỢ NGẮN HẠN
TÀI SẢN NGẮN
HẠN
• Chiến lược bảo thủ
TÀI TRỢ NỢ DÀI HẠN
• Chiến lược mạo hiểm
VỐN CHỦ SỞ
TÀI SẢN DÀI HẠN
• Chiến lược phù hợp HỮU
3.2.2 CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ

TÀI SẢN NGẮN HẠN


NỢ NGẮN HẠN
(TÀI SẢN LƯU ĐỘNG,
gồm:
TSLĐ tạm thời
TSLĐ thường xuyên)
Vốn lưu động
NỢ DÀI HẠN
thường xuyên
TÀI SẢN DÀI HẠN
(TÀI SẢN CỐ ĐỊNH)
VỐN CHỦ SỞ HỮU
CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ BẢO THỦ

Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ


tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên, phần
TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm
thời. Ưu điểm: DN luôn đảm bảo khả
năng thanh toán ở mức cao, nhất
Soátaøi trôï
Taøisaûn löu ñoäng là trong trường hợp nhu cầu
taïm thôøi Nguoàn voán TSLĐ không thường xuyên ở
taïm thôøi
mức độ thấp nhất, tiền thừa tạm
thời có thể dùng vào đầu tư ngắn
Taøisaûn löu ñoäng hạn.
thöôøng xuyeân Nguoàn
voán
thöôøng Nhược điểm: Hiệu quả sử dụng
Taøisaûn coáñònh xuyeân
vốn thấp vì mức sinh lời trong
ngắn hạn thấp hơn chi phí sử
Thôøi gian
dụng vốn vay dài hạn.
CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ MẠO HIỂM

Toàn bộ TSCĐ, một phần TSLĐ thường xuyên được tài


trợ bởi nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ thường
xuyên và TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm
thời.
Ưu điểm: giảm thiểu được
chi phí sử dụng vốn, nâng
cao khả năng sinh lời cho
chủ sở hữu
Nhược điểm: rủi ro tài
chính cao, người quản lý
luôn phải chịu áp lực nặng
về việc tìm nguồn để thanh
toán cho các chủ nợ.
CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ PHÙ HỢP

Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được tài trợ bởi


nguồn vốn thường xuyên, TSLĐ tạm thời được tài trợ
bằng nguồn vốn tạm thời.
Ưu điểm: Là chiến lược trung
dung, dung hòa giữa chiến
lược bảo thủ và chiến lược phù
hợp nên khắc phục được các
nhược điểm của hai chiến lược
này.
Nhược điểm: Tuy không vi
phạm nguyên tắc tài chính
nhưng độ an toàn không cao.
3.3 THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG CỤ HUY ĐỘNG
VỐN
3.3.1 Thị trường tiền tệ và các công cụ huy động vốn
Khái niệm: Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch mua
bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá. Tức thời gian vận động
của vốn từ chủ thể cung vốn sang chủ thể cầu vốn là ngắn
hạn (tối đa 12 tháng). Đây chính là nơi để doanh nghiệp tìm
kiếm nguồn tài trợ ngắn hạn.
Phân loại: Thị trường tiền tệ được phân thành nhiều thị
trường khác nhau tùy thuộc vào đối tượng tham gia, như: thị
trường tiền gửi; thị trường tín dụng; thị trường liên ngân
hàng; thị trường mở, và thị trường ngoại hối.
Các công cụ huy động vốn trên thị trường tiền tệ

• Tín phiếu: kho bạc, công ty, tín phiếu ngân hàng.
• Chứng chỉ tiền gửi.
• Thương phiếu.
• Chấp phiếu ngân hàng.
• Hợp đồng mua lại.
• Cho vay theo hạn mức tín dụng.
3.3 THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG CỤ HUY ĐỘNG
VỐN

3.3.2 Thị trường vốn và các công cụ huy động vốn


Khái niệm: Thị trường vốn là thị trường giao dịch, mua
bán trung và dài hạn các loại giấy tờ có giá, tức thời gian
vận động của các nguồn tài trợ sẽ từ trên 12 tháng. Thị
trường vốn bao gồm thị trường tín dụng dài hạn và thị
trường chứng khoán. Trong đó các công cụ tài chính chủ
yếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán
3.3 THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG CỤ HUY ĐỘNG
VỐN

3.3.2 Thị trường vốn và các công cụ huy động vốn


Thành phần của thị trường vốn
• Thị trường tín dụng dài hạn.
• Thị trường chứng khoán.
• Không phải trả lãi cho những khoản nợ chưa đến kỳ hạn
thanh toán, do vậy nợ tích lũy là nguồn tài trợ hoàn toàn
miễn phí.
3.3 THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG CỤ HUY ĐỘNG
VỐN

Thị trường tín dụng dài hạn


 Vay thế chấp của các tổ chức tín dụng.
 Thuê tài chính.
 Thuê vận hành.ủa các TCTD khi muốn tiếp cận nguồn vốn này.
3.3 THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG CỤ HUY ĐỘNG
VỐN

Thị trường chứng khoán:


 Vay dài hạn thông qua phát hành trái phiếu.
 Huy động vốn cổ phần bằng cách phát hành cổ
phiếu: thường và ưu đãi.của các TCTD khi muốn tiếp cận
nguồn vốn này.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


Tín dụng thương mại là hình thức bán hàng mà tiền hàng được thanh toán sau khi
giao (nhận) hàng một khoản thời gian nhất định (bán chịu).
- Là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau,
được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau.
- Giá bán chịu bao gồm giá bán trả ngay và lãi phải trả trong thời gian bán chịu
nên hình thức này gọi là hình thức tín dụng. Tín dụng thương mại giữa những
người sản xuất kinh doanh. Đối tượng của tín dụng là hàng hóa, không phải tiền
tệ.
- Là nguồn tài trợ tất yếu phát sinh do các hoạt động kinh doanh => thay đổi theo
sự thay đổi của doanh thu.
- Đa số là ngắn hạn.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


Tín dụng thương mại là hình thức bán hàng mà tiền hàng được thanh toán sau khi
giao (nhận) hàng một khoản thời gian nhất định (bán chịu).
- Là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau,
được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau.
- Giá bán chịu bao gồm giá bán trả ngay và lãi phải trả trong thời gian bán chịu
nên hình thức này gọi là hình thức tín dụng. Tín dụng thương mại giữa những
người sản xuất kinh doanh. Đối tượng của tín dụng là hàng hóa, không phải tiền
tệ.
- Là nguồn tài trợ tất yếu phát sinh do các hoạt động kinh doanh => thay đổi theo
sự thay đổi của doanh thu.
- Đa số là ngắn hạn.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


- Các nhân tố ảnh hưởng lớn đến điều kiện tín dụng:
• Đời sống sản phẩm: đời sống sản phẩm càng dài thì thời gian nợ càng dài.
• Mức độ rủi ro của khách hàng,
• Tìm lực tài chính của khách hàng,
• Khách hàng cần thời gian xác định chất lượng hàng hóa,
• Hàng không bán được nhanh chóng,
• Yếu tố chiết khấu.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


VD: Một doanh nghiệp mua sản phẩm từ nhà cung cấp và nhà cung cấp cho nợ tối
đa 30 ngày. Nhưng có 1 lựa chọn (option) – hóa đơn có nội dung: Điều kiện 2/10
net 30 ngày (Term 2/10 net 30 days).
Þ Có nghĩa: nếu doanh nghiệp thanh toán trong 10 ngày, thay vì 30 ngày, thì nhà
cung cấp sẽ chiết khấu cho doanh nghiệp 2%.
Þ Hay nói cách khác: doanh nghiệp sẽ phải thanh toán đủ tiền, trong ví dụ này là
2% nhiều hơn so với giá trị thực của tiền hàng, nếu doanh nghiệp chờ đủ 30
ngày mới thanh toán, thay vì thanh toán trong vòng 10 ngày. => hình thành
thêm chi phí cho doanh nghiệp nếu không nhận chiết khấu.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


VD: Nếu doanh nghiệp vẫn muốn được hưởng chiết khấu những không có sẵn tiền
mặt thì sao?
Þ Doanh nghiệp phải thực hiện nghiệp vụ Thấu chi (Overdraft) để thanh toán tiền
nợ.
- Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người đi vay được
chi vượt quá số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định.
- Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
- Được xem như là một khoản vay ngắn hạn => Ngân hàng tính lãi trên khoản
vay này.
=> Câu hỏi đặt ra:”Lựa chọn nào sẽ rẻ hơn? Sử dụng Thấu chi và thanh toán sớm
để được nhận Chiết khấu hoặc không nhận Chiết khấu và tiết kiệm được chi phí lãi
khi sử dụng Thấu chi?”
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


Công thức xác định Chi phí không nhận Chiết khấu:

Cho chúng ta biết chi


phí/năm của việc không Số ngày giữa Thời hạn
nhận Chiết khấu => Doanh thanh toán sớm và Thời
nghiệp cần so sánh với lãi hạn thanh toán bình
suất Thấu chi => Lãi suất thường
nào thấp hơn thì lựa chọn
phương án đó
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


VD: Một doanh nghiệp mua sản phẩm từ nhà cung cấp và nhà cung cấp
cho nợ tối đa 30 ngày. Nhưng có 1 lựa chọn (option) – hóa đơn có nội
dung: Điều kiện 2/10 net 30 ngày (Term 2/10 net 30 days).
Þ Chi phí không sử dụng chiết khấu = 2%/(1-2%) × 365/(30-10) =
37,24%
Þ Như vậy, nếu doanh nghiệp không sử dụng Chiết khấu thì chi
phí/năm cho việc không sử dụng Chiết khấu là 37,24%. Giả sử
Lãi suất Thấu chi là 15%.
Þ Lãi suất Thấu chi thấp hơn => ưu tiên sử dụng Thấu chi để thanh
toán và được nhận Chiết khấu.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


- Là con dao 2 lưỡi.
- Là nguồn tín dụng để tài trợ việc mua hàng và cũng là
phương thức cung ứng nhu cầu vốn để tài trợ việc bán chịu
cho khách hàng => phải xác định rõ mình là bên cấp hay
nhận tín dụng => Nếu sử dụng như một nguồn tài trợ thì
doanh nghiệp phải giảm mức tối thiểu các khoản phải thu tử
khách hàng.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


- Bao gồm 2 công cụ chính:
Lệnh phiếu (promossory note): là giấy nhận nợ do người
mua lập ra, để cam kết trả tiền cho người bán theo thời
gian và địa điểm ghi trên phiếu, loại này gọi là thương
phiếu giản đơn hay là lệnh phiếu. Việc sử dụng lệnh phiếu ít
phổ biến nhưng nó có 2 đặc điểm: Thứ nhất, khi lệnh phiếu
được chi trả “theo lệnh “hay” cho người cầm phiếu”, người
nắm giữ lệnh phiếu có thể bán lệnh phiếu hay sử dụng làm vật
thế chấp để vay tiền; Thứ hai, lệnh phiếu giúp tránh được
những tranh chấp về khoản nợ.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.1 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI


Hối phiếu (bill of exchange): hay còn gọi là thương phiếu
chuyển nhượng, khác với loại trên, loại này do người bán
chịu lập, để ra lệnh cho người mua chịu trả tiền cho chính
mình hoặc trả cho một người thứ ba nào đó. Thương phiếu
này được chuyển nhượng phổ biến từ người này qua người
khác.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.2 NỢ TÍCH LŨY:


Nợ tích lũy là các khoản phải nộp hay phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn nộp hay trả bao
gồm các khoản nợ như lương phải trả cho người lao động, bảo hiểm phải nộp (bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế) cho công ty bảo hiểm và các khoản thuế phải nộp cho
ngân sách nhà nước… Vì vậy, nợ tích lũy còn có tên gọi là nợ định mức.
- Được xem như là nguồn tài trợ miễn phí.
- Không thể trì hoãn việc trả nợ quá thời hạn cho phép.
- Giúp giảm chi phí sử dụng vốn, tăng Lợi nhuận/VCSH.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.3 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (QUỸ ĐẦU TƯ, CÔNG


TY TÀI CHÍNH:
- Vay dài hạn ngân hàng là nguồn vốn tín dụng quan trọng trong sự phát triển của
doanh nghiệp.
- Vay vốn dài hạn ngân hàng thông thường được hiểu là vay vốn có thời gian trên
1 năm. Thực tế được chia thành Trung hạn (1 – 3 năm), và dài hạn là thường
trên 3 năm.
- Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, có thể phân loại thành: Cho vay đầu tư
TSCĐ, Cho vay đầu tư TSLĐ, Cho vay thực hiện dự án.
- Lãi suất vay dài hạn có thể là lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi tùy theo sự
thương lượng của 2 bên.
- Hạn chế: Điền kiện tín dụng, Điều kiện đảm bảo tiền vay, Sự kiểm soát của
Ngân hàng đối với việc huy động và sử dụng tiền vay.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.3 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (QUỸ ĐẦU TƯ, CÔNG


TY TÀI CHÍNH:
VD: Doanh nghiệp A cần vay vốn 320.000.000.000 đồng để thực hiện dự án. Số
tiền giải ngân từng năm theo bảng, tiến độ giải ngân theo tháng. Doanh nghiệp vay
trong 4 năm với lãi suất là 12%. Doanh nghiệp sẽ thực hiện thanh toán nợ vào cuối
năm thứ 3 là 230.000.000 đồng và thanh toán phần còn lại vào cuối năm thứ 4.
Hãy lập bảng tiến độ giải ngân, lãi vay, trả gốc và trả lãi theo tháng trong 2 trường
hợp Lãi thanh toán theo từng kỳ và Lãi nhập vốn?
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Người sở hữu tài sản (người cho thuê) đồng ý nhường cho người người
khác (người thuê) quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian và
người thuê phải trả một số tiền (thường là một chuỗi thanh toán định kỳ)
cho người cho thuê tương xứng với quyền được sử dụng tài sản.
Người cho thuê có quyền sở hữu tài sản, người đi thuê không có quyền
sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng tài sản trong thời gian thuê. Có hai hình
thức thuê, phân biệt căn cứ vào tính chất của từng hợp đồng thuê.
- Có 2 hình thức thuê tài sản cố định:
• Thuê hoạt động.
• Thuê tài chính.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Thuê hoạt động: một thỏa thuận mà bên cho thuê đồng ý cho bên đi thuê sử dụng
tài sản trong một khoảng thời gian theo yêu cầu của bên đi thuê với một mức chi phí
thuê bao hàm cả hao mòn tài sản, chi phí bảo dưỡng, bảo hiểm, và mức lợi nhuận của
bên cho thuê. Hợp đồng thuê hoạt động thường linh hoạt hơn đối với bên đi thuê,
nhưng chi phí thuê thường cao vì bên cho thuê chịu nhiều rủi ro đối với sự lạc hậu và
giảm giá thị trường của tài sản.
- Tiền thuê theo khế ước trong cách cho thuê này không đủ hoàn trả tiền mua tài sản.
Vì thời hạn cho thuê ngắn hơn đời sống của tài sản và người cho thuê kỳ vọng thu
hồi tiền đầu tư vào tài sản đó bằng các khế ước cho thuê tiếp theo hay bán đứt tài
sản.
- Người cho thuê phải cung cấp luôn chi phí bảo trì các máy móc móc thiết bị và chi
phí bảo trì được gộp chung trong giá cho thuê. Đồng thời trong khế ước thuê hoạt
động thường có điều khoản cho phép người thuê có thể chấm dứt thuê mướn trước
ngày hết hạn của khế ước.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Thuê tài chính: là một phương pháp tài trợ, thực chất là hình thức vay vốn, người đi thuê
thay vì nhận tiền lại được nhận đúng tài sản mà mình cần.
- Bao gồm các bước:
B1: Bên đi thuê lựa chọn tài sản và thương lượng giá cả.
B2: Bên đi thuê thương lượng với công ty công ty cho thuê tài sản.
B3: Công ty cho thuê mua tài sản và chuyển thẳng cho Bên đi thuê.
Þ Công ty cho thuê là chủ nợ và Bên đi thuê là người đi vay.
- Không bao gồm: dịch vụ bảo trì, không thể chấm dứt trước thời hạn và được hoàn trả
toàn bộ trị giá của tài sản.
- 4 điều kiện được xem là thuê tài chính:
• Khi hết hạn thuê, có sự chuyển quyền sở hữu từ người cho thuê sang người thuê;
• Hợp đồng thuê có qui định: Khi hết hạn thuê hay tại một thời điểm nào đó người thuê
được quyền mua lại tài sản thuê theo giá thấp hơn thời giá;
• Thời hạn thuê bằng hay lớn hơn 60% thời hạn sử dụng hữu ích của tài sản;
• Tổng tiền thuê phải trả tương đương với hiện giá của tài sản thuê.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Thuê tài chính: là phương thức tín dụng trung và dài hạn, theo đó người cho thuê
cam kết mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với
tài sản thuê. Người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt
thời hạn đã được thỏa thuận và không thể hủy ngang hợp đồng trước thời hạn.
Quy trình thuê tài chính: có 3 bên bào gồm: Doanh nghiệp, Công ty thuê tài chính
và Nhà cung cấp thiết bị
- Bao gồm các bước:
B1: Bên đi thuê lựa chọn tài sản và thương lượng giá cả.
B2: Bên đi thuê thương lượng với công ty công ty cho thuê tài sản.
B3: Công ty cho thuê mua tài sản và chuyển thẳng cho Bên đi thuê.
Þ Công ty cho thuê là chủ nợ và Bên đi thuê là người đi vay.
- Không bao gồm: dịch vụ bảo trì, không thể chấm dứt trước thời hạn và được
hoàn trả toàn bộ trị giá của tài sản.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


- 4 điều kiện được xem là thuê tài chính:
• Khi hết hạn thuê, có sự chuyển quyền sở hữu từ người cho thuê sang người
thuê;
• Hợp đồng thuê có qui định: Khi hết hạn thuê hay tại một thời điểm nào đó
người thuê được quyền mua lại tài sản thuê theo giá thấp hơn thời giá;
• Thời hạn thuê bằng hay lớn hơn 60% thời hạn sử dụng hữu ích của tài sản;
• Tổng tiền thuê phải trả tương đương với hiện giá của tài sản thuê.
- Đặc trưng chủ yếu của thuê tài chính:
• Thời hạn thuê.
• Trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành tài sản thuê.
• Kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc
tiếp tục thuê tài sản đó theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
• Tổng số tiền thuê thường lớn.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Thuê tài chính 3 bên:
Doanh nghiệp (Bên đi
thuê)
1 2
4 5,6

Nhà cung cấp thiết bị Người cho thuê

3
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Thuê mua giáp lưng

Tài Tài
sản sản
Bên cho thuê Người thuê thứ 1 Người thuê thứ 2

Tiền Tiền
thuê thuê
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


- Những điểm lợi thuê tài chính:
• Giúp DN tăng thêm vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
• Giúp DN huy động và sử dụng vốn vay một cách dễ dàng hơn vì không phải
thế chấp tài sản.
• Giúp DN nhanh chóng thực hiện dự án đầu tư, nắm bắt được thời cơ trong
kinh doanh. Được sử hỗ trợ tư vấn trong việc lựa chọng thiết bị.
• Giúp DN đi thuê nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ.
• Có thể hoãn thuế thu nhập.
• Có khả năng thu hút nguồn vốn lớn từ bên ngoài thông qua vay vốn để nhập
khẩu máy móc thiết bị.
- Nhược điểm:
• DN đi thuê phải chịu chi phí sử dụng vốn ở mức tương đối cao so với tín
dụng thông thường.
• Do thời hạn thuê dài và không được huy ngang hợp đồng => tăng rủi ro.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Tính toán trong thuê tài chính:
- Nguyên tắc: để được quyền sử dụng và sở hữu 1 tài sản doanh nghiệp
phải bỏ ra một số tiền bằng nguyên giá của tài sản cố định ngay tại
thời điểm đưa vào sử dụng (hiện giá). Vì thế, nếu không phải mua thì
doanh nghiệp phải trả tiền thuê dần. Tổng tiền thuê phải trả (kể cả
tiền mua lại khi hết hạn thuê) phải tương đương với hiện giá của
tài sản cố định theo một lãi suất nhất định do hai bên thỏa thuận.
- Công thức:
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Kỹ thuật tài trợ trong cho thuê tài chính:
- Xác định tổng số tiền tài trợ.
- Thời hạn tài trợ.
- Tính tiền thuê.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Tổng số tiền tài trợ là 100% giá trị tài sản cho thuê, bao gồm:
- Chi phí mua tài sản (theo giá ghi trên hóa đơn).
- Chi phí vận chuyển.
- Chi phí lắp đặt, chạy thử.
- Chi phí khác có liên quan đến hình thành nên tài sản.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Thời hạn thuê được chia làm 2 loại, bao gồm:
- Thời hạn cơ bản( thời hạn sơ cấp): được ghi trên hợp đồng CTTC =>
trong thời gian này, 2 bên không được đơn phương hủy hợp đồng.
- Thời hạn gia hạn (thời hạn thứ cấp): trong thời hạn này 2 bên không
được đơn phương hủy bỏ hợp đồng.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán:
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả đều vào mỗi cuối kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả đều vào mỗi cuối kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả đều vào mỗi
cuối kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


NG: 500tr, r = 10%/năm
t = 5 năm
Số tiền phải trả cuối mỗi năm:
- TH: tỷ lệ thu hồi vốn là 100%

- TH: tỷ lệ thu hồi vốn là 90%


3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả đều vào mỗi đầu kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả đều vào mỗi đầu kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả đều vào mỗi đầu kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả đều vào mỗi đầu kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


NG: 500tr, r = 10%/năm
t = 5 năm
Số tiền phải trả đầu mỗi năm:
- TH: tỷ lệ thu hồi vốn là 100%

- TH: tỷ lệ thu hồi vốn là 90%


3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả tăng dần hoặc giảm dần
vào mỗi cuối kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả tăng dần hoặc giảm dần
vào mỗi cuối kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả tăng dần hoặc giảm dần
vào mỗi cuối kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


NG: 500tr, r = 10%/năm
t = 5 năm
Số tiền phải trả đầu mỗi năm:
- TH: tỷ lệ thu hồi vốn là 100%

- TH: tỷ lệ thu hồi vốn là 90%


3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả tăng dần hoặc giảm dần
vào mỗi đầu kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Phương thức thanh toán: tiền thuê được trả tăng dần hoặc giảm dần
vào mỗi đầu kỳ
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Tính toán trong thuê tài chính:
- Trường hợp trả góp:
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Tính toán trong thuê tài chính:
- Trường hợp trả góp:
VD: Bạn cần mua một chiếc xe gắn máy có giá $3.500. Lãi suất niêm
yết đối với khoản vay này là 8%/năm. Thời hạn vay là 3 năm. Hãy tính
số tiền bạn phải thanh toán hàng tháng khi mua trả góp chiếc xe máy
này.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 THUÊ TÀI SẢN:


Tính toán trong thuê tài chính:
- Trường hợp trả góp:

P = $3.500
R = 8%/năm => r/tháng = 8%/12 = 0,67%.
T = 3 năm => n = 12 *3 = 36 kỳ.
=> EMI = $109,66/tháng
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 TRÁI PHIẾU:


- Khái niệm: chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện
nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp phải thanh toán lợi tức và
tiền vay vào những thời hạn đã xác địnhcho người nắm giữ trái phiếu.
- Đặc trưng chủ yếu:
• là chứng khoán nợ => người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của DN.
• Chủ sở hữu TP không có quyền tham gia quản lý và điều hành hoạt
động kinh doanh của DN.
• TP có kỳ hạn nhất định hoàn trả cho trái chủ tiền lãi và toàn bộ số vốn
gốc ban đầu.
• Có lợi tức xác định trước.
• Lợi tức của TP được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế của DN.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 TRÁI PHIẾU:


- Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu:
• Tận dụng lợi ích từ “lá chắn thuế” và giảm chi phí sử dụng vốn vay.
• Lợi tức trái phiếu được giữ cố định ở mức độ nhất định. Là đòn bẩy
tài chính ảnh hưởng đến ROE (EPS).
• Chi phí phát hành TP thường thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ
phiếu ưu đãi.
• Chủ DN không phải chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát.
• Giúp DN chủ động điều chỉnh cơ cấu VKD một cách linh hoạt, đảm
bảo việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 TRÁI PHIẾU:


- Những bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu:
• Buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn, có thể gây căng thẳng về mặt
tài chính và gia tăng rủi ro tài chính.
• Làm tăng hệ số nợ của DN.
• Phải trả nợ gốc đúng kỳ hạn. Điều này buộc DN phải lo việc hoàn trả
tiền vay nợ gốc đúng hạn, dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán,
dẫn đến phá sản.
• Sử dụng TP là sư dụng trong thời gian dài, tác động như dao 2 lưỡi.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.4 TRÁI PHIẾU:


- Các yếu tố cần xem xét thêm khi huy động vốn bằng phát hành
trái phiếu:
• Mức ổn định của Doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
• Hệ số nợ hiện tại của DN.
• Sự biến động lãi suất thị trường trong tương lai.
• Yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát DN của các chủ sở hữu hiện tại.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.5 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Cổ phiếu thường


- Cổ phiếu thường và các hình thức huy động vốn bằng cổ phiếu
thường:
• Khái niệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty và cho
phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi trong công ty cổ
phần (Luật Doanh nghiệp 2014).
- Đặc điểm:
• Là loại chứng khoán vốn, tức VCSH.
• Không có thời gian đáo hạn, hoàn trả vốn.
• Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuốc vào kết quả kinh doanh.
• Cổ đông thường (chủ sở hữu) có các quyền đối với công ty như:
quyền quản lý, kiểm soát công ty, quyền đối với tài sản, quyền
chuyển nhượng sở hữu cổ phần…
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.5 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Cổ phiếu thường


- Các hình thức phát hành cổ phiếu thường huy động vốn:
• Chào bán riêng lẻ.
• Chào bán ra công chúng.
- Tham khảo:
• Luật Doanh nghiệp 2014.
• Luật chứng khoán (Luật 70/2006) và Luật sửa đổi bổ sung Luật
chứng khoán (Luật 62/2010).
• Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật chứng khoán.
• Thông tư 162/2015/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn
chào bán ra công chúng.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.5 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Cổ phiếu thường


- Điểm lợi:
• Tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả
lợi tức cố định như sử dụng vốn vay => giảm bớt nguy cơ phải trả tổ
chức lại hoặc phá sản.
• Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức cố định => công ty
không có nghĩa vụ pháp lý phải trả lợi tức cố định, đúng hạn.
• Không có thời gian đáo hạn vốn => Không phải trả vốn theo hạn
định.
• Tăng hệ số VCSH, tăng tỷ lệ bảo đảm nợ của DN, tăng thêm khả
năng vay nợ, tăng mức độ tín nhiệm và giảm rủi ro tài chính.
• Trong một số trường hợp, vd: DN làm ăn phát đạt, lợi nhuận cao, cổ
phiếu thường dễ bán hơn CP ưu đãi và Trái phiếu.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.5 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Cổ phiếu thường


- Điểm bất lợi:
• Chia sẻ quyền quản lỳ và kiểm soát Công ty cho các cổ đông mới.
• Chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các cổ đông mới, gây bất
lợi cho các cổ đông cũ, khi công ty có triển vọng phát triển trong
tương lai.
• Chi phí phát hành cao hơn chi phí phát hành của CP ưu đãi và Trái
phiếu.
• Lợi tức cổ phần thường không được trừ ra khi xác định thu nhập chịu
thuế.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.5 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Cổ phiếu thường


- Các yếu tố cần cân nhắc khi phát hành cổ phiếu thường:
• Sự ổn định của Doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
• Tình hình tài chính hiện tại của công ty, đặc biệt là cơ cấu nguồn vốn.
• Yêu cầu giữ nguyên quyền quản lý và kiểm soát công ty của cổ đông
thường.
• Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.5 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Cổ phiếu ưu đãi


- Khái niệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ
phần, đồng thời nó cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được
hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường.
- Đặc trưng chủ yếu:
• Được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi khi thanh lý công ty.
• Sự tích lũy cổ tức.
• Không được hưởng quyền biểu quyết, bỏ phiếu.
• Là chứng khoán vốn, xác định quyền sở hữu một phần công ty cổ
phần của nhà đầu tư.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.5 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Cổ phiếu ưu đãi


- Điểm lợi:
• Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn, cổ tức có thể được
hoãn trả sang kỳ sau.
• Có khả năng làm tăng EPS, do không bị chia sẻ quyền phân chia lợi
nhuận cao cho cổ đông ưu đãi.
• Cổ đông thường tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát
hoạt động kinh doanh.
• Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán
vốn gốc (như với trái phiếu).
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.5 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Cổ phiếu ưu đãi


- Điểm bất lợi:
• Lợi tức CPUD thường cao hơn so với lợi tức của Trái phiếu.
• Lợi tức CPUD không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của
DN.
=> Do tính chất lưỡng tính của CPUD => việc sử dụng CPUD sẽ là hợp
lý trong bối cảnh nếu như việc sử dụng trái phiếu và cổ phiếu thường
đều bất lợi cho công ty.
3.4 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ

3.4.5 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Lợi nhuận giữ lại


- Khái niệm: là một nguồn tài trợ từ bên trong doanh nghiệp giúp người quản
lý doanh nghiệp vừa chủ động được nguồn vốn, vừa giảm được chi phí sử
dụng vốn. Tuy nhiên, lợi nhuận để lại nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu
tố:
• Lợi nhuận đạt được.
• Chính sách phân phối lợi nhuận của nhà nước và của công ty: Khả năng
thanh toán ngay các khoản dự kiến đầu tư và chi trả lợi nhuận cho cổ đông;
Các dự tính tăng trưởng vốn; Khả năng xâm nhập thị trường vốn; Quyền
kiểm soát công ty của cổ đông thường (hội đồng quản trị); Nguồn thu nhập
của cổ đông với việc đóng thuế thu nhập cá nhân; ... .
=>cchính sách cổ tức quyết định mức phân phối cổ tức cho cổ đông và phần lợi
nhuận dự trữ. Lợi nhuận dự trữ là nguồn vốn đáng kể để tài trợ cho nhu cầu
tăng vốn, đảm bảo cho giá sử dụng vốn ở mức tối thiểu.

You might also like