You are on page 1of 16

Chương

2
KẾ TOÁN TIỀN
VÀ CÁC KHOẢN
PHẢI THU

GIỚI THIỆU MỤC TIÊU


Tiền và các khoản phải thu là bộ phận
Sau khi nghiên cứu chương này, người đọc
tài sản hết sức quan trọng đối với hoạt có thể:
động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Hiểu được khái niệm và cách thức
Các tài sản này phát sinh trong các giao
phân loại tiền và nợ phải thu.
dịch chủ yếu của doanh nghiệp như giao
dịch về vốn, mua bán hàng hóa, thành - Nắm được các thủ tục kiểm soát nội
phẩm, cung cấp dịch vụ, trả lương, chi bộ đối với tiền và các khoản phải thu.
trả các dịch vụ mua ngoài… Với tính - Hiểu được nguyên tắc hạch toán các
thanh khoản cao, tiền và các khoản phải giao dịch liên quan đến ngoại tệ.
thu biến động thường xuyên, liên tục - Nắm được cách thức tổ chức kế toán
nên các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tiền và khoản phải thu.
những tài sản này cần đặc biệt chú
- Trình bày thông tin về tiền, khoản
trọng.
tương đương tiền và các khoản phải
Trong hệ thống báo cáo tài chính, thông thu trên báo cáo tài chính.
tin về số dư tiền và các khoản phải thu - Hiểu được cách thức sử dụng thông
được trình bày ở phần tài sản của Báo tin về tiền và các khoản phải thu
cáo tình tình tài chính, các biến động trong việc ra quyết định kinh tế.
của dòng tiền được thể hiện trên Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra, chúng
ta còn có thể tìm thấy những thông tin
bổ sung về các tài sản này trên bản
Thuyết minh báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
26 Chương 2

2.1. KẾ TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN


Tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là tài
sản vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp
nào. Tuy nhiên đây cũng là bộ phận tài sản hết sức nhạy cảm với gian lận và sai sót. Đã có
rất nhiều vụ biển thủ xảy ra liên quan đến những tài sản này. Vì vậy, đối với doanh nghiệp,
công tác kế toán tiền và các khoản tương đương tiền luôn được tổ chức chặt chẽ, từ khâu
tổ chức chứng từ, tài khoản, công việc ghi chép; việc kiểm tra, đối chiếu cần được tiến hành
thường xuyên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch thu, chi trong ngắn hạn
cũng như dài hạn nhằm duy trì một lượng tiền tồn quỹ hợp lý để sử dụng.

2.1.1 Khái niệm và phân loại


Khái niệm: Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ, là loại
tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thanh toán
của một doanh nghiệp.
Về cách phân loại:
Phân loại tiền theo nơi quản lý, tiền bao gồm: tiền đang tồn tại quỹ, các khoản tiền gửi
không kỳ hạn ở các ngân hàng, các tổ chức tín dụng… và tiền đang chuyển. Chúng ta cũng
cần lưu ý rằng không đưa vào khoản mục này các loại tiền bị giới hạn trong thanh toán,
như khoản tiền doanh nghiệp đi ký quỹ, ký cược.
Phân loại tiền theo hình thức, tiền bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ.
Vàng tiền tệ là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại
vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất
sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Tiền dùng để chi tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, trả các khoản nợ cho
nhà cung cấp,... Tuy nhiên, để quản lý tiền một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể dùng
tiền để đầu tư tạm thời nhằm mục đích sinh lợi như: gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng
hoặc mua một số loại chứng khoán ngắn hạn... Các khoản đầu tư tạm thời này có thể
chuyển đổi dễ dàng thành tiền khi có nhu cầu sử dụng mà hầu như không gặp phải rủi ro
nào. Các khoản đầu tư ngắn hạn có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền mà không có
rủi ro gọi là các khoản tương đương tiền.
Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn Tương đương tiền
(không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thực chất là một hình
thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi thức nắm giữ thay cho
tiền.
ro trong việc chuyển đổi thành tiền. Tương đương
tiền thực chất là một hình thức giữ thay cho tiền, nó
thuộc chính sách quản lý tiền của doanh nghiệp để
đảm bảo tính cân bằng về thanh khoản.
Kế toán tiền và các khoản phải thu 27

2.1.2 Kiểm soát nội bộ đối với tiền


Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì nó là phương tiện trao đổi. Do vậy, phần lớn
các doanh nghiệp đều đặt ra các thủ tục kiểm soát đặc biệt đối với tiền. Tổ chức kiểm soát
nội bộ tốt sẽ hạn chế được những rủi ro, thất thoát tiền, đảm bảo cho số liệu của báo cáo tài
chính là đáng tin cậy.
Với tiền mặt, để thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ, cần phải quan tâm đến vấn đề sử
dụng con người. Con người là yếu tố quyết định trong mọi trường hợp, sử dụng con người
trong việc quản lý tiền lại càng trở nên quan trọng vì tiền dễ bị gian lận, nhầm lẫn, tiếp xúc
với tiền nhiều dễ bị cám dỗ. Do đó cần phải sử dụng những nhân viên có đức tính cẩn thận,
thật thà, liêm chính. Bên cạnh đó, cần phân công công việc theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm,
cần có sự tách biệt giữa thủ quỹ, nhân viên kế toán tiền mặt với người kiểm tra, phê duyệt.
Đồng thời cần áp dụng hạn mức tồn quỹ và thực hiện một số biện pháp khác như kiểm kê
quỹ.
Với tiền gửi ngân hàng, thực ra việc gửi tiền vào ngân hàng đã là một biện pháp an toàn và
giúp doanh nghiệp kiểm soát tiền chặt chẽ vì các ngân hàng đã thiết lập các biện pháp để
đảm bảo an toàn cho tiền của khách hàng. Ngoài ra còn có một số tài liệu giúp kiểm soát
tiền gửi ngân hàng có hiệu quả như bản đăng ký chữ ký mẫu, báo cáo tài khoản từng kỳ,
dịch vụ ngân hàng online.
Tiền đang chuyển phát sinh do ngân hàng và bưu điện cần có một khoảng thời gian nhất
định để xử lý các nghiệp vụ. Một số thủ tục cần thiết để kiểm soát tiền đang chuyển như:
quy định tiền chi từ quỹ phải được nộp ngay trong ngày vào ngân hàng hoặc bưu điện;
chứng từ chứng minh việc gửi tiền cần phải chuyển về cho kế toán thanh toán ngay trong
ngày,…

2.1.3 Tổ chức kế toán thu chi tiền


Chứng từ kế toán liên quan đến nghiệp vụ thu chi tiền như: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo
Nợ, Giấy báo Có; hoặc Bản sao kê kèm theo các chứng từ gốc: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,
séc chuyển khoản, séc bảo chi. Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán tiền đang chuyển
gồm: phiếu chi, giấy nộp tiền, biên lai thu tiền, phiếu chuyển tiền… Căn cứ vào các chứng từ
gốc này để bộ phận kế toán ghi nhận vào Sổ quỹ tiền mặt và các sổ kế toán.
Về tài khoản sử dụng, kế toán sử dụng TK 111 - Tiền mặt để phản ánh tình hình thu, chi,
tồn quỹ tiền mặt; TK 112 - Tiền gửi ngân hàng để theo dõi số hiện có và tình hình biến
động tăng, giảm của tiền gửi tại Ngân hàng, kho bạc hay công ty tài chính; TK 113 - Tiền
đang chuyển để theo dõi khoản tiền đang chuyển.
Ví dụ 2.1: Tại doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ sau:
(a) Bán hàng hóa với giá bán 20.000.000đ thu tiền mặt.
(b) Dùng tiền mặt trả tiền thuê cửa hàng tháng này 10.000.000đ.
Các nghiệp vụ trên ảnh hưởng đến các yếu tố của báo cáo tài chính như sau (đơn vị tính:
triệu đồng):
28 Chương 2

Báo cáo tình hình tài chính Báo cáo kết quả hoạt động BC LCTT
TÀI SẢN= NỢ P.TRẢ+ VỐN CSH LN = DOANH CHI PHÍ Lưu chuyển
THU – tiền từ HĐKD
(a) +20 +20 +20 (a) +20 (a) + 20
(b) -10 -10 -10 (b) +10 (b) – 10

Kế toán ghi nhận các bút toán:


(a) Nợ TK 111 (Tiền mặt): 20.000.000
Có TK 511 (Doanh thu bán hàng): 20.000.000
(b) Nợ TK 641 (Chi phí bán hàng): 10.000.000
Có TK 111 (Tiền mặt): 10.000.000

Kế toán giao dịch liên quan đến ngoại tệ và vàng tiền tệ:
Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng
trong kế toán (nếu được chấp thuận) để ghi sổ và lập báo cáo tài chính theo tỷ giá giao dịch
thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Việc lựa chọn tỷ giá phải căn cứ vào
khoản mục ghi chép là khoản mục tiền tệ hoặc khoản mục phi tiền tệ.
Khoản mục tiền tệ bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải
thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được. Việc ghi chép
và báo cáo những khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ được thực hiện theo nguyên tắc sau: khi
phát sinh tăng, ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế; khi phát sinh giảm ghi nhận theo tỷ
giá ghi sổ (tỷ giá bình quân gia quyền di động hoặc tỷ giá giao dịch thực tế). Tại tất cả các
thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại
số dư khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại
nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm
lập báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân
hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa
chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ
làm căn cứ đánh giá lại.
Khoản mục phi tiền tệ là các khoản mục không phải là khoản mục tiền tệ, ví dụ như hàng
tồn kho, tài sản cố định, doanh thu, chi phí,... Các khoản mục này được phản ánh theo tỷ giá
giao dịch thực tế và không đánh giá lại vào cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
Do sử dụng các tỷ giá khác nhau trong quá trình hạch toán nên sẽ dẫn đến các khoản chênh
lệch tỷ giá hối đoái. Phần chênh lệch này được ghi nhận ngay vào doanh thu hoạt động tài
chính hoặc chi phí tài chính khi phát sinh. Riêng phần chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ được bù trừ nhau trước khi kết chuyển vào doanh thu tài chính hoặc chi
phí tài chính.
Kế toán tiền và các khoản phải thu 29

Tại tất cả các thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp
phải đánh giá lại số dư vàng tiền tệ theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm
lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi
Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì
tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định.
Ví dụ 2.2:
1. Ngày 01/08/201X, vay 10.000 USD từ ngân hàng Vietcombank, thời hạn 6 tháng, lãi
suất 4%/năm, trả lãi khi đáo hạn, đã nhận được Giấy báo Có của ngân hàng. Tỷ giá thực tế
(tỷ giá bán): 20.950 VND/USD. Kế toán ghi bút toán nhật ký:
Nợ TK 1122 (Tiền gửi ngân hàng): 209.500.000
Có TK 341 (Vay và nợ thuê tài chính): 209.500.000
2. Ngày 10/08/201X, chuyển khoản 10.000 USD để trả nợ cho nhà cung cấp, đã nhận
được giấy báo Nợ của ngân hàng, biết tỷ giá ghi sổ của khoản phải trả người bán là 20.870
VND/USD, tỷ giá ghi sổ của tiền gửi ngân hàng là 20.950 VND/USD. Tỷ giá thực tế tại ngày
10 là 20.090 VND/USD.
Kế toán ghi bút toán nhật ký:
Nợ TK 331 (Phải trả người bán): 208.700.000
Nợ TK 635 (Chi phí tài chính): 800.000
Có TK 1122 (Tiền gửi ngân hàng) : 209.500.000

2.1.4 Thông tin trình bày về tiền và khoản tương đương tiền trên báo
cáo tài chính
 Thông tin trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính
Thông tin về tiền và khoản tương đương tiền được trình bày trên phần Tài sản, thuộc phần
Tài sản ngắn hạn, bao gồm số đầu năm và số cuối kỳ.
Chỉ tiêu Tiền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ tổng số tiền hiện có của doanh nghiệp
tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), vàng tiền
tệ và tiền đang chuyển. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu Tiền là tổng số dư Nợ của các tài khoản
111 - Tiền mặt, TK 112 - Tiền gửi ngân hàng và TK 113 - Tiền đang chuyển.
Chỉ tiêu Các khoản tương đương tiền phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn
thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một
lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo
cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của các tài khoản như tài khoản
1281 - Tiền gửi có kỳ hạn (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng) và
tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (chi tiết đủ tiêu chuẩn
phân loại là tương đương tiền). Ngoài ra, trong quá trình lập báo cáo, nếu nhận thấy các
khoản được phản ánh ở các tài khoản khác thỏa mãn định nghĩa tương đương tiền thì kế
30 Chương 2

toán được phép trình bày trong chỉ tiêu này. Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm:
Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3
tháng…
 Thông tin trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Sự thay đổi của tiền và khoản tương đương tiền được trình bày trong báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày luồng tiền trong kỳ theo 3 loại hoạt động: hoạt động
kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ người ta đánh giá được các thay đổi trong tài sản
thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả
năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.
 Thông tin trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Những nội dung cần trình bày ở mục IV– Các chính sách kế toán áp dụng về tiền và các
khoản tương đương tiền trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm:
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền
- Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán
Ngoài ra, trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn trình bày chi tiết các số dư tiền đầu kỳ
và cuối kỳ cho các chỉ tiêu: Tiền mặt; Tiền gửi ngân hàng; Tiền đang chuyển. Từ thông tin
này, người đọc báo cáo tài chính thấy rõ hơn từng khoản mục tiền, so sánh số liệu số đầu
năm và cuối năm để thấy được sự biến động của chúng.

2.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU


2.2.1 Khái niệm và phân loại
Trong qua trì̀nh kinh doanh, khi doanh nghiep đa cung cap san pham, hà ng hoa, dich vu
cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng thanh toán sẽ hình thành khoản nợ phải thu.
Ngoài ra nợ phải thu còn phát sinh trong các trường hợp như bắt bồi thường, cho mượn
vốn tạm thời, khoản ứng trước tiền cho người bán, các khoản tạm ứng, các khoản ký quỹ,
ký cược… Khoản phải thu cũng phát sinh khi một công ty cho những đối tượng khác như
nhân viên, chi nhánh, đối tác vay tiền. Như vậy, nợ phải thu chính là tài sản của doanh
nghiệp do người khác nắm giữ. Nói cách khác, các khoản phải thu là quyền thu tiền trong
tương lai phát sinh từ các giao dịch hiện tại.
Phân loại nợ phải thu theo thời hạn thanh toán, có thể chia thành 2 loại:

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng: Nợ
phải thu được thanh toán trong vòng 12 tháng được xếp vào loại Nợ phải thu ngắn hạn;
sau 12 tháng được xếp vào loại Nợ phải thu dài hạn.
Kế toán tiền và các khoản phải thu 31

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng: Nợ phải
thu được thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại Nợ
phải thu ngắn hạn; dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại Nợ phải
thu dài hạn.
Phân loại theo nội dung, có nhiều loại nợ phải thu: phải thu của khách hàng, thuế GTGT
được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khác… Trong phạm vi chương này chỉ trình bày
khoản phải thu của khách hàng và phải thu khác.
Phải thu khách hàng là khoản nợ phải thu do bán chịu hàng hóa dịch vụ, đây là khoản
phải thu phát sinh chủ yếu trong quá trình hoạt động tại các doanh nghiệp.
Phải thu khác là các khoản phải thu không mang tính chất thương mại như các khoản phải
thu về bồi thường vật chất, các khoản cho mượn có tính chất tạm thời không lấy lãi, các
khoản chi hộ, các khoản tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài
chính, hay giá trị tài sản thiếu chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý.

2.2.2 Kiểm soát nội bộ các khoản Nợ phải thu


Các khoản phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội
dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng
lần thanh toán, nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát nợ phải thu một cách chặt chẽ để có
biện pháp thu hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, nhiều công
ty có khâu thẩm định tín dụng hoặc bộ phận thẩm định tín dụng để đánh giá khả năng
thanh toán của khách hàng, từ đó làm cơ sở xét duyệt yêu cầu mua chịu của khách hàng.
Đối với các doanh nghiệp thì việc mở rộng tín dụng đòi hỏi một sự cân đối. Công ty không
muốn mất doanh thu từ những khách hàng tốt nhưng cũng muốn tránh các khoản phải thu
không thể thu hồi. Trong hạch toán chi tiết khoản phải thu, kế toán phải tiến hành phân
loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không
thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện
pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
Để kiểm soát nội bộ tốt đối với việc thu hồi nợ, bộ phận tín dụng không được phép tiếp cận
tiền mặt. Đồng thời kế toán thanh toán, kế toán tiền không được xét duyệt tín dụng đối với
khách hàng. Điều này giúp hạn chế bớt các hành vi gian lận như kế toán chiếm dụng số tiền
thu được từ khách hàng, sau đó ghi nhận khoản phải thu từ khách hàng trên là một khoản
nợ khó đòi để công ty lập dự phòng hoặc xóa nợ. Công ty sẽ không tiếp tục đòi nợ và kế
toán sẽ che đậy được hành vi biển thủ tài sản của mình.
Bên cạnh đó, thủ tục đối chiếu công nợ định kỳ cũng là một trong những biện pháp hữu
hiệu để hạn chế sai sót và gian lận liên quan đến nợ phải thu. Để thu hồi nợ nhanh chóng và
chặt chẽ, bộ phận bán chịu cần liệt kê các khoản nợ phải thu theo tuổi nợ và phân công
trách nhiệm đòi nợ cho từng nhân viên.

2.2.3 Tổ chức kế toán Nợ phải thu


Chứng từ làm căn cứ ghi chép vào sổ kế toán phải thu của khách hàng là các hóa đơn bán
32 Chương 2

hàng kèm theo lệnh bán hàng đã được phê duyệt bởi bộ phận phụ trách bán chịu. Sau khi
hóa đơn đã được lập và hàng hóa đã xuất giao cho khách hàng thì kế toán theo dõi các
khoản nợ phải thu. Ngoài ra còn có các chứng từ khác có liên quan như: Phiếu chi (trong
trường hợp chi hộ khách hàng), Phiếu thu (khi thu tiền hoặc nhận tiền ứng trước của
khách hàng), Biên bản bù trừ công nợ.
Đối với các khoản phải thu khác, tùy từng trường hợp để sử dụng chứng từ thích hợp như:
Biên bản kiểm nghiệm, Biên bản kiểm kê, Biên bản xử lý tài sản thiếu, Hợp đồng mượn,
kèm theo Phiếu xuất kho, Phiếu thu, Phiếu chi.
Về tài khoản, kế toán sử dụng TK 131 - Phải thu của khách hàng để theo dõi khoản nợ
phải thu của khách hàng, tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng khách hàng;
TK 138 - Phải thu khác để theo dõi các khoản phải thu phát sinh không thường xuyên, các
khoản phải thu không mang tính chất thương mại, không phát sinh từ giao dịch mua bán
hàng thông thường và các khoản phải thu khác.
Ví dụ 2.3: Tại doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ:
(a) Bán chịu lô hàng hóa XX cho khách hàng A với giá bán 50.000.000đ
(b) Khách hàng A chuyển khoản trả nợ toàn bộ tiền hàng XX đã mua trên.
Nghiệp vụ trên ảnh hưởng lên các yếu tố của báo cáo tài chính như sau: (Đvt: triệu đồng)

Báo cáo tình hình tài chính Báo cáo kết quả hoạt động BC LCTT
TÀI SẢN = NỢ P.TRẢ + VỐN CSH LN = DOANH THU – CHI Lưu chuyển
PHÍ tiền từ HĐKD
(a) Phải thu: +50 +50 +50 (a) Doanh thu:+50 –
(b) Tiền : + 50 (b) + 50
Phải thu: - 50

Kế toán ghi nhận các bút toán:


(a) Nợ TK 131 (Phải thu khách hàng): 50.000.000
Có TK 511 (Doanh thu bán hàng): 50.000.000
(b) Nợ TK 112 (Tiền gửi ngân hàng): 50.000.000
Có TK 131 (Phải thu khách hàng): 50.000.000
Lưu ý:
Về khoản tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp, Nhận ứng trước của
xét về tài khoản sử dụng thì sử dụng chung tài khoản 131 khách hàng phản ánh
để phản ánh quan hệ công nợ với khách hàng, nhưng xét trên tài khoản 131
về bản chất, do nhận trước tiền của khách hàng nhưng nhưng về bản chất là
doanh nghiệp vẫn chưa cung cấp sản phẩm, dịch vụ thì khoản nợ phải trả.
thực chất đây là nghĩa vụ nợ phải trả nên sẽ được trình
bày trong chương 6 - Kế toán Nợ phải trả.
Kế toán tiền và các khoản phải thu 33

Trong trường hợp ngược lại, khi doanh nghiệp ứng trước tiền cho người bán, kế toán phản
ánh vào bên Nợ tài khoản 331 - Phải trả người bán. Do đã ứng trước tiền cho nhà cung cấp
nhưng doanh nghiệp vẫn chưa nhận sản phẩm, dịch vụ nên thực chất đây là khoản phải thu
nhà cung cấp về sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.
Khi ứng trước tiền cho nhà cung cấp, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 331 (Phải trả người bán)
Có TK 111 (Tiền mặt) hoặc TK 112 (Tiền gửi ngân hàng)
Khoản trả trước này được trình bày ở chỉ tiêu Trả trước cho người bán (ngắn hạn hoặc dài
hạn), thuộc phần tài sản trên Báo cáo tình hình tài chính.

2.2.4 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi


Trên thực tế, không phải lúc nào các khoản nợ phải thu cũng thu hồi được vì nhiều nguyên
nhân khác nhau. Khoản nợ phải thu khó đòi hoặc không đòi được là khoản thiệt hại được
kế toán ghi nhận vào chi phí và tất nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm. Để tuân
thủ nguyên tắc thận trọng và phù hợp, kế toán ghi nhận trước khoản nợ có khả năng khó
thu hồi bằng cách lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và tính vào chi phí trong kỳ.
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc khả năng
không đòi được để lập hoặc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi. Việc lập dự phòng sẽ
đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo phần tổn thất dự kiến xảy ra liên
quan đến nợ phải thu khó đòi, ngược lại việc hoàn nhập sẽ giúp điều chỉnh giảm chi phí
quản lý.
Về nguyên tắc, khi lập dự phòng cần phải có các bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ
phải thu khó đòi. Trên thực tế, việc ước tính nợ khó đòi khá phức tạp, kế toán có thể tính
toán dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán chịu; bên cạnh đó cũng còn một cách làm
khá phổ biến đó là tính tuổi các khoản phải thu tức là phân tích riêng rẽ các khoản phải thu
tùy theo độ dài thời gian mà khách hàng còn nợ. Tùy theo đặc điểm về cách thức tổ chức
hoạt động kinh doanh cũng như tình tình phát sinh và khả năng thu hồi công nợ tại đơn vị
để mỗi doanh nghiệp áp dụng một phương pháp ước tính nợ khó đòi phù hợp.
Kế toán sử dụng tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài Tài khoản Dự phòng
sản, chi tiết tài khoản2293 - Dự phòng phải thu khó tổn thất tài sản là Tài
đòi. Đây là khoản điều chỉnh giảm tài sản. khoản điều chỉnh Giảm
cho Tài khoản Tài sản
Ví dụ 2.4:
Tháng 10 năm 201X, bán chịu cho công ty Bình Minh lô hàng trị giá bán là 100.000.000đ,
thời hạn thanh toán là 30 ngày. Ngày 31/12/201X, công ty Bình Minh vẫn chưa thanh toán
tiền cho doanh nghiệp, kế toán tiến hành trích lập dự phòng 30% đối với khoản nợ phải
thu từ công ty Bình Minh. Tác động của việc lập dự phòng này lên Báo cáo tình hình tài
chính và Báo cáo kết quả hoạt động thể hiện như sau:
34 Chương 2

Báo cáo tình hình tài chính Báo cáo kết quả hoạt động
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CSH LN = DOANH THU - CHI PHÍ

- 30 -30 -30 + 30

Kế toán ghi nhận bút toán lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:
Nợ TK 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp): 30.000.000
Có TK 229 (Dự phòng tổn thất tài sản): 30.000.000

2.2.5 Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính
 Trình bày thông tin trên Báo cáo tình hình tài chính
Các khoản phải thu được trình bày trên phần Tài sản, mục: “Các khoản phải thu ngắn
hạn” và “Các khoản phải thu dài hạn” của Báo cáo tình hình tài chính. Riêng trường hợp
người mua trả tiền trước (thể hiện trên số dư Có chi tiết của TK 131 - Phải thu của khách
hàng) được ghi lên phần Nguồn vốn, loại Nợ phải trả, vì bản chất đây là một khoản Nợ phải
trả.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi được xem như một khoản điều chỉnh giảm cho các khoản
phải thu. Do đó, chỉ tiêu Dự phòng phải thu khó đòi cũng được trình bày bên Tài sản nhưng
ghi bằng số âm, chi tiết mục: “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” và “Dự phòng phải
thu dài hạn khó đòi”. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 2293 - Dự
phòng phải thu khó đòi.
 Trình bày thông tin trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
Ngoài những thông tin về số dư nợ phải thu được trình bày trên Báo cáo tình hình tài
chính, thông tin bổ sung về Nợ phải thu còn được trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo
tài chính ở mục IV - Các chính sách kế toán áp dụng (Nguyên tắc kế toán nợ phải thu).
Ngoài ra, trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn trình bày chi tiết các số dư đầu kỳ,
cuối kỳ khoản phải thu của khách hàng và phải thu khác trong mục VI - Thông tin bổ sung
cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính.
Thông tin về Nợ phải thu trên Báo cáo tình hình tài chính được sử dụng trong việc phân
tích để ra các quyết định kinh tế. Cụ thể, thông tin nợ phải thu dùng để tính hệ số thanh
toán hiện hành, chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng toàn bộ
tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn


Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn

Ve mat ly thuyet, neu tri so cua chì tieu nà y ≥ 1, doanh nghiep co đu kha nang thanh toan
cac khoan nơ ngá n han, tì̀nh hì̀nh tà i chình bì̀nh thường hoac kha quan. Ngươc lai, he so
thanh toan hien hà nh < 1, doanh nghiep khong bao đam đap ưng đươc cac khoan nơ ngá n
Kế toán tiền và các khoản phải thu 35

han. Tuy nhien, can lưu y rà ng cho dù he so thanh toan hien hà nh bà ng 1, neu khong thưc
sư can thiet (khong co ap lưc pha san), khong mo t doanh nghiep nà o lai ban toà n bo tà i san
ngá n han hien co đe thanh toan toà n bo nơ ngá n han vì̀ như vay, hoat đong cua doanh
nghiep se bi gian đoan, kho khan se chong kho khan. Tren thưc te, khi tri so cua chì tieu
nà y ≥ 2, doanh nghiep mơi co the bao đam kha nang thanh toan nơ ngá n han và cac chu nơ
mơi co the yen tam thu hoi đươc khoan nơ cua mì̀nh khi đao han.
Một chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nghiêm ngặt hơn là hệ số thanh
toán nhanh.

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho


Hệ số thanh toán nhanh (Rq) =
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán. Nó
phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp ra
sao? Bởi vì hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc
thanh toán. Hệ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán
nợ ngắn hạn càng nhiều.
Kỳ thu tiền bình quân hay số ngày thu tiền bình quân cũng là một chỉ tiêu được sử dụng
phổ biến trong phân tích. Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu hồi các khoản nợ
phải thu bình quân. Kỳ thu tiền càng ngắn, khả năng doanh nghiệp có thể sử dụng tiền càng
nhanh, ngược lại kỳ thu tiền càng dài thì lượng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh càng ít. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Doanh thu
Số vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân

Các khoản phải thu bình quân


Kỳ thu tiền trung bình =
Doanh thu bình quân ngày
Các khoản phải thu bình quân x 360 ngày
Hoặc =
Doanh thu

Khi các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều.
Vì vậy các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu và
chỉ tiêu kỳ thu tiền ra đời với mục đích mang lại thông tin về khả năng thu hồi vốn trong
thanh toán.

TÓM TẮT
Chương này trình bày khái niệm, cách thức phân loại tiền, khoản tương đương tiền và các
khoản phải thu cũng như các thủ tục kiểm soát nội bộ, cách thức tổ chức kế toán đối với tiền
và các khoản phải thu. Bên cạnh đó, nội dung chương này còn giới thiệu cách thức trình bày
36 Chương 2

thông tin về tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu trên báo cáo tài chính,
đồng thời gợi ý một số cách thức sử dụng thông tin về tiền, khoản phải thu trong phân tích
để ra quyết định kinh tế.

KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ


Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai.
Tiền: Là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ, bao gồm tiền tại
quỹ, tiền đang chuyển, các khoản tiền gửi không kỳ hạn và không bị giới hạn trong dùng
trong thanh toán.
Khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng
chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong việc
chuyển đổi thành tiền.
Phải thu khách hàng: là khoản nợ phải thu do bán chịu hàng hóa dịch vụ, đây là khoản phải
thu có tính chất thương mại phát sinh chủ yếu trong quá trình hoạt động tại các doanh
nghiệp.
Phải thu khác: là các khoản phải thu không mang tính chất thương mại như các khoản phải
thu về bồi thường vật chất, các khoản cho mượn có tính chất tạm thời ...

BÀI TẬP
BT 2.1
Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. (Đơn vị tính: Đồng)
Số dư đầu tháng 6/201X:
TK 111: 300.000.000
TK 112: 2.000.000.000
Trong tháng có tình hình như sau:
1. Thu tiền mặt khách hàng thanh toán cho lô hàng đã mua từ tháng trước, số tiền
18.000.000.
2. Đem tiền mặt gởi (không kỳ hạn) vào ngân hàng 50.000.000.
3. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hoá đem bán 1.000.000.
4. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000.
5. Chuyển khoản trả tiền vay ngắn hạn 100.000.000
6. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh
toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 420.000 trả bằng tiền
Kế toán tiền và các khoản phải thu 37

mặt, trong đó thuế GTGT 20.000.


7. Chi tiền mặt trả tiền nước sử dụng trong tháng ở bộ phận văn phòng công ty
360.000.
8. Nhận giấy báo Có khoản lãi tiền gửi không kỳ hạn ở Ngân hàng 16.000.000.
9. Chi TGNH để trả lãi vay ngân hàng tháng này 13.000.000.
10. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 125.000.000, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân
viên 85.000.000.
Yêu cầu: Định khoản, trình bày thông tin về khoản mục Tiền trên Báo cáo tình hình
tài chính) ngày 30/06/201X (cột Số cuối quý).
BT 2.2
Phân tích tác động của các nghiệp vụ sau lên các yếu tố của báo cáo tài chính. (giả sử bỏ
qua tác động của các loại thuế). Đơn vị tính: triệu đồng.
1. Mua hàng hóa nhập kho, trả bằng tiền gửi ngân hàng 50. Chi phí vận chuyển phải trả 2.
2. Chi tiền mặt 12 trả tiền điện dùng cho văn phòng quản lý công ty tháng này.
3. Khách hàng chuyển khoản 55 trả nợ cho doanh nghiệp.
4. Chuyển khoản trả nợ nhà cung cấp 200.
5. Chi tiền mặt cho nhân viên đi nghỉ mát 150 do quỹ phúc lợi đài thọ.
6. Mua xe tải để chở hàng đi bán giá 120, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
7. Chuyển khoản trả lương tháng trước cho người lao động 82.
8. Mua nguyên liệu nhập kho chưa trả tiền, giá mua 110.
9. Chi tiền mặt 25 trả hoa hồng bán hàng tháng này cho đại lý.
10. Vay ngắn hạn ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, số tiền 90.
BT 2.3
Tổng số nợ phải thu cuối năm của Công ty Kito là 650 triệu đồng, trong đó có 5% nợ quá
hạn trong vòng 1 năm, và 15% nợ quá hạn hơn 1 năm, số còn lại là nợ trong hạn. Theo
kinh nghiệm của công ty, đối với các khoản nợ quá hạn trong vòng 1 năm, khả năng thu hồi
được là 70%, các khoản nợ trên 1 năm chỉ có 50% khả năng thu hồi, riêng các khoản nợ
trong hạn thì tỉ lệ thu hồi là 98%.
Yêu cầu:
1. Tính số dự phòng mới, ghi bút toán dự phòng cần phải lập thêm vào cuối năm, biết tài
khoản dự phòng 2293 có số dư trước khi lập dự phòng là 10 triệu đồng.
2. Trình bày thông tin về khoản phải thu (bao gồm cả dự phòng) trên Báo cáo tính hình tài
chính.
38 Chương 2

BT 2.4
Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, đơn vị tính: triệu đồng.
Trong tháng có tình hình như sau:
Số dư đầu tháng 12:
TK 131 (dư Nợ): 45 (Chi tiết: phải thu ngắn hạn Khách hàng H: 100, phải thu ngắn hạn
khách hàng K: 80, nhận ứng trước ngắn hạn của khách hàng M: 135)
Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Bán hàng cho khách hàng N chưa thu tiền, giá bán chưa thuế 60, thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ tính 10%.
2. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, nội dung: khách hàng N trả nợ (ở nghiệp vụ 1).
3. Kiểm kê hàng hoá tại kho phát hiện thiếu 1 số hàng trị giá 2 chưa rõ nguyên nhân.
4. Xử lý số hàng thiếu như sau: Bắt thủ kho phải bồi thường 1/2, số còn lại tính vào giá
vốn hàng bán.
5. Nhận tiền mặt do thủ kho bồi thường 1.
6. Chuyển khoản ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp 20.
7. Phải thu khoản tiền bồi thường do bên bán vi phạm hợp đồng (không giao hàng) 4.
8. Thu tiền mặt 4 về khoản tiền bồi thường vi phạm hợp đồng (ở nghiệp vụ 7).
9. Nhận tiền khách hàng N ứng trước 15 bằng tiền mặt (sẽ giao hàng trong tháng sau).
10. Cuối tháng có tình hình sau:
a- Đòi được khoản nợ khó đòi đã xoá sổ từ năm ngoái 10 bằng tiền mặt, chi phí đi đòi
nợ 0,2 trả bằng tiền tạm ứng.
b- Cuối năm căn cứ vào nguyên tắc lập dự phòng, doanh nghiệp xác định mức lập dự
phòng nợ phải thu khó đòi ngắn hạn kỳ này 20, giả sử số dư đầu kỳ TK 2293 ngắn
hạn lần lượt là: trường hợp 1: 0, trường hợp 2: 5, trường hợp 3: 30
Yêu cầu: Định khoản, trình bày chỉ tiêu Phải thu khách hàng và Dự phòng nợ phải thu
khó đòi trên Báo cáo tình hình tài chính ngày 31/12/201X.
BT 2.5
Trong tháng 12 năm 201X, Công ty Hải Đăng có một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
khoản phải thu khách hàng như sau: (đơn vị tính: triệu đồng)
Số dư đầu tháng 12: - TK 131 (dư Có): 30
Chi tiết: Phải thu ngắn hạn Khách hàng A: 180; Phải thu ngắn hạn Khách hàng B: 40; Nhận
tiền ứng trước ngắn hạn của Khách hàng C: 250.
Kế toán tiền và các khoản phải thu 39

- TK 2293 : 20 (chi tiết dự phòng lập cho khoản phải thu từ khách hàng A)
Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12:
1. Bán chịu cho công ty D, thời hạn 10 tháng, giá bán 100.
2. Khách hàng A bị phá sản, chỉ thanh toán được 100 bằng chuyển khoản, số còn lại công
ty xử lý xoá sổ.
3. Cuối năm căn cứ vào nguyên tắc lập dự phòng, công ty tính mức dự phòng nợ phải thu
khó đòi phải lập cuối kỳ này là 25. Kế toán so sánh số liệu và ghi bút toán thích hợp.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ trên.
2. Trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính ngày 31/12/201X thông tin sau:
Tài sản Số cuối năm
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
- Phải thu ngắn hạn của khách hàng
- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

3. Bút toán ở nghiệp vụ 3 ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động như thế nào?
BT 2.6
Nêu ảnh hưởng của sai sót trong việc hạch toán các nghiệp vụ sau đến các yếu tố (tài sản,
nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí) của báo cáo tài chính: Báo cáo tình hình tài
chính , Báo cáo kết quả hoạt động. (giả sử bỏ qua tác động của các loại thuế).
Gợi ý: bỏ qua phần hạch toán đúng, chỉ nêu ảnh hưởng của phần sai sót.
1. Chi tiền mặt 5 triệu đồng mua công cụ đưa vào sử dụng ngay trong kỳ tại cửa hàng, kế
toán ghi nhận tăng giá trị công cụ và giảm tiền mặt 5 triệu đồng.
2. Chi phí vận chuyển vật liệu mua về kho 2 triệu đồng, kế toán đưa chi phí này vào
khoản mục chi phí bán hàng.
3. Kế toán quên ghi nhận nghiệp vụ chi tiền mặt đặt cọc tiền thuê văn phòng: 20 triệu
đồng.
4. Chuyển khoản ứng trước 100 triệu đồng cho người bán, kế toán ghi Nợ 141/Có 112
5. Chuyển khoản 75 triệu đồng mua máy photocopy dùng tại phòng hành chính (ước tính
sử dụng 2 năm), kế toán ghi tăng chi phí quản lý và giảm tiền 75 triệu đồng.
40 Chương 2

TÌNH HUỐNG
TH 2.1: Cuối ngày, sau khi đối chiếu số liệu ghi trên sổ của nhân viên kế toán tiền và số liệu
trên sổ quỹ của thủ quỹ phát hiện có chênh lệch (sổ kế toán 10 triệu đồng, trong khi sổ quỹ
ghi 7 triệu đồng), hãy thảo luận các trường hợp sau và ghi bút toán phù hợp (nếu có):
- Trường hợp 1: Điều chỉnh số liệu trên sổ của kế toán và thủ quỹ sao cho khớp với số
liệu của nhau.
- Trường hợp 2: Kiểm kê lại số tiền thực tồn ở quỹ, nếu vẫn chênh lệch thì điều chỉnh số
liệu trên sổ của kế toán cho khớp với số liệu trên sổ quỹ của thủ quỹ, số chênh lệch chờ
xử lý sau.
- Trường hợp 3: Kiểm kê lại số tiền thực tồn ở quỹ, nếu vẫn chênh lệch thì điều chỉnh số
liệu trên sổ quỹ cho khớp với số liệu trên sổ kế toán, số chênh lệch chờ xử lý.
TH 2.2: Một doanh nghiệp khi bán hàng cho khách dù thu tiền ngay hay cho khách hàng trả
chậm đều phản ánh khoản tiền phải thu của khách hàng vào TK 131. Ý kiến của 3 sinh viên
(SV) như sau:
- SV 1: Ghi như vậy là sai chế độ kế toán, vì nếu bán hàng thu tiền ngay thì không hạch
toán vào TK 131, chỉ khi nào bán trả chậm mới phản ánh vào tài khoản này.
- SV 2 : Phải phản ánh vào TK 131 trong tất cả các trường hợp bán hàng thu tiền ngay
hay cho trả chậm, vì có như vậy doanh nghiệp mới theo dõi được toàn bộ giá trị hàng hóa
hay dịch vụ mà khách hàng đã mua của doanh nghiệp để thực hiện được chính sách chiết
khấu thương mại cho từng khách hàng.
- SV 3: Ghi như thế nào cũng được vì cuối cùng kết quả của cả hai trường hợp là như
nhau.
Hãy thảo luận các trường hợp trên.
o

You might also like