You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HỌC PHẦN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

CHƯƠNG 6
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
6.1. Khái niệm

Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp


bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên
cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Hay,
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu
động trong doanh nghiệp.
6.2. Phân loại

6.2.1 Theo hình thái biểu hiện


• Tiền và các khoản tương đương tiền
• Các khoản phải thu
• Hàng tồn kho
6.2.2 Theo vai trò:
• Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất
• Vốn lưu động trong khâu sản xuất
• Vốn lưu động trong khâu lưu thông
6.3. Hình thức biểu hiện và đặc điểm

• Hình thức biểu hiện: Thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng
• Đặc điểm: do các TSLĐ có thời gian sử dụng ngắn, nên vốn lưu
động cũng luân chuyển nhanh.
6.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tổng mức luân chuyển VLĐ (M)


Vòng quay VLĐ (L) =
VLĐ bình quân trong kỳ (VLĐbq)

360
Số ngày của một vòng quay VLĐ (K) =
Vòng quay VLĐ

VLĐ bình quân trong kỳ


Hàm lượng VLĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
6.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

M1
 Mức tiết kiệm VLĐ =
360 (K1- K0)

M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch


K1: Số ngày của 1 vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch
K0: Số ngày của 1 vòng quay VLĐ kỳ báo cáo

 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế x 100%
VLĐ bình quân
Vốn lưu động bình quân

VLĐ cq2
cq4
cq1
cq3
bqq2
bqq1 bqq3 bqq4

0 3 6 9 12 Tháng
bqquý1  bqquý 2  bqquý 3  bqquý 4
VLĐbq 
4
ĐN CN
 cq1  cq 2  cq3 
VLĐbq  2 2
4
Ví dụ minh họa 1

Một doanh nghiệp chuyên sản xuất, tiêu thụ một loại sản phẩm X
có tài liệu sau:
A. Năm báo cáo.
1. Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm trong năm: 35.000.000
đồng.
2. Số vốn lưu động trong năm :
Đầu năm Cuối quý 1 Cuối quý 2 Cuối quý 3 Cuối năm
7.600 6.500 5.800 8.000 7.800

3. Số lượng sản phẩm tồn kho cuối năm : 300 sản phẩm
4. Giá thành sản xuất sản phẩm : 25.000 đ/SP
Ví dụ minh họa 1 (tt)

5. Giá bán sản phẩm chưa có thuế GTGT: 30.000đ/SP


B. Năm kế hoạch
1. Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm: 1.200 SP
2. Số lượng sản phẩm tồn kho cuối năm: 500 SP
3. Giá thành sản xuất: 24.000đ/SP
4. Giá bán sản phẩm chưa có thuế GTGT: 30.000đ/SP
Ví dụ minh họa 1 (tt)

5. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp dự tính bằng
2% tổng giá thành sản xuất của số sản phẩm được tiêu thụ trong
năm.
6. Vốn lưu động bình quân trong năm dự kiến là 6 triệu đồng.
7. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
Yêu cầu:
1. Xác định hiệu suất sử dụng VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
qua các chỉ tiêu: Số lần, kỳ chu chuyển và số vốn lưu động có thể
tiết kiệm được?
2. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VLĐ năm kế hoạch?
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.1 Quản trị vốn bằng tiền


a. Lợi ích dự trữ vốn bằng tiền
 Đảm bảo duy trì hoạt động SXKD diễn ra bình thường và
liên tục.
 Phòng ngừa mọi bất trắc xảy ra trong quá trình kinh
doanh, duy trì khả năng thanh toán.
 Tạo điều kiện để doanh nghiệp nắm được thời cơ tốt
trong kinh doanh.
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.1 Quản trị vốn bằng tiền


b. Bất lợi do dự trữ vốn bằng tiền
 Chi phí quản lý
 Lạm phát, tỷ giá
 Mất chi phí cơ hội
c. Nội dung quản trị vốn bằng tiền
 Xác định mức dự trữ hợp lý.
 Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất tiền mặt.
 Quản lý sử dụng các khoản thu – chi vốn bằng tiền.
Ví dụ minh họa 2

Công ty T&T chuyên sản xuất loại sản phẩm A có tài liệu liên quan đến
kế hoạch 6 tháng đầu năm N, như sau:
1. Doanh thu bán hàng (đvt: triệu đồng):
Tháng 1: 400 Tháng 4: 600
Tháng 2: 500 Tháng 5: 700
Tháng 3: 500 Tháng 6: 600

2. Dự kiến việc thanh toán tiền thu bán hàng như sau:
30% DT bán hàng sẽ thu tiền ngay khi xuất giao hàng.
60% DT bán hàng sẽ thu tiền sau 1 tháng kể từ lúc xuất giao hàng.
10% DT bán hàng sẽ thu tiền sau 2 tháng kể từ lúc xuất giao hàng
Ví dụ minh họa 2 (tt)

3. Dự kiến mua sắm các loại vật tư như sau:


a. Giá trị vật tư mua vào: (ĐVT: trđ)
Tháng 1: 200 Tháng 4: 350

Tháng 2: 200 Tháng 5: 350

Tháng 3: 250 Tháng 6: 300

b. Phương thức trả tiền mua vật tư được người cung cấp chấp
nhận như sau:
40% thanh toán ngay sau khi giao hàng.
60% thanh toán sau 1 tháng kể từ lúc xuất giao hàng.
Ví dụ minh họa 2 (tt)

4. Chi phí tiền lương, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác phải
trả tiền ngay trong tháng.
Tháng 1 2 3 4 5 6
Chi phí 110 112 132 155 170 160

5. Dự kiến tháng 1 sẽ thu tiền bán hàng do người mua chịu từ năm
trước số tiền 600 triệu đồng, đồng thời sẽ thanh toán nốt tiền mua
vật tư của tháng 12/N-1 số tiền là 250 triệu đồng.
6. Trong tháng 5 phải trả 800 triệu đồng cho việc mua sắm trang
thiết bị.
Ví dụ minh họa 2 (tt)

7. Số dư vốn bằng tiền ngày 31/12/N- 1 là 200 triệu đồng.


8. Số dư tiền mặt cần thiết hàng tháng: 150 triệu đồng.
• Yêu cầu: Hãy lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của doanh
nghiệp cho 6 tháng đầu năm.
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.1 Quản trị vốn bằng tiền


d. Xác định mức tồn quỹ tối ưu
I. Phương pháp theo nguyên tắc tối thiểu chi phí đối với tiền mặt.
II. Phương pháp theo nguyên tắt một khoảng cách tiền mặt tốt nhất.
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.1 Quản trị vốn bằng tiền


d. Xác định mức tồn quỹ tối ưu
I. Phương pháp theo nguyên tắc tối thiểu chi phí đối với tiền mặt.

CPTM
CPTM  CP
= Chi phí cơ
cô hội
hoäi+Chi
CPphí nhập
nhaäp TMtiền mặt
Q T
TC  i  F
2 Q
Q : Số lượng tiền nhập quỹ một lần
i : lãi suất tiền tệ trong kỳ.
T /Q : Số lần nhập quỹ trong kỳ.
F : Chi phí cố định cho một lần nhập quỹ.
Đồ thị minh họa

.
Chi phí
TC
CPCH

CPGD

Q* Q
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.1 Quản trị vốn bằng tiền


d. Xác định mức tồn quỹ tối ưu
I. Phương pháp theo nguyên tắc tối thiểu chi phí đối với tiền mặt.

Mục đích là TC phải nhỏ nhất, khi đó đạo hàm bậc nhất theo
Q phải bằng 0.

 2TF
Q 
i
Ví dụ minh họa 3

Nhu cầu tiền mặt hằng năm của Công ty Thanh Thanh là 1.000 triệu
đồng. Chi phí môi giới chứng khoán mỗi lần giao dịch là 0,864
triệu đồng. Trong khi cần phải duy trì mức tồn quỹ theo yêu cầu của
ngân hàng, công ty Thanh Thanh cũng rất muốn hưởng lãi
12%/năm qua các khoản đầu tư ngắn hạn thay vì tồn quỹ tiền mặt
mà không sinh lãi đồng nào.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định mức tồn quỹ tối ưu
2. Hãy tính tổng chi phí tồn trữ tiền mặt tối thiểu?
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.1 Quản trị vốn bằng tiền


d. Xác định mức tồn quỹ tối ưu
I. Phương pháp theo nguyên tắc tối thiểu chi phí đối với tiền mặt.
II. Phương pháp theo nguyên tắt một khoảng cách tiền mặt tốt nhất.
Theo cách này tồn quỹ tiền mặt có 3 giới hạn:
- Giới hạn cao nhất ký hiệu là H
- Giới hạn cân bằng ký hiệu là Z
- Giới hạn thấp nhất ký hiệu là L
Đồ thị minh họa

.
TM
A
H

L
B

0
TG
Công thức tính H, Z, L như sau:

3 F
2
* 3
Z   L
4i
H = 3Z –2L
L = Mức tối thiểu tồn quỹ tiền mặt dùng để dự
phòng các rủi ro.
Ví dụ minh họa 4

Giả định phương sai ngân lưu ròng của công ty Thanh Thanh là
1.000 triệu đồng. Chi phí môi giới chứng khoán mỗi lần giao dịch
là 0,864 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn 12%/năm, và số tiền mặt
tối thiểu luôn phải có trong ngân quỹ là 5 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định mức tồn quỹ tối ưu
2. Mức tồn quỹ cao nhất có thể chấp nhận được là bao nhiêu?
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.2 Quản trị các khoản phải thu

a. Nguồn gốc: Nợ phải thu chủ yếu hình thành do DN thực hiện bán
chịu sp, hàng hóa, dịch vụ.
b. Lợi thế: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận.
c. Bất lợi: Phát sinh chi phí quản lý, rủi ro, mất chi phí cơ hội của
vốn.
d. Nội dung quản trị Nợ phải thu:
* Xác định nợ phải thu trung bình năm kế hoạch
6.5. Quản trị vốn lưu động

Npt1 = Dn1 x Th1


Dn1: Doanh thu bình quân ngày dự kiến kỳ kế hoạch.

Th1 : Thời hạn thu hồi nợ trung bình kỳ kế hoạch.

Th1 = Th0 – n
n : Số ngày dự kiến rút ngắn kỳ thu tiền trung bình năm kế
hoạch so với năm báo cáo.
6.5. Quản trị vốn lưu động

 Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu,
phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong
việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ;
 Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường
xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ
không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ;
 Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định
của pháp luật. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thoả thuận.
 Công ty phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó
đòi. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, công ty có trách
nhiệm xử lý.
Ví dụ minh họa 5

Công ty thương mại Thiên Hương chuyên kinh doanh trong lĩnh vực
bán lẻ. Theo thông tin thu thập được từ phòng kinh doanh, doanh thu
bán hàng cả năm là 1.800 triệu đồng với kỳ thu tiền trung bình là 60
ngày (không có chiết khấu). Công ty dự tính đưa ra điều khoản chiết
khấu “3/10 net 60”. Nếu áp dụng chính sách chiết khấu mới này, dự
tính sẽ có khoảng 50% khách hàng (tương đương 50% doanh thu) sẽ
trả tiền nhanh để hưởng chiết khấu; do đó, kỳ thu tiền trung bình sẽ
giảm xuống còn 30 ngày. Mặt khác, nhờ giảm kỳ thu tiền trung bình,
nên giảm tổn thất không đòi được nợ là 5% so với khoản phải thu
giảm. Nếu chi phí cơ hội của vốn là 12%, hãy tính xem công ty có nên
thực hiện chính sách chiết khấu này không?
• Biết rằng: Doanh thu bán hàng bằng với doanh thu bán chịu.
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.3 Quản lý hàng tồn kho


a. Hàng hoá tồn kho là hàng hoá mua về để bán còn tồn kho,
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc đã mua
đang đi trên đường, sản phẩm dở dang đang trong quá trình
sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành
phẩm tồn kho, thành phẩm đang gửi bán.
b. Lợi thế: Đảm bảo SXKD liên tục.
c. Bất lợi: Phát sinh chi phí quản lý, hao hụt, mất chi phí cơ hội
của vốn.
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.3 Quản lý hàng tồn kho


d. Nội dung quản lý HTK:
• Xác định mức tồn kho dự trữ hợp lý: Sử dụng phương
pháp EOQ (phương pháp tổng chi phí tối thiểu).
• Nội dung phương pháp:
- Giả định việc tiêu thụ sản phẩm (bán hàng) diễn ra đều
đặn, vì vậy việc cung cấp nguyên vật liệu cũng phải diễn
ra đều đặn. Nếu gọi Q là khối lượng hàng mỗi lần cung
cấp, thì mức tồn kho dự trữ trung bình là Q/2.
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.3 Quản lý hàng tồn kho


d. Nội dung quản lý HTK:
- Chi phí lưu kho xác định như sau:

F1= c1 x Q/2
Trong đó:
F1 là tổng chi phí lưu kho

c1 là chi phí lưu kho tính trên một đơn vị tồn kho.
6.5. Quản trị vốn lưu động

6.5.3 Quản lý hàng tồn kho


d. Nội dung quản lý HTK:
- Chi phí đặt hàng xác định như sau:
Qn
F2 = c2 x ------
Q
Trong đó: F2 là tổng chi phí đặt hàng

c2 là chi phí cho mỗi lần thực hiện đơn hàng.


Qn là nhu cầu vật tư (hàng hóa) cả năm.
- Tổng chi phí tồn kho dự trữ là:
F = F1 + F2 = [c1 x Q/2 ] + [ c2 x Qn/Q ]
6.5. Quản trị vốn lưu động

Mục tiêu: việc dự trữ tối ưu là phải nhằm tối thiểu hóa tổng chi
phí ồn kho dự trữ của doanh nghiệp.

2.c2 .Qn
Q *

c1

Q* chính là số lượng vật tư, hàng hóa tối ưu mỗi lần cung cấp để
có tổng chi phí dự trữ tồn kho tối thiểu.
- Số lần hợp đồng cung cấp vật tư tồn kho là: Lc = Qn / Q*
- Số ngày nhập kho cách nhau bình quân trong kỳ là:
Nc = N/ Lc
6.5. Quản trị vốn lưu động

 Công ty có quyền và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng


hoá tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ
thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn.
 Cuối kỳ kế toán, khi giá gốc hàng tồn kho ghi trên sổ kế toán
cao hơn giá trị thuần có thể thu hồi được thì công ty phải trích
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định.
Ví dụ minh họa 6

Công ty dệt may T có nhu cầu sử dụng sợi dệt kim liên
tục, đều đặn trong năm (360 ngày/năm). Loại nguyên liệu này do
một nhà thầu cung cấp là chủ yếu. Chi phí cho mỗi lần thực hiện
hợp đồng là 12 triệu đồng. Trong năm N, tổng nhu cầu mua sợi
dệt kim của công ty là 900 tấn. Công ty dự tính chi phí về bảo
hiểm, trả lãi tiền vay để mua sợi dự trữ, chi phí bảo quản,... là 1,8
triệu đồng/tấn hàng lưu kho trong năm N.
Ví dụ minh họa 6 (tt)

• Yêu cầu:
1. Khối lượng sợi dệt kim tối ưu mỗi lần mua là bao nhiêu?
2. Trong năm bình quân có mấy lần thực hiện mua loại
nguyên liệu này?
3. Mức tồn kho trung bình là bao nhiêu?
4. Biết thời gian thực hiện hợp đồng (kể từ khi ký hợp đồng
cho tới khi nhận được hàng) là 5 ngày. Hãy xác định điểm
đặt hàng?
5. Nếu để đảm bảo an toàn cho sản xuất, công ty cần thực
hiện dự trữ bảo hiểm. Lượng sợi dự trữ bảo hiểm được xác
định bằng lượng sợi bình quân sử dụng cho 2 ngày sản
xuất. Hãy xác định điểm đặt hàng trong trường hợp có dự
trữ bảo hiểm?

You might also like