You are on page 1of 48

Chương 5:

Phân tích
báo cáo tài
chính
NỘI DUNG
1. Khái quát về Báo cáo tài chính

2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

3. Phân tích chỉ số tài chính


1. Khái quát
về báo cáo
tài chính
1.1 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Thuyết minh báo cáo tài chính


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
I. Tiền và các khoản tương đương  Phản ánh tài
Tài tiền sản và nguồn Nợ I. Nợ ngắn hạn
sản II. Đầu tư tài chính ngắn hạn phải II. Nợ dài hạn
hình thành tài
Ngắn III. Các khoản phải thu ngắn hạn trả
sản tại một thời
Hạn IV. Hàng tồn kho điểm cụ thể
V. Tài sản ngắn hạn khác
Tài Sản =
I. Các khoản phải thu dài hạn Nguồn Vốn Vốn I. Vốn chủ sở hữu
Tài II. Tài sản cố định chủ
sản II. Nguồn kinh phí và
III. Bất động sản đầu tư sở
Dài quỹ khác
IV. Tài sản dở dang dài hạn hữu
Hạn V. Đầu tư tài chính dài hạn
VI. Tài sản dài hạn khác
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu về Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận trong một kỳ
kinh doanh (niên độ kế toán)

Trong đó:
• Doanh thu là các khoản tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa dịch vụ

• Chi phí là các khoản tiền chi ra để phục vụ cho việc mua hàng hóa
dịch vụ, và cho khâu quản lý, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ đó, và khoản
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước.

• Lợi nhuận là số tiền còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí.
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
 Trình bày các hoạt động lưu chuyển tiền từ những hoạt động kinh doanh,
hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính trong một kỳ nhất định (niên độ kế
toán)
 Dòng tiền tự do = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
 Hoạt động kinh doanh
 Thu tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu khác
 Chi tiền mua hàng và chi trả dịch vụ, chi phí quản lý
 Hoạt động đầu tư
 Chi mua sắm tài sản, đầu tư chứng khoán, liên doanh
 Thu bán thanh lý tài sản, thu hồi vốn đầu tư
 Hoạt động tài chính
 Thu nhận tiền đi vay, nhận tiền vốn góp
 Chi trả nợ gốc, hoàn trả tiền góp vốn, chi trả cổ tức
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 Thuyết minh và giải thích một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chưa được thể hiện
trên các BCTC ở trên nhằm cung cấp thông tin cho việc đánh giá kết quả tài
chính được chính xác
 Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:
 Đặc điểm hoạt động của DN
 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
 CMKT và chế độ kế toán áp dụng
 Các chính sách kế toán áp dụng
 Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCĐKT
 Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCKQHĐKD
 Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCLCTT
2. PHƯƠNG
PHÁP PHÂN
TÍCH BÁO
CÁO TÀI
CHÍNH
2.1 Mục tiêu, đối tượng của PTBCTC
Mục tiêu:
Đánh giá kết quả quá khứ và tình hình tài chính hiện hành.
Đánh giá tiềm lực tương lai và những rủi ro liên quan.
Tạo cơ sở để đưa ra các quyết định hợp lý.
Đối tượng cần phân tích BCTC:
Bản thân DN
Các tổ chức bên ngoài:
Nhà cho vay (ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…)
Nhà đầu tư (công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư…)
Các cơ quan nhà nước (cơ quan thuế, chủ quản…)
2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BCTC

Phân tích theo chiều ngang

Phân tích theo chiều dọc

Phân tích xu hướng


Phân tích theo chiều ngang
Phân tích chênh lệch số tuyệt đối và số tương đối giữa năm phân tích
so với năm trước. Số tiền chênh lệch phản ánh quy mô biến động, tỷ lệ
chênh lệch phản ánh tốc độ biến động.
CHÊNH LỆCH
TÀI SẢN 20X0 20X1
Số tiền Tỷ lệ (%)

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 8.608 8.591

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 735 1.095

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 181 184

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.333 4.245

IV. Hàng tồn kho 2.425 2.507

V. Tài sản ngắn hạn khác 934 560


Phân tích theo chiều ngang
Phân tích chênh lệch số tuyệt đối và số tương đối giữa năm phân tích
so với năm trước. Số tiền chênh lệch phản ánh quy mô biến động, tỷ lệ
chênh lệch phản ánh tốc độ biến động.
CHÊNH LỆCH
TÀI SẢN 20X0 20X1
Số tiền Tỷ lệ (%)

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 8.608 8.591 -17 - 0,2

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 735 1.095 360 49%

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 181 184 3 1,66

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.333 4.245 -88 -2,03

IV. Hàng tồn kho 2.425 2.507 82 3.38

V. Tài sản ngắn hạn khác 934 560 -374 -40


Phân tích theo chiều dọc
 Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc xem xét vai trò của
các khoản mục trong tổng thể kỳ kinh doanh, giúp các nhà phân
tích có cái nhìn tổng thể và có thể cảm nhận được ý nghĩa của
biến động xảy ra.
Báo cáo tài chính Qui mô chung
Bảng cân đối kế toán Tổng Tài Sản
Bảng báo cáo kết quả hoạt Doanh thu
động kinh doanh
Báo cáo LCT Tổng LCT
15
16
Phân tích theo xu hướng
Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được
tính cho nhiều năm thay vì hai năm. Phân tích xu
hướng được xem là quan trọng bởi vì cách nhìn rộng
của nó, phân tích xu hướng có thể chỉ ra những thay
đổi về bản chất của hoạt động kinh doanh.
3. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI
CHÍNH
Khái niệm:

Tỷ số tài chính hay tỷ số kế toán là mức độ tương đối của hai


giá trị số được chọn từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Chỉ số này cho chúng ta thấy được rõ nhất tình hình tài chính
của một doanh nghiệp
 6 loại chỉ số tài chính phổ biến
 Tỷ số thanh toán (Liquidity ratios) đo lường khả năng thanh toán của DN.

 Tỷ số hiệu quả hoạt động (Efficiency ratios) đo lường mức độ hoạt động liên quan đến TS

của DN.
 Tỷ số quản lý nợ (Leverage ratios) cho thấy việc sử dụng nợ của công ty ảnh hưởng như thế

nào đến hiệu quả hoạt động KD.


 Tỷ số khả năng sinh lợi (Profitability ratios) biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và vốn chủ

sở hữu.
 Tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong dài hạn.

 Tỷ số giá trị thị trường (Market value ratios) cho thấy cty được NĐT đánh giá như thế nào.
Tỷ số thanh toán (Liquidity ratio)
Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio): Hệ số này phản ánh khả năng
thanh toán tại thời điểm lập BCĐKT. Nghĩa là một đồng nợ được trang trải bằng
bao nhiêu đồng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán =
hiện hành Nợ ngắn hạn

VÍ DỤ: Cho hệ số thanh toán hiện hành của cty X


Năm nay: 1.2
Năm trước: 1.4
==> Hệ số thanh toán ngắn hạn của cty cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của cty năm nay bị
giảm so với năm trước 22
Tỷ số thanh toán
Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio): Khắc phục những hạn chế của tỷ số
thanh toán hiện hành trong việc xét đến tính dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền
của tài sản ngắn hạn. Nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả, DN có bao nhiêu
đồng tài sản có thể huy động ngay để thanh toán
Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Phải thu
Tỷ số thanh =
toán nhanh Nợ ngắn hạn

VÍ DỤ: Cho hệ số thanh toán nhanh của cty X năm nay là 0.3 , năm trước là 0.5

23
Tỷ số thanh toán
 Tỷ số thanh toán tức thời (Cash ratio): Doanh nghiệp có thể ngay
lập tức thanh toán tất cả các khoản nợ khi có đủ tiền mặt và các khoản
tương đương tiền. Những yếu tố kém thanh khoản hơn đã bị loại bỏ
khỏi tỷ số này sẽ thể hiện về khả năng trả nợ tức thời của doanh
nghiệp.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ số thanh toán =
tức thời Nợ ngắn hạn
Tỷ số hiệu quả hoạt động
Tỷ số hoạt động về hàng tồn kho: Cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của
hàng tồn kho, nghĩa là số lần bán ra của HTK trong kỳ. Số vòng quay HTK quá cao có
thể cho thấy DN không có đủ hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu bán ra, hoặc quá thấp
thì chứng tỏ HTK bị dự trữ quá nhiều, tiêu thụ chậm, chi phí liên quan đến HTK tăng

Vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán


BQ HTK
(Inventory 365
=
Số ngày tồn kho
turnover) Số vòng quay HTK

VÍ DỤ: Cho tỷ số hoạt động về hàng tồn kho của cty X là 6 vòng, số ngày tồn
kho là 60,8 ngày 25
Tỷ số hiệu quả hoạt động
Tỷ số hoạt động về khoản phải thu: Cho biết các khoản phải thu bình quân được
chuyển đổi thành tiền bao nhiêu lần trong kỳ. Số vòng quay các khoản phải thu
càng lớn thì các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền càng nhanh. Nếu số vòng
quay thấp thì hiệu quả sd vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nếu số vòng quay
quá cao thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu
Vòng quay khoản phải thu Doanh thu thuần
=
(Receivable turnover ratio) BQ khoản phải thu
Số ngày thu tiền BQ = 365
Số vòng quay KPThu

VÍ DỤ: Cho tỷ số hoạt động về khoản phải thu của cty X là 19 vòng, số ngày
26
Tỷ số hiệu quả hoạt động
Tỷ số hoạt động về khoản phải trả: Tỷ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng
chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản
phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh
nghiệp.

Vòng quay khoản phải =


Net credit purchases
trả (Payables turnover BQ khoản phải trả
ratio)
Số ngày trả tiền BQ = 365
Số vòng quay KPTra
Tỷ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay tổng tài sản: Cho biết mỗi một đồng đầu tư vào tổng tài
sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Doanh thu thuần


Vòng quay tổng TS (Asset = C

turnover ratio) BQ tổng tài sản

VÍ DỤ: Cho vòng quay tổng tài sản của cty X là 3,75 vòng. Điều này có nghĩa:
mỗi đồng tài sản của công ty này tạo ra được 3,75 đồng doanh thu.
28
Tỷ số hiệu quả hoạt động
 Độ dài chu kỳ vận động của vốn: là khoảng thời gian từ lúc
thanh toán tiền hàng cho người bán tới lúc thu được tiền ở
người mua
Tỷ số hiệu quả hoạt động

15 ngày

28 ngày
20 ngày
Độ dài chu kỳ vận động của Vốn = 95 + 6 – 154 = -53 ngày
Kết luận: Kết quả của phép tính là số âm. Chứng tỏ, doanh
nghiệp đang lợi dụng vốn của đối tác, hay nói cách khác, doanh
nghiệp đang không cần sử dụng đến vốn lưu động
Tỷ số quản lý nợ
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt ratio): cho thấy rằng
bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ
từ các khoản nợ, tiền vay

Tổng nợ
Tỷ số nợ trên =
x 100%
tổng TS
Tổng TS

33
Tỷ số quản lý nợ
 Tỷ số nợ trên VCSH (Debt to Equity ratio): là tỷ lệ % giữa vốn doanh
nghiệp huy động được bằng việc đi vay với vốn của chủ sở hữu bỏ ra. Đồng
thời là thước đo quan trọng để bản thân doanh nghiệp tự nhìn nhận và đánh
giá năng lực tài chính của mình, phát hiện rủi ro tiềm ẩn, có biện pháp ứng
phó kịp thời.

Tổng nợ
Tỷ số nợ trên =
x 100%
VCSH
VCSH
Tỷ số quản lý nợ
Tỷ số khả năng trả lãi (Interest Coverage Ratio): Cho biết khả năng sử dụng
lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi vay.

Tỷ số khả năng trả lãi LNTT + CP lãi vay


=
CP Lãi vay

VÍ DỤ: Cho tỷ số khả năng trả lãi của cty X là 4,8. Điều này có nghĩa: DN tạo
ra được LNTT gấp 4,8 lần chi phí lãi vay. Như vậy, khả năng trả lãi của DN rất
tốt, vì cứ mỗi đồng lãi vay DN có đến 4,8 đồng LN từ hoạt động SXKD có thể sử
dụng để trả lãi. 35
Tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Net profit margin): cho biết lợi nhuận bằng bao
nhiêu phần trăm doanh thu hay mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Tỷ suất LN LN sau thuế
= x 100%
trên doanh thu
Doanh thu thuần

VÍ DỤ: Cho tỷ suất LN trên DT của cty năm trước 4,43%, năm nay -1,89%. Điều này có nghĩa: năm
trước cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 4,43 đồng lợi nhuận. Thế nhưng, do năm nay công ty lỗ
nên tỷ số lợi nhuận trên doanh thu âm. Điều này có nghĩa là, cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra cho
công ty một khoản lỗ là 1,89 đồng. 37
Tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets - ROA):
cho biết cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
LN sau thuế
ROA = x 100%
BQ Tổng TS

VÍ DỤ: Cho tỷ suất LN trên TS của công ty năm trước 12,4%, năm nay
-7,1%. Điều này có nghĩa: doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và khoản
thua lỗ này bằng 7,1% bình quân giá trị tổng tài sản . 38
Tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity -
ROE): Cho biết cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

LN sau thuế
ROE = x 100%
BQ VCSH

VÍ DỤ: năm nay công ty có tỷ số ROE là 20%, nghĩa là cứ 100 đồng VCSH thì
doanh nghiệp thu được 20 đồng LNST

39
Tỷ số tăng trưởng
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại: Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi
nhuận sau thuế để tái đầu tư.

LNGL
Tỷ lệ LNGL = = 1 - Tỷ lệ chi trả
cổ tức
LN sau thuế

40
Tỷ số tăng trưởng
Tỷ số tăng trưởng bền vững: Tỷ số này đánh giá khả năng
tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận.

Tỷ số tăng trưởng = TL LNGL x ROE


bền vững

41
Tỷ số tăng trưởng
Ví dụ: Công ty A và B đều có chỉ số ROE = 10%. Trong đó, công ty A
có tỷ lệ chi trả cổ tức hằng năm là 20%. Công ty B có tỷ lệ chi trả cổ tức
là 40%. Khi đó

Tỷ lệ tăng trưởng A = (1-20%) x 10% = 8%

Tỷ lệ tăng trưởng B = (1-40%) x 10% = 6%

42
Tỷ số giá trị thị trường
Thu nhập mỗi cổ phần (Earning Per Share)
 Tỷ số này cho biết thu nhập trên mỗi cổ phần thường
Tỷ số cao có nghĩa là lợi ích của cổ đông được tối đa
hóa
Thu nhập của cổ đông thường
EPS =
Số lượng cổ phần thường

43
Tỷ số giá trị thị trường
Tỷ số P/E (Price/Earning Ratio):
 Tỷ số này cho biết giá cổ phần của công ty được bán gấp mấy lần
so với thu nhập thực sự của nó, nói cách khác, nhà đầu tư sẵn sàng
bỏ ra bao nhiêu đồng để kiếm được 1 đồng lợi nhuận của công ty.

Giá trị thị trường mỗi cổ phần


P/E
=
Thu nhập mỗi thường
cổ phần thường

44
Tỷ số giá trị thị
trường
Tỷ số P/B (Price to Book Value)
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa giá trị thị trường và giá
trị sổ sách của công ty.
Tỷ số này lớn hơn 1 và càng cao càng cho thấy thị
trường đánh giá cao triển vọng của công ty và ngược lại.

Giá trị thị trường mỗi cổ phần thường


P/B =
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần thường

45
Phương pháp phân tích DuPont

Tỷ suất LNST Số vòng Hệ số đòn


trên DT quay tổng TS bẫy tài chính

Khả năng Hiệu suất Đòn bẩy (Rủi


sinh lời sử dụng TS ro tài chính)
Phương pháp phân tích DuPont
ROE = ROA x Hệ số đòn bẫy tài chính
Để tăng ROE, DN có 3 sự lựa chọn cơ bản:
DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao Dthu và giảm
chi phí
DN sử dụng tốt hơn các TS sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng
quay TS
DN nâng cao đòn bẫy tài chính hay nói cách khác là vay nợ để thêm
vốn đầu tư
 Nếu mức LN/ tổng TS cao hơn mức LS cho vay thì việc vay tiền để
đầu tư của DN là hiệu quả
PHÂN TÍCH ROE THEO MÔ HÌNH DUPONT

You might also like