You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HỌC PHẦN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

CHƯƠNG 3
NGUỒN TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP
Chương 3: NGUỒN TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP

KIẾN THỨC
- Trình bày được những nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn.
- Ưu nhược điểm của các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp.
- Các chính sách tài trợ.

KỸ NĂNG
• Phân biệt được nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn.
• Tính được chi phí sử dụng tín dụng thương mại từ đó đưa ra
được quyết định nên hay không nên sử dụng tín dụng
thương mại.
• Lập được bảng chiết tính nợ phải trả khi sử dụng nguồn tài
trợ dài hạn.
Chương 3: NGUỒN TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP

3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ


3.1.1 Khái niệm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp
3.1.2 Phân loại các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp
3.1.3 Chiến lược tài trợ của doanh nghiệp
3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn
3.2.1 Tín dụng thương mại
3.2.2 Nợ tích lũy
3.2.3 Tín dụng ngân hàng
3.2.4 Thuê tài sản (thuê hoạt động)
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.1 Thuê tài chính
3.3.2 Vay dài hạn
3.3.3 Vốn chủ sở hữu
3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ

3.1.1 Khái niệm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp

Nguồn tài trợ là nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư
nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được thường xuyên và hiệu quả.
3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ

3.1.2 Phân loại các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp

CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT SỞ HỮU

NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ

TÀI SẢN
VỐN CHỦ SỞ
HỮU

NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU


VCSH = STS – NPT (SNỢ)
3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ

3.1.2 Phân loại các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp

CĂN CỨ VÀO PHẠM VI PHÁT SINH

NỢ CHIẾM
NGUỒN VỐN DỤNG;
VỐN VAY;
THUÊ TÀI
CHÍNH;
NHẬN GÓP
TÀI SẢN VỐN;
PHÁT HÀNH
NV BÊN TRONG NV BÊN NGOÀI CHỨNG KHOÁN

KHẤU HAO
LỢI NHUẬN GIỮ
LẠI
3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ

3.1.2 Phân loại các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp

CĂN CỨ VÀO THỜI HẠN SỬ DỤNG

NGUỒN VỐN NỢ NGẮN HẠN

TÀI SẢN NỢ DÀI HẠN

VỐN CHỦ SỞ
HỮU
NV NGẮN HẠN NV DÀI HẠN
NV TẠM THỜI = NỢ NGẮN HẠN

NV THƯỜNG XUYÊN = NỢ DÀI HẠN


+ VỐN CHỦ SỞ HỮU
PHÂN BIỆT NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN

Nguồn tài trợ ngắn hạn Nguồn tài trợ dài hạn
1. Thời hạn hoàn trả dưới 1 năm. 1. Thời hạn hoàn trả hơn 1 năm.
2. Không phải trả lãi cho những 2. Phải trả lãi (đa số) cho tất cả
nguồn tài trợ từ nợ tích lũy và các những khoản nợ dài hạn từ hình
hính thức tín dụng thương mại. thức vay NH và phát hành trái
phiếu.
3. Lãi suất của các khoản vay ngắn 3. Lãi suất của các khoản vay dài
hạn thường thấp hơn các khoản vay hạn thường cao hơn các khoản ngắn
dài hạn. dài hạn.
4. Nguồn tài trợ ngắn hạn thường 4. Nguồn tài trợ dài hạn gồm: các
gồm: các khoản phải trả, nợ tích khoản nợ dài hạn, vay dài hạn,
lũy và các khoản vay ngắn hạn. vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại.
Tên gọi Ý nghĩa
Là các NV có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm), DN có
Nguồn vốn tạm thời thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm
(Nợ ngắn hạn) thời phát sinh trong HĐKD, bao gồm: vay ngắn hạn
NH, TCTD và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Là tổng thể các NV có tính chất ổn định mà DN có
Nguồn vốn thường
thể sử dụng vào HĐKD; dùng để mua sắm, hình
xuyên
thành TSCĐ và 1 bộ phận TSLĐ thường xuyên cần
(Nợ DH + VCSH)
thiết.
Nguồn vốn lưu động Là NV ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay
thường xuyên tài trợ cho TSLĐ thường xuyên trong HĐKD
(NWC)
Là lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn
TSLĐ thường xuyên luân chuyển như NVL, CCDC, SPDD, thành phẩm và
nợ phải thu từ khách hàng
Là lượng TSLĐ phát sinh khi có biến cố xảy ra như
TSLĐ tạm thời giá cả NVL,CCDV tăng, tăng lượng tiêu thụ khi thuận
lợi trong bán hàng, nhận đơn hàng ngoài kế hoạch,…
3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ

3.1.3 Chiến lược tài trợ của doanh nghiệp

Chiến lược tài trợ là việc doanh nghiệp sử dụng kết hợp nguồn
vốn dài hạn và ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của doanh
NỢ NGẮN HẠN
nghiệp, bao gồm:
TÀI SẢN NGẮN HẠN

• Chiến lược bảo thủ TÀI TRỢ NỢ DÀI HẠN

• Chiến lược mạo hiểm


TÀI SẢN DÀI HẠN VỐN CHỦ SỞ HỮU
• Chiến lược phù hợp
3.1 Khái niệm, phân loại và chiến lược tài trợ

3.1.3 Chiến lược tài trợ của doanh nghiệp

TÀI SẢN NGẮN HẠN Nguồn vốn


NỢ NGẮN HẠN
(TÀI SẢN LƯU ĐỘNG, tạm thời
gồm:
TSLĐ tạm thời
TSLĐ thường xuyên)
NỢ DÀI HẠN

Nguồn vốn
TÀI SẢN DÀI HẠN thường xuyên
(TÀI SẢN CỐ ĐỊNH)
VỐN CHỦ SỞ HỮU
CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ BẢO THỦ

Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời
được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên, phần TSLĐ tạm thời còn
lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Ưu điểm: DN luôn đảm bảo khả


năng thanh toán ở mức cao, nhất
Soátaøi trôï là trong trường hợp nhu cầu
Taøisaûn löu ñoäng
taïm thôøi TSLĐ không thường xuyên ở
Nguoàn voán
taïm thôøi mức độ thấp nhất, tiền thừa tạm
thời có thể dùng vào đầu tư ngắn
hạn.
Taøisaûn löu ñoäng
thöôøng xuyeân Nguoàn
voán Nhược điểm: Hiệu quả sử dụng
thöôøng
Taøisaûn coáñònh xuyeân vốn thấp vì mức sinh lời trong
ngắn hạn thấp hơn chi phí sử
dụng vốn vay dài hạn.
Thôøi gian
CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ MẠO HIỂM

Toàn bộ TSCĐ, một phần TSLĐ thường xuyên được tài trợ bởi
nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ thường xuyên và TSLĐ
tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.

Ưu điểm: giảm thiểu được chi


phí sử dụng vốn, nâng cao khả
năng sinh lời cho chủ sở hữu

Nhược điểm: rủi ro tài chính


cao, người quản lý luôn phải chịu
áp lực nặng về việc tìm nguồn để
thanh toán cho các chủ nợ.
CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ PHÙ HỢP

Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn
thường xuyên, TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm
thời.

Ưu điểm: Là chiến lược trung


dung, dung hòa giữa chiến lược
bảo thủ và chiến lược phù hợp
nên khắc phục được các nhược
điểm của hai chiến lược này.

Nhược điểm: Tuy không vi


phạm nguyên tắc tài chính nhưng
độ an toàn không cao.
3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn
3.2.1 Tín dụng thương mại (TDTM)
KHÁI NIỆM
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau
thông qua hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là nguồn tài trợ quan
trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

LỢI ÍCH CỦA TDTM

• Cung cấp vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động của DN.
• Đàm phán trên cơ sở tự nguyện giữa các doanh nghiệp với nhau.
• Kết quả đưa đến nhanh vì có thể đánh giá được khả năng thu hồi
nợ, mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp mua chịu và những rủi ro
mà doanh nghiệp có thể gánh chịu.
3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn
3.2.1 Tín dụng thương mại

HẠN CHẾ CỦA TDTM


• Chi phí cao và không rõ ràng.
• Khối lượng tín dụng bị hạn chế, một mặt do sự hạn chế tiềm
lực tài chính của nhà cung cấp, mặt khác do tín dụng được cấp
là hàng hóa chứ không phải là tiền.

CHI PHÍ KHÔNG NHẬN CHIẾT KHẤU CỦA TDTM


𝑺𝒖ấ 𝒕 𝒄𝒉𝒊 ế 𝒕 𝒌𝒉 ấ 𝒖 𝟑𝟔𝟎
𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í = 𝒙
𝟏− 𝑺𝒖ấ 𝒕 𝒄𝒉𝒊ế 𝒕 𝒌𝒉 ấ 𝒖 𝑻𝒉ờ 𝒊 𝒉ạ 𝒏 𝒕 ố 𝒊 đ 𝒂−𝑻𝒉 ờ 𝒊 𝒉 ạ 𝒏𝒄𝒉𝒊 ế 𝒕 𝒌𝒉ấ 𝒖
2% 360
Ví dụ: 2/10 NET 30 -----> 𝐶h𝑖 𝑝h í = 1 − 2 % 𝑥 30 − 10 =36 , 72 %
3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn
3.2.2 Nợ tích lũy

KHÁI NIỆM
Là những khoản nợ doanh nghiệp chiếm dụng hợp lệ, hợp pháp và
thường xuyên để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Bao gồm:
• Tiền lương, tiền công chưa đến kỳ trả
• Các khoản thuế, BHXH chưa đến kỳ nộp
• Các khoản ứng trước của khách hàng.

ĐẶC ĐIỂM
• Tương đối ổn định.
• Thay đổi theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
• Không phải trả lãi cho những khoản nợ chưa đến kỳ hạn thanh
toán, do vậy nợ tích lũy là nguồn tài trợ hoàn toàn miễn phí.
3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn
3.2.3 Tín dụng ngắn hạn ngân hàng

KHÁI NIỆM
 Khi nhu cầu vốn ngắn hạn gia tăng thì nguồn tài trợ từ TDTM và nợ
tích lũy không thể đáp ứng đủ. DN cần đến sự tài trợ từ ngân hàng.
 Thời gian các TCTD tài trợ vốn cho DN được xác định phù hợp với
chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của DN nhưng tối đa là
12 tháng.
 DN phải trả lãi vay khi sử dụng nguồn vốn này. Lãi suất vay ngắn hạn
là lãi suất thỏa thuận theo cơ chế thị trường và phù hợp các quy định
của Luật các TCTD hiện hành.
 DN cần đáp ứng đủ điều kiện vay vốn ngắn hạn theo quy định hiện
hành của các TCTD khi muốn tiếp cận nguồn vốn này.
3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn
3.2.4 Thuê tài sản (thuê hoạt động)

KHÁI NIỆM
Thuê hoạt động còn gọi là thuê vận hành : Là một thỏa thuận thuê ngắn
hạn tài sản mà trong đó bên cho thuê (bên sở hữu tài sản) đồng ý cho bên
đi thuê sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định với một
mức phí thuê xác định.

ĐẶC ĐIỂM
• Thời gian thuê thường ngắn hơn rất nhiều so với thời gian hữu dụng của tài sản.
• Người cho thuê phải chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, những rủi ro và thiệt hại đối
với tài sản cho thuê.
• Người đi thuê có quyền hủy ngang hợp đồng và trả lại tài sản cho bên cho thuê, tạo
điều kiện cho bên đi thuê tránh được trường hợp tài sản thuê bị lạc hậu.
• Khi kết thúc thời hạn cho thuê, người cho thuê có toàn quyền quyết định việc sử dụng
tài sản của mình như gia hạn hợp đồng thuê, cho đơn vị khác thuê hoặc nhượng bán
tài sản,…
3.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn

LỢI VÀ BẤT LỢI KHI SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGẮN HẠN


 Lợi ích:
– Thực hiện dễ dàng, thuận lợi
– Chi phí sử dụng thấp
– Dễ dàng linh hoạt điều chỉnh.

 Bất lợi:
– Chịu rủi ro về lãi suất
– Rủi ro vỡ nợ.
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.1 Thuê tài chính

KHÁI NIỆM
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc
cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê.
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.1 Thuê tài chính

ĐẶC ĐIỂM
• Công ty cho thuê tài chính tài trợ dưới hình thức mua và chuyển giao tài
sản cho bên thuê sử dụng.
• Bên đi thuê có thể được tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn.
• Bên đi thuê thanh toán tiền thuê định kỳ trong suốt thời hạn thuê, kỳ hạn
thanh toán tiền thuê có thể là tháng, quý, 6 tháng, 1 năm.
• Thời hạn cho thuê tài chính chiếm phần lớn thời gian khấu hao của tài
sản, thông thường trên 60% thời gian khấu hao của tài sản.
• Trong suốt thời hạn cho thuê, quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho
thuê.
• Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng sản xuất.
• Khi hết hạn hợp đồng thuê, bên thuê có thể trả lại tài sản, thuê tiếp hoặc
mua tài sản.
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.1 Thuê tài chính

CÁC HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH


• Cho thuê tài chính thông thường
• Mua và cho thuê lại
• Cho thuê tài chính giáp lưng.
LỢI ÍCH KHI THUÊ TÀI CHÍNH
 Tránh được rủi ro do tài sản lạc hậu.
 Tính linh hoạt.
 Lợi ích về thuế.
 Tính kịp thời.
 Giảm được những hạn chế tín dụng.
Tiêu thức Thuê hoạt động Thuê tài chính
1. Quyền sở Tách quyền sở hữu và quyền (Tương tự thuê hoạt động)
hữu sử dụng
2. Thời hạn Rất ngắn so với thời hạn hữu Thường hơn 60% thời hạn
thuê dụng của tài sản hữu dụng của tài sản
3.Quyền hủy Được hủy ngang Không được quyền hủy
hợp đồng ngang hợp đồng
4. Rủi ro Người cho thuê chịu Người thuê chịu
5. Chi phí Người cho thuê chịu mọi chi Người thuê chịu mọi chi phí
phí bảo trì, dịch vụ, bảo vận hành, bảo trì, dịch vụ,
hiểm,… bảo hiểm,…
6. Ưu đãi về Người cho thuê hưởng và Người thuê hưởng và khấu
thuế khấu trừ vào tiền thuế trừ vào tiền thuế
Tiêu thức Thuê hoạt động Thuê tài chính
7. Tiền bồi thường Người cho thuê hưởng Người cho thuê hưởng
từ bảo hiểm
8. Cung ứng tài Tài sản thuê do người Tài sản cho thuê do người
sản thuê cho thuê cung cấp thuê đặt hàng, giao nhận và
sử dụng
9. Tiền bán tài sản Thuộc về người cho Tiền bán tài sản > giá quy
thuê định của người cho thuê
->người thuê hưởng
10. Các loại tài sản Máy photocopy, vi tính, Bất động sản, tàu biển,
thường thuê thiết bị gia dụng, văn máy bay, thiết bị văn
phòng phòng,…
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.1 Thuê tài chính

TÍNH TOÁN TRONG CHO THUÊ TÀI CHÍNH


Nguyên giá TSCĐ = Tổng hiện giá tiền thuê phải trả (kể cả tiền mua lại
khi hết hạn thuê) theo một lãi suất nhất định do 2 bên thỏa thuận.
NG: Nguyên giá TSCĐ (Giá trị tài trợ)
At: số tiền thuê tài chính phải trả kỳ thứ t
r: lãi suất thỏa thuận của 2 bên
n: tổng số kỳ thanh toán

TRẢ DẦN ĐỀU CUỐI NĂM TRẢ DẦN ĐỀU ĐẦU NĂM
−𝒏
𝟏 −(𝟏+𝒓 )
−𝒏 𝟏 − ( 𝟏+ 𝒓 )
𝑵𝑮= 𝑨 𝑵𝑮= 𝑨 (𝟏+ 𝐫 )
𝒓 𝒓
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.1 Thuê tài chính
DN muốn thuê một thiết bị nên thỏa thuận với Cty cho thuê tài chính: Thiết bị trị giá
500 triệu đồng, thời hạn thuê 8 năm, mức sinh lợi 14%. Trả dần đều cuối mỗi năm.
- Tính số tiền thuê phải trả hàng năm:

𝑵𝑮 ∗𝒓 𝟓𝟎𝟎 ∗𝟏𝟒 %
𝑨= −𝒏
= −𝟖
=𝟏𝟎𝟕 , 𝟕𝟗 𝒕𝒓 đ
𝟏 −(𝟏 +𝒓 ) 𝟏 −( 𝟏+𝟏𝟒Lãi
% ) = Nợ ĐK * r
t t
BẢNG HOÀN TRẢ
Kỳ Nợ đầu kỳ Trả lãi Trả gốc Tổng số tiền trả Gốct = A – Lãit

1 500.00 70,00 37,79 107,79 Nợ CKt = Nợ ĐKt – Gốct


2 462,21 64,71 43,07 107,79 Nợ ĐK = Nợ CK
t+1 t
3 419,14 58,68 49,11 107,79
4 370,03 51,80 55,98 107,79
5 314,05 43,97 63,82 107,79
6 250,24 35,03 72,75 107,79
7 177.49 24,85 82,94 107,79
8 94,55 13,24 94,55 107,79
Tổng cộng 362,28 500,00 862,28
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.2 Vay dài hạn

KHÁI NIỆM
Vay dài hạn là 1 thỏa ước tín dụng dưới dạng hợp đồng cho vay giữa
người vay và người cho vay, theo đó người vay có nghĩa vụ hoàn trả các
khoản tiền vay theo lịch trình đã định
PHÂN LOẠI VAY DÀI HẠN
• Vay dài hạn NHTM, TCTD
• Vay thông qua phát hành trái phiếu DN

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN VAY DÀI HẠN


• Vốn gốc trả cố định, lãi tính trên dư nợ đầu kỳ
• Kỳ khoản cố định (Kỳ khoản đều – Niên kim cố định)
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.2 Vay dài hạn

TRÁI PHIẾU
• Là giấy chứng nhận nợ do người phát hành xác nhận phần vốn vay
phải trả theo lãi suất cố định trong 1 khoảng thời gian nhất định.
• TP là 1 loại chứng khoán nên có các loại giá sau: Mệnh giá (Giá trị
danh nghĩa trên trái phiếu ~ Giá ghi nhận nợ) và Thị giá

ĐẶC ĐIỂM KHI VAY BẰNG TRÁI PHIẾU


• Nhu cầu vốn vay quá lớn, vượt quá khả năng cho vay của chủ nợ
• Phát hành TP liên quan 3 đối tượng: người vay, người cho vay
và định chế tài chính trung gian
• Người chủ trái phiếu (chủ nợ) có thể thu hồi vốn vay trước thời
hạn bằng cách chuyển nhượng TP trên thị trường chứng khoán
PHÂN BIỆT VAY THÔNG THƯỜNG VÀ VAY BẰNG PHÁT
HÀNH TRÁI PHIẾU
Vay thông thường Trái phiếu
Liên quan đến 2 chủ thể Liên quan đên 3 đối tượng
Vay của 1 hay vài TCTD Vay của nhiều người và tổ
chức
Người cho vay không thể thu Người cho vay có thể thu hồi
hồi vốn trước hạn vốn trước hạn
Người vay và người cho vay Người vay và người cho vay
có thảo luận và ký hợp đồng không có thảo luận và ký hợp
tín dụng đồng tín dụng
Chi phí vay thường thấp hơn Chi phí vay thường cao hơn
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.2 Vay dài hạn

LỢI VÀ BẤT LỢI KHI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU


 Lợi ích:
 Lợi tức TP được giới hạn (cố định). Là đòn bẩy tài chính ảnh hưởng
đến ROE.
 Chi phí phát hành TP thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu
ưu đãi. Do rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
 Chủ sở hữu DN không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát DN
cho các trái chủ.
 Lợi tức TP được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN,
đem lại khoản tiết kiệm thuế và giảm chi phí sử dụng vốn vay.
 Giúp DN chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh một cách linh
hoạt, đảm bảo việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.2 Vay dài hạn
LỢI VÀ BẤT LỢI KHI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

• Bất lợi:
 Buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn, có thể gây căng thẳng về
mặt tài chính và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro tài chính.
 Làm tăng hệ số nợ của DN.
 Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kỳ hạn. Điều này buộc
DN phải lo hoàn trả tiền vay nợ gốc đúng hạn, dẫn tới nguy cơ mất
khả năng thanh toán, tăng nguy cơ phá sản.
 Sử dụng TP dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài, tác động
như dao hai lưỡi. Một mặt, nó đóng vai trò đòn bẩy tài chính thúc
đẩy sự phát triển của DN; Mặt khác, nó lại trở thành nguy cơ đe dọa
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.3 Vốn chủ sở hữu

KHÁI NIỆM

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn riêng của bản thân doanh
nghiệp. Nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu (trường hợp công ty cổ
phần) bao gồm:
• Vốn cổ phần (Equity)
 Vốn cổ phần thường  Cổ phiếu thường (Common
Stock)
 Vốn cổ phần ưu đãi  Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock)
• Lợi nhuận giữ lại (Retained Earning)
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.3 Vốn chủ sở hữu

VỐN CỔ PHẦN THƯỜNG


Là vốn mà doanh nghiệp huy động từ việc phát hành cổ phiếu
thường. Cổ phiếu thường là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần
thường, xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ
phần và người mua cổ phiếu thường trở thành cổ đông thường.
ĐẶC ĐIỂM
- Đây là loại chứng khoán vốn, tức là vốn chủ sở hữu.
- Cổ phiếu không có thời gian đáo hạn hoàn trả vốn.
- Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả hoạt động SXKD.
- Cổ đông thường có các quyền đối với công ty như: điều hành công ty,
ứng cử vào HĐQT, biểu quyết mọi vấn đề công ty, kiểm tra công ty.
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.3 Vốn chủ sở hữu (Vốn cổ phần thường)

QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG THƯỜNG


• Quyền mua cổ phần (quyền tiên mãi).
• Quyền quản lý và kiểm soát công ty.
• Quyền đối với tài sản của công ty.
• Quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần.

QUYỀN TIÊN MÃI


Là một chứng thư do công ty cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu
kèm theo đợt phát hành cổ phiếu mới, nhằm xác nhận quyền của cổ
đông được phép mua một số lượng cổ phiếu mới phát hành nhất định,
với một mức giá nhất định, trong một khoản thời gian nhất định
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.3 Vốn chủ sở hữu (Vốn cổ phần thường)

ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN TIÊN MÃI


• Chỉ phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu mới, không phát
hành độc lập.
• Giá cổ phiếu mới thường thấp hơn giá trên thị trường.
• Quyền tiên mãi thường có thời hạn ngắn từ 1 đến 6 tuần.
• Xác nhận quyền mua chứ không phải nghĩa vụ.

SỐ LƯỢNG PHIẾU TIÊN MÃI ĐỂ MUA CP MỚI PHÁT HÀNH

𝑆 ố 𝑐 ổ 𝑝h𝑖ế 𝑢𝑐 ũ đ 𝑎𝑛𝑔 𝑙 ư 𝑢h à 𝑛h
𝑆 𝑡𝑚=
𝑆 ố 𝑐 ổ 𝑝h𝑖 ế 𝑢𝑚 ớ 𝑖 𝑑 ự đị 𝑛h 𝑝h á 𝑡 h à 𝑛h
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.3 Vốn chủ sở hữu (Vốn cổ phần thường)

THỊ GIÁ CỔ PHIẾU MỚI


• Pre: thị giá CP trước ngày giao dịch
𝑃 𝑟𝑒 𝑆𝑐𝑝 + 𝑃 𝑏 𝑆 𝑐𝑝𝑚 không hưởng quyền
𝑃𝑜= • Pb: giá bán CP mới
𝑆𝑐𝑝 +𝑆 𝑐𝑝𝑚
• Scp: số lượng CPT trước khi phát hành
• Scpm: số lượng CPT phát hành mớithêm

GIÁ BÁN QUYỀN TIÊN MÃI (KHI CỔ ĐÔNG KHÔNG


MUA CP MỚI)

𝑇h ị 𝑔𝑖á 𝐶𝑃 𝑐 ó 𝑞𝑢𝑦 ề 𝑛𝑡𝑖ê 𝑛𝑚 ã 𝑖 − 𝐺𝑖 á 𝑔h𝑖𝑏 á 𝑛


𝐺𝑖 á 𝑝h𝑖ế 𝑢𝑡𝑖 ê 𝑛𝑚 ã 𝑖=
𝑆 ố 𝑝h𝑖 ế 𝑢𝑡𝑖ê 𝑛𝑚 ã 𝑖 để 𝑚𝑢𝑎 1 𝐶𝑃 𝑚 ớ 𝑖+1
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.3 Vốn chủ sở hữu

VỐN CỔ PHẦN ƯU ĐÃI


Vốn cổ phần ưu đãi là vốn mà doanh nghiệp huy động bằng cách phát
hành cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở
hữu trong công ty cổ phần đồng thời cho phép cổ đông ưu đãi được
hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường.
ĐẶC ĐIỂM
 Được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán vốn khi thanh lý công ty.
 Sự tích lũy cổ tức.
 Không được hưởng quyền bỏ phiếu, biểu quyết
 Các cổ phiếu ưu đãi là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu một
phần của nhà đầu tư trong công ty cổ phần.
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn
3.3.3 Vốn chủ sở hữu
LỢI NHUẬN GIỮ LẠI
Lợi nhuận giữ lại là nguồn tài trợ từ bên trong của doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp chủ động được nguồn vốn và giảm được chi phí sử dụng vốn. Nguồn tài
trợ này nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
• Lợi nhuận ròng hàng năm (EAT: Earning After Tax).
• Chính sách phân phối lợi nhuận của Nhà nước và của chính công ty ở thời
điểm hiện hành

LỢI ÍCH CỦA LỢI NHUẬN GIỮ LẠI

 Là khoản tiền giúp doanh nghiệp đối phó với những vấn đề bất trắc có thể xảy ra. Điều này
phòng tránh các rủi ro và hạn chế nguy cơ phải đi vay vốn gấp.
 Giúp doanh nghiệp có vốn để phát triển, đáp ứng các hoạt động thường xuyên.
 Đây là khoản tiền ở dạng tiền mặt, có tính thanh khoản cao, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm
bắt các cơ hội đầu tư. Đầu tư có tính thời điểm rất cao. Do đó, có một khoản vốn luôn luôn
sẵn sàng là điều cần thiết.
 Lợi nhuận được giữ lại sẽ giúp giảm bớt phần cổ tức phân chia, điều đó đồng nghĩa với việc
cổ đông sẽ giảm được một phần thuế phải chi trả trên cổ tức.
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn

LỢI VÀ BẤT LỢI KHI SỬ DỤNG NỢ


Lợi ích:
- Đẩy rủi ro kinh doanh sang cho chủ nợ.
- Sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng lợi nhuận cho công ty.
- Hưởng tấm chắn thuế.
- Sử dụng vốn vay có tính linh hoạt hơn VCSH.
- Không bắt buộc phải có tài sản thế chấp (đối với TS thuê tài
chính)
Bất lợi:
- Thuê tài chính không được hủy bỏ hợp đồng trước hạn.
- Bắt buộc trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Nếu kinh doanh kém hiệu quả thì ROE (Return on Equity) có sử
dụng nợ sẽ nhỏ hơn ROE không sử dụng nợ.
- Hệ số tín nhiệm thấp.
3.3 Nguồn tài trợ dài hạn

LỢI VÀ BẤT LỢI KHI SỬ DỤNG VỐN CHỦ SỞ HỮU

Lợi ích:
- Rủi ro tài chính thấp, khả năng phá sản thấp.
- Không bắt buộc thanh toán tiền gốc và không bắt
buộc chi trả cổ tức.

Bất lợi:
- Chia sẻ lợi ích kinh tế.
- Chia sẻ quyền kiểm soát công ty.
- Tính linh hoạt đồng vốn thấp.

You might also like