You are on page 1of 74

FIN 3004 – TÀI CHÍNH CÔNG TY

CHƯƠNG 4
QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP

• Chương 26, 27, 28, Tài chính doanh nghiệp – Bản


dịch Corporate Finance; Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ
Chí Minh (2019).
• Chapter 18, 19, 20, Fundamentals of Corporate
Finance; Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield,
Bradford D. Jordan; 12th Edition; McGraw-Hill
(2019).
NỘI DUNG

4.1. Khái quát về Quản trị vốn luân chuyển


4.2. Quản trị tiền mặt
4.3. Quản trị khoản phải thu
4.4. Quản trị hàng tồn kho
4.1. Khái quát về quản trị vốn luân chuyển
4.1.1. Khái niệm
v Vốn luân chuyển là giá trị của toàn bộ tài sản lưu động,
là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công
ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hoá qua
tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến tồn kho, khoản
phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt.
4.1. Khái quát về quản trị vốn luân chuyển
4.1.1. Khái niệm
v Nhà quản trị tài chính cần trả lời:
(1) Mức tài sản lưu động hợp lý mà công ty nên duy trì đối
với từng loại tài sản cũng như toàn bộ tài sản lưu động?
(2) Công ty nên sử dụng nguồn nào để tài trợ tài sản lưu
động?
4.1.1. Khái niệm (tt)

Nợ ngắn hạn cho hoạt


động kinh doanh
Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt Khoản phải trả
Vốn luân
chuyển Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
FNOs Nợ vay ngắn hạn

VLC ròng

Vốn dài hạn


Tài sản dài hạn
4.1.1. Khái niệm (tt)
• Vốn luân chuyển ròng là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn
hạn và nợ ngắn hạn
• Vốn luân chuyển ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.
= (Tổng tài sản – Tài sản dài hạn)
– (Tổng nguồn vốn – Vốn dài hạn)
à Vốn luân chuyển ròng = Vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Vốn luân chuyển ròng là nguồn vốn dài hạn được sử dụng để tài
trợ cho tài sản ngắn hạn
4.1.1. Khái niệm (tt)
• Financial Needs for Operation (FNOs): gọi là nguồn vốn tài
trợ cho hoạt động kinh doanh.
FNOs = Vốn luân chuyển ròng + Nợ vay ngắn hạn
•Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh (FNOs) là nguồn
vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu kinh doanh sau khi đã sử dụng
hết khoản phải trả.
•FNOs đóng vai trò quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh.
Để tài trợ cho FNOs, nhà quản trị cần phải quyết định sử dụng
vốn luân chuyển ròng (vốn dài hạn) hay nợ vay ngắn hạn để
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao
nhất.
4.1.2. Chu kỳ chuyển hoá thành tiền
của các tài sản
vTrong một chu kỳ kinh doanh, các tài sản lưu động
chuyển hóa liên tục qua tất cả các hình thái, từ tiền
mặt, đến tồn kho, khoản phải thu và quay trở lại tiền
mặt.
vChính sách vốn luân chuyển hiệu quả phải đảm bảo
giảm tối thiểu thời gian từ khi trả tiền mua nguyên
vật liệu đến khi thu tiền từ việc bán hàng (thông qua
chính sách tín dụng thương mại).
Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt

Kỳ thu tiền bình quân (DSO) DN nhận


tiền từ
KH
Bán hàng
Chu kỳ chuyển hóa tín dụng
tồn kho (DI0)

Hàng nhập Khoản


kho phải thu
Thời gian
Khoản phải
trả NB Chu kỳ chuyển
hóa tiền mặt
Kỳ thanh toán bình quân (CCC)
(DPO)
Tiền chi
thanh toán
cho NB
4.1.2. Chu kỳ chuyển hoá thành tiền
của các tài sản (tt)
vChu kỳ chuyển hoá tồn kho: là thời gian bình quân
cần thiết để chuyển hoá nguyên vật liệu thành sản
phẩm cuối cùng và bán cho người tiêu dùng.
vKỳ thu tiền bình quân: là khoảng thời gian để
chuyển khoản phải thu thành tiền mặt, nghĩa là thời
gian cần thiết để thu tiền từ khách hàng kể từ thời
điểm ghi hóa đơn.
4.1.2. Chu kỳ chuyển hoá thành tiền
của các tài sản (tt)
vKỳ thanh toán bình quân: là độ dài thời gian từ khi
mua nguyên vật liệu hay thuê lao động đến khi thanh
toán cho họ.
vChu kỳ chuyển hoá tiền mặt: bằng tổng thời gian
từ khi chi tiền mặt đến khi nhận tiền mặt.
4.1.2. Chu kỳ chuyển hoá thành tiền
của các tài sản (tt)
Chu kỳ
Chu kỳ chuyển Kỳ thu tiền Chu kỳ thanh
chuyển hóa = + -
hóa tồn kho bình quân toán bình quân
tiền mặt

Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt càng dài à nhu cầu tài trợ
từ bên ngoài càng lớn (tăng FNOs – nhu cầu tài trợ cho
HĐKD, vốn luân chuyển ròng hay thậm chí là vốn chủ
sỡ hữu để duy trì hoạt động) à tăng chi phí vốn, giảm
giá trị doanh nghiệp.
4.1.3. Quản trị vốn luân chuyển

Quyết định đầu tư vốn luân Quyết định tài trợ vốn luân
chuyển chuyển

- Cần phải đầu tư bao - Sử dụng nguồn vốn


nhiêu vốn luân chuyển? nào (vốn dài hạn hay
- Quản trị các yếu tố vốn ngắn hạn) tài trợ cho
luân chuyển: tiền mặt, vốn luân chuyển?
khoản phải thu, hàng tồn - Sử dụng bao nhiêu
kho.. như thế nào? vốn để tài trợ?
4.1.3.1. Chính sách đầu tư vốn luân chuyển

vChính sách đầu tư vốn luân chuyển thể hiện đầu tư


bao nhiêu vào từng yếu tố vốn luân chuyển: cụ thể
tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu.
vQuyết định đầu tư phụ thuộc vào đánh đổi giữa rủi ro
và khả năng sinh lời của tài sản.
4.1.3.1. Chính sách đầu tư vốn luân chuyển (tt)

* Nhận diện:
• Tài sản cố định (Fixed assets) là phần không thay đổi trong thời
gian ngắn. Và trên thực tế, nó chỉ biến đổi trong dài hạn. Đó chính
là phần nhu cầu vốn ổn định nằm bên dưới. Các tài sản lưu động sẽ
thay đổi theo thời gian trong chu kỳ kinh doanh, nó tăng giảm bởi
các chu kỳ tích lũy khoản phải trả, tồn kho, bán hàng tín dụng và
thu tiền.
• Phần nằm phía trên tài sản cố định với những biến động lên xuống
theo thời gian biểu diễn giá trị của các tài sản này. Phần tài sản phía
trên cũng ổn định không kém tài sản cố định. Có thể coi đây là phần
nhu cầu thường xuyên về tài sản lưu động (Permanent Current
Assets).
• Phần còn lại của tài sản lưu động sẽ thay đổi theo thời gian hay còn
gọi là nhu cầu có tính mùa vụ, ở đây, chúng ta còn gọi là phần tài
sản lưu động tạm thời (Temporary Current Assets).
4.1.3.1. Chính sách đầu tư vốn luân chuyển (tt)

* Nhận diện (tt):


• Quản lý vốn luân chuyển liên quan đến việc hoạch định và
kiểm soát các khoản mục tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp có thể theo đuổi các chính sách vốn lưu động
khác nhau và do đó đạt được mức sinh lợi cũng như đối mặt
với rủi ro khác nhau, các nhà quản lý cần xem xét sự đánh đổi
giữa lợi nhuận với rủi ro dự kiến trước khi quyết định một
mức vốn luân chuyển tối ưu, là mức vốn luân chuyển tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp, không phải là mức vốn luân chuyển
tối thiểu.
• Chính sách vốn luân chuyển thường được đánh giá thông qua
mức độ đầu tư vào các tài sản lưu động của doanh nghiệp.
4.1.3.1. Chính sách đầu tư vốn luân chuyển (tt)

1. Chính sách vốn luân chuyển cẩn trọng


(Conservative policy) duy trì một lượng lớn hàng tồn
kho, mở rộng tín dụng cho khách hàng cùng với nợ
ngắn hạn thấp, kết quả là số ngày tồn kho bình quân
và kỳ thu tiền bình quân lớn và do đó chu kỳ luân
chuyển tiền (Cash Conversion Cycle) dài hơn.
àSuất sinh lợi thấp và rủi ro thanh khoản cũng như biến
động lợi nhuận thấp.
Chính sách vốn luân chuyển cẩn trọng
(Conservative policy)
4.1.3.1. Chính sách đầu tư vốn luân chuyển (tt)

2. Chính sách mạo hiểm (Aggressive policy) duy trì


lượng hàng tồn kho thấp, chính sách tín dụng thu hẹp
và nợ ngắn hạn cao, kết quả là số ngày tồn kho và kỳ
thu tiền bình quân thấp và do đó chu kỳ luân chuyển
tiền ngắn.
à Doanh nghiệp theo đuổi chính sách này có thể đạt
được mức sinh lợi cao nhưng cũng đối mặt với nguy cơ
thiếu hụt hàng, mất khách hàng và không đạt được mức
lợi nhuận dự kiến.
Chính sách mạo hiểm (Aggressive policy)
Chính sách mạo hiểm vs.
Chính sách cẩn trọng
4.1.3.1. Chính sách đầu tư vốn luân chuyển (tt)

3. Chính sách thỏa hiệp (Compromise policy) là cách


công ty gắn thời hạn của nợ ngắn hạn tương ứng với
chu kỳ của tài sản lưu động. Những nhu cầu thường
xuyên cần được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn còn các
nhu cầu tạm thời thì được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn
hạn.
à giảm thiểu rủi ro không có khả năng đáp ứng các
nghĩa vụ tài chính đến hạn.
Nhận diện 03 chính sách
Lựa chọn chính sách tối ưu

vChính sách tốt nhất sẽ là sự kết hợp của các chính


sách mạo hiểm và chính sách cẩn trọng
vNhững điều cần cân nhắc:
Ø Dự trữ tiền mặt
Ø Bảo hiểm rủi ro đáo hạn
Ø Lãi suất tương đối
4.1.3.2. Chính sách tài trợ vốn luân chuyển

vHai nguồn tài trợ vốn luân chuyển: Nợ ngắn hạn


dùng trong hoạt động kinh doanh và FNOs
vFNOs phụ thuộc vào nhân tố bên trong (cách thức
quản lý vốn luân chuyển) và nhân tố bên ngoài (mức
độ cạnh tranh và nhân tố khác)
vĐể quyết định đầu tư FNOs, hai nhân tố cần cân nhắc
là: vốn luân chuyển ròng và nợ vay ngắn hạn.
4.1.3.2. Chính sách tài trợ vốn luân chuyển (tt)

vVốn luân chuyển ròng thấp: FNOs phụ thuộc chủ


yếu vào vốn vay ngắn hạn và chỉ phải sử dụng vốn
dài hạn khi cần thiết. Chính sách tài trợ này tăng khả
năng sinh lời như tăng rủi ro đặc biệt trong điều kiện
kinh tế kém hiệu quả hoặc khủng hoảng.
vVốn luân chuyển ròng cao: công ty sử dụng nguồn
vốn dài hạn là chủ yếu tài trợ vôn luân chuyển. Công
ty này sẽ làm tăng chi phí vốn dẫn đến giảm lợi
nhuận nhưng giảm rủi ro.
4.1.4. Tầm quan trọng của Quản trị
vốn luân chuyển

vQuản trị vốn luân chuyển tác động đến chu kỳ


chuyển hóa tiền mặt.
vQuản trị vốn luân chuyển hiệu quả làm tăng dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh.
vQuản trị vốn luân chuyển hiệu quả tăng giá trị công
ty.
4.2. Quản trị tiền mặt

“Quản trị tiền mặt là hiểu được dòng ngân


quỹ trong doanh nghiệp và làm sao xác
định được lượng tiền mặt cần nắm giữ”
4.2.1. Các lý do phải nắm giữ tiền mặt

vĐộng cơ giao dịch: thanh toán các hóa đơn


vDự phòng: nhu cầu nắm giữ một khoản tiền mặt để
dự phòng cho những biến động bất thường trong quá
trình dịch chuyển tiền tệ -> duy trì tính thanh khoản
vĐầu cơ: sự cần thiết giữ tiền mặt để tận dụng cơ hội
đầu tư tăng thêm, chẳng hạn như mua hàng với giá
hời để bán lại.
4.2.2. Tầm quan trọng của quản trị tiền
mặt
vTiền mặt/ngân quỹ là mạch máu của doanh nghiệp –
đóng góp cho sự phát triển và thành công của doanh
nghiệp.
vQuản trị tiền mặt giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm
soát lượng tiền và quản lý doanh nghiệp một cách
hiệu quả hơn.
vQuản trị tiền mặt giúp doanh nghiệp có thể đủ lượng
tiền để phát triển, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới,
phát triển sản phẩm mới, thiết lập hệ thống kinh
doanh mới.
4.2.2. Tầm quan trọng của quản trị tiền
mặt (tt)
vQuản trị tiền mặt là cần thiết bởi vì luôn có sự chênh
lệch giữa dòng tiền thu và chi, sự không chắc chắn
trong việc dự báo dòng tiền và thời điểm xuất hiện
dòng tiền, chi phí nắm giữ tiền mặt hay chi phí vay để
bù đắp lượng tiền mặt thiếu hụt.
vDuy trì quá nhiều tiền mặt sẽ giảm cơ hội đầu tư của
công ty (chi phí cơ hội).
4.2.3. Mục tiêu quản trị tiền mặt

vKiểm soát dòng ngân quỹ


vTối đa nguồn và sử dụng ngân quỹ
vTối thiểu hóa chi phí
vThu tiền càng nhanh càng tốt
vChỉ chi tiền khi cần thiết
vTrì hoãn thanh toán trong phạm vi cho phép
vCó nguồn tài trợ từ bên ngoài hiệu quả
vQuản lý hoạt động đầu tư
vTối thiểu chu kỳ chuyển hóa tiền mặt
4.2.4. Dòng ngân quỹ

• DÒNG THU: dòng thu ngân quỹ được hình thành


từ 4 nguồn sau
1. Tăng vốn CSH: phát hành cổ phiếu
2. Vay mượn: chẳng hạn như vay từ tổ chức tín dụng,
nhà cung cấp…
3. Thanh lý các tài sản cố định hay bán tài sản tài chính
4. Tiền thu từ hoạt động bán hàng
4.2.4. Dòng ngân quỹ (tt)

• DÒNG CHI:
1. Tiền chi cho các hoạt động kinh doanh: chi trả nhà
cung cấp, lương, thuế
2. Mua các tài sản: mua tài sản dài hạn hay đầu tư tài
chính
3. Thanh toán khoản vay: trả tiền cho người cho vay
hay chủ đầu tư
4.2.4. Dòng ngân quỹ (tt)

• Dòng ngân quỹ không phải hoạt động một cách đơn
giản và theo kế hoạch. Vì vậy luôn xuất hiện sự chênh
lệch giữa dòng thu và dòng chi. Sự chênh lệch này
làm tăng nguồn vốn chẳng hạn tăng FNOs.
• Quản trị dòng ngân quỹ hiệu quả cần:
- Đồng bộ hóa dòng thu và dòng chi (về lượng cũng
như thời điểm)
- Dự báo chính xác thời điểm và sự xuất hiện dòng thu
và dòng chi
4.2.5. Dự báo ngân quỹ

vDự báo tiền mặt giúp cho công ty xác định được chiến
lược trong chính sách đầu tư và tài trợ của công ty
vDự báo tiền mặt là yếu tố quan trọng trong quyết định
tài chính ngắn hạn chẳng hạn chính sách liên quan đến
khả năng thanh toán, chính sách tín dụng…
vDự báo tiền mặt là công cụ để kiểm soát hoạt động
vDự báo tiền mặt để quản trị rủi ro một cách hiệu quả
hơn
4.3. Quản trị khoản phải thu

“Nhà quản trị tài chính phải đưa ra các quyết


định về quản trị khoản phải thu: Nên đầu tư
bao nhiêu vào khoản phải thu?
Thời hạn tín dụng bằng bao nhiêu?
Tiêu chuẩn tín dụng như thế nào?”
4.3. Các thành phần của chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm 3 thành tố chính:


điều khoản bán hàng (terms of sale), phân tích tín
dụng (credit analysis), và chính sách thu hồi nợ
(collection policy)
4.3. Chính sách tín dụng (tt)
v Điều khoản bán hàng:
§ Tiêu chuẩn tín dụng: xác định mức tiêu chuẩn
tối thiểu để khách hàng có thể được hưởng chính
sách tín dụng.
§ Thời hạn tín dụng (credit period): độ dài thời
gian mà tín dụng được cấp
§ Chiết khấu tiền mặt (cash discount): Tỷ lệ chiết
khấu nhờ trả sớm
§ Công cụ tín dụng (credit instruments): bằng
chứng cơ bản cho các khoản nợ
4.3. Chính sách tín dụng (tt)

v Phân tích chính sách tín dụng: các yếu tố


ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng.
v Chính sách thu hồi nợ: giám sát các khoản
phải thu để phát hiện sự cố và thu được các
khoản quá hạn.
4.3.1. Điều khoản bán hàng

v Thiết lập tiêu chuẩn tín dụng là một trong


những quyết định khó khăn nhất của nhà quản trị
tín dụng
v Để thiết lập tiêu chuẩn tín dụng, sử dụng mô hình
5C.
4.3.1. Điều khoản bán hàng (tt)
* Mô hình 5C
• Character - Đặc điểm: phản ánh tiêu chuẩn đạo đức, tính
trung thực, mức độ tin cậy và đặc điểm quản lý của một tổ
chức. Nhà tín dụng cần phải thu thập thông tin về quá trình
thanh toán cung như hiểu rõ về khách hàng để xác định đặc
điểm của tổ chức
• Capital - Vốn: sự chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ.
Mức chênh lệch càng tăng tức là mức đệm an toàn càng tăng
lên
• Capacity – năng lực: thể hiện khả năng thanh toán nợ khi đến
hạn của công ty, khả năng này được đo lường dựa trên khả
năng tạo dòng ngân quỹ của doanh nghiệp
4.3.1. Điều khoản bán hàng (tt)
• Conditions - các điều kiện: bao gồm các phân tích
về tính hình kinh tế, môi trường vĩ mô và ngành ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán của tổ chức
• Collateral – tài sản kí quỹ: tài sản cầm cố như là
vật đảm bảo cho mức tín dụng mà khách hàng được
cấp
4.3.1. Điều khoản bán hàng (tt)

vThời hạn tín dụng (credit period) chỉ thời gian cho
phép khách hàng nợ tín dụng.
vThời hạn tín dụng phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm,
thị trường và ngành mà công ty hoạt động.
4.3.1. Điều khoản bán hàng (tt)
Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ dài của thời hạn tín
dụng:
• Dễ hỏng và giá trị tài sản thế chấp
• Nhu cầu tiêu dùng
• Chi phí, tính linh hoạt và tiêu chuẩn hóa
• Rủi ro tín dụng
• Quy mô tín dụng
• Mức độ cạnh tranh
• Loại khách hàng
4.3.1. Điều khoản bán hàng (tt)

vChiết khấu nhờ trả sớm (cash discount): nếu khách


hàng trả tiền sớm trong thời hạn chiết khấu, khách
hàng sẽ được giảm giá tương đương với mức chiết
khấu
vChiết khấu nhờ trả sớm thay đổi dựa vào mức độ tín
nhiệm của khách hàng, lịch sử thanh toán, quy mô
mua hàng và mùa vụ.
4.3.1. Điều khoản bán hàng (tt)

v Công cụ tín dụng (credit instruments): là bằng


chứng cơ bản của cho các khoản nợ.
v Hầu hết tín dụng thương mại được thực hiện
thông qua tài khoản ghi sổ hay tài khoản mua bán
chịu (open accounts).
4.3.2. Phân tích chính sách tín dụng

Khi đánh giá chính sách tín dụng, có những yếu tố


cơ bản cần xem xét:
• Hiệu ứng doanh thu
• Hiệu ứng chi phí
• Chi phí nợ
• Xác suất không thanh toán
• Chiết khấu tiền mặt
Ví dụ

Công ty phần mềm Locust là một trong những công ty thành


công phát triển các chương trình máy tính. Hiện tại, Locust
chỉ bán và nhận tiền mặt.
Locust đang đánh giá yêu cầu từ một số khách hàng lớn để
thay đổi chính sách hiện tại của mình thành tín dụng thương
mại một tháng (30 ngày). Ký hiệu cho một số thông số đầu
vào như sau:
• P = Giá mỗi đơn vị
• v = Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị
• Q = Số lượng hiện tại được bán mỗi tháng
• Q’= Số lượng được bán theo chính sách mới
• R = Lợi nhuận yêu cầu hàng tháng
• Sử dụng PV để ra quyết định.
• Giả sử ta có thông tin về Locust như sau:
o P = $49
o v = $20
o Q = 100
o Q’ = 110
o R = 2% per month
Công ty Locust nên điều chỉnh chính sách bán hàng
hay không?
• Dòng tiền của chính sách bán hàng cũ:
= (P - v)Q
= ($49 - $20)x100
= $2,900
• Dòng tiền của chính sách bán hàng mới:
=(P - v)Q’
=($49 - $20)x110
= $3,190
• Dòng tiền tăng thêm:
=(P - v)(Q’ - Q)
= ($49 - $20)x(110 100)
= $290
• Giá trị hiện tài của dòng tiền tăng thêm:
PV = [(P - v)(Q’ - Q)]/R
= ($29 x $10)/0.02
= $14,500
• Thay đổi chính sách bán hàng có khả thi không?
o Chi phí thay đổi sang chính sách mới:
= PQ + v(Q’ - Q)
= $4,900 + $200
= $5,100
o Lợi nhuận khi chuyển sang chính sách mới:
NPV:
= -[PQ+v(Q’-Q)]+[(P-v)(Q’ - Q)]/R
= -$5,100 + 290/0.02
= -$5,100 + $14,500
= $9,400
Do đó, chính sách mới khả thi hơn.
• Điểm hòa vốn:
Xác định Điểm hòa vốn bằng cách cho NPV = 0 và
tính toán (Q’ – Q)
o NPV = 0
è -[PQ+v(Q’-Q)]+[(P-v)(Q’ - Q)]/R = 0
è Q’ - Q = PQ/[(P - v)/R - v]
• Q’ - Q
= $4,900/($ 29/0.02 - $20)
= 3.43 đơn vị
à Điều này nghĩa rằng việc chuyển sang chính sách
tín dụng mới là khả thi cho Locust nếu công ty đảm
bảo rằng nó có thể bán tối thiểu 3.43 phần mềm hàng
tháng.
4.3.3. Chính sách thu hồi nợ

v Giám sát khoản phải thu


v Nỗ lực thu hồi nợ
4.4. Quản trị hàng tồn kho

“Theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh của


doanh nghiệp, cũng như dự đoán được tình hình
biến động giá trên thị trường để điều phối lượng
hàng tồn kho, đưa ra chính sách lưu trữ phù hợp,
giảm thiểu tối đa các rủi ro về hàng tồn kho.”
4.4.1. Hàng tồn kho

vHàng tồn kho là những hàng hóa, sản phẩm được


doanh nghiệp dự trữ để bán và những thành phần
tạo nên sản phẩm đó.
vHàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản
xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận
của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò
quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
4.4.1. Hàng tồn kho (tt)

Các loại hàng tồn kho:


v Nguyên liệu thô
v Bán thành phẩm
v Thành phẩm
4.4.2. Lý do của việc lưu trữ hàng tồn
kho
v Giao dịch: Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các
doanh nghiệp đảm bảo được việc sản xuất không bị
gián đoạn
v Dự phòng: Việc giữ lại hàng tồn kho là cách thức dự
phòng có hiệu quả cho những tình huống kinh doanh
xấu nằm ngoài dự đoán.
v Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được
những lợi thế khi giá cả biến động. Giả sử nếu giá
nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ
nhiều hàng tồn kho so với yêu cầu với giá thấp hơn.
4.4.3. Chi phí liên quan đến hàng tồn kho

v Chi phí mua hàng.


v Chi phí đặt hàng.
v Chi phí lưu giữ hay chi phí tồn trữ:
§ Chi phí cơ hội;
§ Chi phí lưu giữ và quản lý;
§ Thiệt hại do lỗi thời, hư hỏng hoặc mất mát.
§ Bảo hiểm và thuế
vChi phí thiếu hụt.
4.4.4. Kỹ thuật quản trị hàng tồn kho

vLượng hàng tồn kho như thế nào là tối ưu?


vPhải luôn đảm bảo hàng tồn kho nằm trong mức
an toàn, không vượt quá ngưỡng tối thiểu và tối
đa
vQuyết định khi nào nên nhập thêm nguồn nguyên
liệu
vQuyết định khi nào cần tăng cường hoặc hạn chế
sản xuất để điều chỉnh lượng hàng tồn kho thành
phẩm
4.4.4. Các mô hình quản trị hàng tồn kho

vMô hình ABC trong quản trị hàng tồn kho


vMô hình EOQ hàng tồn kho hiệu quả– Economic
Order Quantity
4.4.4.1. Mô hình ABC
The mô hình ABC, có 3 nhóm hàng tồn kho cơ bản với mức độ
quản lý khác nhau:
• Nhóm A: Các nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho cần kiểm soát
chặt chẽ, chính xác vì giá trị lớn, nên mua số lượng nhỏ.
• Nhóm B: Các nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho cần kiểm soát
ở mức tốt vì giá trị vừa phải, thường chiếm khoảng 30% tổng
lượng hàng tồn kho.
• Nhóm C: Các nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho chỉ cần kiểm
soát ở mức độ tương đối đơn giản. Thông thường hàng nhóm
C giá trị không lớn nhưng lại có tỉ trọng cao trong hàng tồn
kho.
Nhờ ABC analysis, công tác quản trị hàng tồn kho tại doanh
nghiệp được đánh giá trọng tâm để đầu tư nguồn lực, mỗi loại
hàng tồn kho sẽ có phương án quản lý phù hợp
4.4.4.1. Mô hình ABC (tt)
4.4.4.2. Mô hình EOQ

vEOQ là một phương pháp dùng để tính lượng đặt


hàng tối ưu nhất để mua vào lưu trữ. Làm sao để tiết
kiệm chi phí nhất mà vẫn đáp ứng được nhu cầu bán
hàng khi cần thiết.

vEOQ được dùng để tính toán và tìm ra số lượng hàng


phù hợp nhất.
4.4.4.2. Mô hình EOQ (tt)

• EOQ (Q): Lượng đặt hàng tối ưu


• D: là nhu cầu hàng tồn kho mỗi năm, bạn có thể lấy số liệu từ
các năm trước (Lấy hàng tồn kho đầu năm + (cộng) lượng
hàng tồn kho nhập thêm trong năm – (trừ) hàng tồn kho cuối
năm)
• S: là chi phí cần chi trả cho việc đặt hàng đối với cho mỗi đơn
hàng (Phí vận chuyển, gọi điện, fax, giao nhận, kiểm tra
hàng,…)
• H: là chi phí tiêu tốn cho việc lưu trữ hàng hóa (phí thuê kho,
nhân sự, thiết bị máy móc, điện nước,…)
4.4.4.2. Mô hình EOQ (tt)
• Tổng chi phí dữ trữ hàng năm
TC = P*D + H*Q/2 + S*D/Q
• Thời gian dự trữ tối ưu:
T = Q/d
d: Nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày (= D/Số ngày làm
việc trong năm)
• Điểm tái đặt hàng (ROP, Return Order Point):
ROP = d*L
L: thời gian từ lúc đặt hàng tới khi nhận được hàng
• Số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm:
n = D/Q
4.4.4.2. Mô hình EOQ (tt) – Ví dụ

Một công ty có nhu cầu về sản phẩm A là 3000 sản phẩm/năm


với chi phí đặt hàng trung bình là 100$/lần và chi phí dự trữ
bình quân là 10$/sản phẩm/năm, giá sản phẩm là 50$/sản
phẩm. Cho biết 1 năm doanh nghiệp sản xuất trong 300 ngày.
Hãy xác định:
a. Lượng đặt hàng tối ưu.
b. Số lượng đơn hàng mong muốn.
c. Khoảng cách trung bình giữa 2 lần đặt hàng.
d. Tổng chi phí tối thiểu của hàng dự trữ.
4.4.4.2. Mô hình EOQ (tt) – Ví dụ
D = 3.000 sản phẩm; S = 100$/lần; P = 50$/sản phẩm.
H = 10$/sản phẩm/năm; N = 300 ngày.
a. Lượng đặt hàng tối ưu:
𝟐𝑫. 𝑺 𝟐. 𝟑𝟎𝟎𝟎. 𝟏𝟎𝟎
𝑸∗ = = = 𝟐𝟒𝟓
𝑯 𝟏𝟎
b. Lượng đặt hàng tối ưu:
𝑫 𝟑𝟎𝟎𝟎
𝒏 = = = 𝟏𝟑
𝑸 𝟐𝟒𝟓
c. Khoảng cách trung bình giữa 2 lần đặt hàng:
𝟑𝟎𝟎
𝑻 = = 𝟐𝟑
𝟏𝟑
d. Tổng chi phí tối thiểu của hàng dự trữ:
𝟏𝟎 ∗ 𝟐𝟒𝟓 𝟑𝟎𝟎𝟎
𝑻𝑪 = 𝟓𝟎 ∗ 𝟑𝟎𝟎𝟎 + + 𝟏𝟎𝟎 ∗ = $𝟏𝟓𝟐, 𝟒𝟒𝟗
𝟐 𝟐𝟒𝟓
79

You might also like